dạ khúc – mỹ ca

ở dĩ blog này post toàn nhạc vì… chẳng có mấy khi nghe nhạc. Cái “nghe nhạc” của tôi không phải là ngồi xuống mở loa lên nghe (nhạc ở trong đầu mình chứ không tại mấy cái đĩa). Tại một không gian, thời điểm, tại một cái mood nào đó, tưởng đến một giai điệu phù hợp tâm trạng (ví như các raga Ấn độ có loại chỉ nghe buổi sáng hay trưa, tối, hay một mùa nào đó trong năm).

Dạ khúc - Thái Thanh 
Dạ khúc - Trần Văn Trạch 

Vì bản tính “mau nhớ mau quên” nên cần một cái index để ghi chú thông tin về những bản nhạc đã nghe được ở đâu đó và đôi khi nhiều năm chẳng bao giờ mở loa lên nghe lại! Gần đây hay có cái mood “dạ khúc” – serenade – serenity (tạm đặt tên như thế).

Tân nhạc VN có khá nhiều dạ khúc nhưng hay nhất theo tôi là bài này của Nguyễn Mỹ Ca, trình bày ở đây qua hai giọng ca, một giọng “tuyệt kỹ” Thái Thanh và một giọng “thô mộc” rặt Nam bộ Trần Văn Trạch. Một giai điệu tuyệt đẹp: đàn ai lên cung oán, tang tình, gieo hờn, đàn ai ngân theo gió, xế xang, gieo buồn… Rất ít được biết về cuộc đời tác giả, ông hy sinh năm 46, sử chính thức vẫn nhắc đến xưởng quân khí mang tên Mỹ Ca của “nhạc sĩ yêu nước” (sic – 😬) Nguyễn Mỹ Ca.

mùa thi

ột bài hát rất ít người còn biết, post ở đây làm tư liệu. Ngay cả thế hệ ba mẹ tôi cũng không biết bài này, phổ biến vào những năm 51, 52, khi đó họ mới bắt đầu tiểu học. Đây là bài hát yêu thích của tôi lúc còn ở cấp 1, 2, rất đặc biệt với cái giai điệu và lời ca tinh nghịch học sinh của nó! Nếu có điều gì để nói về âm nhạc trước 75 thì không phải là một nhận định hay, dở… mà là sự phong phú phản ánh tính “đa dạng sinh học” của cái xứ Indochinois này!

Mùa thi – Đỗ Kim Bảng 
Nỗi buồn hoa phượng – Thanh Sơn 

May we see the differences between us and all that we share in common… để “ủng hộ” tính “đa dạng” đó, sau Mùa thi, mời các bạn tiếp tục với Nỗi buồn hoa phượng, ca khúc mùa tan trường! 😬 Và không có gì ngạc nhiên khi Mùa thi là ca khúc nổi tiếng nhất của một người mang cái tên Đỗ Kim Bảng! 😬

xa quê

…Ôi cánh chim chơi vơi,
triền miên áng mây trôi, hoàng hôn rơi rơi.
Lặng nhìn vầng dương phai,
nhớ nhung vườn trăng soi, nay đã xa vời…

ghe bài này một lần duy nhất cách đây đã mấy chục năm, khi còn rất nhỏ, thoáng qua không biết tác giả là ai, nhưng đã để ý thấy sự khác biệt nên gần đây cố lần lại lai lịch bài hát. Một ca khúc đơn giản, nhưng là loại đơn giản chỉ gặp trong không gian, thời gian của các bậc đàn anh: Nguyễn Hữu Ba, Nguyễn Văn Thương, Thông Đạt, Thẩm Oánh, Lê Trọng Nguyễn… và phần nào của thế hệ kế tiếp: Phạm Mạnh Cương, Hoàng Nguyên

Xa quê - Mai Hương 
Xa quê - Lệ Thu 

Rất nhiều ca khúc tôi chỉ biết hát hoặc ghi nhớ chứ không hề biết tác giả, thậm chí là tiêu đề, vì trước đây làm gì có internet đâu để mà tra cứu, giờ thì cập nhật thông tin đã tương đối dễ dàng hơn… Ca từ bài này có phần “sáo” nếu không đặt ca khúc đúng vào thời gian của nó, thời của Đêm đông, Ai về sông Tương… nhạc điệu thể hiện hoàn hảo cái mood “serenata” – khúc nhạc ban chiều!

(Khá nhiều những thu âm ở hải ngoại là hòa âm computer, hay là lạm dụng kỹ thuật máy tính để mix lại những thu âm có sẵn, đơn giản vì những home – brew recording như thế tiện lợi và ít tốn kém hơn. Tuy vẫn thể hiện được dáng nhạc với tai nghe rành rõi nhưng những âm thanh synthetized làm bản nhạc trở nên vô hồn, mất đi sức truyền cảm 😢)

bare feet, iron will

ne more item in my to – be – read list: Bare Feet, Iron Will, by James Zumwalt, a retired Marine lieutenant colonel, son of the Vietnam war’s time US Navy’s Admiral. The book has recently been translated and published in Vietnamese. Though I haven’t got an English copy in hand, my interests rose after reading this interview with the author. Just like Archimedes Patti’s book Why Vietnam?, I would expect stories from intermediate – level officers to contains a lot of facts, events, numbers… that gives details into the things that happened, and offers closer, truer look into the figures involved, unlike those of high – level cadre supérieur (a.k.a politicians).

The author recently gave an interview with Vietnamese presses, in which he confirmed that his book was inspired by The sorrow of war, Bảo Ninh’s novel. He loves the novel and dedicates part of his book to write about this Vietnamese fiction and its author. I knew some 20 years ago that The sorrow of war would be a very profound impact (read more about it in my another post here). It’s just ridiculous that the VN government once forbade (and still limits) the novel, permits it to be appeared on news on occasions only to serve some political purposes, this time is a step toward tighter relation with the US. Below is some notable remarks from the author, James Zumwalt interviews:

Was the loss of a loved one any less significant just because it occurred on the other side of the battlefield? …It just opened my eyes to the fact that we have to recognise that our suffering is mirrored on other side.

When I made my second trip, one of the first places I went to was the Hanoi war museum. And there they had a section devoted to war criminals – one of whom was my father for his use of Agent Orange. (Asked: How did he react to being a war criminal?) He kind of smiled and said: Well it’s a good thing they didn’t arrest me when I was there.

In one case, a doctor told his wife he would probably be gone for six months to a year. He was gone for eight years, and only got back to visit his wife once… Many of those I interviewed had difficulty pinpointing particular years, but they could tell me if it was in dry or monsoon season. That was the way they looked at it. The year didn’t matter. That shows the mindset they operated under.

There were some 1,400 mothers who lost three or more sons in the war. I think we’d be hard pressed in this country to find more than a handful of mothers who lost more than one son in Vietnam. They considered it a sacrifice they had to make.

In the interviews I did with hundreds of NVA / VC I asked them what their motivation was. It was not communism but rather it was nationalism and the desire to reunify the country… I believe it is part of the Vietnamese people’s DNA. To them, there was never any alternative, they just had to prevail.

Look at the Vietnamese who defeated the Japanese in 1945, the French in 1954, the Americans in 1975, and again the Chinese in 1979, I don’t think we realised we were probably fighting against Vietnam’s own Greatest Generation. (yes we sacrificed our best seeds in those wars, you know what the sh… is left as of today! 😢)

thuyền viễn xứ – 1



ột bài khá “đơn giản” của nhạc sĩ Phạm Duy mà đã nhiều năm không tìm được đúng tâm trạng để hát. Càng “đơn giản” càng không thể bừa bãi được, phải kén chọn không gian, thời gian, tâm trạng chút. Và cũng tự biết rằng phải nhiều nhiều năm nữa mới có được tâm trạng để hát bài này, dĩ nhiên sẽ trong một khung cảnh hoàn toàn khác… Đây có lẽ là một bản thu âm live giọng ca Thái Thanh, nên nghe thật và gần gũi, một loại gần gũi… “trên trời”. Nguyên phổ thơ Huyền Chi:

Thuyền viễn xứ - Thái Thanh 
Thuyền viễn xứ - Quỳnh Giao 

Thuyền viễn xứ – Huyền Chi

Lên khơi sương khói một chiều,
Thùy dương rũ bóng tiêu điều ven sông.
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng,
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang.
Có thuyền viễn xứ Đà giang,
Một lần giạt bến qua ngàn lau thưa.
Hò ơi tiếng hát ngàn xưa,
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người.
Đường về cố lý xa xôi,
Nhịp sầu lỡ bước tiếng đời hoang mang.
Sau mùa mưa gió phũ phàng,
Bến sông quay lại, hướng làng nẻo xa.
Lệ nhòa như nước sông Đà,
Mái đầu sương tuyết lòng già mong con.
Chiều nay trời nhẹ xuống hồn,
Bao nhiêu sương khói chập chờn lên khơi.
Hai bờ sông cách biệt rồi,
Tần Yên đã nổi bốn trời đao binh.
Ngàn câu hát buổi quân hành,
Dặm trường vó ngựa đăng trình nẻo xưa.
Biết bao thương nhớ cho vừa,
Gửi về phương ấy mịt mờ quê hương.
Chiều nay trên bến muôn phương,
Có thuyền viễn xứ lên đường lại đi.

thái thanh

Một ngày đó tóc mây đã phai mầu,
Có chờ ta oán trách đâu, có vì duyên kiếp không lâu.
Đời sẽ thấy chúng ta sống không cầu!
Cho tình cứ úa phai mau, cho người cứ mãi phụ nhau.


ost ở đây làm tư liệu, những ca khúc cổ điển, bán cổ điển nhạc ngoại quốc lời Việt do giọng ca Thái Thanh trình bày. Đa số những ca từ này đều được đặt bởi Phạm Duy hay là Phạm Đình Chương, những người tiên phong trong việc “phổ cập” nhạc cổ điển, bán cổ điển ngoại quốc vào nền ca khúc Việt.

Ảnh trên: Thái Thanh và 2 người anh, Hoài Bắc (Phạm Đình Chương), Hoài Trung (Phạm Đình Viêm, half – brother), những giọng hát vàng của ban hợp ca Thăng Long một thời. Một số bản thu âm chất lượng khá tệ (một ít được thu vào những năm 50 hay sớm hơn), nhưng không vì thế mà che lấp đi được “tiếng hát trên trời” Thái Thanh! Về ca từ, trong những lời ca khá “cổ điển” và “sáo” này, tôi luôn tìm thấy điều gì đó về cách sử dụng tiếng Việt!

Khúc nhạc muôn đời - Domino, Louis Ferrari 
Lòng người ly hương - La complainte des infidèles, Georges Van Parys 
Dạ khúc - Serenade, F. Schubert 
Dòng sông xanh – Le beau Danube bleu, J. Strauss 
Sóng nước biếc – Les flots du Danube, J. Ivanovici 
Những chiếc lá úa – Les feuilles mortes, Joseph Kosma 
Ave Maria – F. Schubert 
Khúc ca muôn thủa – Granada 
Chiều tà – Serenata, E. Toselli 
Mối tình xa xưa – Célèbre valse, J. Brahms 
Ánh mắt liêu trai – Reverie, R. Schumann 
Tango xanh – Le tango bleu, Tino Rossi 

Tiện thể post luôn ở đây một số bìa minh hoạ nhạc ngoại quốc do NS Phạm Duy đặt lời Việt:

kim tước

rong số những giọng ca nữ trước 75 mà tôi thường nghe: Thái Thanh, Hà Thanh, Mai Hương… còn có một người ít nổi tiếng hơn, nhưng không kém phần điêu luyện, đó là Kim Tước. Trước 75, Kim Tước thường chỉ hát bè cho các ca sĩ lớn khác (Anh Ngọc, Thái Thanh, Khánh Ly…), mãi sau này, cô mới thu âm một số album khi đã định cư ở Mỹ. Dĩ nhiên lúc đó, với thời gian, giọng ca đã khác, dù kỹ thuật studio thật sự tốt hơn trước rất nhiều.

Không nhìn nhau lần cuối - Kim Tước 
Giọt nắng bên thềm - Kim Tước 
Thu chiến trường - Kim Tước 

Hai bài hát trên thuộc album Ngàn năm mây bay thu âm năm 2003, điều tôi lấy làm lạ là hòa âm của album này rất VN (loại VN sau 75), tôi suy đoán rằng người làm hòa âm này đã sống nhiều năm dưới chế độ VN XHCN. Riêng bài Thu chiến trường đã giới thiệu sơ qua trong một bài trước về Phạm Duy, là giọng Kim Tước khi còn trẻ.

văn phụng

Các anh về tưng bừng trước ngõ, lớp lớp đàn em hớn hở theo sau.
Mẹ già bịn rịn áo nâu, vui đàn con ở rừng sâu mới về…

ói về nhạc cảm, trước khi hiểu được phần nào âm hưởng dân ca Việt Nam trong nhạc Phạm Duy, Lê Thương, Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh… một điều mà tôi phải qua 25, 30 tuổi mới cảm được phần nào, thì, nó giống như một đường vòng, con đường cảm nhận âm nhạc dễ dàng nhất là qua nét nhạc… Tây phương. Có một nhóm các nhạc sĩ trước 75 chuyên sáng tác thuần theo phong cách Tây phương, ít hoặc không sử dụng các nét dân ca VN: Văn Phụng, Cung Tiến, Vũ Thành

Tiếng dương cầm - Thái Thanh 
Bóng người đi - Thái Thanh 
Các anh đi - Thái Thanh 

Đa số các vị này đều là Công giáo, con đường âm nhạc của họ bắt đầu từ… nhạc nhà thờ, họ học nhạc lý vỡ lòng với các linh mục, và đa số đồng thời là những nhạc sĩ hòa âm tài năng. Nhạc của họ nghe rất dể nhận ra và dể nhập tâm… dĩ nhiên điều đó không có nghĩa là nhạc của họ thuộc loại “easy – listening”. Nói cho đúng thì tôi đã thích những tác phẩm của ông: Tiếng dương cầm, Bóng người đi, Tôi đi giữa hoàng hôn, Ô mê ly… những circle of fifths dạng như: trao ai duyên ban đầu, dù muôn năm trọn kiếp không phai mầu, thương cho ai dãi dầu…, nhiều năm trước khi hiểu rằng Các anh đi mới là ca khúc mình thực sự yêu thích!

Một vài bìa nhạc Văn Phụng:

sến

iếp tục chương trình nhạc “sến” ở post trước, những loại nhạc mà khi nhỏ mỗi lần nghe đến tôi đều nở một nụ cười “mím chi”. Nhưng cũng ngay từ lúc ấy, tôi cũng biết rằng “sến” cũng có năm bảy đường, không phải “sến” nào cũng giống nhau, cùng một tác giả viết toàn nhạc “sến” cũng có nhiều bài “nghe được”. Nên những nhận định hoàn toàn mang tính cá nhân, không phân tích kỹ nhiều khi gây ra nhiều nhận định bao đồng, hàm hồ… mà nói rõ ràng thì mang tiếng khắt khe, thiên lệch…

Sang ngang – Thái Thanh 
Cho tôi được một lần – Lệ Thu 

Có hai bài mà người ta thường hay gọi là “sến” mà tôi rất thích. Một bài sầu não đến rợn người mà không ai có thể nghĩ là được viết ra bởi một cậu bé 15 tuổi, nhạc sĩ Đỗ Lễ: Nếu biết rằng tình là dây oan, nếu biết rằng hợp rồi sẽ tan… thà dương gian đừng có chúng mình.

Một bài lại tràn đầy vui tươi yêu đời (nhạc sĩ Bảo Thu) mà lũ trẻ con chúng tôi bấy giờ thường rêu rao hát: Cho tôi được một lần, nhìn hoa giăng đầu ngõ. Một lần cài hoa đỏ lên tim. Một lần dìu em qua nhà mới… Riêng bài sau có không biết bao nhiều là lời nhạc chế tinh nghịch!

hoàng thi thơ

ếu ai đó để cho trí nhớ của mình quay lại những khoảnh khắc mong manh xa xưa sẽ không dấu được trên môi những nụ cười nhẹ như thời gian thoáng qua… những đứa bé chưa lớn ngày xưa nghêu ngao những lời hát: Thi ơi Thi, Thi biết không Thi, khi con tim yêu đương là sống với đau thương… hay Anh xin đưa em về, về quê hương yêu dấu, Anh xin đưa em về, về quê hương tuyệt trần… Những đứa bé đó đang hát nhạc của Hoàng Thi Thơ và dám cá là về sau, đa số sẽ bắt gặp lại chính mình với cảm giác ngượng ngùng khi nghe lại những bản nhạc ấy: phải chăng đó chính là chúng ta một thời như thế?

Phút đầu tiên – Thái Thanh 
Đường xưa lối cũ – Thái Thanh 

Nhạc của Hoàng Thi Thơ rất quen thuộc qua nhiều thế hệ, những bản Gạo trắng trăng thanh, Trăng rụng xuống cầu, Tà áo cưới rất phổ biến ở thế hệ cha mẹ tôi. Riêng cá nhân tôi thì chỉ thích một phần các tác phẩm của Hoàng Thi Thơ, và biết rằng nhạc của ông, cũng như của nhiều tác giả khác, thuộc loại phải cần một không gian, một giọng ca phù hợp, một cảm nhận thực sự để không bao giờ phải thấy ngỡ ngàng, xa lạ với chính mình. Trong số những tác phẩm của Hoàng Thi Thơ, tôi đặc biệt thích Phút đầu tiên, một bản nhạc có phần đi trước thời gian của nó…

Một vài bìa nhạc Hoàng Thi Thơ: