làn sóng xanh

Đạo đức, thịnh, suy, khôn, dại, hay dở đều hiện ra
nơi âm nhạc, không giấu được ai. Bởi vậy cứ lấy
âm nhạc mà nghiệm được một nước ra thế nào.

(Tuân Tử – Nhạc ký)

ách đây chừng hơn 10 năm (1997) chương trình ca nhạc Làn sóng xanh (LSX) được khởi phát trên sóng radio Đài tiếng nói nhân dân tp. HCM (băng tần FM 99.9 MHz, 7h sáng mỗi Chúa nhật hàng tuần). Quãng thời gian ấy, đang còn là sinh viên, tôi thường chú ý lắng nghe chương trình này, và thêm một vài chương trình khác như Quà tặng âm nhạc hay Rock on the Radio. Bây giờ đã có nhiều phương tiện: băng đĩa, TV, internet, các show diễn, phòng trà… nhưng lúc ấy LSX là chương trình bình chọn âm nhạc danh tiếng đầu tiên, cùng với Đêm Trẻ là những sự kiện âm nhạc thu hút được nhiều khán thính giả.

Những Đêm Trẻ sôi động, tổ chức hàng tháng không cố định, lúc thì ở nhà Văn hoá Thanh niên, lúc ở sân khấu Mạc Đỉnh Chi, lúc lại ở công viên Lê Văn Tám. Cái tuổi sinh viên thời ấy của tôi rất hiếu kỳ, đêm nhạc Trẻ nào cũng chen chân đi xem cho bằng được (hình thức này gần giống như các Đại nhạc hội thường tổ chức trước 1975).

Tiếng trống paranưng (Trần Tiến) 
Vẫn hát lời tình yêu (Dương Thụ) 

Chương trình LSX lúc ấy mang lại nhiều điều mới mẻ cho công chúng yêu nhạc. Hầu như tuần nào cũng có một vài tác phẩm mới được giới thiệu, so với những Cô gái Sài-gòn đi tải đạn, Tiến về Sài-gòn, Mùa xuân trên tp. HCM… vẫn thường được phát trên các kênh thông tin chính thức thì đó quả là một điều mới mẻ. Cũng qua những dịp như thế này mà các “diva” Mỹ Linh, Hồng Nhung, Thanh Lam lên ngôi. Có thể nói đây là một bước ngoặt của âm nhạc Việt, một giai đoạn tạm gọi bằng cái tên “tình ca mới”, lấn lướt có hiệu quả ảnh hưởng của nhạc ngoại, nhạc Việt hải ngoại (không còn bao nhiêu sinh khí), nhạc tiền chiến (đẹp nhưng lỗi thời lỗi mode) và cả nhạc đỏ (quá văn công, văn nghệ).

Điểm qua một số tác giả, tác phẩm: nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thỉnh thoảng lại cho ra một bài mới, na ná nhau nhưng được bảo trợ bằng danh tiếng “cây đa, cây đề” của mình: Sóng về đâu, Tiến thoái lưỡng nan… Một số tác phẩm đặc sắc nhưng ít ỏi về số lượng: Dòng sông lơ đãng – Việt Anh (dáng nhạc Việt Anh đẹp, nhưng lời thì khá… lơ đãng), Gửi đôi mắt nai – Trần Minh Phi (bài này ý nhạc rất tốt). Lại có nhiều ca khúc mang cùng một air “lãng đãng xa vắng”: Có đôi khi – Lã văn Cường, Về lại phố xưa – Phú Quang và nhiều ca khúc về Hà Nội khác.

Nhạc sĩ Dương Thụ – cháu của NS Dương Thiệu Tước (Mặt trời êm dịu, Bài hát ru cho anh, Vẫn hát lời tình yêu, Cho em một ngày…), Thanh Tùng (Hát với chú ve con, Chuyện tình của biển, Hoa tím ngoài sân, Phố biển…) đóng góp khá nhiều ca khúc hay mang ảnh hưởng của đất Bắc. Hai anh em nhạc sĩ Bảo Phúc, Bảo Chấn với các ca khúc viết cho phim: Nỗi nhớ dịu êm, Nơi ấy bình yên, Bên em là biển rộng, Những nẻo đường phù sa… mang nhiều ảnh hưởng của phương Nam. Nhạc sĩ Nguyễn Cường với những sáng tác mang âm hưởng Tây Nguyên, nhạc sĩ Phó Đức Phương với các thể nghiệm ca trù, ngoài ra cũng không thể không nhắc đến người đi tiên phong Trần Tiến, và nhiều nhạc sĩ khác…

Say mê với một đợt sóng âm nhạc mới, rất nhiều sáng tác hay được trình làng, nhưng tôi đã mơ hồ cảm thấy một số vấn đề. Đến khoảng năm 2001 (4 năm sau) thì đợt sóng đầu tiên qua đi, nhường chỗ cho dòng nhạc thị trường nhộn nhạo. Khi những Mr. Đàm Vĩnh Hưng, Mr. Đan Trường, Mr. Lam Trường… “lên ngôi” thì tôi bỏ không theo dõi LSX nữa. Quãng 4 năm sau nữa (2005), người ta hy vọng sự quay lại của đợt sóng “tình ca mới”, nhưng nó tương đối mờ nhạt không rõ nét (như khi Mỹ Linh cho ra đời Chat với Mozart thì cũng có nghĩa là nguồn sáng tác mới không còn dồi dào như trước nữa – cứ với “bước sóng” λ (lambda) = 4 năm một thế này thì chúng ta có quyền hy vọng năm 2009 này sẽ có một đợt sóng mới với nhiều hứa hẹn 😬). Dần dần tôi hiểu ra LSX đợt đầu là tập trung thành quả sáng tác của khoảng 20 năm sau 1975, tất cả gia tài đã được giới thiệu, sau đó thì… hết vốn.

Tôi cảm nhận sự hụt hơi, hết vốn không phải từ số lượng bài hát mà từ chất lượng của chúng. Trong đợt sóng “tình ca mới” này, không nhiều bài hát mới mẻ về nhạc thuật, đa số chủ đề vẫn quay đi quay lại với cái “thời xa vắng”, các hướng khai thác mới (dân ca, ca trù, nhạc Tây Nguyên…) cho thấy sự tiêu hoá vội vàng những nền tảng này, phần nhiều vẫn là copy & paste dân ca dân nhạc, hướng nhạc ngũ cung hầu như không có bài mời nào. Tôi nhận ra những điều này rất sớm, cái bề sâu thật sự vẫn rất mỏng, (ảnh hưởng của chiến tranh, địch hoạ 😬), dường như chúng ta chưa bao giờ sẵn sàng để có những khởi đầu mới.

Để kết ý: những sáng tác “tình ca mới” thật sự đã mang đến một bầu không khí khác cho sinh hoạt âm nhạc, sau bao nhiêu năm điêu tàn, nghèo đói, cũng đã đến lúc phải có những yếu tố mới mẻ. Nhưng cũng từ trong chính những yếu tố mới rất được chào đón ấy, tôi nhìn thấy sự thiếu chiều sâu không dể khắc phục một sớm một chiều 😢.

mai hương


au Thái Thanh, Hà Thanh, ca sĩ pre75 tôi yêu thích nhất, không phải là Khánh Ly hay Lệ Thu mà là… Mai Hương. Điểm lại một chút tình hình âm nhạc trước 75, đây quả là thời kỳ “trăm hoa đua nở”: ngoài hoạt động ở các phòng trà, vũ trường, nhạc sĩ, ca sĩ thường được bảo trợ bởi các đài phát thanh, truyền hình. Ngoài ra băng đĩa cũng được phát hành với số lượng không nhỏ (tôi sẽ còn đề cập đến hoạt động thu âm trong một post sau).

Trương Chi (Văn Cao) 
Khúc hát sông Thao (Đỗ Nhuận) 

Mai Hương là con của hai nghệ sĩ Phạm Đình Sỹ và Kiều Hạnh, là cháu gọi bằng cậu của Hoài Bắc (Phạm Đình Chương) và Hoài Trung (Phạm Đình Viêm), và cháu gọi bằng cô của Thái Hằng, Thái Thanh. (Ảnh trên: ban nhạc Tuổi Xanh, Mai Hương là cô con gái lớn đứng bên cạnh bố mẹ, click vào ảnh để xem phiên bản đầy đủ).

Cũng như Hà Thanh, Mai Hương là ca sĩ hát đài, chứ không hát phòng trà. Tuy không có những phẩm chất đặc trưng riêng như Thái Thanh hay Hà Thanh, Mai Hương có giọng hát thanh, tự nhiên như mây bay nước chảy (hãy thử nghe lại giọng ca Mai Hương qua tác phẩm Hoàng Hạc tịch dương).

lại… hà thanh


Cô Lục Hà – Hà Thanh qua các thời kỳ – người có đánh dẫu x trong hình.

au Thái Thanh, người ca sĩ tôi post nhạc nhiều nhất trên blog này là… Hà Thanh. So với danh ca Thái Thanh, người thu rất nhiều đĩa và băng nhạc, Hà Thanh không có nhiều bản thu âm còn sót lại, ngoại trừ những CD âm nhạc Phật giáo mà sau này Hà Thanh thu âm cho Làng Mai (của thiền sư Thích Nhất Hạnh), đếm đi đếm lại nhạc phổ thông của cô cũng chỉ khoảng 20 bài, thật là một điều đáng tiếc.

Biển nhớ - Hà Thanh 
Câu hò bên bờ Hiền Lương - Hà Thanh 

Dạo gần đây rất “ghiền” giọng ca Hà Thanh, có lẽ vì lâu rồi không được nghe một giọng Huế cũ nào. Trước đây tôi giới thiệu nhạc Hà Thanh toàn qua những bài tương đối xa lạ với nhiều người: Các anh đi (Văn Phụng), Nhạc sầu tương tư (Hoàng Trọng), Chinh phụ ca (Phạm Duy)… nay xin gởi đến các bạn giọng ca Hà Thanh qua những ca khúc mà nhiều người biết: Biển nhớ (Trịnh Công Sơn) và Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp).

hải ngoại thương ca


hường thì tôi không thể nhớ hết những bản nhạc mình từng nghe và từng thích, nhưng có một chút gợi ý nào đó thì mọi chi tiết lại hiện về rõ ràng, dù là đã nghe 15, 20 năm về trước. Hai bài hát dưới đây là nằm trong số đó. Cả hai bài đều của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, sĩ quan mang quân hàm đại tá QĐ VNCH, âm nhạc chỉ là nghề tay trái. Ấy vậy mà cái nghề tay trái ấy lại có những biệt tài nhất định.

Hải ngoại thương ca - Hà Thanh 
Mấy dặm sơn khê - Thái Thanh 

Đôi điều về bài hát Hải ngoại thương ca. Bài hát được sáng tác năm 1963, không phải sau 1975 như cái tựa đề dễ gây lầm tưởng. Các vị lãnh đạo ở bộ Văn hoá Thông tin, (theo tôi suy đoán) cứ ngỡ là bài hát được sáng tác gần đây, thấy ngay cái giá trị lợi dụng của nó trong chính sách kiều vận, nên đã sẵn sàng cấp phép lưu hành trở lại. Hãy đọc lời bài hát để biết được tại sao:

Người về đây giữa non sông này. Hội trùng dương hát câu sum vầy. Về cho thấy con thuyền nước Nam, đi vào mùa xuân mới sang, xa rồi ngày ấy ly tan. Tôi đi giữa trời bồi hồi, cờ bay phất phới tôi quên chuyện ngày xưa… Ai bảo các vị ở bộ không hiểu giá trị của nhạc, khi nó có thể giúp kêu gọi một năm nhiều chục tỷ đôla tiền kiều hối? 😬

Khi nhỏ, chưa biết tác giả là ai, chưa hề biết lịch sử xoay vần thế nào, tôi đã thích những giai điệu, lời ca lãng mạn nhẹ nhàng như thế: nhớ ai ra đi, hẹn về dệt nốt tơ duyên, khoác lên vòng hoa trắng, cầm tay nhau đi anh, tơ trời quá mong manh… (Mấy dặm sơn khê).

Một vài bìa nhạc Nguyễn Văn Đông:

nhạc sầu tương tư

ần đầu nghe Nhạc sầu tương tư do Khánh Ly hát, thú thật không có ấn tượng gì. Nhờ bản khí nhạc Nguyễn Đình Nghĩa mà tôi nhận ra dáng nhạc trung du Bắc bộ rất đặc biệt trong ca khúc này. Mê điệu nhạc từ đó, nhưng phải do những ca sĩ nhất định trình bày, như Hà Thanh hay Thái Thanh. Gần đây thấy có Lam Trường, Quỳnh Hoa hát lại bài này, nghe rồi tự hỏi không biết họ có hiểu hay cảm được dáng nhạc ấy không!? 😀

Nhạc sầu tương tư - Hà Thanh 
Người về miền xuôi - Thái Thanh 

Hôm nay tình cờ nghe lại trường ca Con đường cái quan của nhạc sĩ Phạm Duy, phần 1: Từ miền Bắc, đến đoạn 4: Người về miền xuôi, nhận ra ngay dáng nhạc của Nhạc sầu tương tư. Hai cái melody rất giống nhau, không biết là ai học ai, nhưng có lẽ cả hai nhạc sĩ đều học từ điệu hát lượn của các dân tộc Tày, Nùng, vùng trung du, thượng du Bắc bộ.

Cùng một dáng nhạc, cách xử lý của nhạc sĩ Hoàng Trọng đậm đặc, nguyên bản và tình cảm hơn, cách phát triển của nhạc sĩ Phạm Duy sáng tạo hơn, nhất là đoạn chuyển từ dân ca thượng du sang dân ca đồng bằng Bắc bộ, để vẽ ra cái cảnh Người về miền xuôi bằng âm nhạc! Các bạn hãy thử nghe cả hai khúc nhạc trên đây để xem chúng giống và khác nhau thế nào!

ns hải phượng

ghệ sĩ Hải Phượng, đệ tử chân truyền của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảogiáo sư Trần Văn Khê, người được gọi bằng cái biệt danh: đệ nhất cầm thủ. Những album Tiếng Xưa, Bến Xuân rất đáng nghe. Tiếng sáo trúc của Khánh Tường cũng thật đặc biệt. Chỉ bực một nổi bộ gõ toàn là âm thanh điện tử, nghe thật vô hồn. Tiếng đàn bầu với những luyến láy mơ hồ, li ti thật sự là tôi chưa nghe ở ai khác ngoài nghệ sĩ Hải Phượng!

Hoài cảm (Cung Tiến) 
Đêm đông (Nguyễn Văn Thương) 
Hòn vọng phu (Lê Thương) 
Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn) 

ly rượu mừng

au đây là bản luân vũ thứ 7 trong chuỗi những điệu valse chào xuân. Tết năm kia đã có bài giới thiệu Ly rượu mừng qua phần trình bày của Hợp ca Thăng Long, hôm nay nghe lại bản nhạc này qua những phần trình bày mới, lại cảm thấy… nghệ thuật vốn thực hơn là cuộc sống. Hãy để tiếng nhạc hoành tráng Ly rượu mừng mang lại những cảm xúc mới sau đây qua phần trình bày của dàn nhạc Lê văn Khoa.

Ly rượu mừng - Hợp ca Ngàn Khơi 
Ly rượu mừng - Hợp ca Hy Vọng 

(Có vài chi tiết kỹ thuật đáng buồn liên quan đến hai bản thu âm trên đây. Phần trình bày thính phòng có chất lượng quá thấp, chỉ nghe rõ được tiếng những nhạc cụ chính. Phần trình bày hợp ca có chất lượng cao hơn nhưng lại là nạn nhân của loudness war, nghe trên headphone thì còn chấp nhận được chứ đem ra dàn âm thanh lớn thì… ôi thôi rồi! 😢 Có lẽ đến một lúc nào đó mình sẽ phải “say goodbye” với “compressed audio”).

Nếu phần nhạc có lời sôi nổi đầy cảm hứng thì phải nghe phần trình bày không lời mới thấy hết cái hoành tráng. Tôi nghĩ bản nhạc vẫn có thể được arranged trên một dàn nhạc lớn hơn nữa. Ly rượu mừng xứng đáng là bản nhạc xuân hay nhất, từ nhạc cho đến ca từ: Nhấc cao ly này, hãy chúc ngày mai sáng trời tự do. Nước non yên bình, muôn người hạnh phúc chan hoà…. Sẽ không có gì vui hơn trong một xuân sum họp nào đó, tay nâng chén rượu mà hát ca khúc này!

bến xuân xanh

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và vợ, ca sĩ Minh Trang.

a khúc thứ 6 trong chuỗi những điệu valse chào xuân, một ca khúc thật tuyệt vời của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, bài hát được xem như là điệu valse đẹp nhất của Tân nhạc Việt Nam. Những giai điệu của Dương Thiệu Tước, như nhạc sĩ Phạm Duy đã nói, là những giai điệu rất mượt mà sang trọng, chỉ có một người nghệ sĩ dòng dõi nhà quan mới viết lên được những melodies như thế này (nhạc sĩ Dương Thiệu Tước là cháu nội Dương Khuê – bác Dương thôi đã thôi rồi, nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta – Nguyễn Khuyến).

Bến xuân xanh - Thái Thanh 
Bến xuân xanh - Mai Hương 

Mời các bạn thưởng thức điệu valse thật mượt mà yêu đời của người nhạc sĩ rất đặc biệt này. Khi ông viết nhạc Tây, chúng ta có cảm giác như đang nghe như Chopin, Schumann. Khi ông viết nhạc ngũ cung, cả một khung trời Đường thi ngày xưa trở về hiển hiện.

nụ cười sơn cước

a khúc thứ 5 trong chuỗi những điệu valse chào xuân: Nụ cười sơn cước. Từ hồi 9 năm, bài hát này đã được phổ biến rộng rãi ở miền Nam, trong khi đó ở miền Bắc, nhạc sĩ Tô Hải chỉ sáng tác thêm một số tác phẩm ít được biết đến khác, và chủ yếu tham gia hoạt động khí nhạc. Vào thế hệ mẹ tôi, bài hát này rất phổ biến, thường được tập trong các buổi văn nghệ trường: Ai về sau dãy núi Kim Bôi, nhắn giùm tim tôi chưa phai mờ… Ông già gân Tô Hải có lẻ là blogger già nhất Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Đã ngoài 80 tuổi, đang nằm trên giường bệnh nhưng ông vẫn kiên trì viết bài tại Yahoo 360° với nickname là toohair007.

Nụ cười sơn cước - Hà Thanh 

Ngoài 80, có mấy ai lên blog? Tớ 81 thành chủ blog… dở hơi. Cố bước chân theo lớp trẻ đua đòi. Theo hip hop, grafiti, rắp, riếc. Âm nhạc tớ, âm nhạc thời “rách việc”. Gò lưng tôm cố viết xanh-phô-ny. Nào công-xéc-tô, nào sôi-nát để… cất đi. Cố bắt chước Chô-Panh, Chai-cốc-ky hoặc cụ Bách. Nhưng kết quả chỉ là: Vứt! Vứt! Vứt! Vì cháu con thời hiện đại, a còng. Chẳng cần học 5, 10 năm như tớ. Vẫn nổi danh mà chẳng cần tổng phổ. Vẫn trở thành “rap sỹ nói” ngon ơ! Vẫn có tiền, có xế hộp, có nhà. Đâu như tớ giàu huân chương nhưng nghèo kiết xác! Bét tô ven, Su-be… thôi! Xin chào các bác! Em ra đi làm nhạc rap từ đây! Các bạn trẻ! Hãy tin lão già này! Vào blog tớ, sẽ có ngay… một bài rắp! Bảo đảm rằng tớ không hề ăn cắp. Vì có tên người “xúc tác” hẳn hoi. Là tớ đây: “Lão nhạt sỹ dở hơi”. TooHair 007 (81 tuổi) cư dân mạng từ thời còn là “Cụ Trẻ”. 😬

Ngay đầu blog đã thấy câu blast: Ngoài 80 lại giở trò chơi blog! Liệu phen này có ngu ngốc hay không?. Ông viết nhiều thứ, từ âm nhạc đến lịch sử, chính trị xã hội, nhiều bài viết theo lối nhạc rap rất hài hước, có rất nhiều thông tin thú vị trên blog của ông! Hãy đọc để biết một cựu sĩ quan QĐND lại có tư tưởng duy tân như thế nào! Đoạn clip bên dưới là quay cảnh nhạc sĩ Tô Hải tố cáo một tên cảnh sát chìm chuyên chỉ điểm bắt người trong cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc…

kiếp ve sầu

iếp ve sầu này không phải là của Mr. Lam Trường, Mr. Đan Trường đâu nhé! Mọi thứ đều có lai lịch của mình, vậy cái tên Kiếp ve sầu từ đâu mà ra? Là từ một bài hát của nhạc sĩ Lam Phương – tác giả ca khúc nổi tiếng Bài tango cho em (từ ngày có em về, nhà mình toàn tiếng chửi thề, vừa đủ người chơi tiến lên, xong rồi mình đặt bàn binh xập xám… 😬).

Kiếp ve sầu - Ánh Tuyết 

Và Ánh Tuyết trong post này cũng không phải là Ánh Tuyết sau 1975. Cũng cùng một giọng soprano như nhau nhưng hai người là hai ca sĩ nổi tiếng của hai giai đoạn khác nhau. Tôi đã có giới thiệu giọng ca Ánh Tuyết (pre 1975) qua một post trước đây.

Nữ danh ca tài sắc này làm mưa làm gió Sài thành một thời, trước cả khi giọng ca Thái Thanh lên ngôi! Tiếc rằng bản thu âm này chất lượng quá xấu. Một thời chẳng hiểu vì sao bị ám ảnh bởi ca khúc này, cuộc đời mình hẳn có gì đó ràng buộc với những duyên kiếp cầm ca…