where have all the microtones gone?


Back to mother land, the genius musician Phạm Duy has published a new album named – Ngày trở về – The return day. Participated in performance are hit divas of contemporary Vietnamese music: Mỹ Linh and Thanh Lam. There’ve been other artists among the performing group (Đức Tuấn, Quang Dũng, Hồng Hạnh, Hồ Quỳnh Hương…), but I just mention some main figures here. The others are far from being called (hit) singer (if not to say that they even ruin the songs they perform). (In Vietnamese song music, there’s quite a distinction between song composer and song performer, they are rarely the same person.)

Tình ca - Thái Thanh - 1969 
Tình ca - Thái Thanh 
Tình ca - Mỹ Linh 
Tình ca - Lệ Mai 

There have been some opinions on the album. No explicit criticism from officials, and in private places, people mention about the album with some joy & eagerness. The composer himself showed some surprising and satisfied attitude toward the singers. But it should be noticed that the great Phạm Duy is always a good businessman (his market-place style makes some people not to love him sometimes). (Last 2005 end, in a ‘symbolic act’, the Sơn Ca communication company had bought the first 10 notes – and only 10 notes: tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời – of his song, Tình ca, to use in their product at a price of 100 million VND. Detail is here.)

Back to the music, Tình ca (Love song) may not be among the musician’s most glamorous songs. But from a social point of view, the song is very special in a way that it is statement for Vietnamese identité nationale (national identity). Generations of Vietnameses have grown up with its tune and verse in their soul. The song is quite simple: a pure Vietnamese pentatonic scale, balanced and firm arrangement, and little use of microtone notes, compared to many of his other songs which may get really delicate and complicated, and which require the performer not only of skillful vocal techniques but also deep understanding on Vietnamese traditional tunes.

As pointed out in my previous posts (Microtones and Eastern music part 1, part 2, part 3), the microtonal music is special in a way that it can not be scripted by conventional (Western) musical notation. The vibration, duration and movement in notes & tunes are so subtle and delicate that it would take whole life for one to live in a culture to feel and understand them. Each culture has its own microtones as its fingerprints that characterize it with others. Let “compare” some presentations of this same piece of music, first by Thái Thanh, then by a non-professional singer Lệ Mai, and this final record of Mỹ Linh.

Mỹ Linh outperforms others in term of studio techniques. With excellent harmonization done by Đức Trí, the piece sounds really impressive. While Lệ Mai sang emotionally with a single guitar accompaniment, and Thái Thanh ‘s extreme voice was recorded some 40 years ago on LP 78 vinyl disks. But for one who has enjoyed the old pieces would say: *TOO BAD* upon listening to the new one. Mỹ Linh seems to mimic, with her excellent vocal techniques, some microtonal melody sections that she does not seem to feel and understand. I myself stress heavily on the microtonal notes, which best describe the music identities. There’s some part in the song that tune comes really close to natural speech with all notes of almost the same pitch, where music comes return to resemble mother tongue in a beautiful and splendid contour. Mỹ Linh has missed all those subtleties out of her presentation.

Where have all the microtones gone?

We won’t talk about preserving traditional music here; things move and have to move. The thing is a way of perceiving and conceiving, an ear of music, when even a most recognized singer can’t feel and express, then a whole school of music has extincted and disappeared to nowadays young Vietnameses.

“lý thuyết hấp dẫn mới”

Hu hu hu hu, ô hô! Tôi muốn khóc, khóc to, thật to, khóc cho những linh hồn bạc nhược và ảo tưởng về một tương lai huy hoàng, khóc cho một dân tộc suy đồi, khóc cho một nền văn hóa và học vấn mạt vận… Mọi người sẽ cười, không phải cười một bệnh nhân vĩ cuồng (megalomaniac), mà cười cái hội đồng uy tín nào đã ca ngợi và đề nghị công bố cho cả thế giới biết, cười những cơ quan truyền thông nào đã lên dây cót tinh thần như thế này nhân dịp Việt Nam gia nhập WTO.

Gần đây báo Thanh Niên đăng bài: Một người Việt đề nghị công bố thuyết hấp dẫn mới, sau đó đăng nguyên văn bài viết chi tiết, trong đó tác giả Bùi Minh Trí nêu ra một lý‎ thuyết mới: Giải thích cấu tạo vật chất theo kiểu vật thể và trường quyển không thể tách rời của nó, đồng thời chỉ ra sự ngộ nhận của Newton và Einstein về nhiều mâu thuẫn nghịch lý, nhiều khái niệm mơ hồ không nhất quán về tự nhiên.

Báo Thanh Niên đồng thời trích lời PGS-TS Bùi Ngọc Oánh, (viện trưởng Viện Khoa học phát triển nhân lực và tài năng VN): Vấn đề ông Bùi Minh Trí đưa ra là có cơ sở, nghiên cứu nghiêm túc nên Viện chúng tôi quyết định hỗ trợ việc công bố rộng rãi cho các nhà khoa học trong nước (và sau đó là các nhà khoa học quốc tế) được biết học thuyết mới này. Nguyên văn bài viết được đăng tải ở đây.

Bài viết bao gồm 45 trang, định dạng cẩu thả, có nhiều lỗi đánh máy, từ ngữ và khái niệm không nhất quán, thiếu chính xác, và nhiều câu tối (vô) nghĩa. Tác giả viện dẫn những thiếu sót, mâu thuẫn trong lý thuyết cơ học cổ điển của Newton, trong thuyết tương đối của Einstein, và đưa ra những luận chứng của Thuyết hấp dẫn mới để có thể giải thích các nghịch lý, mâu thuẫn của vật lý hiện đại. Tổng quát, trình bày của tác giả có cấu trúc như sau:

  • Thiếu sót của thuyết cơ học cổ điển của Newton.

  • Thuyết tương đối của Einstein và một số ngộ nhận của ông.

  • Thuyết hấp dẫn mới với khái niệm cơ bản: vật thể và trường quyển hấp dẫn năng lượng của nó.

1.   NEWTON VÀ CƠ HỌC CỔ ĐIỂN

Luận điểm chính phản bác thuyết cơ học cổ điển của Newton là: Khối lượng không hấp dẫn khối lượng mà khối lượng (trong vật thể tâm trường) hấp dẫn các năng lượng không gian (hạt Graviton) trong trường quyển chuyển động hướng tâm với gia tốc g. Các vật thể có khối lượng hiện hữu trong trường quyển bị cuốn theo cùng gia tốc đó (sic).

Vấn đề ở đây là khái niệm vật thể và trường vật chất xung quanh vật thể không phải là khái niệm mới, nó đã có ít nhất từ lúc Faraday phát hiện ra điện từ trường.

Tác giả chỉ mượn lại khái niệm này và thêm vào graviton, một loại hạt giả thuyết chưa được chứng minh về sự tồn tại. Theo tác giả, quan điểm của Newton về không gian là không gian trống rỗng tuyệt đối. Thực ra là Newton, cũng như phần lớn các nhà khoa học cùng thời, cho rằng không gian được lấp đầy bằng ethe, một loại vật chất giả thuyết lúc bấy giờ.

2.   EINSTEIN VÀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI

Tác giả bài bác hai luận điểm của Einstein và gọi đó là ngộ nhận: Ngộ nhận vận tốc làm thay đổi khối lượng của vật thể chuyển động (sic).

Einstein chưa bao giờ có ý này, ông chỉ nói vận tốc làm thay đổi thời gian tương đối của vật chuyển động.

Ngộ nhận môi trường không gian là chân không dẫn tới ngộ nhận vận tốc ánh sáng trong môi trường không gian là hằng số vật lý, thực ra vận tốc, ánh sáng c không phải là hằng số vật lý trong mọi trường quyển vật thể (sic).

Einstein cũng không có ý này, ông chỉ nói vận tốc ánh sáng trong môi trường chân không là hằng số c. Một học sinh lớp 9 cũng biết rằng ánh sáng chuyển động khác nhau trong các môi trường vật chất khác nhau và đặc trưng cho thuộc tính này là chiết suất của môi trường. (Đây chính là đánh tráo khái niệm giữa môi trường chân khôngmôi trường không gian).

Phê phán về các chứng minh lý thuyết và thực nghiệm của lý thuyết tương đối (hẹp) của Einstein rất hàm hồ và không chính xác: Thuyết tương đối tổng quát đã dự đoán 3 hiệu ứng hấp dẫn… Các quan trắc đã kiểm nghiệm là khá phù hợp với dự đoán của lý thuyết, song các kết quả quan trắc kiểm nghiệm đó có đáng tin cậy hay không thì chưa có phương pháp kiểm chứng đảm bảo (sic).

Tác giả Bùi Minh Trí có thể đọc lại lịch sử vật lý để biết các chứng minh thực nghiệm này đã được chuẩn bị và tiến hành như thế nào, có rất nhiều tài liệu ghi lại các chuyến hải hành và đo đạc kiểm chứng của Viện Hàn lâm Khoa học và Hải quân Hoàng gia Anh lúc bấy giờ (1914). (Trong điều kiện nước Anh đang có chiến tranh với Đức, Thế chiến thứ I, mà giới học giả Anh vẫn có thể làm một hành động rất công tâm là kiểm chứng và thừa nhận giả thuyết của Einstein, lúc đó đang còn là một nhà khoa học Đức).

Không gian phi Euclid, một cơ sở của lý thuyết tương đối tổng quát có hiện thực hay không? Cho đến nay chưa ai chứng minh được bởi hình học phi Euclid của Riemann, Gauss, Bolyai, Lobachevsky suy ngẫm cho cùng chỉ là hình học mặt phẳng chuyển sang các mặt cong có độ cong không đổi trong không gian Euclid mà thôi. Đó không phải là hình học không gian phi Euclid (sic).

Vậy thì thế nào mới là hình học phi Euclid, tác giả không nói rõ!?

Xây dựng thuyết tương đối tổng quát, Einstein đưa ra khái niệm không – thời gian cong, một khái niệm không thể hình dung nhận thức theo tư duy thông thường cho đến nay chưa có ai giải thích được rõ ràng thuyết phục khái niệm không – thời gian cong (sic).

Điều này chứng tỏ tác giả không hiểu Einstein ở những điểm sơ đẳng nhất, cũng là những điểm tinh tế nhất, đồng thời tác giả cho thấy lập luận chủ yếu của mình là một quan điểm về không – thời – gian tuyệt đối. Đây là một nhận thức có tính trực quan và bản năng tồn tại trong mỗi cá nhân, một tri thức tiên nghiệm theo nghĩa của Kant, và cũng là nhận thức mà Einstein đã đả phá.

Đọc kỹ, có thể tìm thấy rất nhiều những nhận định hàm hồ và ngây thơ trong 45 trang viết.

3.   TÓM LẠI

Tác giả thiếu hiểu biết cơ bản về vật lý. Tác giả không logic trong cách đặt vấn đề và chứng minh vấn đề. Các công thức tính toán chỉ là những biểu thức cơ học cổ điển đơn giản, không có nội hàm biểu đạt không – thời gian theo nghĩa vật lý hiện đại.

Chỉ cần một học sinh hết cấp 3 được giáo dục tử tế cũng có thể nhận ra những luận điệu vô bằng vô chứng của tác giả. Tình huống thế này có thể được tóm tắt trong một câu nói đùa như sau: người nghe không hiểu người nói đang nói những gì, nhưng nếu người nghe hiểu người nói ấy đang nói gì, thì người nghe cũng sẽ hiểu ra một điều rằng: người nói không hiểu điều anh ta đang nói! 😬.

Tác giả chỉ chứng minh được một điều rằng mình không hiểu Einstein và cả Newton ở những điểm sơ đẳng nhất. Thuyết hấp dẫn mới không có gì khác ngoài việc nhắc lại một cách không chính xác một số vấn đề của vật lý hiện đại. Tác giả thậm chí không đưa ra được một luận điểm có thể bàn cãi.


marc chagall – the dreamer

I say nothing of the sky, of the stars of my childhood. They are my stars, my sweet stars; they accompany me to school and wait for me on the street till I return. Poor dears, forgive me. I have left you alone on such a dizzy height! My town, sad and gray! As a boy, I used to watch you from our doorstep, childishly. To a child’s eyes you were clear. When the walls cut off my view, I climbed up on a little post. If then I still could not see you, I climbed up on the roof. Why not? My grandfather used to climb up there too. And I gazed at you as much as I pleased…

(My Life – Marc Chagall)

Promenade
Above the town
Birthday

marc chagall – the jew

You would surely ask me why, after glimpsing at many schools and styles of visual art, from classical impressionistic paintings to modern mixed media pieces then settle my favourite to this now quite popular and old fashioned style. I must say that it is his naive realistic style that interests me. And a Jew’s most concentrated subjects of fantasy, nostalgia and religion that fuse toghether are also the common experiences that remain in me throughout the years.

It sounds like the vestiges of Existentialism which were spreading among intellectuals of the 60s’ South Vietnamese cities that maintain an effect on me, but till now, I’d found myself almost liberated from those heritages by re-discovering new forms of joie de vivre, while still maintaining spicies for un-certainties, times, and childhood. The rationale inside Chagall’s works is an old-longing doctrine which states that a painting, like a poem, ought to symbolize the experiences of life as well as the feelings they evoke. It is in his paintings that I’ve found all my memoires, event and emotional, merge together as a whole.

I and the village
Solitude
The acrobat

marc chagall – the painter

The Jewish artist’s first touch on mine mind is actually through his autobiography My Life. I remember me leading almost a nomadic life, wandering around with my thoughts and came into his world, a floating above reality where people and objects defy the earth’s gravity. Then through his paintings, his splendid style that led me into understanding his language of oil and canvas, and for the first time, persuading me on such a power, the power of imagination.

Lovers in the lilacs
The three candles
Equestrienne

trà giang thu nguyệt ca

Một kiệt tác khác trong nền văn chương cổ điển Việt Nam: Trà giang thu nguyệt caBài ca trăng mùa thu trên sông Trà. Ít người nhận ra rằng, nếu có những án thơ hùng vĩ, hào sảng nhất mà văn học cổ điển Việt Nam có thể sản sinh, thì đó phải là những tác phẩm của Cao Chu Thần – Cao Bá Quát: Trăng sông Trà đêm nay vì ai mà trăng sáng? Muôn dặm quan san trắng xóa một màu! Khắp nơi vương vấn tình người xa nhau!

高伯適 – 茶江秋月歌

茶江月今夜為誰清
關山萬里皓一色
何處不繫離人情
舉杯試邀月
月入杯中行
含杯欲咽更飛去
隻有人影將縱橫
停杯且復置
又見孤光生
問君何事孌孌不忍舍
我是竹林窮途之步兵
江頭此夕逢秋節
酒滿須傾為君說
沱門舊侶存真翁
勤海鳴鞭曉相別
昨夜金風下天闕
白露清霜搜侵骨
人生會遇安可常
有酒且飲茶江月
茶江月如鏡下銀流
丈夫按劍去便去
歧路無為兒女愁

Trà giang thu nguyệt ca

Trà Giang nguyệt, kim dạ vị thùy thanh?
Quan san vạn lý hạo nhất sắc
Hà xứ bất hệ ly nhân tình?
Cử bôi thí yêu nguyệt,
Nguyệt nhập bôi trung hành.
Hàm bôi dục yết cánh phi khứ,
Chỉ hữu nhân ảnh tương tung hoành.
Đình bôi thả phục trí,
Hựu kiến cô quang sinh.
Vấn quân hà sự luyến luyến bất nhẫn xả,
Ngã thị Trúc Lâm cùng đồ chi bộ binh.
Giang đầu thử tịch phùng thu tiết,
Tửu mãn tu khuynh vị quân thuyết.
Đà môn cựu lữ Tồn Chân ông,
Cần hải minh tiên hiểu tương biệt.
Tạc dạ kim phong há kim khuyết,
Bạch lộ thanh sương sảo xâm cốt.
Nhân sinh hội ngộ an khả thường,
Hữu tửu thả ẩm Trà Giang nguyệt!
Trà Giang nguyệt, như kính hạ ngân lưu.
Trượng phu án kiếm khứ tiện khứ,
Kỳ lộ vô vi nhi nữ sầu.

trệ vũ chung dạ cảm tác

Hạt ngọc thứ hai trong chuỗi cả ngàn những viên ngọc kiệt tác thơ văn Cao Bá Quát. Một bài thơ mang đậm tâm sự riêng tư cá nhân nhưng vẫn nồng nàn và hào sảng. Một điều rất hiếm thấy trong văn chương cổ, khi nhà thơ trực tiếp nhắc đến người vợ mình với tình yêu thương, nhớ nhung và trân trọng!

高伯適 – 滯雨終夜感作

細雨飛飛夜閉門
孤燈明滅悄無言
天邊正客閨中婦
何處相思不斷魂

Trệ vũ chung dạ cảm tác
Tế vũ phi phi dạ bế môn,
Cô đăng minh diệt tiễu vô ngôn.
Thiên biên chính khách khuê trung phụ,
Hà xứ tương tư bất đoạn hồn.

Cảm tác trong đêm mưa dầm
Cửa cài lất phất đêm mưa,
Ngọn đèn khi tỏ khi mờ lặng không.
Người biên tái, kẻ cô phòng,
Tương tư ai chẳng não lòng như ai.

sa hành đoản ca

Văn chương cổ điển Việt Nam, điều thường thấy là ý tứ vay mượn, từ ngữ sáo rỗng… duy có một số ít trường hợp đặc biệt mà từ ngôn từ cho đến ý tưởng đều tự do và phong phú, mang đầy dấu ấn cá nhân, một trong số đó là Cao Bá Quát! Nếu có ai đó đạt đến cái tầm nắm bắt cái tinh thần, tư tưởng, mà thoát ra được loại chữ nghĩa từ chương, thì đó chính là Cao Chu Thần vậy!

高伯適 – 沙行短歌

長沙復長沙
一步一回卻
日入行未已
客子淚遥洛
君不學仙家美睡翁
登山涉水怨何窮
古來名利人
奔走路徒中
峰前酒店有美酒
醒者常少醉者同
長沙長沙萘渠何
坦路芒芒畏路多
聽我一說窮徒歌
北山之北山萬葉
南海之南波萬級
君乎為乎沙上立

Sa hành đoản ca

Trường sa phục trường sa,
Nhất bộ nhất hồi khước.
Nhật nhập hành vị dĩ,
Khách tử lệ giao lạc.
Quân bất học tiên gia mĩ thụy ông,
Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng.
Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung,
Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng.
Trường sa, trường sa, nại cừ hà?
Thản lộ mang mang úy lộ đa!
Thính ngã nhất thuyết cùng đồ ca.
Bắc sơn chi bắc sơn vạn diệp,
Nam hải chi nam ba vạn cấp,
Quân hồ vi hồ sa thượng lập.

phạm duy – ngày trở về

Well, eventually, this big music show… Ngày trở về – The return day, an event I’ve been waiting for years, many years! Putting aside all the debates over the decades, all political and historical odds and ends, then what rest are these splendid melodies, these profound and delicate vibrations. But feel like something has nearly gone forever, it’s late to find a generation who could understand and love their native, natural tunes, their musical heritage!

Ngày trở về - Thái Thanh 
Ngày trở về - Ánh Tuyết 
Ngày trở về - Hoàng Oanh 

Ngày trở về, anh bước lê trên quãng đường đê đến bên lũy tre. Nắng vàng hoe, vườn rau trước hè cười đón người về. Mẹ lần mò, ra trước ao, nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ. Tiếc rằng ta đôi mắt đã loà vì quá đợi chờ…

Ngày trở về, những đoá hoa, thấm thoát mười năm nhớ anh vắng xa. Có nhiều khi đời hoa chóng già vì thiếu mặn mà. Đàn trẻ đùa bên lũ trâu, tiếng hát bình minh thoáng trên bãi dâu. Gió về đâu, còn thương tiếc người giọng hát rầu rầu…

microtone and eastern music – 3

Đ

iểm khác biệt thứ ba là việc chơi các giai điệu mà không có các ký hiệu thời gian. Điều này khiến chúng ta hiểu thêm một nghĩa khác của từ quãng (interval), vì quãng cũng áp dụng cho thời gian. Các quãng thời gian giữa các note là cần thiết để mỗi note có tác dụng của riêng mình. Nhưng khi không có một khung thời gian cố định, thì việc trình diễn một giai điệu cần được cân nhắc và thể nghiệm rất kỹ, một kinh nghiệm để khám phá quyền năng của nhạc cụ và của âm nhạc nó truyền tải.

Không phải là bênh vực cho cái gọi là truyền thống, vì nó là gì thì chưa chắc chúng ta đã biết rõ ràng… nhưng tự phủ nhận những điều mình cảm thấy, tự phủ nhận cách chúng ta tri nhận vấn đề, tự bỏ đi một phần phong phú trong cuộc sống, phải chăng đó là cách mà nhiều người đang làm? Chuyện của Lưu Chính Phong và Khúc Dương trưởng lão, khúc Tiếu ngạo giang hồ là hoàn toàn có thật trên cõi đời này. Bản chất của mọi sự vật là sự dàn trải năng lượng qua rung động trên những phổ tần số.

Chính chúng ta cũng là những tổ hợp của những rung động, tinh hơn hoặc thô hơn như vậy. Và bằng cách lắng nghe các microtone của các octave nội, chúng ta có thể có được kinh nghiệm cảm nhận những mức năng lượng cao hơn và tinh tế hơn, những mức năng lượng làm thành những phần không thể tách rời của chính chúng ta. Và cảm thấy được điều này, chúng ta sẽ hiểu rằng cao hơn (higher) có được bằng cách nhìn vào bên trong (inner). Nhưng chính xác thì, làm sao có thể được như vậy?

Nếu tần số của microtone chỉ cao/thấp hơn chút xíu so với các nốt của octave chứa chúng, thì làm sao chúng có thể giúp ta “chạm” được vào tầng năng lượng cao hơn bên trong chính mình!? Tác giả đã chứng tỏ bản chất của các mức (level) khác nhau có liên hệ với nhau: bản chất của thế giới 48 (nốt) được cấu thành từ các octave nội của thế giới 24, và thế giới này được xây dựng trên các octave nội của thế giới 12… Giai điệu có chứa microtone có 2 mức liên hệ theo cùng cách như 2 lớp thế giới nói trên!

Âm nhạc có microtone cần đến các nốt của octave ngoại, vì microtone chỉ là chính nó trong mối liên hệ với các nốt octave ngoại. Đứng một mình, microtone chỉ là những nốt bình thường, nhưng khi chơi trong ngữ cảnh các nốt octave ngoại, nó có “quyền năng” đạt đến các octave nội. Được gợi ý bởi microtone, người nghe sẽ có thể nối chiếc cầu qua các mức năng lượng bên trong chính họ, và do đó ý thức được sự tồn tại của một mức năng lượng cao hơn và tinh tế hơn ngay bên trong chính mình.

Kurd melody for two flutes