bayesian

Nói một cách “tâm linh” thì không nên đặt tên con tàu, Bayesian, kiểu xác suất như thế! Nói một cách khoa học hơn thì những nguyên nhân dẫn đến thảm họa đều… hợp lý, tàu chìm trong chưa đến một phút! Bayesian dùng drop – keel, lúc vòi rồng xảy ra, keel đang ở mức 4m, không ở mức tối đa hơn 7m. Tỷ lệ chiều cao cột buồm/chiều dài tàu là 1.3, một tỷ lệ tuy cao, nhưng chưa đến mức quá đáng! Những ngư dân kinh nghiệm VN đều biết rằng trong tình huống gặp vòi rồng, chỉ có cách cắt dây neo và chạy (nhiều khi không đủ thời gian để nhổ neo đàng hoàng), đâm đầu/đuôi vào gió và giữ hướng sao cho sóng, gió không đánh ngang hông thuyền. Một con tàu 45m bên cạnh, tên Sir Robert Baden Powell (bên phải trong hình) sống sót vì thuyền trưởng làm đúng như thế, nổ máy tàu để ổn định hướng! Và quan trọng nữa là khi đã lật, thiết kế con tàu thế nào mà nước tràn vào đầy trong chưa đến một phút!?

Những chiếc “siêu du thuyền” thế này đôi khi rất nguy hiểm, vì chỉ có 1, 2 chiếc được đóng (do cái giá quá chát của nó), nên nếu thiết kế có vấn đề gì thì người ta không bao giờ biết được! Với những hạng du thuyền bình dân hơn, có số lượng đóng đến hàng ngàn chiếc, đã gặp phải hàng trăm tai nạn, và thời gian sử dụng đã lên đến hàng chục năm, nên có vấn đề gì thì người ta biết và sửa chữa ngay, quan trọng là thuyền trưởng phải hiểu con tàu của mình rõ! Trong thế giới thuyền bè (thực ra là trong toàn bộ thế giới vật lý), có một cái tạm gọi là “the physic of scales”, mỗi vật thế kích thước khác nhau sẽ có cách vận động khác nhau, và chịu ảnh hưởng từ môi trường ngoài cũng khác nhau! Ví dụ như trong một cơn bão, thì an toàn nhất chính là cái chai, không cách nào bão có thể làm cái chai chìm được! Mà để hiểu những điều này thì cần phải vận động thực tế, chứ trên bàn giấy không thể nào hiểu được!

quốc khánh

Hình ảnh mới lạ lễ Quốc Khánh, 2 quả khí cầu kéo lá cờ 1800m2 bay lên trời, cái này ngó vậy chứ rất nguy hiểm, gió to là có thể lôi 2 quả bóng đi luôn! Dưới sông còn có một số hoạt động thể thao dưới nước.

Thấy cả một chiếc xuồng căng buồm càng cua, không biết có sail thật được không, cánh buồm phẳng lỳ, chẳng có chút camber – độ cong nào. Hy vọng là làm thật, rồi cho chơi thật, chứ đừng chỉ có lễ lạt đem ra làm kiểu…

scarlet sails

Sa hoàng từ phía chiếc tàu bước nhanh tới; nhà vua mặc quần chẽn bằng nhung kiểu Hà Lan ngắn tới đầu gối, áo sơ-mi vải thô, ống tay xắn lên, đội mũ tròn bằng vải sơn, hất ra đằng sau. Sa hoàng dừng lại trước bục, kính cẩn bỏ mũ ra trước viên đô đốc Golovin to béo, đầu đội một bộ tóc giả to sù, tay cầm một cốc rượu nho Hungary: – Thưa ngài đô đốc, tôi hân hạnh được chào ngài! – Chào thợ cả Piotr Alekseevich, – Golovin nghiêm trang trả lời. – Thưa ngài đô đốc, tàu đã sẵn sàng hạ thuỷ. Ngài cho phép rút đòn kê. – Cầu Chúa phù hộ, làm đi! Ông quận công, ngừng xoắn bộ ria mép, kinh ngạc nhìn Sa hoàng: không khác gì một người thợ mộc bình thường, một người dòng dõi thấp kém! Nhà vua cúi chào viên đô đốc, đội mũ vào rồi hấp tấp bỏ đi, chân dẫm lên đống vỏ bào.

Rất nhiều tài liệu, thư từ, giấy tờ lịch sử còn lưu lại chứng thực điều này: Peter đóng rất nhiều vai trong cuộc đời mình, và diễn như thật! Với các tướng lĩnh, đô đốc, Peter vừa là Sa-hoàng, vừa là anh binh bét! Khi còn là một đứa trẻ chơi trận giả, Peter đã như thế, nhưng khi đã trưởng thành cũng vẫn như thế, xem cuộc sống như là sự tiếp diễn của những trò chơi lúc nhỏ! Người chỉ đọc thoáng qua thì sẽ nghĩ rằng Sa-hoàng là một kiểu… “đa nhân cách”, luân phiên diễn những vai rất khác nhau: có nhưng vai ngang bằng với lính tráng, uống rượu, cãi cọ, ẩu đả, nhưng cũng có những vai học thức, trầm ngâm trước các bản thiết kế, lại có những vai thực sự là Sa-hoàng tàn bạo, tự tay cầm rìu chặt đầu những kẻ nổi loạn… Ảnh: con tàu Rossiya (brig) tại lễ hội Cánh buồm đỏ thắm!

poltava, 1712

Poltava, 1712, được đặt tên theo trận đại thắng tại Poltava, Ukraine chỉ mới 3 năm trước đó! Con tàu 1200 tấn, 54 súng này cũng do Peter trực tiếp giám sát thi công và trong một vài dịp, làm thuyền trưởng. Những chiến hạm của nước Nga đương thời thường chỉ 50 ~ 60 súng, mãi hơn 50 năm sau mới bắt đầu đóng những chiến hạm hạng nhất 100 ~ 120 súng! Không phải vì họ không đóng được tàu lớn hơn mà đơn giản vì những vùng như biển Đen, biển Baltic thường cạn, địa hình đáy biển phức tạp, thời tiết thất thường, những chiến hạm quá lớn không hoạt động hiệu quả, và trong tác chiến, điển hình như trận Hải chiến Gangut, rất dễ bị các tàu galley chèo tay, nhỏ, yếu nhưng đông hơn và linh hoạt hơn đánh bại!

Cần phải nói về các “vai diễn” khác nhau mà Peter đã đóng, đôi khi ông ấy đóng vai thuỷ thủ, đôi khi pháo thủ, đôi khi là thuyền trưởng! Điều này được những người thân cận với Peter như đô đốc Fyodor Apraksin tận dụng triệt để! Nếu thảo luận với thuỷ-thủ-Peter về thiết kế tàu, về chiến thuật trên biển thì Apraksin sẽ bảo vệ quan điểm của mình, cãi nhau đỏ mặt tía tai! Nhưng nếu bàn bạc với Sa-hoàng-Peter thì Apraksin sẽ ngoan ngoãn chấp hành! Cũng phải nói thêm rằng, Peter luân chuyển giữa những “vai” khác nhau, và “diễn” như thật: từ y phục, cách xưng hô cho đến ngôn từ trên giấy tờ, tất cả đều theo đúng “chức vụ & cấp bậc”! Điều này thường chỉ thấy ở “thiên tài” hoặc “điên loạn”! 😅

goto predestinatsia

Sau khi ở Hà Lan học nghề mộc được vài tháng, Peter – 1 vượt biển sang Anh quốc, và được vua nước Anh, William – 3 đón tiếp nồng hậu nhưng không nghi lễ, vì Peter du hành ẩn danh – incognito! Động cơ lớn nhất của Peter khi sang Anh là… các bản thiết kế thuyền! Mặc dù ông rất hâm mộ tay nghề đóng thuyền của các nghệ nhân Hà Lan, Peter nhận thấy rằng nó vẫn thiếu tính hệ thống, chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm, thiếu bản vẽ chính xác và tài liệu kỹ thuật chuẩn hoá! Nhà vua Anh tặng Peter – 1 chiếc du thuyền nhỏ làm quà, và chính chiếc thuyền này đã chở về Nga cả trăm chuyên gia, kỹ sư mà Sa – hoàng thuê được, đương nhiên phải trả một mức lương hậu hĩnh thì người ta mới chịu sang Nga làm việc! Chỉ hai năm sau thì Peter hoàn thành con tàu 58 súng Goto Predestinatsia, được xem là ship – of – the – line đầu tiên của nước Nga, được đóng hoàn toàn bằng “công nghệ” nội địa, bây giờ là con tàu bảo tàng ở Voronezh!

Nhân tiện nói về thuật ngữ ship – of – the – line, line ở đây là line – of – battle, đội hình hải chiến phổ biến nhất là một hàng dọc, hai bên tiếp cận nhau bằng hai hàng song song và đấu súng! Chiến thuật một hàng dọc là phổ biến nhất trong hải quân, thậm chí đến cả thời hiện đại, Hải chiến Hoàng Sa, 1974 cũng bày đội hình một hàng dọc! Không có định nghĩa rõ ràng một con tàu như thế nào là được xem là ship – of – the – line, nhưng thường là phải trên 50 súng! Đội hình hàng dọc bảo đảm một điều là nếu tàu nào không chịu nổi hoả lực của đối phương thì có thể… bỏ hàng và… chạy! Nhưng cũng vì vậy mà các trận đấu theo chiến thuật này thường có kết quả không rõ ràng vì các tàu có xu hướng bỏ, dạt hàng! Để khắc phục điều này, ở trận Trafalgar, đô đốc Nelson đã sử dụng đội hình hai hàng dọc, để khoá các tàu của đối phương và của chính bản thân mình vào thế trận đan xen, bắt buộc phải đấu tới bitter – end, thắng bại rõ ràng mới thôi!

shtandart

Đoàn xe đến Koenigsberg vào buổi chiều tà, bánh xe lăn ầm ầm trên mặt đường lát đá sạch bong. Không có rào giậu gì cả, thật là kỳ lạ! Nhà cửa trông thẳng ra phố; từ đường, có thể với tay tới những khung cửa sổ dài, có ô kính nhỏ. Khắp nơi sáng ngời một thứ ánh sáng niềm nở. Cửa ngõ đều bỏ ngỏ. Người đi lại không chút sợ hãi. Người ta những muốn hỏi họ: làm sao mà các ngươi lại không sợ mất trộm nhỉ? Có thể nào ở thành phố các ngươi lại không có trộm cướp ư? Trong ngôi nhà thương nhân họ đến ở, cả ở đấy nữa người ta cũng không cất giấu thứ gì, đồ vật quý giá để ngay trước mặt. Phải là một thằng ngốc mới không lấy gì. Vua Piotr ngắm nhìn những bức tranh, bát đĩa và sừng bò rừng, nói thầm với Alexaska:

Hãy cảnh cáo tất cả mọi người thật nghiêm khắc rằng hễ đứa nào táy máy dù chỉ là một trang sức nhỏ ta sẽ sai treo cổ nó ngay ở cổng.Bệ hạ nói đúng. Myn Herz, chính thần cũng lo. Trong khi chờ cho họ quen dần, thần sẽ cho khâu kín tất cả các túi áo quần của họ lại! Vì, cầu Chúa che chở, khi họ mà đã rượu vào thì biết thế nào được… 😅 Trích đoạn tiểu thuyết Pie đại đế – tác giả Aleksey Tolstoy! Ảnh bên dưới: Shtandart, con tàu đầu tiên của hạm đội Baltic, do Sa-hoàng Peter trực tiếp giám sát thi công và đồng thời cũng là thuyền trưởng đầu tiên (ảnh thực ra là con tàu replica, 1999, đóng mới theo mẫu cũ). Con tàu chọn trang phục màu đỏ để tới dự dạ hội “Scarlet sail” trên sông Neva, St. Petersburg.

tally ho

Khuyến cáo, phim dài nhiều tập, đến giờ đã trên 100 tập nhưng còn lâu mới kết thúc! Cuối tuần rảnh, em luyện gần hết bộ phim này, quá trình đóng lại (gần như là đóng mới) chiếc thuyền 111 tuổi Tally Ho! Đóng theo hình thức crowd-source, giãn cách xã hội mà, bên đó cũng rảnh không làm gì, nên nhiều người lần lượt tới góp công đóng chiếc thuyền này! Xem để hiểu kiến thức và kỹ năng cần có trong quá trình đóng thuyền, mênh mông như biển cả!

falmouth

Falmouth, một ngày nào đó sẽ đến tận nơi, sờ tận vật xem thử! Mũi đất cực Tây Nam Anh quốc, vùng biển có chế độ thuỷ triều, dòng chảy siêu phức tạp, thời tiết nhiều biến động thất thường, cũng chính là nơi sinh ra những mẫu thuyền cỡ nhỏ tốt nhất thế giới! Rất nhiều những thiết kế thuyền danh tiếng, nếu truy “cây phả hệ”, cuối cùng cũng sẽ về đến Falmouth, Plymouth!

Những thiết kế full-keel, đáy thật sâu, phần nổi trên mặt nước chỉ chừng 1/3, bên dưới là “cục chì” nặng đến 1/2 trọng tải! Displacement trung bình, không nặng, không nhẹ, tỷ lệ dài / rộng khoảng gần bằng 3 hay lớn hơn, không mập như các thuyền hiện đại! Google để biết thêm về chiếc “Curlew”, từ Bắc cực cho đến Nam cực, chưa có nơi nào mà chiếc thuyền chỉ dài 8.6m này chưa tới! 😀

38 feet

Cặp đôi người Nga, tự xây nhà, tự đóng thuyền, đều là những cấu trúc to lớn, thoáng đạt, haiza những dân tộc mơ mộng rộng lớn… Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp, Giấc mơ con đè nát cuộc đời con… 😢😢

day shapes

Đọc 1 số văn bản luật hàng hải VN thấy giọng văn ngọng líu ngọng lo, hành văn còn không ra được 1 loại tiếng Việt suôn sẻ, rõ ràng là được dịch thô từ một nguồn văn bản tiếng Anh nào đó, có thể là luật hàng hải quốc tế! Dám cá là người ra văn bản còn không hiểu thực sự là nói về cái gì, cứ thế mà dịch thôi, không suy nghĩ!

Nhiều bà con chơi thuyền các nước (chả riêng gì VN) mà biết về các dấu hiệu nhận biết ban ngày này thì chết liền! Đây là 1 bảng chữ cái gồm 4 “ký tự”: hình tròn, hình nón, hình kim cương và hình trụ, ghép lại thành một thông điệp trạng thái, ví dụ như 1 hình tròn có nghĩa là tàu đang thả neo, 3 hình tròn nghĩa là tàu đang mắc cạn…

Hình nón ngược có nghĩa là tàu buồm nhưng đang chạy máy, 2 hình nón nghĩa là đang thả lưới, 1 hình kim cương nghĩa là tàu đang kéo hoặc được kéo, etc… Tàu dưới 7m không cần treo các ký hiệu nhận biết này, tàu dưới 12m phải treo 1 số, đa số chỉ áp dụng cho các tàu trên 12m, nhưng anh em chơi thuyền vẫn phải biết 1 số, phòng khi bị “chúng nó vịn” !!