mare liberum

hiều thế kỷ về trước, người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tiên phong khai phá Tân thế giới, họ đề cao học thuyết “Mare clausum” – tiếng Latin nghĩa là biển đóng, những vùng biển được tuyên bố chủ quyền triệt để. Người Anh, Pháp chậm chân hơn, họ đề cao học thuyết “Mare Liberum” – biển tự do, biển mở: chỉ công nhận lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, ngoài khu vực đó là vùng biển… quốc tế, không ai có thể tuyên bố chủ quyền.

Dần dà, học thuyết Mare Liberum thắng thế, đơn giản vì với khả năng thời đó, rất khó thực thi chủ quyền trên những vùng đại dương rộng lớn, thay vào đó nên chấp nhận quyền khai thác chung. Tuy vậy, đây vẫn là một dạng luật của kẻ mạnh, vì ai có khả năng khai thác, nếu không phải là kẻ có tàu to, súng lớn!? Đến ngày nay, đa số các quốc gia đều ủng hộ học thuyết Biển tự do, chỉ có một số ít không ủng hộ, đơn cử ví dụ như là… Trung Quốc.

Việt Nam cũng đi theo với xu thế của thế giới, cũng đã thừa nhận tinh thần của trường phái suy nghĩ “Mare Liberum” này, hay ít nhất cũng có vẻ như thế, trên hình thức là như thế! Nhưng nói thì dể, mà làm không dễ… muốn có được cái tự do rộng lớn ngoài kia, thì trong nội địa, trong mọi sinh hoạt sản xuất, xây dựng, kinh doanh, trong ý chí, hoài bão của con người, phải có tự do trước đã… Suy cho cùng, nó vẫn là luật của tàu to, súng lớn…

foie gras

ang mơ về món gan ngỗng béo, ăn với nước xốt cam và bánh mì, dọn trên một chiếc đĩa sứ da lươn men rạn ở nhà hàng L’Etoil thì chợt tỉnh giấc… Dậy dậy, không mơ mộng nữa, đi vác hồ tiếp nào… Món tinh bột yến mạch khô khốc và quãng đường hơn 10h phải chèo phía trước… 😀

ngày này năm xưa

háng chiến 9 năm bùng nổ, Hồ Chủ tịch chỉ định Luật sư Phan Anh làm bộ trưởng quốc phòng. Ông Phan Anh lấy lý do tuổi trẻ, không có kinh nghiệm quân sự thoái thác. HCT bảo: việc đánh đấm cứ để cho Giáp nó lo (sic – nguyên văn). Cái con mắt dùng người ấy có cái gì đó rất bài bản, rất Tây, nó khác xa những mô hình quân sự cứng nhắc của khối XHCN sau này.

Đánh đấm là việc của Tổng tham mưu trưởng (Chief of the General Staff), là một quân nhân, còn Bộ trưởng QP là một chính khách, lo những công việc như: di dân làng nghề đúc đồng Ngũ Xá ven Hà Nội lên chiến khu, đúc đạn cho quân đội lâu dài, vận chuyển 2 vạn tấn muối từ Nam Định lên rừng, số muối này dự tính đủ ăn trong 10 năm, và vô số những công việc tương tự.

Trong con mắt HCT, vào cái thời gian mà chiến sự hãy còn chưa ác liệt và kéo dài nhiều thập kỷ như sau này, thì ông Giáp có thể là một vị tướng cấp cao nhất, đủ tài năng để chỉ huy binh sĩ đánh đấm trên chiến trường, nhưng chưa phải là một người có tầm suy nghĩ rộng, đủ bao quát để có thể hoạch định sách lược, kế hoạch quốc phòng với tầm nhìn dài hạn.

Trong cái giai đoạn mà ông Giáp hãy còn rất trẻ ấy, nhiều điều sâu xa ông chưa thể hiểu hết về HCT, quyết tâm đánh đấm có thừa, nhưng kinh nghiệm ông chưa có. Nhất là giai đoạn ngay sau tháng 8, 1945, tướng Giáp thường xuyên tỏ ra khó hiểu hay phản đối, không hài lòng trước những chính sách mềm mỏng đến mức đáng ngạc nhiên của ông Hồ.

Giai đoạn 45 ~ 47 ngay sau đó là những chuỗi đại bại, những đơn vị cấp sư đoàn của tướng Giáp liên tục thua trận và chịu tổn thất, cơ bản là vì tướng Giáp muốn ngay lập tức đánh lớn, đánh tay đôi với một quân đội chuyên nghiệp, hiện đại như của thực dân Pháp. Các sử gia nước ngoài đánh giá ông Giáp “nướng quân” chủ yếu là vì giai đoạn đầu này.

Sau đó phải chuyển sang mô hình “đại đội độc lập – tiểu đoàn tập trung”, phân tán nhỏ lực lượng đánh du kích. Lúc đó mới thấy những tính toán ban đầu về đường lối, đạn dược, lương thực, muối ăn… của ông Hồ có cái chiều sâu của nó. HCT mặc dù tin tưởng vào quyết tâm của ông Giáp, nhưng không tin hoàn toàn vào những tính toán của ông ấy.

Nên một lúc nào đó, HCT buộc lòng phải đưa một ông đại tướng thứ hai là ông Nguyễn Chí Thanh lên như một phương án bổ sung, dự phòng, phòng khi biết đâu ông Giáp tính toán sai lầm. Ông Thanh thì đánh đấm rất ít, nhưng viết lách, nói năng, lý luận rất hay, có sức thuyết phục quần chúng, suy nghĩ có tầm bao quát, hay ít ra cũng có vẻ là như thế! 😀

Có giai đoạn, hầu như tuần nào tướng Thanh cũng được ăn tối chung với ông Hồ một bữa, một vinh dự mà ngay cả ông Giáp cũng không thường xuyên có được. Chính trị VN nó thế, người ta sẽ đếm số lần ăn tối này để dự đoán ai lên ai xuống. Rất may là ông Giáp đã nhanh chóng học được từ kinh nghiệm thực tế, để mà 9 năm sau đó, chúng ta có được trận Điện Biên Phủ.

Nhiều điều sau này tướng Giáp thừa nhận thẳng thắn trong hồi ký của mình: “chúng tôi là một đội ngũ trẻ, làm những công việc vượt quá sức của mình, nên gặp sai sót là điều không thể tránh khỏi…” Ai đó công tâm sẽ nhận thấy vai trò của một người thầy, người mà kinh nghiệm, sự từng trãi trong cuộc sống vượt xa tầm nhận thức của rất nhiều người..

AIS – 1

ôi ở đây, tôi ở đây… nỗi sợ hãi khi cái giọng nói bé xíu này chẳng ai nghe thấy! Nhưng không phải ở trên Facebook, mà là trên biển, những tiến bộ kỹ thuật đã làm cho những thiết bị AIS nhỏ đến mức có thể trang bị dễ dàng trên chiếc xuồng bé tí như kayak. Ai đã có cảm giác sắp bị một chiếc tàu 50,000 tấn đè qua mới hiểu giá trị của hệ thống AIS… 😀 Cảm giác đáng sợ cách đây 3 năm, nhớ lại giờ vẫn còn sợ. Lúc băng qua cửa biển Cần Giờ trên đường chèo đi Vũng Tàu, xuất hiện con tàu container ước trên 10,000 tấn giống như trong hình. Ngay lúc đang ở chính giữa cửa biển chưa kịp băng qua bờ bên kia thì nó xuất hiện, lù lù như quả núi. Nhìn sóng tàu thì biết là nó đang “full throttle”, chạy gần như hết máy.

10p hoảng loạn, đầu tiên là la hét, sau đó là điên cuồng chèo, rồi lại la hét. Hồi đó chưa có VHF radio, nên cũng chẳng có cách nào nói chuyện với nó. Rồi con tàu đổi hướng, nhắm thẳng vào mình. Dừng chèo, ko muốn làm gì nữa, vì có làm gì cũng chẳng có tác dụng gì. Trên cầu tàu treo lá cờ chữ H (hotel) hai sọc trắng đỏ chứng tỏ rõ ràng là có hoa tiêu trên tàu. Dường như một kẻ chậm chạp, nhàn nhã có thể trở thành vật cản đường (lót đường!?) trong cái thế giới đông đúc, cuồng quay, hối hả này!? 😀 Cuối cùng thì nó trờ qua cách chưa đầy 50m, một cảm giác… “near missed” – hút chết. Từ đó về sau luôn muốn trang bị các hệ thống radar signal reflector hay tốt hơn là AIS, dù là cho hạng xuồng nhỏ nhất!