qcvn 56

ọc qua là biết QCVN 56, quy chuẩn đóng tàu vỏ FRP được dịch ra từ tài liệu tương tự của Hàn Quốc (mà nói thật là tài liệu gốc dùng tiếng Anh cũng không được tốt cho lắm)! Không khó để nhận ra bản dịch có khá nhiều lỗi, ở đây chỉ ra một lỗi cơ bản làm đình trệ toàn bộ quy trình đăng kiểm. Việc trình bản vẽ của tàu… như ta biết, đa số các thương hiệu đều giữ bản vẽ như “bí mật kinh doanh”, nên việc có được bản vẽ này để trình cho VR là điều không thể! Vậy phải hiểu Chapter 2: Class surveys như thế nào?

Trường hợp người mua bản vẽ B từ công ty A để đóng, thường họ chỉ bán bản vẽ và một số dịch vụ tư vấn hậu mãi! Nhưng cũng có một số công ty “khó tính” sẽ giám sát quá trình đóng tàu, nếu đạt sẽ gọi là “tàu lớp B”, nếu không đạt không được mang tên “tàu lớp B”, nhưng không đạt không có nghĩa là tàu đó sẽ không được đi biển! “Class surveys” chính là một sự đánh giá xếp hạng, nếu chủ chiếc tàu không cần sự “xếp hạng” này thì cần phải bỏ qua, và tiếp tục đánh giá theo những tiêu chí chung của tàu FRP khác!

Trường hợp người chủ sở hữu mua một con tàu thương mại đóng sẵn thì sẽ không có bản vẽ, và thường cũng sẽ không có “Class surveys” mà chỉ kiểm định con tàu theo những tiêu chí chung. Việc hiểu sai một khái niệm cơ bản làm đăng kiểm “tắc” ngay từ bước đầu tiên, với yêu cầu vô lý là phải trình bản vẽ con tàu, điều đa số những người mua tàu sẽ không bao giờ có được. Nên phải hiểu “Class survey” chính là so sánh con tàu với một tiêu chuẩn, ví như tiêu chuẩn “tàu lớp B” do công ty A ban hành!

Tiêu chuẩn B do công ty A ban hành này, nếu đã có đăng ký trước với Đăng kiểm, thì sẽ làm cho quá trình kiểm định diễn ra dễ dàng hơn. Nhưng trường hợp trong danh mục đăng kiểm không có sản phẩm B của công ty A, thì không có nghĩa là sản phẩm B đó bị cấm, chỉ là phải kiểm tra theo một quy trình khác! Điều này giống với việc mua một chiếc xe Honda, bạn không có nghĩa vụ phải trình bản vẽ chiếc xe đó! Khi Honda bán xe tại thị trường VN thì họ đã phải làm việc với ĐKVN để thống nhất các quy chuẩn!

Đăng kiểm xe sau đó chính là so chiếc xe với những gì Honda đã đăng ký xem có đạt không! Đó là trong trường hợp có “class” để so sánh! Trường hợp bạn tự đóng một chiếc xe không giống ai thì đương nhiên không thể so sánh với ai cả! Nhưng không có nghĩa là chiếc xe sẽ không được quyền kiểm định! Trừ khi nhà nước làm luật nói rõ: “chỉ cho phép xe của Honda, Yamaha, và Suzuki, xe làm bởi cá nhân khác đều cấm”, còn không thì vẫn phải xây dựng quy chuẩn đăng kiểm từ những cái căn bản nhất!

Tóm lại: phần lớn các trường hợp là chủ thuyền không có bản vẽ! Trong một số trường hợp họ có thì cũng thường sẽ bị ràng buộc về mặt pháp lý và không được quyền tiết lộ bản vẽ này! Cần làm rõ lý do và chi tiết tại sao VR lại cần bản vẽ, nếu chỉ là để có được một số thông tin cơ bản như L (dài tàu), B (rộng tàu), D (chiều cao mạn tàu), etc… thay vì phải đo đạc thực nghiệm thì cần phải có cách tương đương thay bản vẽ! “Class surveys” thực sự có một nội hàm và ngữ nghĩa pháp lý khác cần phải tiếp tục làm rõ!

ne zhaley ni sebya, ni vragov

ác anh phải dùng máu để rửa sạch tội lỗi của mình, để trả giá cho những sai lầm đã mắc phải, để trả món nợ đối với đất nước sinh ra các anh! Văn hoá & tính cách Nga, là nó cứ thẳng thừng và mạnh bạo và khắc nghiệt như thế! 🙂

…Ne zhaley ni sebya, ni vragov…

tuoitre.vn – Tập đoàn Wagner: Nga ân xá 5.000 tội phạm sau khi đến tham chiến ở Ukraine

chính Bắc

áo với chả chí… bắt đầu từ đám “lá cải và tin giả” phương Tây, sau đó được đám “thiểu năng và trì độn” VN dịch lại, tạo nên một đống nhảm nhí. Đương nhiên, không loại trừ khả năng con người làm thay đổi trục nghiêng của trái đất, nhưng phải lập luận chứng minh một cách thuyết phục, chứ không thể đơn giản dựa vào Bắc Đẩu. Việc Bắc Đẩu xoay quanh trục trái đất, một cách biểu kiến và không luôn luôn chỉ đúng hướng Bắc, việc này người ta đã biết từ cả ngàn năm trước. Nhà khoa học đời Tống, Thẩm Quát – 沈括 đã phát hiện và lý giải được điều này!

Chính xác thì quả đất không phải chỉ chuyển động quay tròn mà còn “lắc nhẹ”, khiến trục trái đất vẽ nên vòng tròn, đi hết vòng này chu kỳ khoảng 26 ngàn năm. Điều này dẫn đến phương hướng của Bắc Đẩu thay đổi rất nhỏ, rất chậm và tuần hoàn theo thời gian, hiện tại Bắc Đẩu đang lệch trục khoảng 2/3 độ, nhưng đã có thời, nó thực sự chỉ đúng hướng Bắc. Cụ thể là thời Đường, nhà sư Nhất Hạnh (không nên nhầm với thiền sư VN đương đại cùng tên) đã xác định Bắc Đẩu nằm ở hướng chính Bắc, nhưng sang thời Tống, Thẩm Quát đo đạc lại và phát hiện ra độ sai lệch!

Việc phát hiện ra Bắc Đẩu (Polaris) không thực sự đúng hướng Bắc đã góp phần dẫn đến… một phen đấu đá chính trị kinh hoàng ở triều đình nhà Tống! Phe “cải cách – tân pháp” do Vương An Thạch cầm đầu, có nhà khoa học Thẩm Quát “chống lưng”, và phe “bảo thủ – cựu pháp” do Tư Mã Quang cầm đầu, có nhà thiên văn Tô Tụng – 蘇頌 làm công tác “bảo đảm toán học” 🙂! Tại sao vấn đề hướng chính Bắc lại quan trọng đến như vậy? Vì nó ảnh hưởng đến việc tính toán lịch, sai một ly là đi một dặm! Lịch ngày xưa là do triều đình làm ra và “ban xuống” cho người dân dùng!

Với nền kinh tế nông nghiệp thì xác định đúng thời & tiết rất quan trọng cho việc canh tác! Ở một thời mà trình độ KHKT phát triển cao như triều Tống, có thể nói là trước phương Tây đương thời hơn 500 năm, thì “thiên văn” chỉ là cái cớ, là “phát súng mở màn” của đấu đá chính trị. Các phe phái, dù chủ trương cải cách hay bảo thủ, dù quan điểm rất khác biệt nhau, nhưng đều coi trọng khoa học kỹ thuật! Cái đối đầu “tân pháp – cựu pháp”, Vương An Thạch và Tư Mã Quang ấy, xứng đáng được phân tích để trở thành một bài học phát triển cho những xứ Á Đông!

Cả hai nhân vật, họ Vương và họ Tư Mã kia, đều là những chính nhân quân tử đích thực, học thức và tài năng của họ được toàn xã hội nể trọng! Nhưng “cựu pháp” ôm khư khư những thể chế xưa cũ mà không chịu thay đổi. Còn “tân pháp”, tuy đề ra những giải pháp hết sức thực tế và khá đúng đắn, như phép “thanh miêu”, phép “bảo mã”, .v.v. nhưng đến khi thực hiện lại sử dụng toàn một đám tham quan, ô lại chỉ biết lợi dụng, lũng đoạn chính sách và sách nhiễu dân chúng, dẫn đến cải cách sớm thất bại từ trong trứng nước! Vấn đề muôn thủa ở đây chính là… “dân trí”!

retina

ấy chục năm ôm máy tính, đủ các chủng loại, kích cỡ, tự hào là có con mắt tốt, không hề hấn gì dù một ngày cả chục tiếng nhìn màn hình! Một mai thức dậy, mắt mờ mờ, đầu điểm bạc, mới hay thời gian không đùa với ai bao giờ. Hãi quá bèn chạy đi mua cái màn hình mới, chất lượng xấu nhưng kích thước to hơn. Giờ thì xài con Macbook như… desktop, màn hình, phím, chuột gắn ngoài (không dây)!

Nguyên nhân chính là cái màn hình Retina, chữ quá mịn, nhưng cũng quá nhỏ, cực kỳ hại vì mắt phải điều tiết liên tục! 🙁 Tuy chỉ là giải pháp tạm thời, nhưng chứng đau nhức mắt giảm bớt ngay lập tức! Được dịp quay trở về với cái bàn phím truyền thống, dù đã làm việc trên nền MacOS hơn 10 năm nhưng thỉnh thoảng vẫn còn nhớ phím Home và End, mới hay thói quen hình thành lâu đời không dễ bỏ!

phẩn bất uy quyền…

ảnh rỗi, đọc sơ một số mục wiki về lịch sử TQ (tiếng Việt), thấy là phần lớn là một đống c… đúng nghĩa! Người viết không hiểu gì, đa phần là dịch từ tiếng Anh sang, thậm chí dịch tự động! Chính vì số đông không biết gì, nên xuất hiện một đám “phá hôi”, chuyên ngồi thêu dệt những thông tin thất thiệt, hoang đường, chả hiểu lấy từ đâu ra, làm với mục đích gì? Ví như mục về Hạ Vũ, hoàn toàn là bịa đặt, trong suốt lịch sử Trung Quốc không có ai tên là Hạ Tử Thành!

Hoặc như mục về Ngô vương, bảo Phù Sai là cháu của Hạp Lư, ai đã đọc sử đều biết rằng là con, chứ không phải là cháu, bịa luôn cả tên cha (“thế tử… Ba”)! Không rảnh đến mức đi bắt bẻ từng lỗi sai trên wiki, nhưng phải nói cho mọi người thấy rõ: đây là chiêu trò của đám lưu manh lặt vặt, cố tình sửa cho sai để gây ra nhiễu loạn thông tin kiểu nhảm nhí, xàm xí! Chính là cái thời buổi: Phẩn bất uy quyền dị khủng nhân – Cục cứt chẳng có uy quyền gì nhưng vẫn khiến người ta phải sợ… 😢

đại vũ trị thuỷ

ử ký viết: đời vua Ngu (Nghiêu), sai Cổn trị thuỷ, làm việc suốt 9 năm mà vẫn không có kết quả, nước vẫn ngập, đất đai vẫn không canh tác được! Thuấn kế nghiệp Ngu, thấy Cổn bất tài, không làm được việc, bèn giết Cổn, và sai con của Cổn là Vũ tiếp tục sự nghiệp trị thuỷ! Vũ tận lực làm việc, ăn ngủ tại công trường suốt 13 năm, nhiều lần đi qua trước nhà mình mà không dám ghé vào!

Kết quả thành công do cách làm đúng: xẻ núi, đào kênh, khơi thông dòng chảy, phân tán và điều hoà lượng nước, tạo không gian chứa, giúp thoát nước ra biển. Còn như Cổn chỉ biết đắp đập, be bờ, xây đê chống lũ, kết quả là đê càng cao thì nước càng lớn, càng nguy hiểm hơn mà thôi! Hơn 4300 (bốn ngàn ba trăm) năm sau, ở xứ Đại Ngu kia, người ta vẫn tiếp tục be bờ, đắp đập, san nền, phân lô… 😢

bạch lạp truyền kỳ

gay từ thời Đường, Trung Quốc đã có “công nghệ” sản xuất nến với sản lượng thường niên đạt hàng chục ngàn, thậm chí có thể đã lên đến hàng trăm ngàn tấn, tạo nên một ngành kinh doanh lớn! Mọi người thường nghĩ nến làm từ sáp ong, nhưng bao nhiêu ong, bao nhiêu sáp cho đủ!? Cũng gần tương tự như trồng dâu nuôi tằm, thu hoạch kén tằm để ươm tơ dệt lụa vậy! Họ trồng một thứ cây, và nuôi một loại côn trùng giống như rận trên cây đó, côn trùng này sinh trưởng và tạo kén trên thân cây! Thu hoạch kén này sẽ có sáp trắng làm nến trắng! Và sau đó là xây dựng thành nông trại lớn, sản xuất ở quy mô công nghiệp!

Có cơm ăn, áo mặc rồi, lại có nến để ban đêm đọc sách, “thập niên đăng hoả – 十年燈火“, thời gian dài như thế thì dân trí nó mới lên được. Sản xuất được với số lượng lớn, giá thành rẻ thì mới tạo ra được hiệu ứng làm thay đổi xã hội: có thêm nhiều người thắp đèn đọc sách (hoặc có thêm nhiều người thức đêm đánh bạc 😀 ). Về loại cây, nguồn phương Tây ghi nhận: privet – nữ trinh – 女贞, nguồn Trung Quốc ghi nhận hai loại cây đều có thể dùng được: một là nữ trinh, hai là một loại tần bì (ash). Mà tần bì có tên tiếng Hoa là: Bạch lạp thụ – 白蜡树, riêng cái tên “Bạch lạp – sáp trắng” cũng đã nói lên việc cây trồng chủ yếu để làm gì!

cổ tranh, tân tranh

ẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền, Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên – 錦瑟無端五十弦,一弦一柱思華年。。。 – Đàn chi năm chục dây bày, Mỗi dây một trụ, nhớ ngày xuân xanh… Mới đầu thì thích nghe Vương Phi hát, sau thì thích nghe âm “cổ tranh” hơn, sau nữa thì không nhất thiết phải là tiếng đàn, tiếng hát nào…

Từ “cổ tranh”, TQ hiện tại đã phát triển thành “tân tranh”, tính năng trình diễn tiệm cận, gần tương đương như piano, âm sắc cũng đầy và ấm hơn trước. Haiza, người ta viết câu nhạc dài 15, 16 nốt có dư, miên miên bất tuyệt như thế, tự nhìn lại những cái thể loại viết câu nhạc 4 ~ 6 nốt cụt lủn, ngô nghê y hệt như con nít ê a tập hát! 🙁

thượng thực – haute cuisine

ối xem vài tập phim, coi được một lúc thấy người lồng tiếng đọc cái bảng là “Xã thảo vân hành” cụt mịa nó hứng, dẹp không xem nữa! Ngu gì mà ác liệt, chữ ngày xưa phải đọc từ bên phải sang: Hành Vân thảo xá, thường đọc là “xá” không phải “xã”, nôm na tức là “nhà lá Hành Vân”.

Nên đám lồng tiếng, thuyết minh phim Việt Nam thực ra éo hiểu gì về văn hoá Trung Quốc, đọc như “bùa chú”, “sấm ký” chứ không hiểu gì nội dung bên trong, càng không nói về các nội hàm sâu hơn. Nếu học hành, chữ nghĩa mà cứ như thế này, học đến kiếp sau vẫn cứ “trống không”! 😢

tàu bay giấy

ái này hay, y như con nít làm “tàu bay giấy”, cắt giấy làm đồ chơi chứ có gì đâu, đơn giản vô cùng, dùng hồ dán lại, dùng dây và băng keo buộc lại, rồi gắn thêm cái động cơ điện Lego, thêm cái mạch điều khiển Raspberry PI nữa là xong, bay xa đến 120 km! 😃 Đương nhiên mình “đơn giản hoá” vấn đề như thế, nhưng thực chất cũng… gần như vậy, không quá khó để chế tạo! Quan trọng là phải rẻ, có thể chế tạo nhanh với số lượng rất lớn, làm thành bầy “châu chấu” tấn công đối phương. Dĩ nhiên đây là thiết kế dã chiến, để có thể sản xuất trong điều kiện kỹ thuật tối thiểu của chiến trường, chứ nếu đã có máy móc, hạ tầng công nghiệp đầy đủ thì chả ai làm vậy, đúc nhựa nhanh hơn nhiều…

Cũng như bầy UAV tấn công căn cứ không quân Nga tại Syria mấy năm trước, Nga chặn được hết, nhưng nếu tấn công với hàng trăm UAV thì chắc cũng sẽ bó tay! Đó cũng là UAV tự chế, thô sơ do các nước phương Tây hỗ trợ chế tạo, sử dụng toàn các cấu kiện thương mại phổ biến trên thị trường, nên việc truy vết nguồn gốc rất khó khăn! Thế rồi chúng nó đi lu loa, vu vạ nước khác là “tài trợ khủng bố”! 😃 Cũng y như Palestine vậy, giờ xem như bị Israel kiểm soát toàn bộ, lâu lâu bắn vài quả đạn cối thì Vòm Sắt chặn hết, tầm bắn quá ngắn nên sẽ bị dò ra và tiêu diệt ngay! Nếu từ ngoài 100km mà phóng số lượng lớn UAV vào, dù là loại đơn giản nhất, ngu nhất, thì hình thái cuộc chiến đã khác!