all music

hiều năm trước, đã nghĩ về những chuyện này, nhưng bẵng qua 1 thời gian rồi quên mất, hôm nay note lại ở đây! Chuyện “đạo nhạc”, vô tình hay cố ý, không phải chỉ “nóng” những năm gần đây, mà đã có từ xa xưa, những cuộc chiến pháp lý đã bắt đầu từ trước cả thời của Rolling Stones và Led Zeppelin! Trong số đó, nhiều vụ đã được khẳng định rõ là “đạo nhạc”, nhưng khá nhiều vụ không thể có kết luận rõ ràng được, tại sao như vậy!?

Trong link dưới đây, tác giả dùng máy tính để phát sinh tất cả những giai điệu 12-notes, có khoảng 68 tỷ giai điệu như vậy (nhạc Việt ngắn hơn rất nhiều, thường chỉ 5, 6 notes). Nhưng đó thuần tuý là con số toán học, số những giai điệu nghe “thuận tai” ít hơn con số 68 tỷ đó nhiều lần! Thực tế là hàng ngàn năm phát triển của con người, của âm nhạc đã bắt đầu… xài hết “kho giai điệu” đó, nên trùng lặp sẽ là chuyện ngày càng nhiều!

Tác giả đặt ra rất nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến bản quyền âm nhạc, nhiều cơ sở luật pháp hiện tại không được hợp lý cho lắm, sớm muộn gì cũng sẽ bị thay đổi, bãi bỏ! Ở đây không nói quá sâu về khía cạnh pháp lý, chỉ đặt ra câu hỏi là: nếu “kho giai điệu” cạn kiệt thì các nhạc sĩ sẽ phải làm sao!? Đương nhiên có nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau, nhưng con đường rộng nhất, nhiều đất sáng tạo nhất… là đi vào microtone!

Phải bỏ qua các hình thức quen thuộc 5, 7 hay 12 notes (pentatonic, heptatonic, chromatic…) mà dùng các đơn vị nhỏ hơn, chia một quãng thành 16, 32… quãng con. Sử dụng những đơn vị “nhỏ li ti” như vậy là siêu khó, phải có… “bản năng” về văn hoá, vốn sống, về đặc trưng thẩm mĩ vùng miền và sắc tộc, đương nhiên đó là một dạng tài năng rất lớn, mà “tài năng” thì… chúng nó, đám “nhạt sĩ” tào lao (99% chúng nó) làm éo gì có! 😃

tiếng trống paranưng

ài hơi khó, lơ lơ lửng lửng, muốn hát thành âm giai Bắc bộ cũng được, thành âm hưởng ca Huế cũng được, mà thành dân ca Champa như ý tác giả rất khó, 10 người hát chưa có được một thành công. Một tác phẩm để đời, vì lâu lắm rồi, mấy chục năm mới có một sáng tác đi gần dân ca đến vậy, dù theo tôi là vẫn chưa được “gần” lắm!

Tiếng trống Paranưng - Đức Thuyết 

… Như nắng buông trên dòng Tiền giang, Như gió reo trên dòng Hậu giang, Như lời thương nhớ ai, mà giọng hát xa vời. Para para nưng, ôi tiếng trống ru lòng tôi, Ru êm ru êm con thuyền, mênh mông bờ sông vắng…

liên tài

ột trong những trình bày tôi yêu thích nhất; dù tôi biết rõ một điều là Nguyễn Đình Nghĩa, ông ấy giúp Thanh Hải vô thượng sư truyền bá tôn giáo bằng kỹ năng âm nhạc của mình, mà Thanh Hải là thứ tào lao như thế nào thì ai cũng rõ. Nhưng cũng như với Phạm Duy vậy…

Thái độ của tôi trước sau vẫn là… “liên tài” – 憐才, yêu mến tài năng mà thôi, XH Việt vô cùng phức tạp, đó lại là một chuyện khác! XH cần những tấm gương cho người khác soi vào, nhưng gương thì chỉ có một mặt, còn tài năng, đó là những viên kim cương có muôn ngàn mặt phản chiếu lấp lánh!

George Ivanovich Gurdjieff

urdjieff không phải là nhạc sĩ, ông chỉ tìm cách miêu tả lại những gì đã nghe được tại Caucasian, ở quê hương ông, Armenia, lúc đó là một phần của đế chế Nga, với sự giúp đỡ của một học trò là nhạc sĩ, Thomas De Hartmann. Mấy chục tác phẩm nhỏ, dưới dạng những “chants” – tụng ca, những đoạn ca nhỏ mang tính chất cầu nguyện, ca vũ tôn giáo, những tiểu khúc cho piano rất kỳ lạ, huyền bí và đầy cảm hứng!

hòn vọng phu 1 – trần văn trạch

ưới một góc độ nào đó, ông Trạch tài năng hơn anh của mình là ông Trần Văn Khê nhiều 🙂 (mấy anh em nhà này toàn đặt tên theo bộ “thuỷ”). Và tôi rất thích cách hoạt kê, tài tử của ổng… Xang xang xang xê hò xự xang, xê líu, xề xang líu líu hò hò hò…

trương chi

hi thoảng lại thích nghe đủ các loại mùi ngũ cung – pentatonic hoà lẫn vào nhau trong những tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao, thích nhất là những đoạn chuyển bất chợt qua ngũ cung Trung Hoa rồi về lại ngũ cung Việt Nam… Nhạc Văn Cao (giai đoạn đầu) phức tạp theo một cách mà không ai khác làm được, cái phức tạp thoáng thoáng mơ hồ của một distinctive genius.

Trương Chi – Thái Thanh 
Khối tình Trương Chi – Thái Thanh 

Các nghệ sĩ lớn gặp nhau ở những… chủ đề lớn: Trường ca sông Lô của Văn Cao đứng vào hàng tuyệt tác, nhạc sĩ Phạm Duy cũng có bài Tiếng hát sông Lô cũng hay nhưng không bằng. Văn Cao có bài Thiên Thai, Phạm Duy cũng có Tiếng sáo Thiên Thai chưa sánh ngang được. Văn Cao có Trương Chi thì Khối tình Trương Chi của Phạm Duy vẫn còn kém thua.

Tuy vậy cá nhân tôi lại thường thích nghe Khối tình Trương Chi hơn là Trương Chi của Văn Cao, nhạc Phạm Duy có một cái mùi ngũ cung Việt Nam thuần khiết, nguyên bản không pha, không lẫn đâu được. Nhiều người đã ước giá như Văn Cao được sống trong một không gian khác…

Ví von một cách tương đối, nếu xem Phạm Duy như Lý Bạch của Tân nhạc, thì Văn Cao chính là Đỗ Phủ vậy, còn từ quan điểm âm nhạc đại chúng thì Bạch Cư Dị, ta cũng biết là ai đó rồi! Có người đùa bảo giờ ai mà đi thích nhạc ngũ cung thì tức là… cũng ngu 😀. Ai khôn thì mặc, tôi cứ mãi “cũng ngu” như thế!

trường ca hòn vọng phu – 2



Tôi muốn được nghe một loại nhạc Việt như thế này!!!

ản nhạc thuộc top những bài thường nghe trên iPod của tôi thời gian gần đây, là một bài rất cũ nhưng mang một trình bày rất mới, một bài mang âm điệu dân ca “bình dị, thân thuộc” nhưng là trường ca mang tính sử thi kỳ vĩ nhất của Tân nhạc. Cách đây đã khá nhiều năm, tôi từng mơ ước được nghe trường ca Hòn Vọng Phu trình diễn, phát triển, biến tấu… bởi một dàn nhạc lớn thật lớn, vì tầm vóc bản nhạc không phải ở mức một “khúc hát ru con” bình thường.

Nhạc trưởng Lê Văn Khoa đã soạn lại Trường ca Hòn Vọng Phu cho dàn nhạc và đồng ca dựa trên căn bản hòa âm ban đầu của tác giả Lê Thương, nhiều đoạn nghe rất thấm! Là một chiếc bình mới đẹp cho món rượu cũ, một loại rượu lâu năm, càng lúc càng hiếm và có giá. Nếu như âm nhạc đương đại có nhiều yếu tố mới, kỹ thuật hiện đại, hòa âm tốt, thu âm hoàn hảo bao nhiêu thì về tính tự tin trong sáng tác càng kém tiền nhân bấy nhiêu!

Hòn vọng phu 1: Đoàn người ra đi

Hòn vọng phu 2: Ai xuôi vạn lý

Hòn vọng phu 3: Người chinh phu về

japanese pentatonic

Mais, c’est la guerre pentatonique,
cinq notes au lieu de sept.

ùng một tác giả: Kokoro No Tomo (lời Việt: Khi cô đơn em gọi tên anh), Koibito Yo (lời Việt: Người yêu dấu ơi), Ai No Shinkinro (lời Việt: Sa mạc tình yêu), Ribaibaru (lời Việt: Trời còn mưa mãi), Nokibiri (lời Việt: Tàn tro)… Xem ra nhạc Việt mượn của cô ca sĩ Mayumi Itsuwa này nhiều thật. Nhớ khi nhỏ, khoảng cỡ lớp 7, lớp 8, chưa biết bài gốc tiếng Nhật, thích bài Ngàn năm vẫn đợi này lắm, người khác thì cứ bảo: chỉ là thứ nhạc vàng đặt lời nhảm nhỉ… Giá như người ta hiểu nhạc không phải là lời nhỉ! Nó là cái intangible formation: 1 1/2 2 1/2 2!

Dakishimete (Mayumi Itsuwa) 
Ngàn năm vẫn đợi - Ngọc Lan 

where have all the microtones gone?


ack to mother land, the genius musician Phạm Duy has published a new album named – Ngày trở về – The return day. Participated in performance are hit divas of contemporary Vietnamese music: Mỹ Linh and Thanh Lam. There’ve been other artists among the performing group (Đức Tuấn, Quang Dũng, Hồng Hạnh, Hồ Quỳnh Hương…), but I just mention some main figures here. The others are far from being called (hit) singer (if not to say that they even ruin the songs they perform). (In Vietnamese song music, there’s quite a distinction between song composer and song performer, they are rarely the same person.)

Tình ca - Thái Thanh - 1969 
Tình ca - Thái Thanh 
Tình ca - Mỹ Linh 
Tình ca - Lệ Mai 

There have been some opinions on the album. No explicit criticism from officials, and in private places, people mention about the album with some joy & eagerness. The composer himself showed some surprising and satisfied attitude toward the singers. But it should be noticed that the great Phạm Duy is always a good businessman (his market-place style makes some people not to love him sometimes). (Last 2005 end, in a ‘symbolic act’, the Sơn Ca communication company had bought the first 10 notes – and only 10 notes: tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời – of his song, Tình ca, to use in their product at a price of 100 million VND. Detail is here.)

Back to the music, Tình ca (Love song) may not be among the musician’s most glamorous songs. But from a social point of view, the song is very special in a way that it is statement for Vietnamese identité nationale (national identity). Generations of Vietnameses have grown up with its tune and verse in their soul. The song is quite simple: a pure Vietnamese pentatonic scale, balanced and firm arrangement, and little use of microtone notes, compared to many of his other songs which may get really delicate and complicated, and which require the performer not only of skillful vocal techniques but also deep understanding on Vietnamese traditional tunes.

As pointed out in my previous posts (Microtones and Eastern music part 1, part 2, part 3), the microtonal music is special in a way that it can not be scripted by conventional (Western) musical notation. The vibration, duration and movement in notes & tunes are so subtle and delicate that it would take whole life for one to live in a culture to feel and understand them. Each culture has its own microtones as its fingerprints that characterize it with others. Let “compare” some presentations of this same piece of music, first by Thái Thanh, then by a non-professional singer Lệ Mai, and this final record of Mỹ Linh.

Mỹ Linh outperforms others in term of studio techniques. With excellent harmonization done by Đức Trí, the piece sounds really impressive. While Lệ Mai sang emotionally with a single guitar accompaniment, and Thái Thanh ‘s extreme voice was recorded some 40 years ago on LP 78 vinyl disks. But for one who has enjoyed the old pieces would say: *TOO BAD* upon listening to the new one. Mỹ Linh seems to mimic, with her excellent vocal techniques, some microtonal melody sections that she does not seem to feel and understand. I myself stress heavily on the microtonal notes, which best describe the music identities. There’s some part in the song that tune comes really close to natural speech with all notes of almost the same pitch, where music comes return to resemble mother tongue in a beautiful and splendid contour. Mỹ Linh has missed all those subtleties out of her presentation.

Where have all the microtones gone?

We won’t talk about preserving traditional music here; things move and have to move. The thing is a way of perceiving and conceiving, an ear of music, when even a most recognized singer can’t feel and express, then a whole school of music has extincted and disappeared to nowadays young Vietnameses.