sốc nhiệt

Chuyện này rất phổ biến với người vận động, lao động ngoài trời. Nhưng nhiều người không kịp nhận biết trước khi đã muộn! Tôi đã trãi qua một vài lần, quan trọng là phải tự quan sát, cảm nhận được tình trạng sức khỏe của bản thân! Những “triệu chứng” bác sĩ nói trong bài báo không sai, nhưng vô dụng với chủ thể người bị sốc nhiệt! Biểu hiện đầu tiên của sốc nhiệt là bị mất “ý thức”, mất “kiểm soát” cơ thể trong một hoặc vài đoạn thời gian ngắn, thường chỉ kéo dài vài giây!

Cơ thể bỗng dưng trở nên “lơ mơ”, không “phản hồi”! Quan trọng là phải tự nhận ra được tình trạng ấy (chẳng phải “kết nối với bản thân” là gì?!) để có biện pháp lập tức: tìm chỗ mát nghỉ ngơi, uống nước. Cũng như chuột rút vậy, trong những hành trình phải chèo liên tục 12~16 tiếng, tôi có thể nhận ra được lúc nào mình sắp bị chuột rút, và lập tức phải có biện pháp nghỉ, phục hồi hợp lý, chỉ cần 15, 30 phút thôi là đủ để không quá ngưỡng, để vẫn có thể chèo 16h+ nếu cần!

Czardas – Monti

Khi đã bước qua ngưỡng 4x, những khoảnh khắc như vầy… sẽ không còn tới nhiều nữa, những điều rất thường gặp khi ta 20 và bớt dần theo năm tháng, khi mà mức năng lượng nội sinh của bạn bỗng dưng chợt nhảy lên một tầng cao, một quỹ đạo mới, mọi thứ bỗng trở nên tuôn chảy, nhẹ nhàng, tự nhiên, tươi sáng. Khi mà người khác nhìn vào bạn mà cứ tưởng như người mất trí…

Đang nhìn xa xăm, cười vô lý, dường như vẫn còn đang ở đây, hay là đã ở chỗ nào khác?! Nên âm nhạc, thực chất chính là sự vận động, âm nhạc không tách rời âm thanh, nhưng âm nhạc éo phải là âm thanh, cũng như tình yêu không tách rời tình dục, mà tình yêu éo phải là tình dục… Khi nhạc trưởng chỉ tay vào đồng hồ, nghĩa là thời gian đang hết, phải chảy nhanh hơn nữa! 🙂

Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa

Haizza, do dân trí quá thấp nên mới dẫn đến tình trạng như vậy, chuyện không có gì lại trở thành những thanh âm vang vọng qua lại giữa những cái tôi “trống hoác” giống như nhau, cứ như là gió lùa qua hang trống vậy! Chuyện này phải nói làm sao cho rõ… Một mặt, tinh thần Phật giáo chính là không chấp nhất vào bất kỳ một con đường, một phương thức nào, một vị hòa thượng 50 năm tu hành chưa chắc đã được công đức như một đệ tử tục gia bình thường. Nhưng mặt khác, đã là con người thì phải có đoàn thể, luật lệ, và những giới luật của Tăng đoàn đã được đặt ra ngay từ thời Đức Phật còn sống chứ không phải bây giờ mới có, một số là do chính Đức Phật đặt ra! Sâu xa hơn, cái tranh luận giữa “đốn ngộ” và “tiệm ngộ” là một sự tranh luận xưa nay chưa có điểm dừng. Sự giác ngộ có thể đến, tại bất kỳ một giây phút nào, nhưng cũng có thể là phải trên căn bản của tinh tấn, của kỷ luật, cũng phải có một quá trình “hóa duyên” nào đó! Nên Đại thừa và Tiểu thừa, tuy khác nhau chút đỉnh về hình thức và phương pháp, nhưng tinh thần chung thì vẫn là… “bất nhị”! Quay trở lại với cái xã hội đã bị lưu manh hóa thời Mạt Pháp, chính vì không thể đánh đồng tất cả, nên cần phân biệt ra các kiểu lưu manh khác nhau! Em xin lỗi, nhưng cứ phải dùng đúng từ, đúng nghĩa, thẳng thắn như thế!

Kiểu lưu manh lớn: tổ chức thành công ty, kinh doanh vì lợi nhuận, đi theo con đường mê tín, tà đạo! Cái này vô cùng dễ thấy, ai ai cũng có thể nhìn thấy! Nhưng ở hướng ngược lại, có vô số sự lưu manh nhỏ mà người ta khó thấy hơn! Phần nhiều ở Nam tông, do giới luật lỏng lẻo, nên có vô số thành phần lười lao động, cũng bày đặt khoác y cầm bát, khất thực qua ngày, ở chùa rảnh rỗi nhàn cư sinh ra vô số tệ nạn! Đây là thực trạng khá phổ biến của Nam tông mà có vị từng thú nhận: suốt mấy chục năm đã tìm mọi cách nhưng vẫn không thể nào chấn chỉnh được! Trở lại một quan điểm trung dung, đã là người thì đều phải có hội đoàn, luật lệ, đều phải có quá trình! Như xưa mà dưới 10 năm hành trì thì chỉ gọi là “chú Tiểu”, 10 ~ 20 năm mới gọi là Đại Đức, từ 20 ~ 50 năm mới gọi là Thượng Tọa, và trên 50 năm tuổi Hạ mới mang danh Hòa Thượng! Chứ không phải bất kỳ một đứa thần kinh, tay cầm cái nồi cơm điện nào cũng có thể gọi là Sư được! Hoàn toàn không có ý phê phán ông Minh Tuệ gì đó, ông ta có đủ mọi quyền làm những gì mình muốn theo pháp luật! Chỉ là ở đây thấy rõ: những sự lưu manh nhỏ (của một xã hội dân trí thấp lè tè) đang tìm cách “mượn” ông ấy, “leo” sự kiện để bất mãn với những lưu manh lớn, nói một cách nôm na, hài hước thì chính là: đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa! 😀

Viết tiếp ý, vì ngôn từ vắn tắt, nên có thể tạo ra cái nhận định thiên lệch là mình có thành kiến với ông Minh Đức gì đó! Đầu tiên nói rõ là việc “hành thiền” như thế này là một bài tập phổ biến trong Phật giáo, đã từng có rất nhiều người làm, thậm chí có người từng làm theo kiểu đau khổ hơn nhiều: đi 2 bước, lạy 1 bước, lạy đến khi sấp toàn bộ cơ thể xuống mặt đường, và lặp lại như thế suốt nhiều năm cho đến hết hành trình! Đây là 1 hình thức tu tập tương đối phổ biến, nhưng do các con ranh trên MXH chưa từng thấy, nên lấy đó làm điều kỳ diệu rồi tán tụng này nọ! Ma chướng xem ra vẫn còn nhiều lắm, kiếp nạn không phải chỉ có 72 lần! Mà ma chướng đến từ đâu!? Đầu tiên chính những thành phấn xưng tụng, bốc thơm là một dạng ma chướng, mục đích là tạo sự kiện, là câu view trên MXH! Tiếp nữa là vô số dạng ma chướng khác, vài năm trước, với 1 vị “hành giả” khác, từng xảy ra hiện tượng có nhóm người xăm trổ, hò hét dẹp đường cho “sư phụ”, thậm chí đánh người khác bị thương! “Hành giả” vẫn im lặng không nói, không thanh minh bất kỳ điều gì cho đến khi người ta hiểu ra đám “đệ tử” dẹp đường đó không biết là phường lưu manh ở đâu, chả có liên hệ gì với vị “hành giả”, nhưng dàn cảnh như đúng rồi vậy! Vụ việc tuy không đáng gì, nhưng xem ra lại là 1 phép thử đối với dân trí! Phải hành xử làm sao cho đúng với tinh thần: Bồ đề bản vô thụ, Minh kính diệc phi đài!

ma tâm

Mao chủ tịch viết thư tay cho các học giả, như Quách Mạt Nhược, viết bằng lối “cuồng thảo”, loại chữ nếu không có hàng chục năm tập luyện thì không đọc được, người bình thường không thể hiểu nổi, những bức thư pháp như thế giờ bán đấu giá hàng chục triệu tệ! Thế rồi trong thư, bằng cái loại giun dế phức tạp trời đánh ấy, ông ta than phiền: chữ TQ khó quá, bình dân đại chúng không cách nào học nổi, phải có cách nào đó cải tiến cho đơn giản hơn! Nhìn qua VN xem, đáng ngưỡng mộ xiết bao, mới có mấy năm áp dụng loại chữ ký âm Latin mà đã phổ cập giáo dục, toàn dân hầu như ai cũng biết đọc, biết viết!

Các học giả trả lời, người thì đồng ý cải cách, người thì phản đối, và vẫn có một số chọn giải pháp trung dung hơn, chữ thì không thể bỏ được, như thế làm gián đoạn mạch nguồn mấy ngàn năm văn hóa TQ, nhưng có thể cải tiến cho đơn giản hơn. Và thế là TQ đã đi con đường “trung dung”, đơn giản hóa phồn thể thành giản thể chứ không chọn con đường chữ ký âm! Cho đến ngày hôm nay cho thấy đó là một sự lựa chọn đúng! Cái sự khó khăn đến mức vô lý khi học chữ ấy, thực chất cũng là một biện pháp để “mài tâm – ma tâm – 磨心“, làm sao để loại bớt những thành phần lao nhao, không có cố gắng, công phu gì đi!

the king maker

Hơn 60 năm trước, có người tên là Edward Lansdale, đại tá CIA, biệt danh “The king – maker” – Kẻ buôn vua, ông ta đã dựng lên (và đạp đổ) vô số “ông vua” tại Philippine, tại VN và nhiều nơi khác! Chính ông này là cha đẻ của chiến dịch “Chúa vào Nam”, đưa gần 1tr người Công giáo di cư năm 1954. Một trong những người giỏi nhất của CIA, tiểu sử của ông ta đầy ắp sự kiện, vô số “chiến công” lẫy lừng! Và thế là 1tr người ra đi, Em theo đoàn lưu dân, bờ vai thơm nồng bông bí nụ… Nhưng 1tr người này số phận không giống nhau. Số có xuất xứ, quan hệ tốt (với chính quyền Diệm) thì được phân về Sài Gòn, Đồng Nai.

Số khác thì phải xuống Kiên Giang, số thì lên Buôn Ma Thuộc! Cư-Kuin là một cái huyện đặc biệt về thành phần, nếu như các bạn còn nhớ, đây là nơi xảy ra vụ bạo loạn hãi hùng mới vừa qua! Nơi đây có một cộng đồng khá lớn Bắc 54 di cư từ thời trước, và những người dân miền Bắc, miền Trung di cư lên sau này, và cả những người dân bản địa đã sống ở đó từ xưa! Địa bàn dân cư phức tạp như vậy, đương nhiên sẽ xảy ra nhiều chuyện! Nhưng căn bản là luật không nghiêm, dân không biết tin vào đâu, dân trí thấp, không bảo nhau được, tự sống với nhau vốn đã không ổn, người ngoài bày mưu, xúi dục là thành chuyện thôi!

lưu manh hóa

Vì sao Trung Quốc làm được những điều… không tưởng? Bởi vì họ bắt đầu làm từ những việc nhỏ nhất, thế thôi! Quay lại bối cảnh Việt Nam, người ta sẽ ngay lập tức tìm một con dê tế thần, lỗi là ở tại giáo dục, vâng vâng… Nhưng thực ra lỗi không ở giáo dục, toàn xã hội đều như thế, giáo dục có thể làm gì được!? Lỗi đơn giản chỉ là ở một nền văn hóa chưa đủ sâu dày! Nói câu tiếng Việt đơn giản không thông, hành văn trúc trắc, tối nghĩa, ý tưởng thì kiểu nhộn nhạo, càn quấy! Đến một cái suy nghĩ, lập ngôn trong tiếng mẹ đẻ còn chưa thành hình, thì làm sao ngoại ngữ cho thông thạo được?! Mấy người mà tiếng Việt viết / nói kiểu ngớ ngẩn thì y như rằng tiếng Anh cũng tương tự mà thôi, và chắc chắn là còn tệ hơn! Đầu tiên là chuyện lập ngôn, kế đến là chuyện lập hành, làm việc không thấy có công phu gì, lúc nào cũng loẹt quẹt cho xong! Cái gì cũng lên Google tra, đọc 5, 7 dòng là vỗ ngực: ah ta biết rồi, nó là như thế này, nó là như thế kia!

Một chút kiên nhẫn để tìm hiểu, học hành cho thấu đáo vấn đề cũng không có, lúc nào cũng cầm đèn chạy trước ô tô, luôn tỏ ra ranh vặt! Từ trong mỗi cá nhân đã như thế, thì đương nhiên, ra đến xã hội là thành một đống cxx mà thôi! Lúc nào cũng ta đây thế này, người khác thế kia, suốt ngày cạnh khóe, đấu tố nhau, muôn kiểu tâm lý bệnh hoạn, muôn kiểu lưu manh, giả trá! Muôn kiểu lừa bịp, lừa đảo, thậm chí chả lừa được ai, nhưng vẫn cứ bám riết vào những kiểu thủ đoạn thiểu năng như thế! Kết quả là cộng đồng rối loạn, không tạo dựng nổi lòng tin, không tạo dựng được giá trị! Giá trị nó éo phải là thứ từ ngoài đem vào được, nó là thứ từ bên trong xây dựng nên! Dần trở thành những kiểu đồng dạng – tự tương tự, tự nó lặp đi lặp lại, những “cái tôi” mãi không chịu lớn, 70 tuổi rồi vẫn cứ như con nít vậy, không tự hiểu ra được mình chưa lớn chỗ nào, chưa định hình tính cách, tư cách! Thế nhưng ai nói khác mình là không được!

Dùng biện pháp nghiêm nhặt để chấn chỉnh là phản ứng, rồi biện minh Tây thế này, Mỹ thế kia! Haiza, từ những cái não trạng còn đang ở thời kỳ bán khai, nói thẳng ra là mọi rợ, còn đang ở thời kỳ công xã nguyên thuỷ mà nói chuyện trời Tây nghe nó thậm buồn cười! Điều cần thiết là làm sao dẹp những “cái tôi” lao nhao, manh động đi, bớt những trò lưu manh vặt lại, mà tập trung học hành cho nghiêm chỉnh, chịu khó làm việc cho có công phu, đặng làm lấy được một nghề có thể cạnh tranh với thiên hạ! Khi tạo dựng được giá trị bản thân rồi thì cộng đồng tự khắc nó vững mạnh. Nhưng không, trống hoác thế kia thì ai ném cxx vào là nghe theo thôi, rồi cộng đồng trở thành những kiểu phản chiếu qua lại của những “cái tôi” trống hoác như nhau, sự vô minh cứ thế được khuếch đại lên, như âm thanh dội vào khoảng trống, tới mức trở thành những hiện tượng “lưu manh hóa” vô cùng sâu rộng!

Mọi người có thể không để ý, nhưng nếu nhìn kỹ, sẽ thấy sự lưu manh hóa của gần như toàn xã hội! Đầu tiên là các lũ đa cấp, đám này ngoài một số ngôn từ thiểu năng lặp đi lặp lại thì chả có gì khác! Kế đến là các kiểu lưu manh “giang hồ mạng”, các nhóm bay lắc và nghiện, những hội nhóm gắn kết tạm bợ trên mạng xã hội, chúng hợp tác với nhau để đi dàn cảnh, diễn kịch, tung hứng giống như đúng rồi luôn! Kế đến nữa là các nhóm lưu manh của các tôn giáo, một số dạng “tà đạo” mới sau này, nhưng có cả các Tôn giáo truyền thống như Thiên chúa, Tin lành, Phật giáo, lại thêm một mớ những ngôn từ, lý luận thiểu năng nữa. Kế đến nữa là các nhóm lưu manh báo chí, luôn ảo tưởng quyền lực, tìm mọi cách dùng thông tin để gây ảnh hưởng, để “tống tiền” cá nhân và doanh nghiệp! Kế đến nữa là các nhóm lưu manh IT, cho rằng mình có một số hiểu biết về kỹ thuật máy tính, chuyên la liếm, rình mò khắp nơi!

Kế đến nữa là các nhóm lưu manh showbiz, lúc nào cũng “thần thái”, “kịch”, “hài”, làm như đóng vài bộ phim nhảm, hát vài bài nhạc xàm là hiểu thấu lòng người vậy! Thậm chí có cả những nhóm lưu manh “nhà nước”, các nhóm dân vận, thời buổi nào rồi, nâng cấp kỹ thuật tuyên truyền đi, lảm nhảm những điều đơn giản quá người ta cười cho! Và cả những nhóm lưu manh nước ngoài, đám này nói chung không đáng ngại vì những hiểu biểt rất nông cạn với văn hóa sở tại! Đa dạng nhất, có nhiều khuôn mặt nhất tại VN là các nhóm “đĩ điếm, mại dâm”! Đây là nhóm có ảnh hưởng sâu rộng nhất, và có khả năng liên kết, len lỏi, lôi kéo những nhóm khác, đồng thời có khả năng ẩn danh, biến hình tốt nhất, và cũng có số lượng đông đảo nhất! Còn vô số những dạng, loại hội nhóm lưu manh khác chưa kể ra ở đây, nhưng tựu chung, chúng đều giống nhau: xài những kiểu ngôn từ rất ngu xuẩn, rất đặc trưng cho từng nhóm!

Các kiểu nói năng, lý luận càn quấy, xàm xí, những ngôn từ dạng thiểu năng chỉ cốt “cả vú lấp miệng em”, nói cho lấy có lấy được, những kỹ thuật tuyên truyền thấy rõ là “rập khuôn, máy móc”, được thiết kế để đánh vào số đông, đánh vào những kiểu thị hiếu thấp kém và đánh vào tính bầy đàn của mạng xã hội! Mỗi nhóm đều có những đặc điểm nhận dạng khác nhau mà một người quan sát tinh tế nhìn vào có khi chỉ vài phút là phát hiện được, còn người đã từng trãi qua là sẽ nhìn rõ được ngay. Cái sự lưu manh hóa này nó đã và đang diễn ra trên quy mô toàn xã hội, bất kể vùng miền, bất kể quan điểm chính trị, tôn giáo, bất kể ngành nghề, lứa tuổi, thậm chí là bất kể trình độ, học vấn, học nhiều cũng chưa chắc đã có văn hóa tốt hơn! Đâu đâu cũng thấy sự lưu manh hóa đáng báo động như thế! Haiza, thực trạng dân trí thấp lè tè ngọn cỏ, xã hội lưu manh hóa như thế, chưa nên nói tới chuyện Trung Quốc thì hơn…

gió chướng

Đúng là một kỷ niệm khó quên. Ngày hôm đó bị “vần” đến mấy tiếng đồng hồ ở đồn Biên phòng, những “nghiệp vụ” tương đối đơn giản của Công an, Biên phòng… đó là dùng 4, 5 người thay phiên, hỏi đi hỏi lại hàng trăm chi tiết, hỏi hàng chục lần, xem mình “khai báo” có nhất quán hay không, đảo tới đảo lui, đặng tìm ra chỗ sơ hở. Anh là ai, anh từ đâu đến, anh đi về đâu, khởi đầu là những câu hỏi đầy tính “triết học” như thế, rồi hỏi quá trình sinh trưởng, học tập, công tác, rồi lại hỏi người thân, gia đình, chưa hết, còn yêu cầu cung cấp số điện thoại, gọi cho một số người quen để kiểm chứng!

Là người khác thì chắc đã “nổi đóa”, về lên Facebook viết “cáo trạng” chửi bới tùm lum rồi! Nhưng không phải là em, em là em tĩnh lặng như nước, “thượng thiện nhược thủy” mà! Có xoay kiểu gì thì em cũng nhất quyết không để lộ ra chỗ sơ hở (vì có sơ hở éo đâu để mà lộ) 😀 ! Nhưng cũng vui, vì hiểu rằng, đằng sau những “nghiệp vụ”, thì họ vẫn là con người bình thường, vẫn có nhiều điểm có thể đồng cảm, vẫn có nhiều người dễ thương có thể nói chuyện, trao đổi được! Hiện tại công việc còn quá nhiều, chưa thể nói trước được, nhưng sẽ chóng tổ chức lại một hành trình như thế này!

test loa

Bản nhạc test loa… Mỗi khi có cái headphone / loa mới (chưa có cái nào công suất quá 15W) là tôi lại dùng một số bản nhạc để test, đầu tiên phải là bản này, âm thanh phần nhiều mid-range, tiếng bass phong phú. Nếu test kỹ thì phải dùng đến nhiều loại âm thanh khác nữa, chủ yếu vẫn là acoustic và cổ điển, từ cello cho đến flute.

Nhưng phải qua được bước đầu tiên đã, phải đúng là bản ghi âm do NSUT Đức Thuyết trình bày, đài Tiếng nói VN thu âm cách đây đã rất lâu. Âm nhạc không tách rời âm thanh, nhưng âm nhạc éo phải là âm thanh, ấy thế mà rất nhiều người vẫn hay lẫn! 😀 Tiếng trống Paranưng, luôn là một bản nhạc lôi cuốn và bí ẩn…

cấm & quản

Bà TT này tuy gốc gia đình là người Gruzia, nhưng sinh ra và lớn lên tại Pháp, đã từng là… đại sứ của Pháp tại Gruzia, chỉ mới lấy quốc tịch Gruzia năm 2004, và đến tận giờ vẫn mang song song hai quốc tịch! Bọn Tây-lông chúng nó cài cắm ghê thật, kiểm soát nước khác như con rối luôn! Cứ như thế này ăn một mớ rồi tếch ra nước ngoài chứ có ở lại với con thuyền chìm đâu!? Ở VN hay TQ, nếu chưa đủ 5 đời gắn bó với xứ sở, thì đừng mong làm quan to chứ chưa nói TT, CT. Về cái dự luật kiểm soát các tổ chức NGO, bọn Tây-lông là trùm trong việc xài các tổ chức mang tiếng là… “phi chính phủ” để cài cắm, do thám, gây ảnh hưởng!

Thực ra chuyện này rất đơn giản, quản lý NGO cũng giống y như quản lý súng đạn thôi! Như ở Nga, cho phép người dân sở hữu súng ngắn, nhưng luôn phải đeo ở vị trí ai cũng thấy, không được giấu kín! Hay súng trường đã gập báng là không bắn được, mục đích của luật không phải là cấm hẳn súng đạn, chỉ là làm cho rõ những hành động “rút súng, chuẩn bị bạo lực” mà thôi, nhằm cho phép những người xung quanh có thời gian cảnh giới, phòng tránh! Nên quản lý các tổ chức NGO cũng thế thôi, không cần phải cấm, nhưng cứ nộp báo cáo tài chính, công khai ngân sách, kế hoạch hành động rõ ràng là được!

45

Mọi người chắc cũng sẽ có chút ít ngạc nhiên khi thấy lúc nào tôi cũng hô hào: vận động, thể dục! Vâng, hô hào thì nhiều, nhưng tự làm thì… vẫn chưa đủ nhiều, phần lớn là vì công việc của một coder nó cứ phải bám vào cái bàn phím và màn hình máy tính mãi thôi! Từ sau 35 tuổi, chắc hẳn ai cũng sẽ dần thấy rõ, sức khỏe chầm chậm tuột khỏi tầm tay, nhiều cái không còn “tự nhiên” như trước! Nhưng cũng tùy thể trạng mà mỗi người sẽ cảm nhận về cái quá trình lão suy này khác nhau! Với riêng cá nhân tôi thì nó là như thế này… “Ba tôi là nông dân, và tôi thì sinh ra ở nông thôn”, vâng, cái câu của Nguyễn Huy Thiệp đơn giản vậy, nhưng có ý sâu xa! Nó đã được quy định từ trong di truyền rồi, mỗi ngày mà không “cày bừa”, không làm việc cho đến kiệt sức, không cảm thấy tận lực, thì không có ngủ ngon được đâu! Từ nhiều ngàn năm nay, thể trạng của một người nông dân là đã được “đào tạo” theo kiểu: làm việc từ sáng sớm cho đến tối mịt không ngừng nghỉ! Nên không vận động thể chất tới mức cao độ thì giấc ngủ không đến dễ dàng đâu!

Hiểu theo một cách nào đó, con người sinh học và con người xã hội hiện đại tiến hóa theo những cách lệch pha nhau! Huống gì thời bây giờ, công việc chỉ đơn giản “tay cầm bút, chân đút gầm bàn”, thêm vào đó bao nhiêu thứ phân tâm, xao nhãng, xàm xí của mạng xã hội! Thực ra thì từ lâu chúng ta đã “vong bản”, đã đánh mất chính mình, đã trở thành “nô lệ” cho những vọng tưởng của bản thân, đã như thế từ lâu lắm rồi! Từ những khuôn mặt cứng như plastic vì phẫu thuật thẩm mỹ, đến những thân hình chuẩn chỉnh 6 múi, cho đến tất cả những cái được tán tụng là “thần thái”, những biểu cảm đơ cứng đầy chất tự mãn, tự tôn, “tôi mới đúng”, tất cả thực ra đều đã mắc kẹt trong “cái tôi”, đã chết cứng trong những chấp niệm của bản thân từ lâu lắm rồi, chỉ là họ không muốn nhận ra, chỉ là chưa đem đi chôn mà thôi! Muốn thoát ra á, muốn “chữa lành” á, muốn “kết nối với bản ngã” á, đâu có dễ như thế, ngôn từ cứ lảm nhảm trơn tuột, trừ phi phải có nghị lực, kiên trì thật lớn! Hình chụp cách ít ngày trên đường đạp xe chiều tối…