tháng sáu

Chào tháng 6 với khúc nhạc cổ điển Nga – Pyotr Tchaikovsky: Barcarolle – Chèo thuyền, 1 phần trong tác phẩm 4 mùa, 12 khúc nhạc ứng với 12 tháng của năm: Thuyền ai trôi xuôi dòng sông tháng Sáu nhấp nhô cánh buồm. Cánh buồm gió xuôi, mái chèo lướt vui. Một bờ sông xanh, một vùng mây trắng lững lơ cuối trời…

Bến sông nắng ngời, bóng cây bóng người, gió rung khóm lau nghe như bài hát yêu đời… Tình yêu của tôi trào dâng như nước nguồn đang cuốn về, thuyền trôi xuôi nhé… Dòng sông êm trôi thuyền ai nhẹ lướt gió căng cánh buồm, bến đang nhớ thuyền, bến đang ngóng đợi, đến đây với tôi cánh buồm đỏ thắm xa vời!

dòng sông lơ đãng

Từng ngón tay khép như nụ hoa trắng, Bỏ lại hàng cây ngơ ngác sau lưng, Và nỗi đau rơi trong lòng đêm vắng… Ở chốn nào, dòng sông đã hòa cùng đại dương. Cạn bến bờ, chiều nay thẫn thờ nhìn hoàng hôn. Rồi chúng ta sẽ đôi lần nuối tiếc, để một dòng sông lơ đãng trôi qua. Một sớm kia xuôi theo dòng anh đến, cớ sao em chẳng đứng chờ…

Dòng sông lơ đãng - Mỹ Linh 

trưa nay phố biển

Gió đưa mây trời bay, về nơi xa lắm, Sóng nhấp nhô ngoài xa, biển trưa lấp lánh, Gió không ngừng thổi, áng mây bồi hồi vẫn không ngừng trôi, Để trưa nay phố biển mình em thôi. Vẫn biết mây trời bay, là bay đi mãi,
 Vẫn biết anh chẳng như lời anh vẫn nói..

Trưa vắng - Mỹ Linh 

bắc hành – 2015, phần 12

Tôi yêu những sông trường,
Biết ái tình ở dòng sông Hương.

Tình ca - Phạm Duy - Mỹ Linh 

Chặng 12: Cam Lộ ❯ Đakrông ❯ Tà Rụt ❯ đèo Pêke ❯ A Lưới ❯ A Đớt ❯ A Roàng ❯ Prao – Đông Giang (Hiên) ❯ Thạnh Mỹ – Nam Giang (Giằng) ❯ Khâm Đức – Phước Sơn

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

Mải miết rong ruổi trên con đường cái quan xuyên Việt, thử rẽ sang đi nhánh Tây của đường Trường Sơn, từ Cam Lộ ngược lên Đăk Rông, qua Tà Rụt, vượt đèo Pêke là đã rời Quảng Trị vào Thừa Thiên – Huế. Mới độ hơn chục năm về trước, nhắc đến A Sầu, A Lưới là người ta hình dung một chốn thâm sơn cùng cốc, khỉ ho cò gáy, giờ thì đã là phố thị văn minh lắm rồi. Mà đâu có phải cách trở gì cho cam, chỉ mười mấy cây số về phía dưới kia đã là không xa kinh kỳ sáng chói.

Nếu đi trên nhánh Đông, từ đèo Pêke sẽ về cầu Tuần, Khe Tre, đèo Bê Bay, đèo Mũi Trâu, đi sát rìa tây nam khu bảo tồn thiên nhiên Bạch Mã về đến phía tây Đà Nẵng ở Tuý Loan. Nhưng nếu đi trên nhánh Tây, sẽ qua tt. A Lưới, khu bảo tồn sao la A Roàng, qua thị trấn Prao, huyện Đông Giang (trước đây gọi là huyện Hiên) đến Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang (trước đây gọi là huyện Giằng). Một đoạn đường trên 200 km không thấy tên một cái đèo nào… vì không chỗ nào là không đèo dốc cả!

Qua A Roàng, cung đường này rất đẹp. Một mảng rừng nguyên sinh lớn, đèo dốc quanh co dài dằng dặc, 2 hầm chui xuyên núi, đường bêtông chống sạt lở trên toàn tuyến, những cơn mưa rừng Trường Sơn rỉ rả nhiều giờ liền, vắng hoe không một bóng người, không một mái nhà, chỉ có vài đồn biên phòng lẻ loi. Ngoại trừ vài người dân tộc, hầu như không thấy bóng một người Việt nào, ấy thế mà thấy rất nhiều cô/chú Tây cặm cụi đạp xe đạp, hay cưỡi xe máy với một cái GoPro gắn trên mũ.

kiếp nào có yêu nhau!?

Hẳn người thôi đã quên ta? Trăng thu gãy đôi bờ, chim bay xứ xa mờ.
Gặp người chăng? Gặp người chăng? Nhắn cho ta:
Hoa xanh đã bơ vơ, đêm sâu gối ơ thờ!
Kiếp nào có yêu nhau!?

Lần nghe đầu tiên: cảm giác như bị “sốc thuốc”, ngợp vì cảm xúc truyền tải qua bài hát, và hiểu ra rằng vẫn có cách để diễn đạt những tình cảm đau khổ đến mức thiêng liêng như thế. Lần nghe thứ hai: tự mỉm cười, thì ra so với bản thân, những “tình cảm học trò” của cá nhân mình cũng không là cái đinh gì, thôi thì tự biết bằng lòng làm một kẻ thô lậu tầm thường để ngưỡng mộ những cảnh giới cao hơn của cảm xúc con người và của âm nhạc.

Kiếp nào có yêu nhau - Thái Thanh 
Kiếp nào có yêu nhau - Bích Liên 
Kiếp nào có yêu nhau - Mỹ Linh 

Lần nghe thứ ba: nhíu mày, sống mà đau khổ thế này không bằng chết, tình yêu mà vô vọng thế này, chi bằng đừng yêu là hơn, tắt nhạc, không muốn nghe nữa… Rồi lần nghe thứ n, n + 1… Những bạn trẻ nếu có nghe nhạc cũ, nên nghe bài này qua giọng ca Mỹ Linh trước, dù sao thì chất giọng Mỹ Linh cũng mang tính contemporain, dễ thấm hơn. Còn mình lại thích nghe Thái Thanh và Bích Liên hơn, vì chưng mình không còn trẻ nữa chăng!? 😢

tình ca, 2

…Tiếng nước tôi,
bốn ngàn năm ròng rã buồn vui,
khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi!

Lâu lâu nghe lại những bản nhạc kinh điển một chút. Cách đây vài năm trên Wikipedia tiếng Việt còn tranh cãi Tình ca nào phải của NS Phạm Duy, mà là của NS Hoàng Việt 😬. Nếu Tình ca Hoàng Việt là một tình khúc “đỏ” rất hay thì Tình ca Phạm Duy, ở một mức độ phổ quát hơn, là bản tuyên ngôn tuyệt vời nhất cho cái gọi là bản sắc Việt! Trình bày của Thái Thanh dưới đây có tempo khá chậm, những ai muốn một thể hiện hiện đại hơn có thể nghe Mỹ Linh bên đây.

Tình ca - Thái Thanh - 1969 
Tình ca - Thái Thanh 
Tình ca - Mỹ Linh 
Tình ca - Nguyễn Đình Nghĩa 

Hàng chục năm trở về trước, khi tôi giới thiệu bài này với bạn bè mình, họ đã không hiểu được phần nhạc và cả phần lời của bài này, nhìn nó với con mắt lạ lẫm, nghi hoặc. 😢 Sau khi nhạc sĩ Phạm Duy trở về nước, sau khi nhiều đài, báo đã cho âm nhạc Phạm Duy một sự “bảo đảm” nhất định, thì họ có vẻ “hiểu” bài này hơn. Nên dĩ nhiên đến tận bây giờ tôi vẫn không cho là như thế!! 😢

Tình ca – Phạm Duy

Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời, à à ơi, tiếng ru muôn đời. Tiếng nước tôi, bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi. Tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi, thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi. Tôi yêu tiếng ngang trời, những câu hò giận hờn không nguôi. Nhớ nhung hoài mảnh tình xa xôi, vững tin vào mộng đẹp ngày mai.

Một yêu câu hát truyện Kiều lẳng lơ, như tiếng sáo diều (diều) làng ta. Và yêu cô gái bên nhà miệng xinh, ăn nói mặn mà (mà) có duyên.

Tôi yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh. Ruộng đồng vun sóng ra Thái Bình, nhìn trùng dương hát câu no lành. Đất nước tôi, dãy Trường Sơn ẩn bóng hoàng hôn. Đất miền Tây chờ sức người vươn, đất ơi. Đất nước tôi, núi rừng cao miền Bắc lửa thiêng. Lúa miền Nam chờ gió mùa lên, lúa ơi.

Tôi yêu những sông trường. Biết ái tình ở dòng sông Hương. Sống no đầy là nhờ Cửu Long. Máu sông Hồng đỏ vì chờ mong.

Người yêu thế giới mịt mùng cùng tôi ôm ấp ruộng đồng (ừ đồng) Việt Nam. Làm sao chắp cánh chim ngàn, nhìn Trung Nam Bắc kết hàng (là hàng) mến nhau.

Tôi yêu bác nông phu, đội sương nắng bên bờ ruộng sâu. Vài ngàn năm đứng trên đất nghèo. Mình đồng da sắt không phai mầu. Tấm áo nâu, những mẹ quê chỉ biết cần lao, những trẻ quê bạn với đàn trâu, áo ơi. Tấm áo nâu, rướn mình đi từ cõi rừng cao, dắt dìu nhau vào đến Cà Mâu, áo ơi.

Tôi yêu biết bao người, Lý, Lê, Trần… và còn ai nữa, những anh hùng của thời xa xưa, những anh hùng của một ngày mai.

Vì yêu, yêu nước, yêu nòi, ngày xuân tôi hát nên bài (ư bài) tình ca. Ruộng xanh tươi tốt quê nhà, lòng tôi đã nở như là (là) đóa hoa.

phạm duy, 3

Hãy nhìn cho khá sâu xa,
và sẽ nhìn thấy khúc điệu.

(Carlyle)

Nói vậy chắc không ai tin. Lúc tôi đã có vợ, tôi chỉ yêu một người phụ nữ trong 10 năm trời với mối tình rất nghệ sĩ. Tôi không đụng chạm tới cái chân lông của cô ấy. Cô ấy làm 300 bài thơ tặng tôi, tôi viết tặng cô ấy gần 50 bài tình ca hay nhất đời mình…

NS PD nói những lời này hiển nhiên là nói thật, tôi tin là như thế. Có điều đó chỉ là một nửa sự thật. Có thể ông đã yêu một người 10 năm trời mà không hề đụng chạm tới cái chân lông cô ấy, nhưng cũng trong thời gian đó, ông cũng có thêm vài đứa con rơi ở đâu đó. Để biết về cái nasty reputation người NS này, xin đọc 3 tập hồi ký của ông. 😀

Năm 1954 đánh dấu một bước chuyển biến trong sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy. Ông hoàn thành phần đầu tiên của trường ca Con đường Cái quan (phần Từ miền Bắc), và bắt đầu chuyển hướng qua viết nhạc tình. Ở đây tôi xin phép được bỏ qua những phê bình hướng về đời tư của tác giả, một người có hàng chục (nếu không muốn nói là hàng trăm) người tình… Chỉ có một điều, nhạc tình của Phạm Duy cũng tuyệt diệu không kém gì những loại nhạc khác của ông.

Đường xưa lối cũ, Đường chiều lá rụng, Hoa rụng ven sông, Cho nhau, Xuân thì, Tìm nhau, Đừng xa nhau, Ngày đó chúng mình, Đường em đi, Thú đau thương, Còn gì nữa đâu, Kiếp nào có yêu nhau… chỉ là một ít trong số rất nhiều bản nhạc tình tuyệt vời của con người đào hoa Phạm Duy. Một số nhạc phẩm chỉ là những mối tình “sinh viên” lãng mạn, hẹn hò, một số lại là những cuộc tình gây chấn động tâm tưởng và để lại những vết cắt, vết đau lâu dài.

Kiếp nào có yêu nhau - Mỹ Linh 
Đường chiều lá rụng - Thái Thanh 

Trong số đó Đường chiều lá rụng là một bản nhạc đặc biệt, rất “khó chịu”, tinh vi về nhạc thuật, tác giả đã bỏ ý định chiều lòng đa số quần chúng nghe nhạc mà đặt nghệ thuật lên trên hết. Đây là một bản nhạc phức tạp, rất kén người biểu diễn và người nghe. Tuy vậy, Kiếp nào có yêu nhauNghìn trùng xa cách mới thực sự là một trong những đỉnh cao của nhạc tình PD. Có lẽ PD chỉ thực sự yêu có một người, và dành tất cả những bài tình ca hay nhất của mình cho người ấy, nhưng đấy lại là một tình yêu Platonic (chỉ có điều ông lại có những cái non-Platonic ở quá nhiều những người khác!).

Nước mắt rơi - Thái Thanh 
Tôi còn yêu tôi cứ yêu - Khánh Ly 

Năm 1960, PD hoàn tất trường ca Con đường cái quan, một công trình của nhiều năm làm việc và của một lời hứa thời hoa niên: ghi lại những gì ông đã tai nghe mắt thấy trên chuyến du ca xuyên Việt theo gánh hát Đức Huy. Qua những năm 60, khi cuộc sống gia đình đã ổn định tại Sài gòn, khi đã hoàn tất những đại tác phẩm, nhạc sĩ PD quay sang sáng tác những tác phẩm nho nhỏ xinh xinh: Xuân ca, Bài ca trăng, Bài ca sao, Nước mắt rơi, Ngậm ngùi, Mộ khúc

Ngoài ra, ông còn bắt đầu viết những công trình nghiên cứu về dân ca cổ nhạc: Đặc khảo dân nhạc Việt Nam (NXB Hiện Đại, 1972) và Đường về dân ca (NXB Xuân Thu, USA, 1990). Hiện tôi mới chỉ tìm được soft-copy của công trình đầu, xin post ở đây, (format ebook PRC), cuốn Đường về dân ca là một tác phẩm quan trọng nhưng do xuất bản tại Mỹ nên đến giờ tôi vẫn chưa tìm được. Những bài dân ca chúng ta còn nghe được hôm nay: Trèo lên Quán Giốc, Qua cầu gió bay, Cây trúc xinh… là nhờ công của ông.

Điều tôi yêu ở những ca từ của PD là chúng đẹp, tân kỳ nhưng đơn giản, gần gũi, không trừu tượng xa vời, không đao to búa lớn. Ca từ cũng như nhạc của ông không triết lý, không siêu hình, chỉ là những thoáng chớp thăng hoa của cảm xúc, của tâm hồn, vậy thôi: Vâng, tôi còn yêu, tôi còn lẽo đẽo mang nhiều mộng nghèo, đường về cõi tiên xa vời, nhạc trời đứt dây tơ rồi, thần đồng gãy đôi cánh vàng tả tơi… Vâng, tôi còn yêu, bên bờ suối vắng lạnh lẽo tiêu điều. Dòng lệ hết vơi lại đầy, ngập lụt thế gian đêm ngày, chập chờn bóng ma kêu bầy cuồng quay… (Tôi còn yêu tôi cứ yêu).

(Còn tiếp…)

where have all the microtones gone?


Back to mother land, the genius musician Phạm Duy has published a new album named – Ngày trở về – The return day. Participated in performance are hit divas of contemporary Vietnamese music: Mỹ Linh and Thanh Lam. There’ve been other artists among the performing group (Đức Tuấn, Quang Dũng, Hồng Hạnh, Hồ Quỳnh Hương…), but I just mention some main figures here. The others are far from being called (hit) singer (if not to say that they even ruin the songs they perform). (In Vietnamese song music, there’s quite a distinction between song composer and song performer, they are rarely the same person.)

Tình ca - Thái Thanh - 1969 
Tình ca - Thái Thanh 
Tình ca - Mỹ Linh 
Tình ca - Lệ Mai 

There have been some opinions on the album. No explicit criticism from officials, and in private places, people mention about the album with some joy & eagerness. The composer himself showed some surprising and satisfied attitude toward the singers. But it should be noticed that the great Phạm Duy is always a good businessman (his market-place style makes some people not to love him sometimes). (Last 2005 end, in a ‘symbolic act’, the Sơn Ca communication company had bought the first 10 notes – and only 10 notes: tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời – of his song, Tình ca, to use in their product at a price of 100 million VND. Detail is here.)

Back to the music, Tình ca (Love song) may not be among the musician’s most glamorous songs. But from a social point of view, the song is very special in a way that it is statement for Vietnamese identité nationale (national identity). Generations of Vietnameses have grown up with its tune and verse in their soul. The song is quite simple: a pure Vietnamese pentatonic scale, balanced and firm arrangement, and little use of microtone notes, compared to many of his other songs which may get really delicate and complicated, and which require the performer not only of skillful vocal techniques but also deep understanding on Vietnamese traditional tunes.

As pointed out in my previous posts (Microtones and Eastern music part 1, part 2, part 3), the microtonal music is special in a way that it can not be scripted by conventional (Western) musical notation. The vibration, duration and movement in notes & tunes are so subtle and delicate that it would take whole life for one to live in a culture to feel and understand them. Each culture has its own microtones as its fingerprints that characterize it with others. Let “compare” some presentations of this same piece of music, first by Thái Thanh, then by a non-professional singer Lệ Mai, and this final record of Mỹ Linh.

Mỹ Linh outperforms others in term of studio techniques. With excellent harmonization done by Đức Trí, the piece sounds really impressive. While Lệ Mai sang emotionally with a single guitar accompaniment, and Thái Thanh ‘s extreme voice was recorded some 40 years ago on LP 78 vinyl disks. But for one who has enjoyed the old pieces would say: *TOO BAD* upon listening to the new one. Mỹ Linh seems to mimic, with her excellent vocal techniques, some microtonal melody sections that she does not seem to feel and understand. I myself stress heavily on the microtonal notes, which best describe the music identities. There’s some part in the song that tune comes really close to natural speech with all notes of almost the same pitch, where music comes return to resemble mother tongue in a beautiful and splendid contour. Mỹ Linh has missed all those subtleties out of her presentation.

Where have all the microtones gone?

We won’t talk about preserving traditional music here; things move and have to move. The thing is a way of perceiving and conceiving, an ear of music, when even a most recognized singer can’t feel and express, then a whole school of music has extincted and disappeared to nowadays young Vietnameses.