tầm dương giang đầu

Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận,
Anh lụy đời quên bến khói sương.
Năm tháng, năm cung mờ cách biệt,
Bao giờ em hết nợ Tầm Dương?

君不見黃河之水
天上來奔流到海不復回

勸君更盡一杯酒
西出陽關無故人

醉臥沙場君莫笑
古來徵戰幾人回

潯陽江頭夜送客
楓葉荻花秋瑟瑟

抽刀斷水水更流
舉杯消愁愁更愁
人生在世不稱意
明朝散髮弄扁舟

Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời. Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi. Long lanh tiếng sỏi vang vang hận. Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người… (Xuân Diệu)

Chiều thu nhớ nhung vì đâu, thắm đôi dòng châu, tiếc thay tại sao đành lỡ làng. Man mác khói hương bay dịu dàng. Như tóc mây vương dáng liễu mơ màng, cung đàn nhỏ lệ Tầm Dương. Ai đó tri âm biết cùng

Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận, Anh lụy đời quên bến gió sương. Năm tháng, năm cung mờ cách biệt, Bao giờ em hết nợ Tầm Dương? (Hoàng Cầm)

ề những tác phẩm Đường thi quan trọng, ai chỉ từng tham khảo những cuốn cơ bản như Đường thi nhất bách thủ (100 bài), Đường thi nhất thiên thủ (1000 bài), cũng đã thấy đó là cả một gia tài văn chương đồ sộ, ảnh hưởng của chúng đến đời sau thực không cần phải nói tới. Những ông bạn già ba tôi, những người quen của gia đình tôi, mỗi khi ngồi lại ăn nhậu với nhau, thế nào cũng có một vài câu Đường thi được đọc, ví dụ như:

Anh có thấy sông Hoàng Hà, Con sông vĩ đại nước sa lưng trời. — Quân bất kiến Hoàng hà chi thủy, Thiên thượng lai bôn lưu đáo hải bất phục hồi.

Xin vơi một chén quan hà, Dương quan chốn ấy ai là cố nhân. — Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu, Tây xuất Dương quan vô cố nhân.

Sa trường say ngủ ai cười, Từ xưa chinh chiến mấy người về đâu. — Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?

Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách, Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu.Tầm Dương giang đầu dạ tống khách, Phong diệp địch hoa thu sắt sắt.

Cầm dao chặt nước nước cứ trôi, Nâng chén tiêu sầu sầu không vơi. Người đời nếu chẳng được như ý, Sớm mai xõa tóc cỡi thuyền chơi.Trừu đao đoạn thủy thủy cánh lưu, Cử bôi tiêu sầu sầu cánh sầu. Nhân sinh tại thế bất xứng ý, Minh triêu tản phát lộng biên châu.

Lúc nhỏ, tự học đọc và viết được Hán tự, thuộc vài ngàn bài Đường thi, Tống từ, tôi đã lấy làm tự phụ rằng còn thuộc nhiều thơ hơn cả mấy ông già bạn ba tôi. Chỉ sau này mới thấy cái vốn Hán học của mình bé như hạt cát, chỉ mới là dạng đọc mau nhớ thôi. Tuy vậy vài năm lúc tuổi nhỏ cũng đủ để nhận được cái hồn cổ văn lồng lộng, những u tình sâu kín, cũng đủ thấy cốt cách người xưa… Lớn lên, tôi dần cảm thấy thích âm nhạc hơn, mà xa rời văn chương, có lẽ vì âm nhạc dễ tiếp thu hơn, mà văn chương thì đòi hỏi quá nhiều công phu hơn.

Nguyệt cầm – Cung Tiến - Thái Thanh 
Tiếng xưa – Dương Thiệu Tước - Thu Hiền 
Tình cầm – Phạm Duy - Tuấn Ngọc 

Tuy vậy, ảnh hưởng của cổ văn, cổ thi, nó bàng bạc khắp nơi, không dễ gì thoát ra được. Ảnh hưởng lên văn học Việt Nam sâu đậm nhất, có lẽ không tác phẩm nào khác ngoài Tỳ Bà hành – Bạch Cư Dị. Không kể đến trong cổ văn (mà dấu vết của Tỳ Bà hành có thể được tìm thấy nơi nơi), ngay trong Thơ mới, dấu vết của nó cũng không ít. Câu chuyện của tác giả và người kỹ nữ đánh đàn tỳ bà tình cờ gặp lúc đêm khuya trên bến sông Tầm Dương để lại cho hậu thế biết bao nhiêu mối hoài cảm. Cả một áng thơ dài, câu nào cũng đầy tình ý:

Tiếng cao thấp lần chen liền gảy,
Mâm ngọc đâu bỗng nảy hạt châu.
Trong hoa, oanh ríu rít nhau,
Suối tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh.
Tiếng suối lạnh, dây mành ngừng tắt,
Ngừng tắt nên phút bặt tiếng tơ.
Ôm sầu, mang hận ngẩn ngơ,
Tiếng tơ lặng lẽ bây giờ càng hay.

Hãy ngồi lại gảy chơi khúc nữa,
Sẽ vì nàng soạn sửa bài ca.
Tần ngần dường cảm lời ta,
Dén ngồi bắt ngón đàn đà kíp dây.
Nghe não ruột khác tay đàn trước,
Khắp tiệc hoa tuôn nước lệ rơi.
Lệ ai chan chứa hơn người?
Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh.

Nguyên bản Hán văn, phiên âm cũng như bản dịch thơ nổi tiếng của Phan Huy Vịnh, xin đọc ở đây. Đọc Tỳ Bà hành rồi dễ liên tưởng đến tác phẩm có phần tương tự của thi hào Nguyễn Du: Long thành cầm giả ca龍城琴者歌, tuy nhiên bài này lại nặng về tính thế sự hơn là về tình cảm cá nhân, nên sự xúc động gây ra trong lòng người thiết nghĩ cũng không sâu sắc bằng:

Thành quách suy di nhân sự cải, Kỷ độ tang điền biến thương hải. Tây Sơn cơ nghiệp tận tiêu vong, Ca vũ không lưu nhất nhân tại城郭推移人事改幾度桑田變蒼海西山基業盡消亡歌舞空留一人在. Ảnh hưởng trong văn thơ thì đã quá nhiều rồi, hôm nay tôi xin đưa một vài ví dụ nhỏ, ảnh hưởng của Tỳ Bà hành trong Tân nhạc, bằng trí nhớ lu mờ của mình, xin chép tặng các bạn một vài bài nhạc hay mang âm hưởng của bến Tầm Dương năm xưa.

hương xưa – scents of yester-years

Khói dâng huyền ảo tiếng ca,
Rừng phong lác đác sương sa bóng chiều.
Tầm Dương bến cũ hoang liêu,
Ai đem hết cả tiêu điều thời xưa.
Phổ vào cung bậc gió mưa,
Tiếng ca chìm dứt, còn chưa tạnh hờn.

ỗi lần ngồi lại hát bài này là lại buồn, cái buồn như đã ngầm định tự bao giờ, cái buồn tự bài nhạc đã nói lên hết cả: ôi, những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một kiếp xa xôi, dù đã quên lời hẹn hò… lời Đường thi nghe vẫn rền trong sương mơ… tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa, cung Nguyệt Cầm vẫn thương Cô Tô… vẫn yêu muôn đời nàng Quỳnh Như thuở đó… .

Hương xưa - Mai Hương 

Chợt nhớ đến cái “tổ cú” 45-HHBạc của chúng ta ngày trước, cái thời lầy lội, nhà dột mưa ướt, ngồi ôm đàn hát suốt đêm… Nhớ Chính “béo”, cứ mỗi lần gặp nhau lại nhắc: anh Xuyên, anh hát Hương Xưa đi!… Cái thằng nhạc cảm tuyệt vời, không biết mấy về nhạc xưa, mà nghe một chút là thấy ngay dáng nhạc. Đến giờ thì cũng chẳng nhớ cái “hương xưa” đó là “hương xưa” nào, yester-years cũng chỉ là một yester-years nào đó thôi, không biết đã từng có không, mà có cũng không biết còn nhớ không nữa…

La restauration: bài hát này phảng phất nét Thánh nhạc (nhạc nhà thờ) ẩn tàng bên dưới. Ca khúc đã được đặt lời Anh bởi Paulina Nguyễn (Giáng Tiên) với tựa đề mới: Scents of yester-years. “Chuông được đem đi đánh xứ người” trong chương trình Duyên Dáng Việt Nam 18 tổ chức ở Singapore, nhạc sĩ Đức Trí làm hòa âm, trình bày là Đức Tuấn và Nguyên Thảo.

Việc chuyển ngữ thực sự khá tốt, không dể với một bài vừa cổ điển về lời và về nhạc như thế này. Nếu như phần tiếng Anh phát âm chuẩn một chút nữa thì sẽ hay hơn. Thật sự là không ngờ một bài hát cũ lại có thể hồi sinh như thế! Về lyric tiếng Anh, do phần chuyển ngữ này còn quá mới, không thể tìm đâu ra trên mạng phần lyric được. Báo hại phải ngồi nghe đi nghe lại bao nhiêu lần mới viết được một phần lời, còn thiếu một vài chỗ.

Have you ever let your soul wander along a dream? A dream of a path to far away dear home, sweet home. Where leaves sound are whispering, where trees still stand waiting. Where nights are still immense with stars and sounds of distant flutes.

And I still remember tales of once upon a time. When life was filled with sweet dreams and peaceful lullabies. The sound of spinning looms, shadows of lazy kites. And all of my everlasting loving memories.

Oh, I have wandered in my dreams through every night. Not much joy in my life. For love and life are often at strife. Though I have been calmly waiting. Melodies of old moon lutes, hamonize with (a) romance mood. And the strings of violin softly sing in the breeze. Just like my heart is chanting for love.

Oh, I have gone through nights dreaming about your love. And get used to despair. The good old days have gone far away. When will I be in love again? Nights embraced in pure silence. Days began with innocence. Now there’s only emptiness, and sorrowful regrets. Love is sinking in darkness.

My love, is the sun still shining warmly everywhere? Don’t you hear the sounds of falling leaves in autumn night? Has love ever been sweet. Or filled with bitterness. Just keep your heart widely open to love and to life. Life is as sweet as lovers’ song. Life is as sweet as lovers’ song.

Cũng xin cám ơn sự hỗ trợ từ bạn hadang82. Bạn nào nghe được rõ ràng hơn xin góp phần hiệu đính chỗ lyric này. Sau một thời gian tìm kiếm, được sự giúp đỡ từ chính tác giả ca từ Paulina Nguyễn (xin xem phần comment), thông qua bạn hadang82, nay tôi đã có được phần lời ca gốc (tiếng Anh). Xin cảm ơn tác giả Paulina Nguyễn và bạn hadang82. Xin đăng lại lời ca ở đây để mọi người cùng tham khảo.

⓵⏎ Về chuyện tình bi lệ của Trương Quỳnh Như và Phạm Thái, điển tích được nhắc đến trong bài hát, xin đọc thêm Văn tế Trương Quỳnh Như, đọc Sơ Kính Tân Trang (Phạm Thái) hay tiểu thuyết kiếm hiệp Tiêu Sơn tráng sĩ (Khái Hưng).

chảy đi sông ơi

Chảy đi sông ơi,
Băn khoăn làm gì.
Ai sống mãi được?
Em thì nông nỗi,
Anh thì mê mải.
Anh đi tìm gì?
Lòng đời đen bạc,
Mỹ nhân già đi.

Lời ai than thở,
Thoảng trong gió chiều.
Anh hùng cười gượng,
Nét buồn cô liêu…

ừ lâu đã thích văn của Nguyễn Huy Thiệp, thích nhưng cũng ngán ngẩm cái lối ác nghiệt, mỉa mai, thâm độc của tác giả. Giá như mà cuộc đời không chua cay như thế, thì cũng đâu có được một Nguyễn Huy Thiệp? Đem điều cao đẹp nhất trộn lẫn với điều thấp kém kém nhất, đem triết học, đạo đức vào tận cùng đáy xã hội, đem suy tư, đau khổ vào cái hồn nhiên, ngây thơ… Như bản đồng dao dân dã dưới đây, ai có thể ngờ lại có nội dung hiện đại đến vậy. Những chất liệu sống trần trụi, chân thực và lãng mạn trong những gì Nguyễn Huy Thiệp viết là quá đủ để nhạc sĩ Phó Đức Phương viết nên ca khúc nổi tiếng cùng tên.

Tập truyện ngắn Chảy đi sông ơi đã được dịch sang tiếng Anh dưới tựa đề Crossing the river (cái tựa đề được dịch rất chi là “chuối”), NXB Curbstone Press phát hành với một lời bình luận chẳng đâu vào đâu: điểm thu hút nhất của tác phẩm là tính cổ truyền và những điển tích được lồng ghép nhuần nhuyễn vào bối cảnh đương đại… Chừng nào con người còn tin vào điều này – chuyện ngày xưa gìn giữ cho ta những giá trị vững bền về gia đình và lý tưởng, và là cách để kết nối hôm nay với hôm qua.

MƯA – Nguyễn Huy Thiệp

Phong vận kỳ oan ngã tự cư (Nguyễn Du) [*]

 

Em,

Anh bắt đầu truyện ngắn này lúc 8 giờ sáng trong một quán cà phê tồi tệ nhất thành phố. Quán vắng khách, không ai quấy rầy anh. Trời đang mưa.

Anh ngồi viết… Khuôn mặt em hiện ra trong anh. Em đang ở xa. Em đang ở đâu? Những ý nghĩ của anh hướng cả về em. Em hiển hiện. Em ngồi bên cạnh và sắp xếp những con chữ rời rạc.

Hôm ấy trời cũng mưa, mưa như trút. Anh và em ngồi trong xó tối. Trước mặt chúng ta có hai phụ nữ, một người thấp, một người cao, cả hai đều đẹp. Anh nhắc em chú ý đến cô gái cao, để tóc xõa, mỗi khi cười lại hay ngả người vào ghế. Em hỏi anh tên người ấy. Anh bảo: Gọi gì mà chẳng được! Tên người cũng là một thứ ký hiệu thôi. Anh gọi cô ta là N. Em bảo: Thế người ngồi cạnh là M. à? Anh bảo: Phải!

Mình biết không? – M. nói – Mình chẳng hiểu gì về hắn. Đời mình sẽ tan nát vì hắn mất thôi. Tớ van mình, mình đừng yêu hắn!

Không, tớ chẳng yêu đâu. Tớ chẳng dại… – N. cầm một bông hoa trên bàn xé nhỏ. – Nhưng hắn hiền lành và thông minh lắm. Gần hắn, tớ sẽ học được cái gì chăng?

Với bọn đàn ông thì người phụ nữ chẳng học được cái gì đâu. Chúng chỉ chăm chăm một việc là đè mình ra giường rồi tỉ tê những lời đường mật. Chúng mình tưởng bở, chúng mình tưởng đấy là tình yêu, là tính người. Thế là hết đời!

Sao mình ác khẩu thế? – N. thở dài. Họ yên lặng một lúc. Nghe rõ tiếng mưa rơi. N. nói:

Hắn đọc thơ, bằng một giọng trầm, hay không tả được.

Lại thơ nữa! Thằng đàn ông nào khi quyến rũ đàn bà mà chẳng làm thơ? Chúng làm thơ suốt từ thời người vượn nguyên thủy đến nay, được những bốn nghìn năm rồi.

Mình hôm nay thế nào ấy. Thế mình lấy chồng, mình có hạnh phúc không?

Ừ, ừm… không biết. Nhưng mà chắc có đấy. Có điều tay chồng tớ đểu kinh khủng. Tớ biết hắn lừa tất cả mọi người. Thế mà trước khi lấy hắn, không hiểu sao tớ thấy hắn cao thượng thế!

N. cười khẽ. Khi cười, mái tóc xõa ở bên thành ghế.

Mình cho tớ xin một điếu thuốc lá. Từ khi lấy chồng, tớ phải hút trộm… Chồng tớ thấy, hắn sẽ đánh tớ.

Tại mình cả thôi. Tớ đã bảo đấy là một thằng đàn ông đê tiện cơ mà!

Tớ rất ghét chồng mình, tớ chưa bao giờ thấy chồng mình nói thật bao giờ. Thôi, số kiếp cả. Làm sao được? Thân tớ thế là coi như xong rồi đấy. Rồi tớ sẽ đẻ con, vào bệnh viện, không hiểu sao tớ nghĩ sau này tớ sẽ bị liệt, thế là hết đời. Nhưng mà mình, tớ van mình, mình đừng yêu hắn!

Không, tớ chẳng yêu đâu. Tớ chẳng dại…

Mình thề đi. Tớ van mình. Mình đừng yêu hắn!

Em hỏi: Sao thế nhỉ? Sao người ta lại đi can gián tình yêu? Anh bảo: Em đừng sốt ruột. Một người đáng kể thế kia thì chẳng bao giờ thề thốt gì đâu.

M. ngồi hút thuốc. Ánh lửa ở đầu điếu thuốc đỏ rực.

Tớ van mình. Mình đừng yêu hắn. Mình thề đi!

Không! Mình đừng bắt tớ thề. Buồn cười lắm!

Mình có hiểu một người như hắn tệ hại đến thế nào không? Hắn thích gì hắn sẽ làm nấy. Hắn có thể đánh nhau đấy!

Ừ…

Tớ đã biết hắn. Hắn rất khinh người. Một người như thế là không tôn trọng ai đâu.

Nhưng hắn đối xử với tớ rất tốt… Dễ thương nữa.

Mình chẳng hiểu gì cả! Ai mà hắn chẳng tốt! Hắn bịp bợm đấy! Hắn chẳng coi cuộc sống ra gì. Mình có thấy cách chi tiêu của hắn không? Nếu có một quốc gia trong tay thì hắn cũng chỉ chi tiêu trong năm phút.

Thơ của hắn lạ lắm!

Lại thơ! Mình cứ mơ mộng thế là chết đấy! Hắn ham chơi lắm, mình đã thấy hắn đá cầu với một thằng bé con sáu tiếng đồng hồ! Mình cứ tưởng tượng xem, sáu tiếng đồng hồ người ta làm được bao nhiêu là việc! Ngộ nhỉ?

Ngộ gì mà ngộ? Có mà điên!

Họ lại ngồi im lặng. Nghe rõ tiếng mưa rơi.

Tớ van mình. Mình cẩn thận đấy! Mình có hiểu tình yêu của một tay đàn ông như thế thì thế nào không?

Không… Tớ biết sao được.

Nó sẽ làm lòng dạ mình tan nát như chơi…

Mình chẳng hiểu gì cả… Hắn chỉ làm mọi việc theo ý hắn thích mà thôi. Khi hắn yêu hắn sẽ quên hết… Mà như thế thì khổ lắm… mà ngượng lắm!

Sao lại ngượng?

Thế mình chỉ sống có mỗi một mình thôi à? Mình còn có bạn bè, bố mẹ, lại còn ông bà, rồi còn sự nghiệp nữa.

Ừ, bà thì rắc rối lắm!

Chứ còn gì nữa? Hắn sẽ gạt tất cả sang bên. Hắn sẽ cười vào mũi tất cả, cười rất khả ố… Hắn chẳng coi mọi sự là cái gì đâu! Tớ cấm mình yêu hắn đấy!

Ừ!

Tớ van mình… Mình đừng yêu hắn…

Thơ của hắn rất lạ… chẳng có đầu có cuối gì cả. Này nhé:

Chính bởi thế mà nửa đêm ta dậy
Lang thang khắp phố phường.

Bởi cái gì?

Ma nào mà biết được? Tớ cũng hỏi hắn thế… Hắn cười, hắn cũng không biết nốt. Hắn chỉ lên trời…

Lại thế nữa… Thế là điên rồi đấy!

Mà còn thế này nữa:

Ta nhổ một cái lông chân
Đem so xem nó có giông lông trâu không?
Ta ký một hợp đồng
Và ra sức lùa gió về
Trong căn phòng trống trải của ta…

M. nhỏm người lên:

Ký hợp đồng với ma quỷ đấy! Chắc chắn thế! Tớ biết mà… Hắn không chơi với người đâu, hắn chỉ chơi với ma quỷ thôi…

Hắn có thể chết bởi những điều rất vớ vẩn… Mà hắn cả tin lạ lùng.

Thôi đi… Tớ van mình. Mình đừng mơ mộng nữa. Cả tin với không cả tin. Tất cả đều một giuộc!

Quả thực, tớ chưa thấy người nào đáng kể như hắn. Hết sức nồng nhiệt, tối tăm như đêm tối chính trực nữa…

Mình yếu đuối lắm!

Họ lại ngồi im lặng. Nghe rõ tiếng mưa rơi.

Này, tớ van mình… Mình đừng yêu hắn…

Ừ…

Em hỏi: Tình yêu là gì? Anh bảo: Đây là nét phong nhã bậc nhất của đức hạnh. Không phải người nào cũng hiểu được đâu. Em hỏi: Sao khi yêu nhau người ta làm thơ? Anh bảo: Tình yêu sinh ra tài năng. Thơ là thử tài năng tầm thường nhất. Em bảo: Tài năng nào mà chẳng tầm thường… Anh bảo: Có một thứ tài năng không tầm thường. Em hỏi: Anh biết à?, Anh bảo: Biết. Em hỏi: Anh có nó không? Anh bảo: Có. Em bảo: Thế thì em yêu anh.

Này, tớ van mình… Mình đừng yêu hắn…

Ừ…

Để tớ kể mình nghe chuyện này. Ngày xưa hắn đã yêu một thiếu nữ. Cô ấy con nhà gia giáo. Mình có biết một thiếu nữ trinh thục là thế nào không? Môi cô ta lúc nào cũng thắm đỏ. Đáy mắt cô ta ánh xanh như vỏ trứng chim sáo. Cô ta được nuôi dưỡng bằng truyện cổ tích và toàn cơm tám giò chả. Một thiếu nữ được nuôi như thế thì da trắng hồng.

Thôi, mình bỏ trò miêu tả ấy đi. Khó chịu lắm. Một thiếu nữ trinh thục là rất khó chịu…

Ừ thật thế đấy. Hắn đến… liệu hắn có biết thứ quà tặng gì đối với cô ta có thể làm chết người như là tình yêu của hắn hay không? Tớ cũng tin hắn yêu say đắm. Một cô gái như thế thì sao lại không yêu được? Có thể khi đến với cô ta, lòng hắn sẽ yên tĩnh lại, sẽ không sôi réo nữa. Hắn sẽ tu tỉnh, hắn không du côn và lêu lổng nữa. M. im lặng, cô ta lại châm một điếu thuốc lá. ánh lửa ở đầu điếu thuốc đỏ rực. Nghe rõ tiếng mưa rơi…

– Thế… Không thể nói rằng hắn là kẻ vô giáo dục được. Hắn chỉ hơi dám đến gần cô ta. Không phải là hắn yêu đâu, hắn chiêm ngưỡng, hắn thờ phụng cô ta như thể người ta thờ phụng Đức thánh Trần.

Sao lại Đức thánh Trần?

Tại vì đây là thứ tình yêu chẳng có hôn hít gì cả. Chỉ có tình yêu với Đức thánh Trần mới như thế chứ…

Ừ tớ hiểu rồi. Kể cũng kỳ lạ đấy. Hình như bây giờ hắn đã bạo hơn…

Mình im đi! Tớ van mình, mình không được nghĩ gì về hắn nữa đấy.

Ừ.

Thế… hắn với cô ta như thể hai người trong mộng. Cô ta héo hắt đi vì hắn. Mình tưởng tượng xem… Một cô gái mới lớn, lần đầu tiên biết yêu. Còn hắn, một con dê xồm mồ hôi dầu, cười nói thản nhiên như côn đồ. Hắn có thể trồng cây chuối trước mặt bố mẹ cô ta. Bố cô ta là một trí thức, ông treo ảnh danh nhân trên tường, yêu thích văn học cổ điển, nhạc cổ điển và chính trị cổ điển. Còn hắn, hắn biểu diễn âm nhạc bằng cách thọc hai ngón tay vào miệng…

Ngộ nhỉ?

Ngộ gì mà ngộ… Hắn bắt một con thạch sùng rồi để lên bàn. Hắn trình bày thế giới bằng cách miêu tả con thạch sùng ấy. Thượng tầng kiến trúc là đầu, hạ tầng cơ sở là chân, khúc đuôi là đạo đức. Hắn cho rằng đạo đức rụng rồi lại mọc, đạo đức có thể ngoe nguẩy một mình, còn toàn bộ sự sống chuồn mất…

Thật quá quắt!

Đấy. Mình bảo như thế thì ai chịu được.

Không chịu được thật…

Tớ van mình… Mình đừng yêu hắn!

Được rồi. Thế tình yêu của hắn với cô gái kia thế nào?

Hắn quyến rũ cô ta, hay là cô ta quyến rũ hắn… Cũng chẳng biết được. Họ say mê, quyến luyến nhau… Xa cô ta một ngày là hắn gây sự. Kể ra cũng không thể phàn nàn gì về một tình yêu như thế. Quả thực, nếu đấy không gọi là tình yêu thì tớ cũng không biết thế nào là tình yêu nữa…

Tớ hiểu rồi… Tớ biết rất rõ. Mình lại nghĩ đến hắn phải không? Tớ cấm đấy. Tớ van mình… Mình đừng yêu hắn…

Ừ. Mình kể tiếp đi.

M. lại hút thuốc. Im lặng. Nghe rõ tiếng mưa rơi.

Em hỏi: Cuộc sống cơ bản là buồn, phải thế không? Anh bảo: Không có tình yêu buồn. Em hỏi: Một trong hai cô gái kia thì ai hạnh phúc? Anh bảo: Một cô vừa đánh tuột mất hạnh phúc. Còn cô kia đang có hạnh phúc trong tay, nhưng không khéo cũng đánh tuột mất.

M. kể tiếp:

Họ yêu nhau. Hắn đính hôn với cô ta. Mọi người ngăn cản. Hắn khuyên cô ta trốn…

Trốn đi đâu?

Chắc là phải trốn đến nơi nào thật lạc hậu.

Sao thế?

Thì những nơi văn mình ai chứa được một người như hắn? Không có gì với hắn là quá cao, cũng chẳng có gì với hắn là quá thấp…

Họ trốn chứ?

Đúng vào phút cuối cùng thì họ từ bỏ ý định, từ bỏ lời thề.

Khốn kiếp?

Ừ.

Hắn có quay lại không?

Một người như hắn thì đời nào quay lại? Lòng cao thượng của hắn là lòng cao thượng của quỷ chứ đâu phải của người! Hắn biết rằng chỉ vì một cô gái thì không đáng để hắn hy sinh cuộc đời, dù rằng đấy là một cô gái trinh thục, môi lúc nào cũng đỏ thắm, da trắng hồng…

Hắn đi luôn à?

Phải! Hắn đi luôn… mất tăm mất tích. Hắn đặc biệt nhạy cảm với sự nhục mạ…

Sau đó thì sao?

Cô ta ốm lăn lóc nhưng không chịu uống thứ thuốc hắn gửi đến, thuốc mà làm gì… Thời gian trôi đi, cô ta bắt đầu tiêu phí đời mình. Cô ta hiểu rằng không có một người đàn ông thứ hai như thế…

Họ lại ngồi im lặng. Nghe rõ tiếng mưa rơi. – Này… Tớ van mình. Mình đừng yêu hắn. Hắn không có lòng đại lượng. Hắn không tha thứ cho ai… Mình, mình đừng yêu hắn. Hắn là quỷ sứ!

N. lục lọi đâu đó trong túi rồi đặt lên bàn một tấm ảnh nhỏ.

Ảnh hắn đấy…

Mình… tớ van mình… Mình đừng yêu hắn. Mình hãy đốt tấm ảnh ấy đi… Hãy xé đi…

Mình…

Không! Phải tự tay mình! Mình xé nó đi!

N. cầm bức ảnh trên bàn lặng lẽ xé nhỏ.

Chớp lóe sáng. Có tiếng sấm rền. Nghe rõ tiếng mưa rơi.

Khốn nạn!

Mình bảo ai khốn nạn?

Mình không hiểu đâu… Mình không biết rằng sau mối tình ấy cuộc đời trở nên khốn nạn thế nào?

Cô ta còn sống à?

Không, cô ta chết rồi! Tâm hồn cô ta chết rồi Cô ta chỉ còn hình hài. Cô ta thành kẻ đê tiện. Cô ta lấy chồng. Chồng cô ta cũng đê tiện đấy. Hắn ăn cắp rất giỏi. Hắn đánh cô ta mỗi khi cô ta hút thuốc.

Tớ không hiểu… Thế là thế nào?

Mình… Tớ xin lỗi mình… Mình đã xé tấm ảnh đi rồi… Mình đã làm điều mà tớ mong muốn… Họ ngồi yên lặng. Nghe rõ tiếng mưa rơi. Bỗng nhiên cả hai khóc òa. M. nói, giọng đầm nước mắt:

Tớ xin lỗi mình… Thế mình tưởng tớ tha thứ cho mình vì mình xé tấm ảnh đi ư?

Mình… mình sao thế?

Mình chẳng hiểu gì cả? Mình tưởng tớ kể như vậy là lòng tớ thư thái hay sao? Sẽ thanh thản hay sao? Mình không biết tớ đã rứt từ tim tớ từng mảnh thịt một…

Mình… mình… Sao thế mình…

Mình tưởng tớ sẽ tha thứ cho mình vì mình độc ác thế à? Không, mình hiểu không? Nếu cần, tớ sẽ bỏ chồng, bỏ hết để đi theo hắn. Hắn vào tù thì tớ đưa cơm. Tớ sẽ theo hắn cùng trời cuối đất… Chỉ cần hắn quay lại… Nhưng hắn sẽ không bao giờ quay lại…

Giời ạ. Sao mình lại kể, sao mình lại kể?

Vì sao ư? Vì tớ không muốn… Mình hiểu không, tớ không muốn hắn rơi vào tay một người đàn bà nào khác, rơi vào tay mình.

N. đứng dậy đi ra ngoài trời. Một lúc sau, M. cũng đi ra nốt. Nghe rõ tiếng mưa rơi. Tiếng mưa rơi buồn không tả được.

Em hỏi anh: Cuộc sống cơ bản là phải thế không? Anh bảo: Không. Em hỏi: Người đàn ông mà hai người nói chuyện ấy là ai? Anh bảo: Không biết.

Em hỏi: Là công nhân, nông dân hay thợ thủ công? Anh bảo: Không biết. Em bảo: Chắc là nghệ sĩ. Vì cô ta đọc thơ. Anh bảo: Thơ gì lại thế? Em có muốn nghe thơ anh không? Thơ của anh cũng có nhổ lông. Em bảo: Thôi, để khi khác. Nhưng em áy náy quá, không biết hắn là ai. Em bảo: Em thấy cô ta cầm tấm ảnh in trên tờ báo. Chắc là một nhà chính trị. Anh bảo: Không biết. Em bảo: Hắn thật đáng kể.

Mưa.

Ngoài trời kia vẫn mưa. Khuôn mặt em hiện ra trong anh. Em đang ở xa. em ở đâu Những ý nghĩa của anh hướng cả về em. Bây giờ là 2 giờ chiều. Anh đã ngồi viết truyện ngắn này sáu tiếng đồng hồ. Sáu tiếng đồng hồ liền.

Sáu tiếng đồng hồ. Nhân vật chính trong truyện của anh đá cầu sáu tiếng đồng hồ. Cái thằng vô lại ấy! Một tên Cao Cầu bất hủ!

Em ở đâu?
Ngoài kia trời mưa
Bao giờ thì em về? Hả em?

 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

[*] Ta tự coi mình như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan nghiệt lạ lùng vì nết phong nhã.

moby dick


hực sự muốn giới thiệu đến các bạn cuốn sách gối đầu giường của tôi lúc nhỏ, đỉnh cao, cao nhất của văn học hiện thực – lãng mạn Mỹ và của cả văn học Anh ngữ: Moby DickHerman Melville. Truyện đã được dịch sang tiếng Việt dưới tựa đề Cá voi trắng bởi Công BáSơn Mỹ, NXB Mũi Cà Mau, 1987. (Google tất cả các trang web tiếng Việt không kiếm được một soft – copy nào của bản dịch này cả).

Đến đây nhớ lại một chút kỷ niệm thời thơ ấu, năm tôi học lớp 3, lớp 4 gì đó, trong một giờ làm văn ở lớp (hình như đề bài là viết về ước mơ sau này của mình) tôi đã lôi cả con tàu Pequod và thuyền trưởng Ahab vào, báo hại cô giáo không hiểu mô tê gì đã mời bố mẹ lên trao đổi 😀. Chuyện bây giờ nhớ lại vẫn còn thấy buồn cười. Một “thông lệ” luôn luôn gặp phải với các tác phẩm phương Tây được dịch lúc bấy giờ, dù tác phẩm hay hoặc dở, dù bản dịch tốt hay không, trung thành với nguyên tác hay không, mỗi tác phẩm dịch đều có một phần giới thiệu đại loại như thế này:

…Ông kịch liệt phê phán nền văn minh tư bản hiện đại, tố cáo vai trò của bọn giáo sĩ và thực dân đế quốc phương Tây đối với các dân tộc khác trên thế giới… phê phán toàn bộ thế giới phong kiến và chủ nghĩa tư bản đương thời, lên án chế độ chính trị và phong tục tập quán của nhiều nước châu Âu và Mỹ…

Sau này có điều kiện đọc được nguyên tác Anh ngữ, có dịp đối sánh từng đoạn, từng câu văn giữa nguyên tác với bản dịch, tôi mới nhận thấy, dịch giả không kham nổi cái phức tạp của nguyên tác, đã bỏ đi rất nhiều đoạn văn và chi tiết quan trọng. Thực sự dịch một tác phẩm không phải là chuyện dể, như người ta thường nói: Traduire, c’est Trahir (Dịch tức là Phản), nhưng để giữ được cho bản dịch một phong cách lãng mạn, dịch giả đã loại gần hết những chi tiết hiện thực quan trọng, mà trong nguyên tác, hiện thực và lãng mạn hòa quyện vào nhau trong một phong cách vừa trữ tình, vừa khốc liệt.

Nguyên đoạn văn này đã bị lược bỏ trong bản dịch, cũng như khá nhiều đoạn văn khác. Lối hành văn lãng mạn mà trúc trắc, mơ mộng mà đầy tư duy của Melville hẳn đã làm khó dịch giả tiếng Việt không ít, đến độ buộc lòng phải lược bỏ. Ngay như cảm nhận phương Đông thường thấy của chúng ta cũng thế, một cảnh buồn, đẹp thì tự nó buồn đẹp thôi, hà cớ gì đưa metaphysicsmeditation vào đấy!? Nhưng có đọc nguyên bản mới thấy được những nét hay khác lạ, meditation and water are wedded for ever, tôi tạm dịch: sự trầm tư và đại dương mênh mông đã kết nghĩa trăm năm tự bao giờ

Tôi cảm thấy mình hợp hơn với cách hành văn nguyên bản, bản thân tôi không hợp lắm với những kiểu lãng mạn suông, một chút suy tư trúc trắc mang đến cho đoạn văn nhiều dấu ấn cá nhân hơn: Yes, as every one knows, meditation and water are wedded for ever. Nhiều chi tiết quan trọng đánh dấu phong cách hành văn của tác giả cũng đã bị lược bỏ, như đoạn Ishmael (tôi trong truyện) và Queequeg ký giao kèo làm thủy thủ trên tàu Pequod:

– Yes – said I – we have just signed the articles.
– Anything down there about your souls?
– About what?
– Oh, perhaps you hav’n’t got any – he said quickly – No matter though, I know many chaps that hav’n’t got any, good luck to ’em; and they are all the better off for it. A soul’s a sort of a fifth wheel to a wagon.

Đoạn văn quan trọng này cũng bị lược bỏ, nhiều ẩn dụ, điềm báo trước về số mệnh con tàu và thủy thủ đoàn được lồng ghép trong lời thoại, tôi tạm dịch:

“Thế (trong hợp đồng) có khoản nào về linh hồn anh không? Có lẽ anh cũng chẳng có đâu, không sao cả. Tôi thấy nhiều người cũng chẳng có, cầu cho họ được may mắn, và tốt hơn họ nên như thế. Linh hồn ư, cũng như cái bánh xe thứ năm trong một cỗ xe thôi.

Sau khi đọc nguyên tác và so sánh với bản dịch nhiều lần, tôi không còn thấy bản dịch hay như đọc lúc nhỏ nữa. Như sẽ nói kỹ ở phần sau, Moby Dick là một tác phẩm lớn và phức tạp, có tính biểu tượng cao độ, sử dụng nhiều điển tích và ẩn dụ, nhiều chi tiết thực tế sống động bên cạnh rất nhiều hình ảnh tượng trưng, nhiều ngôn ngữ đối thoại đời thường bao hàm nội dung triết lý. Cái lãng mạn của Moby Dick kỳ thực là một cái lãng mạn khắc kỷ, cũng giống như chính tác giả, một tín đồ Quaker sùng đạo, luôn có ý thức về lòng tin, nghĩa vụ cũng như sứ mệnh, cũng giống như chính thuyền trưởng Ahap, vị thuyền trưởng độc đoán, một đời làm thủy thủ chỉ có khoảng 3 năm sống trên bờ, hy sinh cả đời mình, cả con tàu và thủy thủ đoàn cho một mục đích duy nhất.

Ishmael, cái tên bắt nguồn từ một người bị cuộc đời bỏ rơi trong Kinh Thánh, chán nản và tìm đến đại dương để lãng quên nổi buồn, và cũng là người duy nhất còn sống sót để kể lại toàn bộ câu chuyện. Pequod, tên con tàu được lấy theo Pequot, tên một bộ tộc da đỏ Mỹ đã tuyệt diệt, ngụ ý một kết cục tương tự. Thuyền trưởng Ahab, cái tên cũng bắt nguồn từ Kinh Thánh, người suốt đời chỉ có một ám ảnh: giết con cá voi trắng huyền thoại, ông đã hy sinh tất cả, mạng sống của mình, con tàu và thủy thủ đoàn để theo đuổi mục đích đó. Tất cả nhân vật chính trong truyện: Ishmael, Ahab, Elijah, Starbuck, Stub, Flask, Queequeg, Tashtego, Daggoo, Fedallah… đều là những nét cá tính được chọn lọc, không phải dể dàng nhận thấy, nhưng đó là một xã hội thu nhỏ, trong đó tất cả các cá tính đặc trưng dường như đã được sắp đặt sẵn cho một thành công (hay một thảm họa) hoàn hảo.

…Once more. Say you are in the country; in some high land of lakes. Take almost any path you please, and ten to one it carries you down in a dale, and leaves you there by a pool in the stream. There is magic in it. Let the most absent-minded of men be plunged in his deepest reveries stand that man on his legs, set his feet agoing, and he will infallibly lead you to water, if water there be in all that region. Should you ever be athirst in the great American desert, try this experiment, if your caravan happen to be supplied with a metaphysical professor. Yes, as every one knows, meditation and water are wedded for ever…

Moby Dick có cấu trúc chương hồi rõ rệt, dù hành văn và nội dung hiện đại, nhưng bố cục tiểu thuyết dường như nhắc lại một cuốn kinh xưa nào đó. Cuốn sách được chia làm nhiều chương, mỗi chương thường ngắn, và có một đầu đề rất rõ rệt: The Carpet-Bag, The Spouter-Inn, The Sermon, The Ramadan, The Advocate… Mỗi chương thường ít có tính liên hệ, liền mạch, như những suy nghĩ bất chợt của người khách lãng du đãng trí, tất cả xoay quanh câu chuyện săn bắt cá voi và con tàu, những giây phút lãng mạn, những hiểm nguy, những thách thức, và tất cả những chuyện tầm phào khác, để rồi tất cả lộ ra giây phút cuối cùng cái định mệnh đã được báo trước: một con tàu có ba người chủ, có ba người phụ tá, có ba tay phóng lao chính, làm một cuộc hành trình kéo dài ba năm, trận chiến cuối cùng với con cá voi kéo dài ba ngày, để rồi chỉ còn lại một người sống sót. Giây phút cuối cùng của con tàu được khắc họa như trong một áng sử thi:

Ý nghĩa của câu chuyện, xin dành cho những ai tự tìm và hiểu nó. Điều tôi nhận thấy ở đây là tôi chỉ có thể hiểu được trọn vẹn Moby Dick sau khi đã đọc nguyên bản tiếng Anh của nó, bản dịch thực sự không lột tả được nhiều. Chỉ đọc trong nguyên gốc mới thấy được cái văn hóa, cá tính, ngôn ngữ, tâm lý của từng nhân vật, mới hiểu được tất cả những chi tiết vừa thực nhất, vừa đẹp nhất, để rồi nhận ra rằng Moby Dick thực sự là một kết hợp hoàn hảo giữa bi kịch và lãng mạn. Ngay cả trong văn hóa Âu Mỹ, người ta cũng không thường nhắc đến Moby Dick, nhưng nếu có nhắc, thường nhắc đến nó như cuốn kinh, cuốn sách của một đời người.

Dấu ấn của Moby Dick lên các lĩnh vực khác của cuộc sống không nhiều, và không dễ thấy. Nhưng nó như một ám ảnh lớn, một chủ đề tư duy quan trọng xuất hiện tại những thời điểm quan trọng. Như trong sêri phim viễn tưởng Star Trek (một phim tôi rất thích không phải vì nó hoành tráng hay đẹp, so với những phim bây giờ, kỹ thuật Star Trek rất thô sơ), nhưng đó là phim đầu tiên trong thể loại của nó: một câu chuyện, những chuyến hành trình và những ẩn dụ triết học. Star Trek trích dẫn rất nhiều từ Moby Dick, đô đốc James T. Kirk là một bản sao tính cách của Ahab (cũng với ám ảnh báo thù và quyết tâm theo đuổi mục đích đến cùng).

Ban nhạc rock huyền thoại Led Zeppelin thường hay mở màn các show diễn của mình với một đoạn intro (instrumental) mang tên Moby Dick. Cũng có một phim hoạt hình trong sêri Tom và Jerry có cốt truyện nhại theo Moby Dick. Theo như tôi biết thì thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới Starbucks chính là lấy theo tên người phụ tá của thuyền trưởng Ahap. Ngay cả về sau này, dù đồng tình hay không với tinh thần tác phẩm Moby Dick, cuốn truyện tiếp tục là nguồn cảm hứng và đề tài tư duy quan trọng để tiếp tục bàn cãi và tạo nên những đỉnh cao nghệ thuật khác.

Moby Dick đã được ít nhất hai lần chuyển thể thành phim, năm 1956 và năm 1998. Chưa tìm được bản phim 1956 để xem (chỉ có một số trailer), nhưng bản 1998 rất ấn tượng. Cảnh Pequod căng hết buồm ra khơi, hay cảnh con tàu chìm như đúng định mệnh của nó… thật sự rất hoành tráng. So với Master and Commander, các cảnh quay không những không kém hấp dẫn, mà phần nhạc phim (cùng được thực hiện bởi Christopher Gordon) lại hay hơn rất nhiều.

Một ngọn sóng cuối cùng dìm hẳn mặt mũi Tachigô, trong khi ở sát mặt nước, ngọn cờ đỏ thắm của tàu Bêquốt vẫn còn phất phơ trong gió. Một cánh tay rám nắng cố ngoi lên để đóng thêm vài búa cho ngọn cờ dính chặt thêm vào cột buồm. Bỗng một con hải điểu từ trên cao bổ xuống định xé nát ngọn cờ. Rủi thay, tay của Tachigô vẫn còn nhô lên và trong một cử động cuối cùng của người thủy thủ sắp chết, đóng chặt chim trời và ngọn cờ… Con ác điểu theo tàu vào cõi chết. Trước khi xuống âm phủ, quỹ Sa tăng còn cố bắt cho được một linh hồn theo hắn cho vừa lòng. Vài cánh chim lẻ bạn kêu réo trên miệng vực thẳm còn hé mở, Cảnh vật mờ dần dưới màn đêm bao phủ. Gió biển và sóng nước vẫn gào thét như tự ngàn xưa.

into the primitive

Bìa cuốn sách, NXB Lao Động, 1983.

Nhưng không phải bao giờ gã cũng đi một mình. Khi đêm đông dài kéo về và lũ sói bám theo mồi thịt xuống những thung lũng thấp, người ta có thể nhìn thấy gã chạy dẫn đầu bầy dưới ánh trăng nhợt nhạt hơn trong ánh bắc cực quang mờ ảo, nhảy những bước dài phi thường vượt các bạn cùng bầy, từ cổ họng to lớn của gã phát ra âm thanh vang dội khi gã hát lên một bài ca của thế giới hoang sơ, bài ca của bầy sói.

ấy điều về hai cuốn sách rất phổ biến và quen thuộc với nhiều người Call of the wildWhite fang của Jack London. Tôi đọc bản dịch Tiếng gọi nơi hoang dã của Nguyễn Công ÁiVũ Tuấn Phương lúc nào tôi cũng không nhớ rõ lắm, chắc là trong những năm học cấp 2. Tôi còn nhớ sách được in trên giấy đen, mỏng và xấu, chữ in lem nhem, dấu con chữ hằn từ mặt này sang bên mặt kia trang giấy.

Tuy không thể nào chịu được cách phiên âm phổ biến của Hà Nội lúc đấy: Giắc Lăn Đơn, Bấc, Piugít Xao, Milơ… nhưng phải thừa nhận đây là bản dịch tiếng Việt hay nhất cho đến bây giờ, hay hơn hẳn những bản dịch mới sau này. Lớn lên, tôi mới tìm đọc lại nguyên văn tiếng Anh của tác phẩm, và ngay những chương đầu tiên, Into the primitive, The law of club and fang, tác phẩm đã đem lại cho tôi nhiều cảm nhận mới. Bản dịch tiếng Việt rất trau chuốt, bài thơ mở đầu cũng được chuyển thể sang tiếng Việt, sát về nội dung, và sát cả về hình thức gieo vần cách (leap – sleep, chain – strain, bước – ước, tù – vu).

Old longings nomadic leap
Chafing at custom’s chain
Again from its brumal sleep
Wakens the ferine strain

Ôi khát vọng xưa đất trời rộng bước
Giận thói thường xích chặt tựa lao tù
Đêm đông lạnh từ giấc nồng mộng ước
Lại bừng sôi huyết thống của hoang vu

Into the primitive không đơn giản là Vào cõi nguyên thủy như trong tiếng Việt. Cái tựa đề chương ám ảnh suy nghĩ của tôi một thời gian dài, vì nó còn được hiểu như: quay lại những điều đơn giản nhất, quay lại những yếu tố cơ bản nhất (think about it like primitive data types in programming). Lẽ tốt xấu trong cuộc sống có nhiều điều để bàn cãi, nhưng nó thật đơn giản như khi bạn gieo một hạt giống thiện, nó sẽ mọc lên một cây thiện, bạn gieo một hạt giống ác sẽ được một cây ác. Không trực tiếp đề cập đến vấn đề thiện ác, nhưng cả hai tác phẩm Tiếng gọi nơi hoang dãNanh trắng nối tiếp nhau, đều hàm chứa những suy tư về vấn đề tội ác và trừng phạt như sẽ nói ở phần sau.

Tiếng gọi nơi hoang dã là câu chuyện của chú chó Buck, vốn sống sung túc ở trang trại thẩm phán Miller, cuộc sống đưa đẩy Buck trở thành chó kéo xe giai đoạn “the gold rush” để rồi nhận ra, dù ở đâu, cũng chỉ có duy nhất một thứ luật: luật của dùi cui và răng nanh. Tiếng gọi của bản năng dần trở lại và cuối cùng Buck đã gia nhập và sống cuộc đời của một con sói hoang dã. Đoạn kết câu chuyện tuyệt hay minh họa cho hình ảnh này:

Tiếp nối và không đơn giản như Tiếng gọi nơi hoang dã, Jack London đã phát triển Nanh trắng, một câu chuyện theo chiều hướng ngược lại. Xuất phát từ một con sói hoang, Nanh trắng tham gia vào cái thế giới tạm gọi là “văn minh” (nhưng không kém phần ác độc) là thế giới loài người, tham gia vào trò chơi đấu chó và những ân oán của con người cho đến ngày Weedon Scott xuất hiện và giải thoát cho nó. Nanh trắng trả thù cho vụ ám sát Scott (giết Jim Hall) và sống phần còn lại của cuộc đời trong trang trại chan hòa ánh nắng của thẩm phán Scott (cũng tại vùng Santa Clara).

Nơi kết thúc câu chuyện này là phần khởi đầu cho câu chuyện kia. Nếu như Tiếng gọi nơi hoang dã mô tả quá trình từ đời sống “văn minh” đến cuộc sống hoang dã, từ cái nhìn của con chó Buck, thì Nanh trắng là sự dịch chuyển từ thiên nhiên hoang dã về lại với thế giới “văn minh” con người. Nhưng lần này, Jack London đã không thể đứng từ vị trí của chính nhân vật, mà buộc lòng phải kể câu chuyện từ vị trí của một người quan sát thứ ba. Nội tâm của Nanh trắng là điều không phải dễ dàng lột tả được trong quá trình “dịch chuyển ngược” như thế.

Không uyên áo, phức tạp như văn học châu Âu, văn học Mỹ giai đoạn đầu, đơn giản và sáng tạo như là chính nó, cũng chuyển tải những vấn đề về đạo đức, nhân quả, thông qua một cách trình bày khó có thể chân thực hơn như chính bản chất của cuộc sống (phải mở ngoặc ở đây: cuộc sống như là các câu chuyện về “chó”).

chanson de lara

Au bord des pleurs,
tu souriais Lara…

Đôi khi ta muốn né tránh cái cao siêu giả tạo và bất tài, cái lối nói năng tối nghĩa của loài người để bước vào cái tưởng chừng tĩnh mịch của thiên nhiên, cái im lặng khổ sai của lao động bền bỉ, cái im lặng không lời của giấc ngủ say, của âm nhạc chân chính và của rung động trái tim, một sự rung động không nói nên lời vì trọn vẹn của tâm hồn.

hanson de Lara nằm trong một băng cassette nhạc không lời của Richard Clayderman. Ca khúc làm tôi bắt đầu chú tâm đọc: Bác sĩ Zhivago của Boris Pasternak thông qua bản dịch của Lê Khánh Trường (Chanson de Lara là nhạc nền của bộ phim cùng tên chuyển thể từ tác phẩm văn học nổi tiếng này). Tôi nhớ đã đọc liền một mạch hơn 1000 trang sách ấy, và đã đọc đi đọc lại không dưới năm, sáu lần… Đến độ từng đoạn văn trong cuốn sách ấy đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ.

Chanson de Lara - Tereza Kesovija 
Somewhere my love - Ray Conniff 

Cuốn sách đã dạy tôi cách lắng nghe và phân tích chính tâm hồn mình, cũng như cậu bé Yuri đã làm trong góc riêng khu vườn tuổi thơ, cũng như chàng trai Yuri đã làm khi theo học tại trường Y, trong những salon của giới nghệ sĩ, trí thức Nga đương thời, cũng như trên muôn nẻo đường đời khác. Cuốn sách cũng dạy tôi hiểu suy tư, trăn trở của những tâm hồn lớn, đã minh họa nhiều nét tính cách Nga phong phú khác nhau, đã cho tôi biết rằng trong những thời khắc biến động dữ dội của lịch sử, tình yêu đích thực vẫn tồn tại.

Về bài hát, tôi đã thuộc lòng bản tiếng Pháp trước khi biết rằng bài hát vốn là một nhạc phim Anh – Mỹ, và dĩ nhiên là được đặt lời Anh trước. Thế nhưng lời hát tiếng Pháp lại hay hơn nhiều và đi rất sát với nội dung tiểu thuyết và nhân vật Lara: Bầu trời tuyết đã ám đầy, phía xa xa, chân trời bùng cháy. Đứng trên sân ga, em còn mãi nhìn theo chuyến tàu cuối, chuyến tàu đi về phía đau thương. Sát bên bờ nước mắt, em đã cười Lara. Một ngày kia, khi gió đổi chiều, một ngày kia, Lara, mọi điều lại tươi đẹp như xưa!

Bài hát là OST bản phim 1965 (có một phiên bản mới hơn năm 2002). Tôi thích bản cũ hơn, không phải chỉ vì nó trung thành với nguyên tác văn học hơn, mà còn bởi vì bản 2002 đã bị Anh – Mỹ hóa quá mức, khó còn có thể nhận ra nét tính cách Nga nào khi xem.

file system encryption


The pc-link reader, could be in many forms: usb, serial, pcmcia, pinpad…

An Axalto (previously Schlumberger’s, now Gemalto) smart card, this could be an access – control card, a bank debit / credit card, health – care card, social – identification card… Some smart card types are actually tiny computers – they have an Operating System, and Java virtual machine inside. Note: many of the smart card vendors are OEM – ed from SCM Microsystems, a Germany – based company. We’d better choose hardware and firmware directly from SCM when work on open – source projects.

ou have important data on your laptop, and one day the laptop is stolen. The best you can expect is that you loose all those valuable information. The worse… who know what it can be!? Since having a computer (hardware) in touch means having access to every data stored on it. How can you protect yourself from that situation?

The solution is encrypting your storage and keep your key safe from others’ access. You can encrypt your home directory or a whole data partition. (Some even encrypts /boot, /swap and /(root) – full disk encryption – so that their activities leave no traces). With Linux, every tools is at your hand, so let start making your life easier. Below is some guide lines on how to do it on Debian.

1.   Install eCryptfs: a Linux native and POSIX – compliant enterprise – class stacked cryptographic file system.

$ aptget install ecryptfsutils
$ modprobe ecryptfs
# you may have to patch your kernel in order for
# ecryptfsd (the key management daemon of eCryptfs)
# to work. in that case, you’d better grab and
# build eCryptfs from the latest source.

2.   Setup eCryptfs:

# simple setup, passphrase entered from stdin,
# eCryptfs allows overlay mounting: mount point
# and the actual storage can be the same.

$ mountt ecryptfs /encrypted/storage /mount/point
# you can now see your new fs using the command df,
# test it, go to your mount point and input some
# data, watch the output at the encrypted storage.
$ cd /mount/point
$ echo “Hello World” > hi.txt
$ cd /encrypted/storage
$ less hi.txt
# umount /mount/point and the file system
# is not accessible anymore

HOW TO PROTECT YOUR KEY?

Every security solution comes to a very dead-end that there’s must be a MASTER KEY as the main entrance for the whole system. And we have several ways to protect the master key:

+   the tricky way: store the key somewhere on the disk, e.g: at the first sector of the volume image (offset some bytes to a position only you know) so that the key is hard to find and can not be accidentally deleted. More information about the trick is here.

+   the explicit way: store on an external storage such as usb, the system could only be functional once the usb is plugged in.

+   the “smart” way: smart card is the best way to store key. Since you can write public / private key to a smart card but can only read public key back, no – one can read the private key, including you. Smart card is designed to do encryption / decryption jobs: just request the card to encrypt / decrypt some data using a specified key, and the card sends back the required output.

In an organization, the private key is stored on smart card and given to the “person in charge” without the fear of loosing the key. For personal use, I think the second solution (using usb) is quite enough.

1.   Setup smart card:

# install pcscd, the daemon to talk with
# card reader install OpenSC, the open
# source smart card project

$ aptget install pcscd
$ aptget install opensc
# in my case, I have an Axalto reader which is not
# supported by pcscd. knowing that Axalto’s
# hardwares are OEM-ed from SCM, I just download
# the firmware from SCM, flash the reader and it’s
# then recognized as a SCM SCR 331 device. You can
# play around the smart card using opensc-tool,
# you can erase, init the card’s file system,
# create some PIN, generate some keys using
# pkcs#15-init, encrypt/decrypt can be
# done using pkcs#15-crypt

2.   Working with keys:

Public and private keys are fundamental concepts of Digital Signature. In short, multiply two big prime numbers – two private keys – you have a semi-prime number – the public key. Certificate is wrapper of the public key to work with a CA (Certificate Authority), for the public to check if a public key really belongs to an organization.

# generate public and private keys in RSA 1024
# bit pem format extract the public key from this
# keys pair, encrypt/decrypt with the keys

$ openssl genrsaout private.pem 1024
$ openssl rsain private.pemout public.pemoutform PEMpubout
$ openssl rsautlencryptinkey public.pempubinin file.txtout file.ssl
$ openssl rsautldecryptinkey private.pemin file.sslout decrypted.txt
# create the smart card’s file system,
# then create a PIN

$ pkcs15initcreatepkcs15
$ pkcs15initstorepinauthid 01label “mycom”
# copy private key to smart card, to decrypt,
# we need to specify key’s usage

$ pkcs15initstoreprivatekey private.pemauthid 01id 45format pemkeyusage sign,decipher

3.   Setup the whole thing:

With your smart card properly setup (a public/private key pair has been stored), we can use the following script to: 1. create a temporary volatile file system 2. use smart card to decrypt the password and store to that file system (these files would simply disappear when the machine power down) 3. using the decrypted password to mount with eCryptfs.

# 1. create a volatile fs to temporarily store the
# decrypted passfile

$ mountt tmpfso size=10M,nr_inodes=10k,mode=0700 /tmp_fs
# 2. decrypt the password file from
# /root/passwd to /tmp_fs/passwd

$ pkcs15cryptpkcs1decipherk 45i /root/passwdo /tmp_fs/passwd
# 3. now mount our encrypted
# directories with eCryptfs

$ mountt ecryptfs /encrypted/storage /mount/pointo key=passphrase:passfile= /tmp_fs/passwd, cipher=aes, ecryptfs_key_bytes=16, passthrough=1, verbosity=0

Done! Choose a strong encryption algorithm (e.g AES 256 – bit), and in most cases, you and your data would be safe until they have quantum computer running. Be sure to keep your key secret or your efforts would be of no help. For maximum security, choose a good smart card model, increase your keys’ size, revise all procedures of your software system…

(You’re pretty safe right now, so why there’s an “in most cases” in my last paragraph? The truth of being secured is actually more complex than that, as a quite-simple technique like this could be applied to steal password of a disk-encryption system. This bases on the fact that data in DRAM is not faded right away after loosing power, it still can last for some seconds (or even minutes), and by cooling the DRAM using an air duster (to slow down the fading speed), the DRAM module could than be copied and scanned for password (assuming that password has been entered and kept in memory). Nothing is really safe, however, hardware problem like this should have a hardware solution (like this AES 256-bit encryption Fujitsu hard drives).