người đàn bà hát

Ôi giấc mơ qua,
Mộng đời phiêu lãng giang hồ.
Sống trong lòng người đẹp Tô châu!
Hay là chết bên dòng sông Danube?

hỉnh thoảng lại post một bài để tự gợi nhớ mình về “người phụ nữ của lòng tôi” 😀, người phải được đặt cái tên: người đàn bà hátla femme qui chante. Rất nhiều nữ ca sĩ Việt Nam “tự cổ chí kim” muốn giành giật, cũng đã có người tự tiện vơ về mình cái mỹ hiệu đó.

Bên cầu biên giới - Thái Thanh 
Xuân và tuổi trẻ - Thái Thanh 

Theo tôi chẳng có ai xứng đáng cả (đàn bà thì có, mà hát thì không), không một ai ngoại trừ Thái Thanh. Tôi chưa gặp Thái Thanh lần nào cả… hãy nghĩ rằng cô ấy trẻ, đẹp và đằm thắm như giọng hát của cô, và chỉ giữ lại từng đó thôi…, đó là lời của thiền sư Thích Nhất Hạnh khi nói về tiếng hát trên trời Thái Thanh.

đôi bờ – quang dũng

ghe bài này, tuy cũng là tác phẩm của chính phái danh gia Cung Tiến mà sao cứ phảng phất âm hưởng của Đôi mắt người Sơn Tây – Phạm Đình Chương!? Đoán chắc hẳn là cái bóng của đại tác phẩm quá lớn, khó mà vượt lên nổi được! Chỉ một bài thơ này (cùng với Đôi mắt người Sơn Tây) đã để lại không biết bao nhiêu là dấu vết trong các tác phẩm nhạc về sau!

Đôi bờ – Camille Huyền 

Cũng giống ý như Đôi bờ – nhạc Nga: hai bờ sông song song, tuy luôn đi bên nhau mà không bao giờ gần nhau được! Những nhạc phẩm thời gian đầu của Cung Tiến: Hương xưa, Hoài cảm, Thu vàng, Mắt biếc… thì đã quá nổi tiếng rồi, thích nghe những tác phẩm sau này của ông: Lệ đá xanh, Hoàng hạc lâu, Khói hồ bay, Vết chim bay… có nhiều nét nhạc tuy thất cung, Tây phương nhưng ý nhạc lắt léo, vi tế, mơ hồ, mới lạ!

apps

hẳng bao giờ muốn nói về software engineering, vì với tôi, đó là việc làm hàng ngày, đã làm hàng ngày thì có gì nhiều để mà nói!? Để ý thấy thường ai đó nói thật nhiều về điều gì (tiền bạc, tình yêu, trí thức, đạo đức…) thì tức là người ta thiếu cái đó! Tôi thì chỉ muốn nói nhiều về nhạc, vì âm nhạc với tôi là chưa bao giờ đủ! Tuy vậy hôm nay ngứa miệng nói về software engineering chút, gần đây đọc được một bài viết khá hay, trình bày lại ý chính ở đây: phát triển ứng dụng giống như là một nhà làm phim độc lập.

Phát triển app giống như làm phim: cả hai loại người này, coder và film – maker, đều có cá tính độc lập và xu hướng muốn sáng tạo, tạo nên một sản phẩm gì đó và “quăng ra” cho công chúng, mà đôi khi họ cũng không để ý đến việc quảng cáo, promotion cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên khác với phim: kịch bản đã được viết sẵn từ đầu, việc làm app đòi hỏi coder đóng cùng một lúc hai vai: diễn viên và đạo diễn, với phần lớn khả năng là không thể biết trước được kịch bản sẽ như thế nào, sản phẩm của mình sẽ đi về đâu.

Đội một chiếc mũ khác lên đầu, ta sẽ nhận thấy apps ngày càng giống các sản phẩm bán lẻ. Nhiều coder có xu hướng “tự kỷ” cho rằng công việc mình làm là một cái gì đó “công nghệ cao” hay “to lớn”, đó là cái ảo tưởng hình thành không biết từ đâu: giáo dục, truyền thông, môi trường làm việc? Thực ra apps đã trở nên rất giống các sản phẩm bán lẻ (sữa tắm, dầu gội, kem đánh răng…), có hằng hà sa số các sản phẩm tương tự cạnh tranh với bạn, thị trường nhiều khi đến mức bão hoà, thế nên các chiến thuật marketing là một yếu tố quan trọng.

Điều này đồng nghĩa với việc coder phải chuẩn bị tinh thần để customize sản phẩm của mình theo nhu cầu của khách hàng, bỏ nhiều công sức, thời gian để cải tiến, đánh bóng các chức năng của phần mềm, đừng vội vàng tung ra một sản phẩm chưa tốt, dù vẫn biết rằng time – to – market là một sức ép hết sức lớn. Có một “thành ngữ” nói rằng: khách hàng không thông minh như ta nghĩ, và họ cũng không ngu như ta nghĩ. Điều này hoàn toàn đúng để nhận xét về chất lượng, tính cạnh tranh của các phần mềm.

Gần chỗ tôi ở có một công viên xinh xinh, cuối tuần nào ra đi dạo cũng thấy người ta mượn không gian để làm phim (đa phần là các loại phim truyền hình rẻ tiền dạng 20 triệu đồng / tập). Dừng lại và chú ý xem diễn xuất, kịch bản thì nhận ra đó toàn là những loại: con chó của tôi bỏ tôi ra đi, còn vợ tôi thì bị xe tải cán chết!, hay tệ hơn nữa là những loại: chống chỉ định với trẻ em mang thai và đàn bà dưới 16 tuổi! (đảo ngược 2 vế lại một chút 😬). Các bạn tôi ơi, khả năng kiên trì và sáng tạo của các bạn còn tốt hơn của các loại lau nhau kia nhiều… hãy vững bước trên con đường của riêng mình!

kiếp nào có yêu nhau!?

Hẳn người thôi đã quên ta? Trăng thu gãy đôi bờ, chim bay xứ xa mờ.
Gặp người chăng? Gặp người chăng? Nhắn cho ta:
Hoa xanh đã bơ vơ, đêm sâu gối ơ thờ!
Kiếp nào có yêu nhau!?

ần nghe đầu tiên: cảm giác như bị “sốc thuốc”, ngợp vì cảm xúc truyền tải qua bài hát, và hiểu ra rằng vẫn có cách để diễn đạt những tình cảm đau khổ đến mức thiêng liêng như thế. Lần nghe thứ hai: tự mỉm cười, thì ra so với bản thân, những “tình cảm học trò” của cá nhân mình cũng không là cái đinh gì, thôi thì tự biết bằng lòng làm một kẻ thô lậu tầm thường để ngưỡng mộ những cảnh giới cao hơn của cảm xúc con người và của âm nhạc.

Kiếp nào có yêu nhau - Thái Thanh 
Kiếp nào có yêu nhau - Bích Liên 
Kiếp nào có yêu nhau - Mỹ Linh 

Lần nghe thứ ba: nhíu mày, sống mà đau khổ thế này không bằng chết, tình yêu mà vô vọng thế này, chi bằng đừng yêu là hơn, tắt nhạc, không muốn nghe nữa… Rồi lần nghe thứ n, n + 1… Những bạn trẻ nếu có nghe nhạc cũ, nên nghe bài này qua giọng ca Mỹ Linh trước, dù sao thì chất giọng Mỹ Linh cũng mang tính contemporain, dễ thấm hơn. Còn mình lại thích nghe Thái Thanh và Bích Liên hơn, vì chưng mình không còn trẻ nữa chăng!? 😢

million scarlet roses

a khúc hầu như ai cũng biết, ai cũng thuộc, nhưng hãy biết kỹ hơn một chút về bài này… Nguyên phổ thơ của Andrei Voznesensky, người được xem là truyền nhân của Boris Pasternak (nhà văn mà tôi ngưỡng mộ nhất trên tất cả những người khác). Andrei Voznesensky là người mà Pasternak đã phải nói: tôi rất vui khi còn sống để thấy một văn tài như anh xuất hiện.

Million scarlet roses – Anna Pugacheva 

Bài thơ là do ông viết đề tặng Anna Pugacheva, nữ danh ca trình bày bài hát bên đây. Tuy không hiểu tiếng Nga, nhưng hai bản dịch Anh, Việt dưới đây cũng cho tôi tìm lại được phần nào ý thơ trong nguyên tác!

Once upon a time, there lived an artist,
A house he had and canvases.
He felled in love with an actress,
The one who loved flowers.

He then sold his house,
Sold his paintings and shelter.
And for all those money he bought,
A entire sea of flowers.

Millions of scarlet roses,
Through the window you can see.
Whoever’s in love with you seriously,
Will turn his life, for you, into flowers.

In the morning, in front of the window
Maybe you would be out of mind.
Like the continuation of a dream,
The square is full of flowers.

The heart freezes,
What’s a rich man fooling around here?
Whereas beyond the window,
Barely is standing the poor artist.

The meeting was short,
That night, a train took her away.
But in her life from then there is,
A song called: “The mad rose”.

The artist lived alone,
Lots of trouble he’d gone through.
But in his life there’d been,
A whole square full of flowers.

Xưa một chàng họa sĩ,
Có tranh và có nhà.
Bỗng đem lòng yêu quý,
Một nàng rất mê hoa.

Và chiều lòng người đẹp,
Để lấy tiền mua hoa.
Chàng đã đem bán hết,
Cả tranh và cả nhà.

Chàng đã mua hàng triệu bông hồng,
Ngoài cửa sổ cứ nhìn ta sẽ thấy.
Rằng người yêu có yêu thật hay không?
Khi bán nhà để mua hoa như vậy!

Sáng hôm sau thức dậy,
Nàng nhìn ra lặng người.
Tưởng đang mơ vì thấy,
Cả một rừng hoa tươi.

Nàng ngạc nhiên, đang nghĩ,
Ai đây chắc rất giàu?
Thì thấy chàng họa sĩ,
Đang tội nghiệp, cúi đầu.

Họ gặp nhau chỉ vậy,
Rồi đêm nàng đi xa.
Nhưng đời nàng từ đấy,
Có bài hát về hoa.

Có chàng họa sĩ nọ,
Vẫn vợ không, tiền không.
Nhưng đời chàng từng có,
Cả một triệu bông hồng.

tôi nhớ tên anh

Tôi viết tên anh trên trán, trên tay. Tôi viết tên anh trong gió, trong mây… Tôi nhớ tên anh muôn kiếp không phai. Tôi chắc trong tôi đời đời còn nhớ nhung hoài!

ột bài rất dễ thương tôi thường thầm hát mà không biết tác giả lại chính là Hoàng Thi Thơ, người viết nên những ca khúc mà tôi yêu thích khác như: Phút đầu tiên, Đường xưa lối cũ, Gạo trắng trăng thanh, Tà áo cưới… đã giới thiệu trong một post trước. Người nhạc sĩ Triệu Phong này là tác giả của nhiều ca khúc đậm chất dân ca, sôi nổi, dễ thương, không phức tạp nhưng mang nhiều nét mới lạ…

Tôi nhớ tên anh – Trish Thuỳ Trang 
Phút đầu tiên – Thái Thanh 

Âm nhạc chỉ là những giây phút thăng hoa thoáng qua của cuộc sống, nó cần phải thực hơn là chính cái thực tại này! 😀 Một ca khúc để thỉnh thoảng mình có nhớ đến ai đó thì lại ngửa cổ hát chơi, hát cho trong lòng vơi nỗi nhớ: Tôi nhớ tên em khi gió khi mưa, tôi nhớ tên em khi nắng lưa thưa, tôi nhớ tên em qua ánh trăng thanh, khi tiếng tơ ngân vào lòng thời gian màu tím…

cao sơn cảnh hành

高山景行

hai tuần thời tiết nắng nóng oi bức dễ có đến 40°C. Đêm khó ngủ, ngày vật vờ, lại thêm đủ thứ chuyện linh tinh phân tâm không cách nào tập trung làm việc được, gần mười ngày không làm được cái gì cho ra hồn! 😢. Thôi thì mượn lời cụ Khổng Tử, tự tay viết xuống mà treo lên đây, như một câu châm ngôn, trông vào đấy tập trung mà làm việc!

Này thì là Cao sơn cảnh hành, bonus thêm một tấm trên cổng chính đền Hùng, bốn chữ từ phải sang trái rất chân phương rõ ràng nhé! Núi cao ta trông, đường rộng ta đi…, ông cha xưa đã mong ước là thế mà giờ toàn thấy đường hẹp, đầy ổ gà, khúc khuỷu, quanh co là sao!? Haizza, cái này phải hỏi anh “Si giáng”, “La thăng” gì đó mới được! 😬