peter the great, tv series

Tháng 3, 1697, phái đoàn ngoại giao Nga bắt đầu chuyến thăm qua nhiều nước châu Âu, dẫn đầu bởi đại sứ Franz Lefort, trong đoàn có anh đánh xe ngựa mang tên Peter Mikhailov, chính là Sa-hoàng giả danh, nhưng với chiều cao 2.03m của mình, đi đâu người ta cũng biết đó là ai! Lúc này, nước Nga hãy còn lạc hậu lắm, các thế lực bảo thủ, nhất là nhà thờ Chính thống giáo, không muốn Sa-hoàng của mình chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi văn minh phương Tây. Một đoàn đông đảo dẫn đầu bởi các giáo sĩ chặn đường nhà vua, đứng đầy trên một cây cầu bắt ngang sông Moskva, họ thỉnh cầu Peter đừng xuất ngoại.

Việc một Sa-hoàng để trống ngai vàng, đi ra nước ngoài là điều chưa bao giờ xảy ra ở nước Nga trung cổ. Viên chỉ huy ngự lâm quân quay lại hỏi ý kiến và nhận được lệnh cán qua đoàn biểu tình! Hàng trăm con ngựa phi nước đại càn qua cầu, đè chết vài chục người và làm hàng trăm người bị thương khi cố nhảy từ trên cầu xuống sông! Ngồi chung xe với Sa-hoàng, người hầu Menshikov (sau này là Tể tướng) còn kịp ngoái lại để nhìn thấy chính cha ruột của mình, một trong những người dẫn đầu đoàn biểu tình, kịp nhảy xuống sông thoát thân! Nước Nga đã bước ra khỏi đêm dài Trung cổ để văn minh hoá, hiện đại hoá như thế đó!

Đôi khi tôi thật sự ngạc nhiên về văn minh Anglo – Saxon, làm tài liệu, tư liệu giỏi nhất thế giới chính là họ. Chịu khó thu thập hiện vật lịch sử, xây nên các bảo tàng rộng lớn chính là họ! Bỏ công sức đi khắp nơi nơi, nghiên cứu các nền văn hoá, biên soạn ra vô vàn sách vở, phim ảnh cũng là họ! Và xào xáo các tư liệu đó, trình bày nó theo cách có lợi cho mình, dùng chính những thông tin thu thập được để nhào nặn, suy diễn, áp đặt, vẽ nên những hình ảnh khác, theo một cách vừa láo toét vừa khéo léo, tuỳ thời điểm, tuỳ bối cảnh, cố tình chụp mũ, gán nhãn, định danh, “ta đây biết rồi, nó là như thế này thế kia”, cũng lại chính là họ!

garmin, 7

Đồ chơi mới, GPSMap 79s… dùng Garmin cả chục năm hơn, nhưng chủ yếu vẫn loanh quanh ở dòng phổ thông (vì nhỏ gọn), giờ mới lên đến dòng chuyên nghiệp! Và bây giờ mới biết dân địa chính, đất đai ở VN xài con này rất nhiều vì tính năng đo vẽ đất chính xác của nó, không cần phải cắm cọc với lại kéo ống ngắm, thước dây đi đo nữa!

Sơ bộ thấy máy bắt tín hiệu vệ tinh rất nhanh và chính xác! Màn hình rõ đẹp, bàn phím cứng tốt hơn trước, so với các dòng khác, máy chạy nhanh hơn đáng kể! Máy nổi được trên mặt nước, nhưng quan trọng nhất với tôi là “expedition mode”, chế độ tiết kiệm pin có thể xài được khoảng 10 ngày với 2 cục pin AA 2500 mAmph. To, cồng kềnh và xấu… 🙂

hồi quy

Má ơi, đúng vào cái môn ghét và dốt nhất thời đại học, xác suất thống kê (XSTK), nào là hồi quy tuyến tính (linear regression), nào là định lý Gauss-Markov, nào là phương sai (variance) và hiệp phương sai (covariance), nào là đa cộng tuyến (multi-collinearity)… Thuật ngữ toán học thì mình khá rành về phần hình, số, đại số, những phần khác thì nói chung là mù. Hơn 20 năm sau khi rời ĐH, lại rơi vào cái môn XSTK trời đánh… 🙁

Ở Việt Nam, trong giảng dạy các ngành, Toán khác hẳn với tất cả các môn còn lại ở chỗ… nó đã xây dựng được một bộ thuật ngữ tiếng Việt tương đương, tương đối đầy đủ. Và xin nói để các bạn cùng biết, mỗi một khái niệm “đơn giản” kể ra trên đây, phát biểu vô cùng đơn giản, nhưng cần nhiều năm để hiểu, để “ngộ” nó… Cho đi lại từ đầu, chưa đi vội về sau, xin đi từ thơ ấu, đi vui và bên nhau… (Kỷ niệm – Phạm Duy)

Kỷ niệm - Thái Thanh 

trít học

Giờ thì phương Tây bắt đầu đi copy ngược lại TQ, nhất là các ứng dụng mang tính xã hội cao, và một số mảng công nghệ! Nếu đọc lại lịch sử phát triển xã hội mấy trăm năm qua thì phương Tây đã bắt đầu mọi chuyện từ việc… đóng thuyền! Vâng, chính là như thế, đóng thuyền rồi tìm ra các vùng đất mới, thành lập thuộc địa, khai thác tài nguyên, phát triển công nghiệp, rồi mở ra kỷ nguyên Ánh sáng, các phong trào khai phóng bùng nổ!

Triết học chỉ xuất hiện sau cùng với tư cách là người phê phán, nhận xét các trào lưu văn hoá, khoa học, tư tưởng! Đương nhiên không thể phủ nhận mọi thứ đều có tác động tương hỗ, nhưng triết học, như chúng ta biết ngày nay, chỉ là hệ quả của một sự vận động xã hội phi thường và lớn lao, một sự vận động kinh hoàng, khốc liệt và thường là… đẫm máu! Có vận động thực tế thì mới có triết học, và không phải ai muốn làm “thinker” cũng được đâu!

Thế rồi một số bác “trít” nhà Vịt ta bốc ngay ra vài ngôn từ hình thức, lảm nhảm ở trên chóp, ngồi bất động mà tưởng tượng ra tất cả những vận động còn lại, tự xem mình là “tinh hoa”, không muốn làm gì mà lúc nào cũng “ta đây biết rồi”, đã “thiểu năng” lại còn hy vọng dẫn dắt, lừa phỉnh người khác, đã “bất tài” lại còn cứ muốn “đĩ miệng”, “bolero” vừa vừa thôi chứ! Người Trung Quốc không có như thế, họ đơn giản là… bắt đầu đi xây nhà từ móng!

serenity-2, part 7

Test rolling with my newly – built Serenity – 2, just a few hours on water is better than any other types of therapy / detox. (On a side note: me in the video look more and more quite like Trotsky! 🙂) Serenity – 2 has, compared to the previous build, one more centimeter of freeboard, its aft – deck is also higher, but the font – the deck profile has been reduced cross – sectionally. So, it’s not easier or harder to roll, just feel quite the same. Once the minor leak was detected and fixed, the two for – n – aft compartments are absolutely dry, not a single drop of water gets in even I was rolling for more than an hour. I’m more than happy with that, knowing that your storage would be water – proof and safe!

But even more important is that you know your “positive – buoyancy” is safe – guarded, once you’re out there “in the blue” (not now, still “in the brown”!) Well, unless the hull is breached, but if that’s the case, it’s yourself, not the boat anymore, that is to be worried about. Some people would like to stuff the boat with foam or inflatable bags to reserve buoyancy, but in my case, that’s not really feasible, having to carry a considerable – amount of provision, there’s not any storage space to spare! Watching the video, I’ve noticed how small the kayak has become, there’re quite some differences between 15.5′ and 18′. Will try to have some longer paddling in the upcoming weeks, to get to know the boat better!

To be updated…

chuyện tử tế

Viết nhân trò chuyện với một vài đứa bạn… Nói về ngôn ngữ thể hiện của điện ảnh, đó là một dạng vừa phản ánh hiện tại, vừa ước mơ tương lai, như người Nhật trước đây làm phim, toàn thấy gái mắt to chân dài, vì thực tế họ mắt hí chân ngắn, Hàn làm phim tình cảm sướt mượt, lãng mạn, vì thực tế người Hàn nam giới đa số khá là cục súc, bạo lực! Thiếu cái gì là… họ mơ ước có cái đó! Như phim Trung Quốc mấy chục năm qua, nhất là các phim thanh xuân vườn trường, là cổ suý cho những sự tử tế bình thường, nhỏ nhoi trong cuộc sống hàng ngày.

Vì xã hội họ thiếu cái đó, và họ ý thức, họ mong muốn hướng tới điều đó. Còn phim Nhật hiện đại đã hoàn toàn vắng bóng sự “thể hiện tử tế lương thiện”, vì mặt bằng chung xã hội Nhật đã đạt đến đó rồi, trong mỗi công việc, mỗi người hàng ngày của xã hội Nhật đều đã có sự tử tế, tận tâm, họ chẳng cần phải mơ ước nữa! Đến tận giờ, xã hội và điện ảnh Việt vẫn ngơ ngác nhìn nhau, tử tế là cái gì, tử tế ở đâu ra, “ai cho tôi tử tế”, loay hoay mãi mà vẫn chưa biết được! Ấy đơn giản là vì người ta không thể hiểu cái người ta, bên trong, không có! 🙁

serenity-2, part 6

Made 2 short paddling rounds at night (due to local water conditions, about 5 ~ 10km each) and 2 hour of rolling to test the kayak, to see if everything works as expected. They’re leak – tests (much like smoke – test in electronic and software engineering). And indeed, found and fixed a minor leak in the aft compartment (at the joint right after the cockpit). The hatches are completely water – tight, there’s nothing to worry about. The tests only assure me on the “static” side of the boat: it tracks too straight (a bit hard to turn in tight corner, but that’s a desired behaviour) and the speed seems to be good too (a claim to be backed by GPS numbers later on). About “static” and “dynamic”…

Much like sailboat (but perhaps to a lesser extent), there’re much differences between “static” and “dynamic” aspects. There’re boats that seem to fair well on stable water, but behave badly in weather, and there’re boats that don’t feel very stable on calm water, but excel themselves in turbulences. So actually, it’s the dynamic side that’s more important, but that would require long testings to really know. For now, I would just try to detect and fix small issues. First is to make some small changes to the rudder’s pedals, to make the foot – work a bit more comfortable… Then test running the light – bulbs for many hours to see if they’re durable enough, and to measure the battery usage!

Detected a faulty (low quality) 12V DC connector which builds up too much heat if used for a long time, to the point of plastic melting down. I had to replace them with better ones. The new battery box now has 2 blocks, 12 cells of 18650 batteries in total, and 2 additional, reserved slots to install 2 more blocks later. So the maximum capacity is about 20 Ah at 12.6V, each block is about 5 Ah. I guess the actual, usable number is much less, not that advertised, ideal – conditions number. I discovered an important thing: although the voltage indicator (8-segments display) consumes very little power (less than 30 mA), letting it always ON would drain the battery pretty fast (about 0.1V per day)…

Maybe there’s some hidden, internal consumption by the BMS – battery management system). So I’ve added a switch and turn it OFF when not in use, and the battery box would last for weeks (not just days), before needing a recharge. A small chip (the size of your thumb) will be in charge of downgrading the 12V current into 5V and serve it through a USB port, it charges my iPhone just well, and pretty much every devices is using USB – charging nowadays. At this point, the boat is pretty much heavy, already over 33 kg, but that includes everything: rudder and pedals, the battery box, the compass, light bulbs, the bilge pump, etc… Would update more on boat trialling in the coming weeks…

kỷ sở bất dục

Một nền báo chí, dịch thuật và sách vở vay mượn, chắp vá, lôm côm và nham nhở! Dịch đa phần từ tiếng Anh sang thì câu văn trúc trắc, tối nghĩa, và phần lớn các trường hợp, cho thấy là cũng chẳng hiểu gì văn bản gốc. Kỹ năng tiếng Anh và tiếng Việt đều ở mức làm người đọc cảm thấy sợ hãi, vì thứ “cơm sống” đó ăn vào chắc chắn sẽ bị “sình bụng”. Nhưng đó chưa phải là điều nguy hiểm nhất, nguy hiểm nhất chính là la liếm, vay mượn, đem những vấn đề xa lạ ở đâu đâu về, rồi tự cho là mình giỏi! Tất cả không giấu được một thực tế chính là vì bản thân trống hoác, không tự suy nghĩ được gì, không tự tạo ra được nội dung riêng biệt, nên bạ đâu cũng vay, mượn, copy, xào xáo một cách thô thiển và sống sượng! Nhìn vào những gì thể hiện, có vẻ như đó là một sự khiếm khuyết và bất an về tri thức, nhưng thực ra không phải vậy! Sự khiếm khuyết và bất an… thực chất nằm ở tầng đạo đức cộng đồng! Lúc nào cũng phải “hoạt ngôn”, “bao biện”, “chống chế”, vì đã có điều gì đó sai, vì bên trong có điều không ổn! Nên cứ phải luôn “bao bọc” bản thân bằng ngôn từ, bằng những thông tin lảm nhảm!

Đó không phải là sự theo đuổi kiến thức đích thực, chỉ là “loè người”, tìm cách “dẫn dắt” người khác bằng ngôn từ tào lao! Đó là sự “giấu dốt” bằng cách tung hoả mù thông tin, tương tự như việc chụp ảnh “loà sáng” để xoá hết mụn, nếp nhăn vậy! Về sách vở, không cần phải đọc quá nhiều, chỉ một vài quyển nhưng đọc kỹ có khi là cũng đã đủ rồi! XH vận hành bằng giá trị tin tưởng, tin cậy, chứ không phải bằng “trí thức giả danh”. Những chuyên môn “triết học”, “khoa học” là của các tạp chí chuyên ngành, không cần và không thể là “thức ăn đại chúng”! Tự nhìn vào bản thân, mọi suy nghĩ, nội dung đích thực đều xuất phát đều từ sự quán chiếu, quan sát chính mình và người khác! Tất cả bắt đầu bằng câu đơn giản: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân – 己所不欲,勿施於人 – điều gì không thích (xảy ra với mình) thì đừng làm nó cho người khác! Một câu đơn giản, nhưng là điểm khởi đầu, cũng là điểm kết thúc của toàn bộ nền luân lý cộng đồng, một câu mà nếu hiểu cho rốt ráo thì xã hội đã không có những “thể loại hai mặt”, những kiểu “tiêu chuẩn kép” cùng những dạng “tri thức giả cầy” khác!

đuổi hình, bắt chữ

Công phu kinh hồn… chữ này là giả chữ in mộc bản, vì xưa in kinh sách thường khắc âm bản trên ván gỗ, mà gỗ thì có sớ! Nên nét ngang khắc mảnh vì thuận sớ, mà nét dọc phải khắc đậm vì nếu không sẽ dễ bị gãy, mòn, nhoè. Tôi biết có nhiều người viết tay chữ Hoa y hệt như máy, kỹ năng đủ để làm giả giấy tờ mà người thường không phân biệt được. Công phu như vậy chưa thấy người Việt nào làm được, mặc dù “múa thư pháp” các kiểu để “loè người” thì “kinh hồn” lắm! Nhân tiện nói về “chữ nghĩa” và “công phu”… Chữ TQ, mặc dù đã giản lược đi nhiều so với trước, nhưng vẫn còn rất rất khó, phải mất nhiều thời gian học thuộc, ghi nhớ, nghiền ngẫm. Học sinh TQ tốt nghiệp cấp 3, thậm chí là cả ĐH, khả năng cao đưa cho một bài có nhiều chữ khó là… vẫn không đọc được! Thế nên tốt nghiệp ĐH rồi, vẫn phải chịu khó học hành, trau dồi thêm, mở rộng kiến văn, ngoài 30 tuổi mới dám phát ngôn chút đỉnh, chưa nói chuyện trở thành chuyên gia, nghiên cứu này nọ! Không như anh VN, mới học hết lớp 5 trường làng đã chém gió thành bão!

Cái sự khó ấy cũng có tác dụng của nó! Nó đẻ ra những thành phần dân cư “cẩn ngôn, thận hành”, tức là nói năng và làm việc “cẩn thận”. Từ dùng phải cho hết chiều sâu, câu nói ra phải có ý tứ! Nnên gọi là “thâm Nho” là thế, trong các giao dịch xã hội, làm ăn buôn bán, và tất cả các hoạt động khác, không tính toán sâu xa, không “mưu sâu kế hiểm” thì không phải là người Trung Quốc! Có được điều đó đơn giản là từ… căn bản giáo dục mà ra! Nên nhiều khi đơn giản đến mức rỗng tuếch đi chửi người khác thâm nhọ thấy cũng hơi kỳ! Tự nhìn lại mình, tiếng Việt giống như kiểu một trò chơi “đuổi hình bắt chữ”, ngoài một số sự “nhanh trí, thông minh vặt”, còn thì nội dung trống hoác! Nên… làm ơn, đừng chơi cái trò “đuổi hình bắt chữ” nữa, lâu lâu bắt gặp một vài trường hợp thì còn thấy hài hài, chứ chơi nhiều người ta sẽ nghĩ mình bị “thiểu năng trí tuệ”, đầu óc không nghĩ ra được cái gì cho có nội dung, nội hàm nghiêm túc, toàn những câu chữ lảm nhảm, trơn tuột, nói sao cũng được, và cũng chỉ dùng để nói cho vui, chứ chẳng làm nên được tích sự gì!

PREKRASNOE DALEKO, 2

Tôi thường nghe thấy một giọng nói, vọng lại từ tương lai xa xôi. Giọng nói nghiêm túc hỏi tôi: ngày hôm nay anh đã làm được những gì cho tương lai mai sau!? Hỡi tương lai xa xôi tuyệt vời, xin hãy nhẹ nhàng, nhẹ nhàng thôi, xin đừng quá dã man, đừng quá tàn bạo với tôi…