mộc lan

Xa quá rồi em người mỗi ngã,
Bên này đất nước nhớ thương nhau.
Em đi áo mỏng buông hờn tủi,
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?

ù chưa bao giờ hâm mộ giọng hát Mộc Lan nhưng cũng phải thừa nhận bà có một giọng ca đẹp, có thể suy đoán rằng đương thời, bà có rất nhiều người si mê, không phải chỉ vì giọng hát mà người cũng rất đẹp! Thường tôi chẳng mấy quan tâm đến đời tư người khác, dù là những chuyện nhảm nhí hay các giai thoại lung linh, chẳng mấy quan tâm những chuyện tình giữa bà với các ông Châu Kỳ, Đoàn Chuẩn, Hoàng Trọng… (nhưng đôi khi cũng nên hiểu về hoàn cảnh, thời đại họ đã sống).

Bóng người đi - Văn Phụng - Mộc Lan 
Chiều - Dương Thiệu Tước - Mộc Lan 
Chuyển bến - Đoàn Chuẩn - Mộc Lan 
Dạ khúc - Nguyễn Mỹ Ca - Mộc Lan 
Hoài cảm - Cung Tiến - Mộc Lan 
Hồ Lãng Bạc - Xuân Tùng - Mộc Lan 
Phố buồn - Phạm Duy - Mộc Lan 
Tống biệt - Võ Đức Thu - Mộc Lan 

Điều tôi quan tâm là họ đã lưu lại cho đời những tác phẩm đẹp! Những câu chuyện tình, dù tưởng tượng hay có thật, dù đơn phương hay song phương, dù kết cục dở dang hay viên mãn, giữa những con người hai bên chiến tuyến, như trường hợp của Trương Tân NhânHoàng Thi Thơ, như Đoàn Chuẩn và Mộc Lan, etc… tất cả nói lên một điều: tình yêu và nghệ thuật vượt lên trên ranh giới chia cắt tạm thời của quan điểm chính trị, của những trái ngang, nhiễu nhương trong bối cảnh lịch sử nước nhà.

đôi bờ – quang dũng

ghe bài này, tuy cũng là tác phẩm của chính phái danh gia Cung Tiến mà sao cứ phảng phất âm hưởng của Đôi mắt người Sơn Tây – Phạm Đình Chương!? Đoán chắc hẳn là cái bóng của đại tác phẩm quá lớn, khó mà vượt lên nổi được! Chỉ một bài thơ này (cùng với Đôi mắt người Sơn Tây) đã để lại không biết bao nhiêu là dấu vết trong các tác phẩm nhạc về sau!

Đôi bờ – Camille Huyền 

Cũng giống ý như Đôi bờ – nhạc Nga: hai bờ sông song song, tuy luôn đi bên nhau mà không bao giờ gần nhau được! Những nhạc phẩm thời gian đầu của Cung Tiến: Hương xưa, Hoài cảm, Thu vàng, Mắt biếc… thì đã quá nổi tiếng rồi, thích nghe những tác phẩm sau này của ông: Lệ đá xanh, Hoàng hạc lâu, Khói hồ bay, Vết chim bay… có nhiều nét nhạc tuy thất cung, Tây phương nhưng ý nhạc lắt léo, vi tế, mơ hồ, mới lạ!

đôi mắt người sơn tây – 2

Tác giả của: Tây Tiến, Đôi bờ, Đôi mắt người Sơn Tây, Mây đầu ô, Quán bên đường

ản nhạc không ngưng trở đi trở lại gây nên trong tôi những cảm xúc khó tả… Từ lần nghe đầu qua giọng ca chính tác giả Phạm Đình Chương – Hoài Bắc, đến những trình bày khác sau này, vẫn bàng bạc cái tâm trạng: thoáng hiện em về trong đáy cốc, nói cười như chuyện một đêm mơ. Có lẻ trong tâm tưởng mỗi con người, mỗi nghệ sĩ đều phảng phất đâu đó một không gian tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm, một cõi xa vời đầy chất tưởng tượng huyễn hoặc, đã từng (hay chưa từng?) tồn tại, un paradis perdu – một thiên đường đã mất.

Đôi mắt người Sơn Tây - Hoài Bắc 
Đôi mắt người Sơn Tây - Thái Thanh 
Đôi mắt người Sơn Tây - Bích Liên 

Có nhiều người đã thể hiện ca khúc này, từ chính tác giả Phạm Đình Chương, bác sĩ Bích Liên, đến ca sĩ Quỳnh Giao. Nhưng hay nhất có lẽ vẫn là NGƯỜI ĐÀN BÀ HÁT – Thái Thanh, đây là bản thu âm lúc bà còn trẻ, khi chất giọng hãy còn căng đầy những luyến láy, những thăng giáng tinh tế. Hãy nghe lại giọng ca của bà, một loại tiếng Việt đã “tuyệt chủng”, hãy nghe để thấy tiếng Việt ngày nay đã trở nên nhanh hơn, phẳng hơn, truyền tải nhiều thông tin hơn, và ít nội dung hơn, phần nhiều là những loại ôm rách nát không tâm linh, ôm tiếng hát không hơi rung nghèo nàn.

le géant de papier

Khói thuốc xanh khơi dòng chuyện xưa,
Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ.
Thoáng hiện em về trong đáy cốc,
Nói cười như chuyện một đêm mơ.

ại điệp khúc nhạc Pháp và lời Việt tương ứng. Vốn dĩ có một chút định kiến rằng nhạc pop không phong phú và phá cách (như nhạc rock). Còn một bản nhạc dịch thì chỉ là một bản dịch mà thôi, làm sao có được cái ý nghĩa sáng tạo như bản gốc. Đến đây là đụng phải vấn đề rất dể gây tranh cãi: hai mặt của âm nhạc. Với một số người, nghe nhạc là nghe cái gì đó họ cảm thấy hay, hứng khởi, vậy là được. Với một số người, kinh nghiệm cảm nhận gắn liền với những yếu tố mang tính “tiên nghiệm”: chủ đề, ca từ, hòa âm, ngũ cung, thất cung… hay nguồn gốc âm nhạc: nhạc latin, nhạc nhà thờ, “world music”…

Còn đứng trên một cái “scale” nào đó thì những tranh cãi như thế là không tránh khỏi: pentatonic, heptatonic, hay thậm chí là chromatic. Vượt ra ngoài những cái scale này, đặt hẳn cảm nhận lên khung trường độ, cao độ mịn nhất, bỏ qua những quy luật (vốn được xây dựng dựa trên các scale), đặt nhạc cảm đến chỗ improvision mới thật là cảnh giới cao của cảm thụ nhạc.

Le géant de papier - Jean Jacques Lafon 
Lạc mất mùa xuân - Tuấn Ngọc 

Trở lại với bài nhạc, nếu không biết bài nhạc gốc thì thật khó hình dung Lạc mất mùa xuân chỉ là một bản nhạc dịch. Nhưng có hề gì nếu như một lúc nào đó, mình cũng đã thích bản nhạc này? Lời gốc rất “major” (trưởng): đòi hỏi anh phải xây lâu đài trên cát, phải phá đi các dãy đồi, hay nhảy vào miệng núi lửa, tất cả với anh đều là có thể, nhưng trước một người phụ nữ như em, trước tất cả những ân cần dịu dàng trong anh, anh hóa ra chỉ là một người khổng lồ bằng giấy, phần lời Việt thì lại quá ư “minor” (thứ): Đành với duyên kiếp em bước đi trong chiều mưa rơi. Lặng đứng trên bến anh mãi trông thuyền ra khơi… Hồn thấy thấp thoáng bóng em về chìm trong đáy cốc, đôi mắt u buồn thiên thu.

đôi mắt người sơn tây

hần nhạc nền như bị touch lại bằng máy tính, nhưng giọng ca ngưng đọng cả thời gian này, có lẽ bây giờ không còn tìm được một nghệ sĩ trình diễn nào như vậy nữa. Và có lẽ cũng chỉ có chính tác giả (đồng thời là ca sĩ Hoài Bắc của ban nhạc Thăng Long cũ) mới có thể trình bày bài hát này đạt đến vậy! Tâm hồn con người vẫn luôn có những không gian hoài niệm, dù cho không gian ấy có thể… chưa bao giờ là có thật, một không gian xứ Đoài xa vắng đến từ hai bài thơ: Đôi bờĐôi mắt người Sơn Tây của Quang Dũng, hai bài thơ còn xuất hiện nhiều trong những tác phẩm âm nhạc khác!

Đôi mắt người Sơn Tây - Hoài Bắc 

Chủ quán hỏi: Thưa ông, còn ông dùng gì? Anh trả lời, trả lời như một nhà thơ, hoặc như một ông hoàng, hoặc như ảo thuật gia David Coperfield: Ở đây có thức ăn của chim hồng, chim hộc hay không? Chủ quán trả lời: Thưa, trước đây thì có! (Nguyễn Huy Thiệp)

Đôi mắt người Sơn Tây

Em ở thành Sơn chạy giặc về,
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi.
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt,
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì.

Vầng trán em mang trời quê hương,
Mắt em dìu dịu buồn Tây phương.
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm,
Em đã bao ngày em nhớ thương?

Mẹ tôi em có gặp đâu không?
Bao xác già nua ngập cánh đồng.
Tôi có thằng em còn bé lắm,
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông.

Từ độ thu về hoang bóng giặc,
Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn!
Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ,
Em đã bao ngày lệ chứa chan?

Đôi mắt người Sơn Tây,
U uẩn chiều luân lạc,
Buồn viễn xứ khôn khuây.
Tôi gửi niềm nhớ thương,
Em mang giùm tôi nhé,
Ngày trở lại quê hương,
Khúc hoàn ca rớm lệ.

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn,
Lên núi Sài Sơn ngóng lúa vàng.
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc,
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng.

Bao giờ ta gặp em lần nữa?
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa.
Đă hết sắc mùa chinh chiến cũ,
Còn có bao giờ em nhớ ta?

Đôi bờ

Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai?
Sông xa từng lớp lớp mưa dài.
Mắt kia em có sầu cô quạnh,
Khi chớm thu về một sớm mai.

Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự,
Bên này em có nhớ bên kia.
Giăng giăng mưa bụi qua phòng tuyến,
Quạnh vắng chiều sông lạnh bến Tề.

Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa,
Ðêm đêm sông Ðáy lạnh đôi bờ.
Thoáng hiện em về trong đáy cốc,
Nói cười như chuyện một đêm mơ.

Xa quá rồi em người mỗi ngả,
Bên này đất nước nhớ thương nhau.
Em đi áo mỏng buông hờn tủi,
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?