once upon a time in odessa

Ngày xửa ngày xưa ở Odessa, một film Nga mới làm sau này, hình ảnh, ánh sáng cực đẹp, nhiều sound – track nhạc Nga & Ukraina siêu hay. Film về một tướng cướp, trùm giang hồ Odessa, về sau là một chỉ huy Hồng quân, tất cả đều là sự thật lịch sử. Việt Nam cũng có nhiều hình tượng giống y như thế: Trung tướng Nguyễn Bình, Thiếu tướng Dương Văn Dương, Đại tá Mai Văn Vĩnh, .v.v…

cổ nhạc

Trích đoạn “đẹp nhất, hay nhất” trong Hoàn Châu cách cách đám cưới của Hạ Tử Vy và Tiểu Yến Tứ, xem đi xem lại hàng trăm lần ko biết chán! Chính là từ phút 1:20 đến phút 2:20, một điệu múa và một điệu nhạc cổ, các cô nương áo hồng, vũ đạo trên nền nhạc kèn & trống.

Tuy chưa truy ra đc nguồn gốc của nhạc & vũ này, cảm thấy có đôi phần đã “cải biên, hiện đại hoá”, nhưng có thể nhận định phần lớn là “nguyên bản”! Film truyền hình dĩ nhiên không thể “chất lượng” như film điện ảnh, nhưng thi thoảng vẫn nhặt ra được vài “viên ngọc” từ kho tàng văn hoá cổ!

17 moments of spring – somewhere far away

Oh my pain, I beg you to leave me, at least just for a while. Oh my cloud, the bluish cloud, do you fly to my dear home? Oh my shore, my beautiful shore, please show yourself, from afar, just a blury outline, my lovely – tender shore. I would like to swim to you, at least some day.

Somewhere far away, somewhere very far away, mushroom – shaped rain is falling through the sunshine. Somewhere far away, somewhere in my memory, it’s getting warm just like in my childhood, though my memory now is covered under thick layers of snow…

ký ức tuổi thơ

Ký ức tuổi thơ… cũng từng tập tành tham gia bện dây thừng cho ghe chài, giống y như trong video này, chẳng máy móc gì, toàn quay tay thủ công mà thôi! Đã từng có một thời ngăn sông cấm chợ, tự cung tự cấp, người ngư dân không thể mua gì, hoặc không có để mua, phải tự làm tất cả, làm thừng, may lưới, tự đóng, sửa thuyền…

“trần” thời minh nguyệt

王昌齡 – 出塞

秦時明月漢時關
萬里長征人未還
但使龍城飛將在
不教胡馬渡陰山

Hình chụp trong một quán cafe cũ kỹ, gần như là đồng nát, thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, 2017, một đêm không gian u ám, tối tăm: “Trần” thời minh nguyệt “Lý” thời quan, Vạn lý trường chinh nhân vị hoàn… Vẫn (còn đây) là vầng trăng sáng đời Trần, vẫn còn đây là miền quan ải thời Lý, mà người chinh nhân vạn dặm đi vẫn chưa thấy về…

bộ bộ kinh tâm

Bữa xem 1 trích đoạn “Bộ bộ kinh tâm” – thường ko thích ngôn tình, kiếm hiệp, những thi thoảng vẫn xem để “học chữ”. 2 chị em Nhược Lan, Nhược Hy nhận được thư nhà, ngồi chờ viên thái giám đến đọc thư giúp. Xem đến đây lấy làm lạ, vì phụ nữ quý tộc xưa, tuy ko “thông kim bác cổ” như các trang nam nhi “luận bàn chính sự”, nhưng học vấn cũng ko phải là tầm thường, đều có ít nhất mười mấy năm học chữ. Cổ văn, Đường thi, Tống từ… thảy đều thông thạo, làm sao có chuyện ko đọc được thư nhà!?

Mở thư ra mới biết chữ viết lối bán thảo, học 10 năm cũng chưa chắc đã đọc được (tôi cũng ko đọc được, vậy mà biết có người ở làng Đường Lâm, Hà Nội, mới học 3 năm đã đọc / viết thảo thư thông thạo). Như nhân vật chính Nhược Hy trong phim tự nói về bản thân: ta ở thời hiện đại dù sao cũng có 16 năm đèn sách, chữ nghĩa, thế mà “xuyên không” quay ngược về quá khứ, lại trở nên người nửa mù chữ! Cái sự học ngày xưa cực kỳ khó khăn, học 10, 15 năm vẫn chưa biết gì, từng câu, từng chữ, thảy đều có ý nghĩa thâm sâu.

Không như “quốc ngữ” ngày nay, ngu lắm chỉ 6 tháng là có thể đọc viết tương đối. Vì dể dàng như thế nên trên đường dài, hại nhiều hơn lợi! Đây là vấn đề rất lớn của tiếng Việt: ngôn từ cạn cợt, ngữ pháp lỏng lẻo, nội dung ít ỏi… sinh ra nhiều người với “lổ hổng tư duy”. Từ những năm 20 tuổi, bằng cách so sánh ngôn ngữ học (comparative linguistics), đem cách suy nghĩ, hành văn trong tiếng Anh, Pháp, Hoa… đối chiếu vào tiếng Việt, tôi có thể phát hiện nhiều “lổ hổng tư duy” trong nhiều người nói chuyện với mình.

Những lỗi tư duy đó khiến cho người Việt rất dể bị xúi dục, lừa gạt. Đáng tiếc lỗi có tính chất cố hữu nên phần lớn không tự nhận ra. Cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng XH Việt như ngày nay, không thể tự phản tỉnh để biết mình thiếu chỗ nào. Chưa kể đến vô vàn những thể loại “tỉnh để chi oa”, vì đã ngồi đáy giếng, không muốn xem trời bằng vung cũng không được! Sâu xa hơn, ngôn ngữ ko phải chỉ là cái vỏ của tư duy, nó hàm chứa trong đó nhân sinh quan và thế giới quan của một con người, một dân tộc…

kayak roll

It is on the list! To quote the upside down text (to be read when you’re already bottom-up): the same lines which represented the starting position now represent a fish-eye view of the fully capsized position. The phantom lines represent the upright position, or goal. To right himself, the kayaker:

1. Flicks his wrists to swing his knuckles toward his face, thus causing the outboard edge of the paddle to assme a slight planing angle (not show) with the water surface. The remaining steps constitute one continuous movement, to be done as quickly as possible.

2. With his hips and right hand serving as pivot points, he sweeps his forward paddle blade, and his torso, outward in a 90-degree planing arc on the water surface, as shown from position 1 to 3, while pulling down on his left hand and pushing up on his right, thus lifting himself to the surface.

3. Complete the roll by flicking his wrists to flatten the blade angle, then sharply increasing his opposing hand pressures, thus raising himself in a chinning attitude as the paddle blade sinks and is drawn inward. The roll is now completed.

euclidean distance

Đường thẳng có phải là đường ngắn nhất giữa hai điểm!? Nhớ lại hành trình chèo 9 ngày qua 9 cửa sông Cửu Long hai năm trước… tôi luôn cố đi thật xa, không được ôm bờ (shore hugging) quá gần. Nhưng nó gần như là một phản xạ vô hình, một tiềm thức về sự an toàn, khi cứ sau 1, 2 giờ chèo lại thấy mình đi gần sát lại bờ. Khi trong con người mình không có đủ sự tự tin, tin vào thể lực, vào khả năng xoay xở của bản thân, tin vào độ an toàn, bền chắc của các thiết bị trên thuyền, thì gần như là một phản xạ tự nhiên không thể khác, cứ chèo một lúc là lại đi gần bờ.

Dù biết rằng “đường thẳng luôn là đường ngắn nhất giữa hai điểm”, băng từ mũi đất này sang mũi đất kia, nhiều khi không thế thấy được bờ, (một phần cũng do địa hình miền Tây rất thấp, chỉ cách bờ 7, 8 km là coi như đã không thấy gì, rất khó dùng địa hình để định vị). Nhưng đường thẳng có phải là ngắn nhất hay không, nó còn phụ thuộc vào “bản lĩnh” của sailor. Không dể gì đi theo một con đường “duy lý”, “duy ý chí”, một con đường của tiên đề số 1 – hệ tiên đề Euclide (hai điểm xác định một đường thẳng), một lộ trình do la bàn vạch ra để mà nhắm thẳng tới đích.

Bernoulli’s principle – 1

Nhiều người tập chơi buồm nhưng chưa hiểu rõ nguyên tắc vận hành của lá buồm! Không hiểu thì cũng chẳng sao, nhưng hiểu thì dễ cảm nhận và điều khiển lá buồm hơn. Quy tắc vật lý chi phối lá buồm là nguyên lý Bernoulli (Bernoulli’s principle), phát biểu nôm na như sau: dòng chất lỏng / không khí chảy với vận tốc nhanh hơn sẽ tạo ra áp suất thấp hơn so với dòng chất lỏng / không khí chảy với vận tốc chậm hơn. Ví dụ đơn giản của nguyên lý Bernoulli là cái súng phun sơn. Ai đã tự chế súng phun sơn dùng bơm xe đạp lúc nhỏ sẽ hiểu điều này rất rõ! Hơn 30 năm trước, toàn sơn bằng… cái bơm xe đạp, lúc đó không có máy nén khí như bây giờ, một người cầm bình phun, người kia hì hục đẩy bơm! Dòng không khí chảy vuông góc với van ở miệng bình tạo ra một vùng áp thấp, hút sơn ra khỏi bình. Cũng tương tự cho bộ chế hoà khí (carburetor) xe máy.

Ví dụ thứ 2 là cánh máy bay hay lá buồm, hình dạng ko cân xứng tạo nên hai dòng không khí có vận tốc khác nhau, gây ra chênh lệch áp suất giữa hai bên bề mặt. Chính chênh lệch áp suất này tạo ra lực nâng / lực đẩy cho cánh máy bay hay cánh buồm, và cũng lý giải tại sao thuyền buồm thường đi ngang gió, xiên gió lại… nhanh hơn là đi xuôi gió, thậm chí có thể nhanh hơn vận tốc gió! Chỉ trường hợp đi “xuôi gió” thì mới có thể tạm gọi là “gió cuốn cánh buồm đi”. Dĩ nhiên, khí động học của cánh máy bay / lá buồm còn nhiều điều phức tạp hơn thế. Có thể lý giải sự hình thành lực nâng, lực đẩy (lift) bằng nhiều cách, chung quy cũng quay về Định luật 2 Newton. Nhưng giải thích bằng nguyên lý Bernoulli vẫn là sinh động, trực quan và dể hiểu nhất! Những điều này thường tìm thấy trong các sách “Vật lý vui”, phổ biến với học sinh cấp 1, cấp 2 ngày xưa!

stadiametric rangefinding

Các ống nhòm quân sự hay hàng hải chuyên dụng thường có thang đo hiển thị trên khung nhìn, dùng để ước lượng khoảng cách. Mỗi nấc thang đo có đơn vị là mil (mili-radian – 1/1000 radian). Giả sử như biết trước chiều cao của đối tượng đang quan sát (e.g: một ngọn núi) là x, thì khoảng cách tới đó: y = x / k * 1000, với k là giá trị đọc được trên thang đo.

Đây chỉ là công thức tính nhẩm gần đúng, vì công thức tính toán chính xác có liên quan một chút đến cosine, nhưng cos của góc rất nhỏ xấp xỉ bằng 1. Ví dụ như, ta biết trước chiều cao của đỉnh núi Thánh Giá – Côn Đảo là 570 m, nếu như trong ống nhòm quan sát thấy núi có độ cao là 20 nấc, thì khoảng cách đến đảo xấp xỉ là: 570 / 20 * 1000 = 28.5 km.

down to earth

Trở lại không gian một thành phố hãy còn là tỉnh lẻ, hơn 1/4 thế kỷ trở về trước, một Đà Nẵng nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu. Hàng sáng cứ khoảng 4h là nhiều người dân lại đạp xe 10, 15 km đi tắm biển, bơi lội chán chê đến hơn 6, 7h mới về, chậm rãi ăn sáng rồi thong thả đi làm. Thành phố thời bao cấp, cũng chẳng có mấy công việc, tội gì phải vội!? Thế nên dân chúng giữ được thói quen tập thể dục đúng giờ rất lành mạnh! Một vài người đi bơi, mùa hè cũng như mùa đông, biển êm cũng như khi dông bão, dù trời lạnh cóng, họ vẫn bơi đều đặn hàng chục km mỗi sáng!

Một lối sống cực kỳ “xa xỉ” so với cuộc sống ở Sài Gòn thời bây giờ: mở mắt ra là kẹt đường đầy xe, khói, bụi, chen lấn, dẫm đạp, chửi bới nhau, thời gian ăn sáng chưa chắc có, nói gì đến việc đi bơi 1, 2 tiếng mỗi sáng? Đúng là thói quen “xa xỉ”, đúng là đồ “dở hơi biết bơi”, chỉ có dân “thượng lưu” mới có điều kiện như thế! Tôi vẫn thường luôn nhớ về những tháng ngày xa xưa ấy, những gì rất cơ bản, rất sơ đẳng, tạm gọi là “down – to – earth”, sống gần mặt đất! Những thói quen có ích cho sức khoẻ thể chất và tinh thần, nó tạo ra những con người rất tough – rất cứng!

alma mater mea

Bắc hành 2017 p4

Sitting in the sandpit, life is a short trip… It’s so hard to get old without a cause. Youth’s like diamonds in the sun, and diamonds are forever…

Sơn Trà, chỉ là bán đảo nho nhỏ, đường vòng quanh chưa đầy 60 km. Những năm cấp 2, bọn tôi thường rong chơi ở đây: leo núi, băng rừng, cắm trại, tắm biển… Khi đó chưa có đường nhựa như giờ, chỉ là đường mòn rộng chừng 0.5m làm năm 1979 để đưa pháo cối ra đặt ngoài đó (đề phòng Trung Quốc đổ bộ đường biển). Đến giờ, tôi lờ mờ hiểu ra rằng, đã có những người dành cả đời để bảo vệ một đám xanh nhỏ nhoi như thế, và cũng sẽ có những kẻ tìm cách phá hoại bằng mọi giá.

Tạm dịch: (từ lúc còn) ngồi trong “hố cát”, (đến giờ) cuộc đời chỉ như một chuyến rong chơi ngắn. Thật khó để già đi mà không cho ta một lý do nào. Tuổi trẻ long lanh như kim cương trong ánh nắng, mà kim cương là mãi mãi… Hố cát (sandpit) là cái ô chứa cát ở vườn trẻ, làm để cho trẻ nghịch phá, đào bới, chơi đùa. Dễ có mấy chục năm, hôm nay mới trở lại cái “hố cát” tuổi thơ tôi, nguyên một vùng bán đảo Sơn Trà tuyệt đẹp, cái “hố cát” của một thời nghịch phá, vẫy vùng, mơ mộng.

somewhere out there

Hồi trẻ, có trò hay chơi là trồng chuối hít đất (chống đẩy). Trò này tôi rất “tự hào” vì trồng chuối nhiều người làm được, nhưng trồng chuối hít đất: hạ xuống từ từ cho đỉnh đầu chạm đất, rồi lại nâng thẳng tay lên, cứ thế 15, 20 lần, rất ít người làm được vì siêu khó, cần phải có cơ tay và vai rất khoẻ, không tin cứ thử làm xem, ngã gãy cổ đừng trách!

Bây giờ, sau 20 năm, không tài nào làm được như thế nữa (các bạn hẳn đã rất chán tôi luôn kể chuyện… ngày xưa, bao giờ cho đến ngày xưa!?) Chỉ một bức hình thoáng qua là bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu trò đùa vui, xông xênh của tuổi trẻ hiện về! Ở một nơi nào đấy ngoài kia, “somewhere out there”, vẫn có một chiếc thuyền neo đợi ta bên bờ biển!

thương nhớ mười hai

Nhớ hồi 4 năm ĐH, chiếc xe đạp cà tàng đụng vào đâu kêu đó: yên xe cọt kẹt, xích líp nhộn nhạo, đùi đĩa lắc cắc, cả cái xe đụng đâu kêu đó… duy có một cái đụng vào không kêu tiếng nào… là cái chuông!

binary chemical weapon

Haizzza, đây chẳng phải chính là loại độc dược 2 thành phần (binary chemical weapon) mà năm đó, tại Lục Liễu sơn trang, Triệu Mẫn quận chúa đã dùng để ám toán (không thành công) Trương giáo chủ Vô Kỵ ca ca và các huynh đệ Minh giáo đó sao!? Thủ pháp thật là vi diệu, 2 thành phần để riêng lẻ thì không có độc tính, không thể dò tìm ra được, lúc phối hợp lại với nhau mới phát tác. Muốn biết sự tình sao lại có thể xảo diệu đến như thế, xin hãy đọc Ỷ Thiên Đồ Long ký, chương 41 & 42 sẽ rõ!!!

thương nhớ đồng quê

Chăn trâu đốt lửa trên đồng, rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều. Mải mê đuổi một con diều, củ khoai nướng để cả chiều thành tro – lại nhớ 3 cái Tết ở Đồng Văn – Đi ra rồi lại đi vào, quẩn quanh chỉ tốn thuốc lào vì thơ!

bến my lăng

Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách,
Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu.
Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách,
Ông lái buồn để gió lén mơn râu.

Từng có một “xứ Nẫu” “như thị ngã văn” – như là tôi biết, hoàn toàn khác biệt, cũng chẳng phải “hoa vàng trên cỏ xanh”, so với trí nhớ thời trai trẻ của chính mình cũng đã khá là xa cách tịch liêu, mà trong mắt giới trẻ bây giờ chỉ e rằng là một viễn tượng như cổ tích…

Russian Victory Day Parade 2018

Như thông lệ, ngày này hàng năm, gấu Nga lại khoe cơ bắp! Năm nay đặc biệt khoe người ít, khoe vũ khí nhiều. Quảng trường Đỏ với 2 nhà thờ Kazan và Basil nằm ở 2 đầu dường như đã trở nên quá chật hẹp để khoe những dàn vũ khí, khí tài “khủng”, một số là những loại “sử dụng các nguyên tắc vật lý mới”, “độc nhất vô nhị trên toàn cầu”. Stalin từng ra lệnh phá dỡ cả 2 nhà thờ Kazan & Basil, lấy chỗ rộng rãi để duyệt binh. Các kiến trúc sư thời đó đã cố gắng hết sức nhưng chỉ cứu được 1 trong 2, bằng cách biến Basil thành viện bảo tàng…

Cách duy nhất có thể cứu một công trình tôn giáo khỏi bị phá huỹ trong cái thời khắc nghiệt đó. Kazan mới được xây dựng lại như cũ sau này. Phần lễ, nhạc đã được rút ngắn đáng kể so với thời Sô-viết. Nhưng cũng là cái giọng đọc “basso profondo” (giọng nam siêu trầm) đó, giống y như của Yuri Levitan, phát thanh viên radio nổi tiếng thời WW2, chất giọng đầy uy lực, dể dàng khiến người ta lạnh gáy: “Vnimanie, vnimanie, govorit Moskva…” – “Chú ý, chú ý, Mát-cơ-va đang nói…”

chiều về trên sông – 1

Chiều buông trên dòng sông cuốn mau, thương đời thương lẫn nhau trong chiều. Về đây bọt bèo muôn khắp nơi, vui buồn cho có đôi không nhiều…

Cách đã vài tháng, có dịp thử cái “máng heo” – thuyền buồm nhỏ Optimist này trên một đoạn sông Sài Gòn gần An Phú Đông, quận 9. Một chiều gió rất nhẹ, vừa đủ để chiếc xuồng nhẹ nhàng chậm rãi lướt đi…

Chiều về trên sông - Thái Thanh 
Chiều về trên sông - Quỳnh Giao 

chuyện cái mo cau

Đã vài thập niên về trước, những làng quê miền Trung nghèo khó, cái mo cau có một công dụng ít người biết và còn nhớ đến… đó là thay giấy. Những ghi chép, khế ước trong thôn xã, hợp đồng, cam kết giữa hai đối tượng dân sự, cứ lấy mo cau mà viết và ký tên lên đó. Nhiều khi kiện cáo ra uỷ ban, cầm cái mo cau đi làm chứng cứ. Chuyện vẫn chưa xa, giờ nghe bàn cách mạng công nghiệp 4.0 cứ như… vịt nghe sấm!