samurai marathon

…Nước thanh bình ba trăm năm cũ,
Áo nhung trao quan vũ từ đây…

âu mới xem được một phim samurai hay như thế! Phim samurai đa số đều bạo lực, đầy cảnh hành động máu me, nhiều tình tiết mang tính kịch, nhưng phim này rất khác! Chuyện bắt đầu khi đội tàu của đề đốc Matthew C. Perry (Hoa Kỳ) đến Nhật Bản, những con tàu hơi nước mang đại bác nạp đạn từ phía sau, “breech-loading cannon” và “repeating-rifle”, những khẩu súng trường nạp một lần 6 viên và bắn “từ Thứ 2 cho đến Thứ 7”. Trước sức mạnh hoả lực vượt trội, chính quyền Shogun Tokugawa nhanh chóng thoả hiệp, mở cửa Nhật Bản sau 260 năm!

260 năm cô lập, đồng thời cũng là 260 năm hoà bình đã làm cho tầng lớp samurai trở nên yếu đuối! Một lãnh chúa nhỏ của xứ Annaka quyết định phải làm một điều gì đó! Tờ mờ sáng, ông ta nổi trống triệu tập các võ sĩ và tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc đua marathon dài 58 km đi qua các địa hình núi non hiểm trở, một cuộc thi khó khăn để xem ai trong số các samurai đủ mạnh mẽ để đối đầu với những đổi thay của thời cuộc! Cuộc thi này là sự thật lịch sử, là marathon đầu tiên tổ chức ở Nhật Bản (1855) và vẫn còn được tổ chức thường niên cho đến ngày nay!

Lâu đài nổi trống hiệu lúc tờ mờ sáng triệu tập các samurai, chỉ để thông báo về một cuộc diễn tập, nhưng những điệp viên nằm vùng của chính quyền trung ương lại diễn dịch sai động thái này và báo cáo lại cho Shogun việc xứ Annaka muốn dấy binh làm loạn. Chính quyền Tukugawa nhanh chóng phái đến một đội sát thủ, họ sẽ nhân lúc cuộc thi marathon đang diễn ra, các võ sĩ về đích sẽ rất mệt mỏi để hành động. Thế là, từ một cuộc chạy thể thao trở thành một cuộc đua sinh tồn để bảo vệ lâu đài Annaka… Nhạc phim của Philip Glass, một tên tuổi kỳ cựu…

koku

ôm trước thông báo tạm cách ly 3 ngày, phong toả cả một khu vực khá lớn! Sáng nay chính quyền chở xuống, phát đổ đồng cho mỗi đầu người 10kg gạo, ai cũng như nhau, thế là em biết không phải là 3 ngày nữa mà là 3 tuần! 10 kg này là tính cho một anh nông dân ăn tiết kiệm trong 20 ngày đây! Đi nhận gạo về mà cứ thấy ngượng ngượng, vì đồ ăn khô thì em không đến nỗi thiếu, trong khi vẫn có nhiều người xung quanh cần gạo hơn!

Trong ảnh là đồ từ chuyến đi chèo xuồng trước vẫn còn dư lại, thôi em tính rồi, vác cái cần câu ra bờ sông nữa chắc là sẽ đủ! Đến một lúc kinh tế không còn tính bằng đồng (tiền) nữa mà tính bằng koku. Một “koku” hay “thạch” – là đơn vị của Nhật Bản có nguồn gốc từ Trung Quốc (thạch, đấu, thăng, hợp, chước, tài), được định nghĩa là một lượng gạo đủ nuôi một người ăn trong một năm, hiện tại tương đương khoảng 180 lít…. 😢😢

thuật và đạo

術與道

hân chuyện nhiều VĐV Việt Nam dành được huy chương với bộ môn Jiujitsu tại ASIAD 2018 vừa qua… Jiujitsu dịch từ Kanji – tiếng Nhật sang âm Hán Việt chính là Nhu thuật, vậy nó khác với Nhu đạo – Judo như thế nào!? Ở Nhật Bản, ít nhất là từ gần 100 năm nay, đã có sự phân biệt rõ ràng, ví dụ như: Kendo là Kiếm đạo, Kenjutsu là Kiếm thuật, Judo là Nhu đạo, Jiujitsu là Nhu thuật, Aikido là Hiệp khí đạo, Aikijutsu là… Hiệp khí thuật… tương tự cho nhiều môn võ khác.

Chuyện bắt đầu khi Nhật Bản tiến hành hiện đại hoá các môn võ cổ truyền cách đây non 100 năm: chuẩn hoá, hệ thống hoá các bài bản, đồng thời loại bỏ các đòn thế nguy hiểm, dể gây chấn thương, chết người (các kiến thức đó được bảo lưu trong phần Thuật). Các võ sinh sẽ không được dạy những đòn thế nguy hiểm cho đến khi họ đạt đến một trình độ nhất định. Khi đó, xuất phát từ Đạo, họ sẽ bước chân vào Thuật, và khi đã đi thật xa trên con đường Thuật, đến một lúc họ sẽ… quay trở về với Đạo.

Võ học ngày nay đã không còn chức năng chiến đấu sinh tồn như trước, đa số người học là mục đích thể thao, dưỡng sinh. Thế nên đa số chỉ cần Đạo, một số ít các nghề đặc thù như cảnh sát, đặc công… mới cần Thuật. Không nên nghĩ Thuật chỉ là đôi ba đòn thế bí truyền nguy hiểm, lượng kiến thức được xác định là “hạn chế dạy” này thực sự rất khổng lồ. Tương tự, Thái Cực quyền TQ ngày nay là một môn dưỡng sinh, không phải võ chiến đấu, còn những ai muốn tìm hiểu sâu hơn, xin mời lên núi Võ Đang!

Thuật và Đạo giống như hai mặt của một đồng xu, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Nếu như Đạo đặt nặng vấn đề xây dựng những giá trị thể chất và tinh thần con người, thì Thuật lại đi sát với mục đích sơ khai của võ học, đó là để tự vệ hay khống chế đối phương, hay nói thẳng ra, đôi khi là để làm sao giết người nhanh nhất, hiệu quả nhất. Trong trường hợp của Nhật Bản là duy trì phát triển cả hai với hai “trường phái” tuy chung gốc, nhưng hơi khác nhau về phương châm, phương pháp: Thuật và Đạo.

Nếu đã hiểu vấn đề đến đây, thì mới thấy các chiêu trò “thách đấu” võ công, Thái Cực quyền, MMA, etc… mà báo chí cố tình “lăng xê” lâu nay thực ra chỉ là những thứ nhảm nhí, lợi dụng sự “mù mịt” của độc giả để câu view, nguỵ tạo tình huống có vẻ “trớ trêu”, gây sóng gió dư luận vớ vẩn, mà không hề biết “trời cao đất dày” như thế nào! Thực sự thì những điều đó chỉ có một lượng độc giả nhất định ở VN hay TQ, chứ với trình độ dân trí như ở Nhật Bản thì từ lâu họ đã thông suốt, phân biệt được Thuật và Đạo.

đồng đen, 1

hân có người “bạn” nhắc về “đồng đen”… Haizza, đã là thế kỷ 21 rồi mà dân tình vẫn như thời Trung cổ, cứ mơ mơ hồ hồ, để cho bao nhiêu trò bịp bợm sơ đẳng lộng hành. “Đồng đen” là gì thì chưa bao giờ có định nghĩa rõ ràng. Nhưng trong những gì người ta biết về các loại hợp kim đồng (copper alloys) thì có 2 thứ sau có thể xem là “đồng đen”:

  • Shibuichi là hợp kim 3/4 đồng với 1/4 bạc, có màu đen tuyền tự nhiên rất đẹp (hình dưới, bên trái).

  • Shakudō là hợp kim đồng với khoảng 4~10% vàng, tự nhiên có màu vàng đồng. Đáng lưu ý là Shakudō thường được xử lý bề mặt bằng các loại hoá chất để tạo nên nhiều màu sắc khác nhau, từ vàng đồng đến màu đen tuyền (hình dưới, bên phải).

Ngày xưa, ở khắp các nước Á Đông: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, etc… Shakudō thường được dùng để đúc chuông, vì nó cho màu đẹp và tiếng hay. Cả 2 loại hợp kim trên đều quý vì chứa hàm lượng bạc, vàng kha khá. Nhưng chỉ như thế thôi, ngoài ra chẳng có thuộc tính “siêu nhiên” gì khác như những trò “ảo thuật” của bọn bịp bợm!


seafarers – 17, Kenichi Horie

he most famous Japanese navigator, twice circumnavigate the globe, and numerous other voyages. 1962, at the age of 23, Mr. Horie became the first to make a solo Pacific crossing on his 19′ plywood sloop Mermaid, arrived in San Francisco with no passport, no visa, no money. His farther sent a cable: Come straight home! 😬. From his book Koduko, sailing alone across the Pacific: the crew matters the most, so when he set out to cross the Pacific ocean he chose the best crew he could… that is himself! This year, he’s 76 year young, still sailing, trying to be the oldest man to circumnavigate the world!

enichi Horie là người đi biển Nhật Bản nổi tiếng nhất, hai lần vòng quanh thế giới và vô số những hành trình khác. Năm 1962, lúc 23 tuổi, ông là người đầu tiên một mình vượt Thái Bình Dương trên con tàu đóng bằng ván ép dài 19 feet tên Mermaid, cập bến San Francisco mà không có hộ chiếu, không visa, không tiền. Bố ông gởi một bức điện viết: Về nhà ngay! 😬. Ông viết trong cuốn sách Koduko, một mình qua Thái Bình Dương: thuỷ thủ đoàn là yếu tố quan trọng nhất, thế nên ông đã chọn người mà ông có thể tin tưởng để vượt Thái Bình Dương, đó là chính ông! Năm nay, 76 tuổi, Kenichi Horie vẫn tiếp tục du hành, và có thể trở thành người già nhất vòng quanh thế giới!

seafarers – 14, Hiroshi Aoki

erhaps lesser known, but Hiroshi Aoki from Japan completed a 3 years 1 month circumnavigation in 1973. He’s not the first Japanese to make such a feat, but the one with the smallest vessel until the time, the Ahoudori II (Albatross) a plywood, self – built, 6.35m, Marconi rigged ketch. He wrote a book on the subject, but unfortunately, it’s in Japanese only, it is really hard to find more information about this incredible voyage, 60,000 km rounding both cape Horn and cape of Good Hope. Well, like it’s said: below the 40th latitude there is no law, below the 50th no God.

ó lẽ ít được biết đến hơn, nhưng Hiroshi Aoki là người Nhật Bản thứ hai đi vòng quanh thế giới, cuộc hành trình 3 năm 1 tháng kết thúc năm 1973, trên con thuyền Ahoudori II (Hải Âu), dài 6.35m tự đóng bằng ván ép… (a Marconi rigged ketch), kỷ lục về con tàu nhỏ nhất cho đến thời điểm đó! Tác giả có viết một cuốn sách về chuyến đi, nhưng đáng tiếc chỉ có bản tiếng Nhật. Thật khó tìm thêm thông tin về chuyến hải hành kỳ thú này, 60 ngàn km vòng quanh mũi Horn và mũi Hảo Vọng. Như người ta thường nói: dưới vĩ độ 40 thì không còn luật lệ gì, dưới 50 độ thì đến Chúa trời cũng không có!

goswf

great tool to learn Go (weiqi): goswf, so nice the flash board game! You could learn the moves as well as view comments on each move! Below is Game of the Century, the famous game between the legendary Go Seigen (black) and Honinbo Shusai (white), head of the Nihonkiin (日本棋院 – Nhật Bản kỳ viện – The Japanese Go Institute) at the time. The game lasted for 3 months, please note the 160th, the white’s ingenious move! There are thick books on this game, but there’s never been any simple comments on it!

japanese pentatonic

Mais, c’est la guerre pentatonique,
cinq notes au lieu de sept.

ùng một tác giả: Kokoro No Tomo (lời Việt: Khi cô đơn em gọi tên anh), Koibito Yo (lời Việt: Người yêu dấu ơi), Ai No Shinkinro (lời Việt: Sa mạc tình yêu), Ribaibaru (lời Việt: Trời còn mưa mãi), Nokibiri (lời Việt: Tàn tro)… Xem ra nhạc Việt mượn của cô ca sĩ Mayumi Itsuwa này nhiều thật. Nhớ khi nhỏ, khoảng cỡ lớp 7, lớp 8, chưa biết bài gốc tiếng Nhật, thích bài Ngàn năm vẫn đợi này lắm, người khác thì cứ bảo: chỉ là thứ nhạc vàng đặt lời nhảm nhỉ… Giá như người ta hiểu nhạc không phải là lời nhỉ! Nó là cái intangible formation: 1 1/2 2 1/2 2!

Dakishimete (Mayumi Itsuwa) 
Ngàn năm vẫn đợi - Ngọc Lan