chấp ngã

iết tiếp theo post trước, tiếng Việt và não trạng Việt… Biết là nói những chuyện như thế này rất dễ “ăn gạch đá”, nhưng “phản tỉnh” là điều đương nhiên cần phải làm. Dĩ nhiên, không nên có những nhận định quá cực đoan kiểu như: “tiếng Việt là thứ tào lao, Nôm na là cha mách qué”, nhưng vẫn có thể nói một điều dễ nhận thấy rằng, tiếng Việt, với tất cả những ưu và khuyết của nó, quả nhiên, đã góp phần tạo ra một cái “não trạng” như rất rất nhiều (nếu không muốn nói là đa số) người Việt hiện tại:

1.   Egocentric: quá tập trung vào bản thân, cứ suốt ngày “tôi là như thế này, người khác là như thế kia”, đến mức narcissist, tự kỷ!

2.   Preassumption: luôn kiểu ta đây “biết rồi”, luôn tìm cách “đọc vị” người khác, nghĩ rằng biết người khác “trong lòng bàn tay”.

3.   Quick-to-make-judgement: quá vội vàng khi đánh giá một người, một sự việc, không bao giờ chịu bỏ “công phu” tìm hiểu thấu đáo.

4.   Too-emotional-thinking: có quá nhiều cảm tính trong suy nghĩ, quá dễ bị tác động bởi các câu chuyện “câu nước mắt”.

5.   Self-grasping, chấp ngã: cố sống cố chết bám víu vào cái hiểu biết tào lao của mình, “tôi đúng” mới là điều tiên quyết.

Khởi thuỷ, là do sinh-cảnh như thế, người Việt giỏi biến hoá, ứng phó với hoàn cảnh, mang tính chất đấu tranh sinh tồn xa xưa (e là từ thời còn ở nhà sàn). Nhưng khi xã hội phát triển đến mức quy mô, phức tạp thì kiểu tính cách đó không còn thích hợp. Lâu dần sau đó, tác động qua lại giữa những cá tính bắng nhắng, vụn vặt như thế, dần dần dẫn đến một cực đoan khác là tính “lưu manh vặt”, sẵn sàng làm nhiều điều tào lao để tự tôn mình lên và đạp người khác xuống, hay chỉ để thoả mãn một nhu cầu nhất thời!

Cái “chấp ngã” của người Việt đáng sợ đến mức báo động! “Não trạng” như thế tạo ra một xã hội bất ổn về tình thương và lòng tin, không xây dựng được giá trị chung của cộng đồng, và xa hơn là không có khả năng học tập được những điều mới! Lạ lùng thay, cũng chính vì “chấp ngã”, “tôi đúng” như thế nên rất dễ bị lừa gạt, chỉ cần vài câu “cảm tính, bầy đàn” là tin sái cổ, căn bản là vì sâu bên trong, không tự mình tạo ra được “giá trị tự thân”, tự họ chẳng tin vào điều gì, chẳng tin gì nhưng cái tào lao gì cũng tin, là như thế!

tre

ương lai, vật liệu đóng thuyền cỡ nhỏ thì tre có những ưu điểm “vô đối”. Tre không bền bằng các loại “siêu gỗ” trên 1 tấn/m3, nhưng chỉ so các loại gỗ cùng tỉ trọng (ví dụ như giá tị – teak: 0.7 ~ 0.8 tấn/m3) thi tre bền hơn, gỗ tối đa chỉ được 50~60 năm chứ tre thì có thể trên 100 năm!

Và với tình hình gỗ, rừng như hiện tại thì tre rẻ hơn, có thể kiếm được nhiều hơn! Vấn đề là thiếu các nhà máy chế biến thành quy cách mong muốn: chẻ tre thành phiến mỏng, sấy bằng lò viba để rút khô hết nước, dán keo và ép gia nhiệt các miếng tre lại với nhau thành kích thước sử dụng được!

hoa gạo

oa gạo nở đỏ trời, một cảnh tượng rất tiêu biểu của nông thôn Bắc bộ, bắc Trung bộ… nhưng ít người biết, Sài Gòn cũng có khá nhiều hoa gạo, nhưng khác với miền Bắc, cây không rụng lá khi ra hoa, và thường không ra quá nhiều hoa! Tôi đạp xe nhiều như thế, nên vẫn nhớ, góc này, góc kia, thỉnh thoảng vẫn thấy có một vài cây!

quả vả

oại đặc sản chỉ có trong một vùng tương đối hẹp, ít người biết, ngày xưa được xem là món ăn quý, khó tìm, cả tuổi thơ tôi chắc được ăn không quá 5 lần 🙂, giờ chắc đã trồng đại trà! Thường trộn làm gỏi, trái vả giống trái sung nhưng to hơn, gần bằng quả quýt!

từ nguyên: giả dụ, rút cuộc & sốt

ừ nguyên: giả dụ (假如, âm Hán Việt: giả như) & rút cuộc (如果, âm Hán Việt: như quả). Để ý hiện tượng một chữ “như” (âm Hán Việt) nhưng có đến hai cách đọc (dụ, rút), chứng tỏ từ ngữ du nhập vào VN tại nhiều thời điểm, thậm chí là từ nhiều nguồn (địa phương) khác nhau.

Sốt: (âm Hán Việt: thiêu) từ này nhiều người cho rằng bắt nguồn từ tiếng Pháp “chaud” có nghĩ là nóng, nhưng tôi lại cho rằng một từ rất cơ bản như thế không phải mượn từ Pháp ngữ muộn đến vậy! Dĩ nhiên, lần nữa cũng chỉ “ghi chú” như thế, không dài dòng giải thích!

animal farm

ã thành nông trại súc vật từ lâu rồi, cái gì cũng tổng hợp, từ thức ăn vật lý cho tới thức ăn tinh thần, nuôi như nuôi heo luôn! 🐖 🐷 🐽 Văn chương, âm nhạc… cuối cùng trở thành một kiểu tổ hợp hoán vị, thuật toán nó xào xáo lên để tạo ra “món mới” ăn hàng ngày! Suy nghĩ trở thành những luồng được dẫn dắt, đúng sai, sự thật không quan trọng, quan trọng là trending hôm nay là nói về chủ đề này, ngày mai sẽ có chủ đề khác cũng rất “hot”! Đám nhân viên chăn nuôi đi tới đi lui, tay cầm sách “Thuật tẩy não” kiểm tra tính bầy đàn của từng cá thể! Chu trình Pavlov trở nên hoàn hảo, từ phản xạ vật lý của cơ thể hay tư duy riêng biệt của não bộ, hết thảy đều được dự đoán và kiểm soát, nhằm bảo đảm tất cả nằm trong kịch bản! Không phải nói chuyện viễn tưởng đâu, chuyện đã thấy hàng ngày từ hàng chục năm qua! Khi con người mất đi “phần hồn”, phần “hướng thượng” thì rút cuộc, chỉ còn lại phản xạ vật lý, phần “hướng hạ” như bao loài động vật khác mà thôi!

Mất đi khả năng tự phản tỉnh, con người trở thành những cỗ máy, if – then – else – for – do – while, chạy theo những chương trình đã được cài đặt sẵn! Nông trại súc vật, animal farm, đã trở thành hiện thực, mọi người kết nối thường trực trong mạng xã hội, đeo một cái màn hình 360° cung cấp toàn bộ worldview – thế giới quan toàn thời gian 24/7, sắp tới kết nối sóng não để giao tiếp, điều khiển từ xa! Đa số dân số không biết tự phản tỉnh bản thân là gì, đưa cho cái gì là nghe cái đó, đã “bán linh hồn cho quỷ dữ” từ lâu rồi! Ý thức hệ chính trị chưa làm nên Animal Farm – Nông trại súc vật, mà chủ nghĩa tiêu dùng hiện đại đã tạo ra nó rồi! Vài chục năm sau nữa, cuối cùng rồi cũng sẽ có một cuộc đại cách mạng xã hội, cách mạng văn hoá mới, cưỡng bức đưa các thành phần zombie – xác sống – âm binh về nông thôn đi lao động cải tạo! Nghe có vẻ dã man, tàn bạo mà thật ra cũng chỉ có một phương cách đó mà thôi, cho vô gulag làm việc khổ sai để dứt họ ra khỏi “the Matrix”!

KFC

gày xưa, họ lăn lộn nhiều năm, sống trong các làng bản xa xôi, ăn cùng, ngủ cùng người dân địa phương, trãi qua vài mối tình với các cô thôn nữ, hay như Phạm Duy, còn phải vài lần “hủ hoá” với các “công nông tử đệ”, rồi lâu về sau, mới đẻ ra được những giai điệu như thế. 😀 Ngày nay, “nhạc sĩ” đi chợ internet, tìm mua MIDI files, gì cũng có bán: bè trầm, bè nổi, hoà âm, tổng phổ… đem về xào xáo, đặt một cái tên…

Rồi bày ra một cái máy nghe đĩa Lenco, một bút máy Mont Blanc, gạt tàn, bản nhạc chép tay, chụp bức hình chứng minh lao tâm khổ tứ làm “nhạt sĩ”! Chỉ cần kết quả sau cùng, cách làm không quan trọng! Tuy nói là vậy, nhưng mọi người chắc cũng hiểu đôi khi là hoàn toàn ngược lại: gà đồi nướng mắc khén so với gà rán KFC hoàn toàn khác nhau! Tiếc là đám trẻ bây giờ chỉ biết KFC thôi, nhiều cái không thấy được sự khác biệt!

chính khí hướng thượng

ại là phim thanh xuân Trung Quốc, vừa bước vào cổng trường (vâng, chính là ngôi trường trung học Chấn Hoa – 振华中学 nổi tiếng qua ít nhất 3 bộ phim khác nhau), đập ngay vào mắt là câu khẩu hiệu: Hảo vấn lập hành, Chính khí hướng thượng! Haiza, dĩ nhiên cũng chỉ là khẩu hiệu mà thôi, nhưng nó cũng nói lên được nhiều vấn đề!

Lại đi trước Việt Nam, từ lâu đã bỏ những câu sáo rỗng, không có mấy giá trị thực tế, kiểu như Tiên học lễ, hậu học văn. Lễ không quá quan trọng, văn cũng chưa phải là quan trọng lắm đâu, quan trọng nhất là khí chất con người: chính trực, ngay thẳng, luôn tìm đường hướng đi lên, chứ không mãi lưu manh lặt vặt kéo cả lũ xuống dưới!

好问立行
正氣向上

nguyễn huy thiệp

hú thật, tác gia VN đương đại, tôi chỉ thích đọc có 2 người, đầu tiên là Bảo Ninh, kế đến là Nguyễn Huy Thiệp. Mà cũng ko dám nói là “đương đại”, vì Nguyễn Huy Thiệp tôi đã đọc từ hơn 20 năm trước! Đọc Nguyễn Huy Thiệp, người ta có cảm giác trở về với nguồn cội của mình…

Chảy đi sông ơi, Băn khoăn làm gì. Em thì nông nổi, Anh thì mê mãi, Anh đi tìm gì, Lòng đời đen bạc, Mỹ nhân già đi. Lời ai than thở, Thoảng trong gió chiều, Anh hùng cười gượng, Nét buồn cô liêu…

“Cha tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn”, cảm giác như được trở về quê nhà, tháo giày và đi chân trần trên cát, để cảm nhận sự gắn kết lạ lùng với mảnh đất này, để hình dung một quê hương nửa hiện thực, nửa thần thoại, nửa lãng mạn văn vẻ, nửa thô bỉ trần tục…

liên tài

ột trong những trình bày tôi yêu thích nhất; dù tôi biết rõ một điều là Nguyễn Đình Nghĩa, ông ấy giúp Thanh Hải vô thượng sư truyền bá tôn giáo bằng kỹ năng âm nhạc của mình, mà Thanh Hải là thứ tào lao như thế nào thì ai cũng rõ. Nhưng cũng như với Phạm Duy vậy…

Thái độ của tôi trước sau vẫn là… “liên tài” – 憐才, yêu mến tài năng mà thôi, XH Việt vô cùng phức tạp, đó lại là một chuyện khác! XH cần những tấm gương cho người khác soi vào, nhưng gương thì chỉ có một mặt, còn tài năng, đó là những viên kim cương có muôn ngàn mặt phản chiếu lấp lánh!