bài không tên cuối cùng

Nhớ rất nhiều câu chuyện đó, ngỡ như là ngày hôm qua. Ôi ước ao có một ngày, được gặp em hỏi chuyện em lần cuối cùng. Vẫn con đường con đường cũ, vẫn ngôi trường ngôi trường xưa. Mưa vẫn bay như hôm nào, người ở đâu mình ở đây, bạc mái đầu.Này em hỡi con đường em đi đó con đường em theo đó chắc qua bao lênh đênh.

Bao gập ghềnh có làm héo hắt có dập tắt mất nét tươi nhuận nụ cười. Này em hỡi con đường em đi đó, con đường em theo đó, đúng đấy em ơi. Nếu chúng mình có thành đôi lứa, chắc gì ta đã thoát ra đời khổ đau. Nếu không còn được gặp nữa, giữ cho trọn ân tình xưa. Xin gửi em một lời nguyện, được bình yên, được bình yên về cuối đời.

chuyện tình tự kể

Ngày nào, cho tôi biết, biết yêu em rồi, tôi biết tương tư, sau đây là câu chuyện tình tôi tự kể, ngày nào, biết mong chờ, biết rộn rã buồn vui đợi em dưới mưa… Chúng tôi quen nhau tính về thời gian chưa phải là quá lâu, chỉ một vài năm gì đó. Nhưng nguồn cơn, nguyên do câu chuyện có lẽ đã được vun vén, manh nha từ lâu rất lâu về trước, tôi thương em dễ có từ thủa mẹ về với cha.

Bao giờ biết tương tư - Tuấn Ngọc 

Những lý do, ngọn nguồn chẳng thể nào mà giải thích và truy nguyên cho được đã dần đưa chúng tôi lại với nhau tự lúc nào. Tình yêu nào rồi cũng sẽ đi qua nhiều thăng trầm, đã có lúc tôi cảm giác chẳng hiểu gì về em, nhiều khi sự khó khăn của em làm tôi nản chí, cũng có khi tôi đã hoang mang, nghi ngờ em và chính mình.

Nhưng với tình cảm chân thành, bằng trực giác tự nhiên mách bảo, chúng tôi đã vượt qua nhiều sóng gió, để đến một ngày: ngày nào, cảnh thiên đường, đã mở hé tình yêu là trái táo thơm, tôi ghé răng cắn vào… Đến đây thì hẳn các bạn đã đoán ra nàng thơ của tôi tên là… Apple –  hiện diện trên các MacBook, iPhone, iPod, iPad xinh xắn! 😬

johnny guitar

Một bản nhạc để nghe trong lúc làm việc, vừa đủ hay để vỗ về cái lỗ tai, vừa đủ đơn giản để không phải phân tâm nhiều: Johnny Guitar… Bài nhạc một thời rất phổ biến với lời Việt:

Đàn trong đêm vắng – Tuấn Ngọc 

Đàn trong đêm vắng, dường như thầm nhắc, bóng ai xa rồi. Về đây người hỡi, hàn lại duyên cũ xa vời. Nhạc còn lắng, sao người vẫn theo mây gió ngàn, lúc đêm vắng, ta thầm nhớ bóng hình ai…

kindle – the verb

Kindle, I’m using it extensively for the time being, my reading list is growing huge with so much books, documents to be read. Kindle suits my needs very well, you can make side notes along the lines, like writing on the margins (similar to the layout of this website with notes putting on the left). These notes can later be synchronised to your laptop so that you can re – organise your random thoughts into systematic thinking and schedule. You can also use dictionaries without having to leave your reading. I’m still getting surprises on Kindle’s audio quality and its battery time, you can read, listen to music for weeks before having to recharge.

Xa cách – Tuấn Ngọc 

While I’m trying to develop some home – brew softwares for Kindle (including an email client), I’m also getting sympathised to Amazon’s designs. You would only got a special – purpose machine by removing odd features, confiding yourself to very specific needs, anything rather than reading is strictly restricted. Reading, taking notes, making investigations and drawing out plans are real pleasures, at least for the time being. Just want to discover what I wanna want to do until the time of vanishing out of this earthy world!

I used to criticise reading a lot, and I still do. We’d had generations of parrot – repeating readers already. You don’t have to read (at all), but whatever you read, do it thoroughly. I have to speak straight out, as many of our fellows pretend to read something other reads, listen to music other likes. But the cassock doesn’t make the priest, literature, music… are of personal values. Whatever you read or listen does not matter, it does only matter if you can discover new things out of the contents. I apologise the true readers and listeners, this is specific to my environment only, I get disgusted with all those “fashionable things” going on around down town!

hẹn hò

Dù tình không nguôi đôi ta xin cho hứa vui về sau…
Hẹn hò gặp nhau thiên thu cho phong phú đời người sau…

Tôi đã đọc nhiều trên các diễn đàn âm nhạc bàn về ngũ cung và ngũ cung Việt Nam những ý đại loại như: đầu thế kỷ XX, nhạc sĩ Debussy đã đi tiên phong trong việc dùng âm giai ngũ cung, ở VN, có thể bắt gặp ngũ cung được dùng trong các giai điệu của Phạm Duy, Văn Cao… Chao ôi, sao người ta có thể thờ ơ nói về cái bản chất con người mình một cách quá Euro-centric như vậy! Đến bao giờ thì người ta mới nhìn rõ con người mình, quay trở về với cái nhạc cảm tự nhiên cha sinh mẹ đẻ!

Hẹn hò - Thái Thanh 
Hẹn hò - Tuấn Ngọc 
Hẹn hò - Khánh Ly 

Ấy là chưa kể rất nhiều người Việt nhìn dáng nhạc “bản xứ” của chúng ta với ánh mắt của kẻ “ngoại lai”, “vong bản”, với không ít mặc cảm tự ti và khinh thị lẫn lộn… Nếu tìm hiểu lịch sử âm nhạc, mọi người sẽ biết rằng con đường đến với ngũ cung của Claude Debussy bắt đầu và chịu ảnh hưởng lớn từ Hội chợ đấu xảo Paris, 1890, nơi ông được nghe dàn nhạc cung đình Huế và một số ban nhạc Javanese khác trình tấu.

Âm giai ngũ cung lơ lớ của hò mái nhì khác hẳn với âm giai điều hoà (gamme tempérée) của Âu Tây và âm giai ngũ cung đúng của dân nhạc miền Bắc. Các cung bực của hò Huế có những cao độ (intervalles) non hơn hay già hơn các cung bực trong âm giai Âu Tây hay âm giai miền Bắc… Các điệu hát miền Trung, đặc biệt là điệu hò Huế, với những nét nhạc mơ hồ như nét nhạc Chàm hay nét nhạc Ấn Độ, đã hấp dẫn người nghe hơn là những điệu ca bình dị của miền Bắc… Tiếng hát thể hiện được sự thần bí của cõi lòng, vì vậy nên dễ dàng đi sâu vào tâm hồn người nghe hơn là nhạc ngũ cung đúng của miền Bắc. (Hồi ký Phạm Duy – tập 1 – chương 21)

Tôi đã biết nhiều người rất yêu, nếu không muốn nói là chết mê chết mệt vì bài Hẹn hò này của nhạc sĩ Phạm Duy, bài hát kể chuyện tình cách ngăn và trắc trở của Ngưu Lang và Chức Nữ: cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau cách một biển sâu, hẹn hò tàn thu sang xuân bên nhau biết thuở ban đầu, mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần, đúng vào thời điểm này trong năm – mùa mưa ngâu, rằm tháng bảy. Nhưng đơn thuần là thích thôi chứ không biết rõ tại sao, muốn biết tại sao, xin đọc phần trích trên đây từ hồi ký Phạm Duy!

phạm duy – 1

Tôi không tìm, tôi thấy!
(Pablo Picasso)

Những bạn đọc blog tôi hẳn để ý dấu vết nhạc Phạm Duy (PD) có hầu hết khắp mọi nơi. Tuy vậy, tôi chưa từng viết một bài nào để nói về ông. Lý do đơn giản: cuộc đời và âm nhạc PD là một đề tài quá rộng lớn, tôi tự lượng hiểu biết của mình không đủ để mô tả về một con người Việt Nam mà lại có thể phong phú đến vậy. Những ai muốn hiểu về PD, tốt nhất là… xin dừng tất cả việc đọc lại ở đây, kể cả đọc bài viết này. Tư liệu trên internet về người nhạc sĩ vĩ đại này cũng khá nhiều, nhưng điều trước tiên cần làm là tìm và nghe ít nhất thì cũng vài chục, nhiều thì vài trăm nhạc phẩm của PD, để biết và hiểu ông từ khía cạnh ấy, trước khi đọc xem người khác viết những gì.

PD, ông được gọi là một người Việt Nam Việt Nam nhất. Hiểu theo nghĩa những gì tốt và xấu điển hình của người Việt Nam đều có đầy đủ và sống động trong con người ông. Vậy nên xin nhìn nhận ông như một con người bình thường như chúng ta, đừng đứng từ nhãn quan chính trị, tôn giáo, lịch sử, thậm chí là cũng đừng từ quan điểm tư cách đạo đức mà phán xét. Đến lúc này có thể nói một cách xác tín rằng ông là nhạc sĩ Việt Nam vĩ đại nhất qua mọi thời đại, và tầm vóc vượt lên trên hẳn những tên tuổi được đa số quần chúng tôn vinh hiện nay như Trịnh Công Sơn, Văn Cao. Tôi thường nghĩ nếu so sánh Trịnh Công Sơn và Phạm Duy, cũng như đem đom đóm so với trăng rằm. Phải xin lỗi những fan của nhạc sĩ họ Trịnh nhưng tôi không hề có ý đề cao hay hạ thấp ai khi nói vậy, chỉ cố gắng đưa ra một so sánh không khập khiễng.

Bao giờ biết tương tư - Tuấn Ngọc 
Trả lại em yêu - Thái Thanh 

Nếu chúng ta cần những ca từ uyên áo, trừu tượng, thì đó chính là nhạc sĩ TCS, nhưng nếu muốn nói đến âm nhạc (musique), xin hãy nhường cho PD. Từ lúc còn rất nhỏ, tôi đã nghe và hát nhạc PD mà không hề biết chúng là của ông: Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ (Em Bé Quê), Tuổi thần tiên nép trong tay mẹ hiền, một dòng sữa thơm xa xưa còn truyền (Tuổi thần tiên), Xuân trong tôi đã khơi trong một đêm vui, một đêm một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về (Xuân ca)… Lớn lên, lần đầu biết rung động, tôi lại hát nhạc ông mà vẫn chưa biết ông là ai: Hôm qua tôi đến nhà em, ra về mới nhớ rằng quên cây đàn (Cây đàn bỏ quên), Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo, em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi (Mùa thu chết), Trả lại em yêu, khung trời đại học, con đường Duy Tân, cây dài bóng mát (Trả lại em yêu). Cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau cách một biển sâu, hẹn hò gặp nhau thiên thu cho phong phú đời người sau… (Hẹn hò).

Tôi sẽ còn nhớ mãi một kỷ niệm khó quên trong đời, năm tôi học lớp 8, ngôi trường Trưng Vương yêu dấu, thầy Sinh, một thầy giáo của chúng tôi trước khi lên đường đi Mỹ, đã vào lớp kể cho lũ học sinh 13, 14 tuổi chúng tôi nghe về những điều: Các em đã đến tuổi biết, cần phải biết và cũng không nên che giấu. Rồi thầy kể chúng tôi nghe chuyện tình Quasimodo và Esmeralda (Thằng gù nhà thờ Đức Bà – Victor Hugo) và ôm đàn hát: Ngày nào cho tôi biết, biết yêu em rồi, ôm mối tương tư, ngày nào biết mong chờ, biết rộn rã buồn vui đợi em dưới mưa. Cái tập thể lớp 8/6 ngày đó đã biết Bao giờ biết tương tư cũng là nhờ người thầy nghệ sĩ của chúng tôi.

Và còn rất rất nhiều ca khúc khác, người ta vẫn hát, từ giới bình dân lao động cho đến giới trí thức, học giả, vẫn hát đấy mà chưa hẳn đã biết đó là nhạc PD. Ông xem đó như một thành công, khi quần chúng truyền tụng tác phẩm của mình mà không cần nhớ đến tác giả. Có chuyện gần đây trên một chương trình của VTV3 phỏng vấn một cụ già trên 100 tuổi nhưng sức khỏe, trí nhớ vẫn còn tốt, người ta đề nghị bà hát những khúc nhạc mà bà còn nhớ, và bà đã hát một “bản dân ca bà được nghe lúc trẻ”: Ai có nghe tiếng hát hành quân xa, mà không nhớ thương người mẹ hiền… (Nhớ người ra đi).

Sau này, tôi mới có đủ điều kiện để nghe PD một cách đầy đủ và có hệ thống, mới thấy cái gia tài âm nhạc kia thật quá vĩ đại, vượt xa, rất rất xa tất cả những nhạc sĩ Việt Nam khác không chỉ ở số lượng, mà còn ở chủ đề đa dạng phong phú, và đặc biệt là ở nhạc thuật tinh vi, biến hóa, đa dạng, nhiều màu sắc, nhiều phong cách, nhiều cảm xúc mới lạ, đến mức khó có thể nắm bắt hết được. Dưới đây, tôi xin mạn phép được “cưỡi ngựa xem hoa”, điểm qua một số tác phẩm và các giai đoạn sáng tác của PD. Và trong chừng mực có thể, tránh xa cái bối cảnh chính trị chia cách 2 miền đất nước, và tránh luôn cả đời tư “nasty” của tác giả. Xin các bạn lượng thứ cho quan điểm của tôi, nhưng cái câu hỏi vô lý nghệ thuật vì nghệ thuật hay nghệ thuật vì nhân sinh, đến nay tôi vẫn chưa trả lời được. Cái gì đã tạo nên một tâm hồn đa dạng phong phú đến thế, điều ấy đến nay tôi vẫn không thể tự lý giải, chỉ biết mượn lời của Picasso để nói về một thiên tài: Tôi không tìm, tôi thấy!

(Còn tiếp…)

le géant de papier

Khói thuốc xanh khơi dòng chuyện xưa,
Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ.
Thoáng hiện em về trong đáy cốc,
Nói cười như chuyện một đêm mơ.

Lại điệp khúc nhạc Pháp và lời Việt tương ứng. Vốn dĩ có một chút định kiến rằng nhạc pop không phong phú và phá cách (như nhạc rock). Còn một bản nhạc dịch thì chỉ là một bản dịch mà thôi, làm sao có được cái ý nghĩa sáng tạo như bản gốc. Đến đây là đụng phải vấn đề rất dể gây tranh cãi: hai mặt của âm nhạc. Với một số người, nghe nhạc là nghe cái gì đó họ cảm thấy hay, hứng khởi, vậy là được. Với một số người, kinh nghiệm cảm nhận gắn liền với những yếu tố mang tính “tiên nghiệm”: chủ đề, ca từ, hòa âm, ngũ cung, thất cung… hay nguồn gốc âm nhạc: nhạc latin, nhạc nhà thờ, “world music”…

Còn đứng trên một cái “scale” nào đó thì những tranh cãi như thế là không tránh khỏi: pentatonic, heptatonic, hay thậm chí là chromatic. Vượt ra ngoài những cái scale này, đặt hẳn cảm nhận lên khung trường độ, cao độ mịn nhất, bỏ qua những quy luật (vốn được xây dựng dựa trên các scale), đặt nhạc cảm đến chỗ improvision mới thật là cảnh giới cao của cảm thụ nhạc.

Le géant de papier - Jean Jacques Lafon 
Lạc mất mùa xuân - Tuấn Ngọc 

Trở lại với bài nhạc, nếu không biết bài nhạc gốc thì thật khó hình dung Lạc mất mùa xuân chỉ là một bản nhạc dịch. Nhưng có hề gì nếu như một lúc nào đó, mình cũng đã thích bản nhạc này? Lời gốc rất “major” (trưởng): đòi hỏi anh phải xây lâu đài trên cát, phải phá đi các dãy đồi, hay nhảy vào miệng núi lửa, tất cả với anh đều là có thể, nhưng trước một người phụ nữ như em, trước tất cả những ân cần dịu dàng trong anh, anh hóa ra chỉ là một người khổng lồ bằng giấy, phần lời Việt thì lại quá ư “minor” (thứ): Đành với duyên kiếp em bước đi trong chiều mưa rơi. Lặng đứng trên bến anh mãi trông thuyền ra khơi… Hồn thấy thấp thoáng bóng em về chìm trong đáy cốc, đôi mắt u buồn thiên thu.

tầm dương giang đầu

Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận,
Anh lụy đời quên bến khói sương.
Năm tháng, năm cung mờ cách biệt,
Bao giờ em hết nợ Tầm Dương?

君不見黃河之水
天上來奔流到海不復回

勸君更盡一杯酒
西出陽關無故人

醉臥沙場君莫笑
古來徵戰幾人回

潯陽江頭夜送客
楓葉荻花秋瑟瑟

抽刀斷水水更流
舉杯消愁愁更愁
人生在世不稱意
明朝散髮弄扁舟

Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời. Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi. Long lanh tiếng sỏi vang vang hận. Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người… (Xuân Diệu)

Chiều thu nhớ nhung vì đâu, thắm đôi dòng châu, tiếc thay tại sao đành lỡ làng. Man mác khói hương bay dịu dàng. Như tóc mây vương dáng liễu mơ màng, cung đàn nhỏ lệ Tầm Dương. Ai đó tri âm biết cùng

Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận, Anh lụy đời quên bến gió sương. Năm tháng, năm cung mờ cách biệt, Bao giờ em hết nợ Tầm Dương? (Hoàng Cầm)

Về những tác phẩm Đường thi quan trọng, ai chỉ từng tham khảo những cuốn cơ bản như Đường thi nhất bách thủ (100 bài), Đường thi nhất thiên thủ (1000 bài), cũng đã thấy đó là cả một gia tài văn chương đồ sộ, ảnh hưởng của chúng đến đời sau thực không cần phải nói tới. Những ông bạn già ba tôi, những người quen của gia đình tôi, mỗi khi ngồi lại ăn nhậu với nhau, thế nào cũng có một vài câu Đường thi được đọc, ví dụ như:

Anh có thấy sông Hoàng Hà, Con sông vĩ đại nước sa lưng trời. — Quân bất kiến Hoàng hà chi thủy, Thiên thượng lai bôn lưu đáo hải bất phục hồi.

Xin vơi một chén quan hà, Dương quan chốn ấy ai là cố nhân. — Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu, Tây xuất Dương quan vô cố nhân.

Sa trường say ngủ ai cười, Từ xưa chinh chiến mấy người về đâu. — Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?

Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách, Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu.Tầm Dương giang đầu dạ tống khách, Phong diệp địch hoa thu sắt sắt.

Cầm dao chặt nước nước cứ trôi, Nâng chén tiêu sầu sầu không vơi. Người đời nếu chẳng được như ý, Sớm mai xõa tóc cỡi thuyền chơi.Trừu đao đoạn thủy thủy cánh lưu, Cử bôi tiêu sầu sầu cánh sầu. Nhân sinh tại thế bất xứng ý, Minh triêu tản phát lộng biên châu.

Lúc nhỏ, tự học đọc và viết được Hán tự, thuộc vài ngàn bài Đường thi, Tống từ, tôi đã lấy làm tự phụ rằng còn thuộc nhiều thơ hơn cả mấy ông già bạn ba tôi. Chỉ sau này mới thấy cái vốn Hán học của mình bé như hạt cát, chỉ mới là dạng đọc mau nhớ thôi. Tuy vậy vài năm lúc tuổi nhỏ cũng đủ để nhận được cái hồn cổ văn lồng lộng, những u tình sâu kín, cũng đủ thấy cốt cách người xưa… Lớn lên, tôi dần cảm thấy thích âm nhạc hơn, mà xa rời văn chương, có lẽ vì âm nhạc dễ tiếp thu hơn, mà văn chương thì đòi hỏi quá nhiều công phu hơn.

Nguyệt cầm – Cung Tiến - Thái Thanh 
Tiếng xưa – Dương Thiệu Tước - Thu Hiền 
Tình cầm – Phạm Duy - Tuấn Ngọc 

Tuy vậy, ảnh hưởng của cổ văn, cổ thi, nó bàng bạc khắp nơi, không dễ gì thoát ra được. Ảnh hưởng lên văn học Việt Nam sâu đậm nhất, có lẽ không tác phẩm nào khác ngoài Tỳ Bà hành – Bạch Cư Dị. Không kể đến trong cổ văn (mà dấu vết của Tỳ Bà hành có thể được tìm thấy nơi nơi), ngay trong Thơ mới, dấu vết của nó cũng không ít. Câu chuyện của tác giả và người kỹ nữ đánh đàn tỳ bà tình cờ gặp lúc đêm khuya trên bến sông Tầm Dương để lại cho hậu thế biết bao nhiêu mối hoài cảm. Cả một áng thơ dài, câu nào cũng đầy tình ý:

Tiếng cao thấp lần chen liền gảy,
Mâm ngọc đâu bỗng nảy hạt châu.
Trong hoa, oanh ríu rít nhau,
Suối tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh.
Tiếng suối lạnh, dây mành ngừng tắt,
Ngừng tắt nên phút bặt tiếng tơ.
Ôm sầu, mang hận ngẩn ngơ,
Tiếng tơ lặng lẽ bây giờ càng hay.

Hãy ngồi lại gảy chơi khúc nữa,
Sẽ vì nàng soạn sửa bài ca.
Tần ngần dường cảm lời ta,
Dén ngồi bắt ngón đàn đà kíp dây.
Nghe não ruột khác tay đàn trước,
Khắp tiệc hoa tuôn nước lệ rơi.
Lệ ai chan chứa hơn người?
Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh.

Nguyên bản Hán văn, phiên âm cũng như bản dịch thơ nổi tiếng của Phan Huy Vịnh, xin đọc ở đây. Đọc Tỳ Bà hành rồi dễ liên tưởng đến tác phẩm có phần tương tự của thi hào Nguyễn Du: Long thành cầm giả ca龍城琴者歌, tuy nhiên bài này lại nặng về tính thế sự hơn là về tình cảm cá nhân, nên sự xúc động gây ra trong lòng người thiết nghĩ cũng không sâu sắc bằng:

Thành quách suy di nhân sự cải, Kỷ độ tang điền biến thương hải. Tây Sơn cơ nghiệp tận tiêu vong, Ca vũ không lưu nhất nhân tại城郭推移人事改幾度桑田變蒼海西山基業盡消亡歌舞空留一人在. Ảnh hưởng trong văn thơ thì đã quá nhiều rồi, hôm nay tôi xin đưa một vài ví dụ nhỏ, ảnh hưởng của Tỳ Bà hành trong Tân nhạc, bằng trí nhớ lu mờ của mình, xin chép tặng các bạn một vài bài nhạc hay mang âm hưởng của bến Tầm Dương năm xưa.