trường tương tư

Chàng thì tận chốn đầu sông,
Thiếp nơi cuối bãi cũng dòng sông Tương.
Nhớ nhau không gặp lòng buồn,
Uống chung cùng một cội nguồn mà xa!

ình chụp đâu đó ở Quảng Bình hay Hà Tĩnh, cũng không nhớ ra chính xác là chỗ nào… cảnh quang thật đúng là: Xanh xanh bãi mía bờ dâu, Ngô khoai biêng biếc…

xuân quỳnh

ợi đến khi Google làm cái Doodle về Xuân Quỳnh thì bà con đổ xô đi đọc, à, ta biết rồi, XQ là như thế này thế kia. Google thì… biết éo gì về VN, có chăng là vài ngôn từ bề nổi, một vài kiểu diễn đạt “rất Tây”, kiểu như “Bầu trời trong quả trứng” (hay là Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ)…

internet memes

gày càng thấy hơi là lạ khi trên MXH, giới trẻ xài meme một cách tràn lan, vô tội vạ. Nhưng suy nghĩ kỹ, thấy nó đánh vào một nhu cầu căn bản của con người. Một bức ảnh nhỏ, đi kèm dòng “caption” hay “text” ngắn thể hiện ý kiến, quan điểm, bình luận hay thái độ. Nó đánh vào “tâm thức” muốn làm “phóng viên” của những cư dân mạng, muốn được có “quan điểm, ý kiến” một cách nhanh chóng.

Chuyện ảnh và ghi chú chẳng có gì mới. Từ hơn 50 năm trước, đã có chuyện cùng một bức ảnh nhưng có 2 tựa đề khác nhau, phía Mỹ ghi: lính Mỹ bảo vệ người dân dưới làn đạn VC, phía Mặt trận giải phóng thì ghi: quân Mỹ dùng thường dân làm lá chắn đạn sống 😀 Thế rồi nó phát triển thành nhiều dạng, người ta làm ra cả “thư viện” các meme khác nhau để “người dùng” khi cần cứ lựa một cái có sẵn để mà “có ý kiến”.

Dùng mì ăn liền nhiều quá chắc chắn không có lợi cho sức khoẻ, huống hồ nhiều sự việc căn nguyên sâu xa, không phải trong một câu mà nói hết được. Xét lại mình, cũng có xài meme chứ không phải là không, nhưng xài một cách hạn chế, có chọn lọc. Meme luôn tự mình nghĩ ra, không đi copy của người khác, meme là do tự mình viết lên, chứ không xài đồ có sẵn. Đầu năm, làm một cái meme chúc mừng năm mới! 😀

王涯 – 送春词

日日人空老
年年春更歸
相歡有尊酒
不用惜花飛

chảy đi sông ơi – 1

hảy đi sông ơi, Băn khoăn làm gì? Em thì nông nổi, Anh thì mê mãi. Anh đi tìm gì? Lòng đời đen bạc, Mỹ nhân già đi. Lời ai than thở, Thoảng trong gió chiều. Anh hùng cười gượng, Nét buồn cô liêu…

ái tình

hớ cái film truyền hình TQ gì xa xưa lắm rồi, có cảnh cô nàng kề dao vào cổ hỏi chồng có yêu không, còn anh chàng thì phải chép phạt 2 chữ này đầy bảng. P/S: thời buổi công nghệ, chép phạt thật quá dể dàng. Hình này là chép trên iPad rất nhiều năm về trước… 🙂

vong quốc chi ca

亡國之歌

Đạo đức, thịnh, suy, khôn, dại, hay dở đều hiện ra nơi âm nhạc, không giấu được ai. Bởi vậy cứ lấy âm nhạc mà nghiệm được một nước ra thế nào. (Tuân Tử – Nhạc ký)

ề Bolero VN, nói chung âm nhạc là một quá trình giáo dục và cảm nhận, nó gồm nhiều năm trãi nghiệm nên thường ai nghe gì đó là việc của họ, tôi không có ý kiến. Và biết rằng nói ra sẽ mất lòng một số người… Nhưng nhận xét về Bolero Việt Nam nói chung, tôi nghĩ thứ nhạc đó xứng đáng được gọi bằng cái tên: Vong quốc chi ca亡國之歌, loại âm nhạc mất nước! Những dân tộc ưa chuộng vận động và tiến bộ phải có thể loại nhạc sáng tạo và sinh động, không phải như Bolero VN ngồi nhai đi nhai lại mãi một mớ nhảm nhí, chẳng đại diện cho ai cả, ngoài cái tâm trạng xấu xí của họ. Chính xác theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, Bolero VN là loại vong quốc chi ca, một loại âm nhạc mất nước! Vì quyết không sai, đây chính là âm nhạc của một quốc gia đã mất, và mất vì cứ mãi lải nhải từ năm này sang tháng khác một thứ nhạc kém đến như thế! Kém không phải vì loại nhạc đó sầu não uỷ mị, mà vì nó không có sự sáng tạo, cứ sử dụng mãi những giai điệu na ná từa tựa nhau, nghe 100 bài như 1, đến tác giả còn lười biếng, không chịu tìm tòi cái mới, làm theo kiểu mỳ ăn liền…

Nghe câu đầu là đã đoán được câu sau, làm gì có tí giá trị âm nhạc mới mẻ nào!? Và những người cứ mãi lải nhải loại nhạc ấy cũng không có hy vọng gì có thể mở mang đầu óc mà tiếp thu cái mới! Như Tuân Tử có nói, đến một đất nước nào, chỉ cần nghe qua âm nhạc của nước đó cũng sẽ biết ngay là “Hưng” hay là “Phế”! Rất nhiều người không phân biệt được đâu là dân ca, và đâu là Bolero. Thực ra, từ ngay chính cái tên Bolero cũng đã chẳng có nội hàm, ý nghĩa gì, và cũng như cái tên tự nó gọi đó, Bolero chẳng có dính dáng gì đến dân ca cả, mặc dù cũng đã cố gắng vay mượn, đánh tráo khái niệm, đổi trắng thay đen. Đó cũng là tiểu xảo và mục đích của cộng đồng Bolero, đánh đồng tất cả tốt xấu, hay dở, đánh lên một vũng nước đục, gạt bỏ tất cả những thành tựu khác để tự xem mình là một cái gì đó. Bolero VN thực ra chỉ là một quái thai của thời đại nó: âm nhạc thì copy dân ca một cách thô thiển, ca từ thì chả đâu vào đâu, chủ đề thì nhảm nhí… tất cả nói thẳng ra là một công cụ “phá hôi” để phục vụ cho các mục đích xã hội và chính trị, khởi đầu chẳng có gì rồi kết thúc cũng chẳng có gì!

杜牧 – 泊秦淮

煙籠寒水月籠沙
夜泊秦淮近酒家
商女不知亡國恨
隔江猶唱後庭花

ngọc nữ phong

李白 – 送楊山人歸嵩山

我有萬古宅
嵩陽玉女峰
長留一片月
挂在東溪松
爾去掇仙草
菖蒲花紫茸
歲晚或相訪
青天騎白龍

hả hiểu làm sao lâu lâu lại thích trích dẫn một vài câu của Lý Bạch, cái blog này dễ có mấy chục bài thơ của ông. Mà không phải chỉ có trên blog, đi đâu, thấy gì cũng thỉnh thoảng trích ra trong đầu vài câu của ông để bình luận… Chữ càng ngày càng xấu do lâu không tập luyện, thôi thì cứ viết xuống treo lên đây, học tập lấy cái tinh thần là được! Đường thi tuyệt đại đa số là… “vô ngã”, hầu như không bao giờ thấy xuất hiện đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất trong hành văn, chỉ ngầm hiểu người nói là “tôi” trong ngữ cảnh.

Ấy thế mà bài này mở đầu đã là: Ngã hữu vạn cổ trạch, Tung Dương Ngọc Nữ phong…, và điều này cũng không hiếm trong thơ Lý Bạch, cũng là một sự lạ đời! Thêm một vài ví dụ khác: Ngô ái Mạnh phu tử, Phong lưu thiên hạ văn, Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng, Thiên kim tán tận hoàn phục lai, Ngã ca nguyệt bồi hồi, Ngã vũ ảnh linh loạn, hay thậm chí không thể lộ liễu, rõ ràng hơn được nữa: Lý Bạch thừa chu tương dục hành, Hốt văn đàm thượng đạp ca thanh…

lés travailleurs de la mer

Nơi nghĩa trang chật hẹp, tiếng vọng âm vang,
Chẳng một nhánh liễu xanh mùa thu trút lá,
Không một khúc hát ngây thơ buồn bã,
Góc cầu xưa người hành khất thường ca.

ritten with a Pencil stylus on an iPad using our own home – brew inking technology. Excerpt from the famous novel Lés travailleurs de la mer (Toilers of the Sea), Victor Hugo, and my literal, clumsy English translation: Navigation, it is education, sea is the brave school… The voyageur Ulysse had done lots more deeds then the Achille combatant. The sea quenches man, if soldiers are made of iron, then the mariners must have been made of steel. Look at them, in the ports, those tranquil martyrs, the silent winners, man figures with a religious look in their eyes as they’ve come out of the abyss…