ai đi ngoài sương gió

i đi ngoài sương gió – Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết. Tham gia kháng chiến 9 năm, đi dọc Trường Sơn từ Thừa Thiên ra tận Việt Bắc, năm 1953 cặp song ca này “về thành”. Dựa theo các cứ liệu lịch sử, có thể đoán rằng đây là việc được sắp xếp, chả phải “dinh tê”, “chiêu hồi”…

Nguyễn Hữu Thiết - Ai đi ngoài sương gió 

bài không tên

hông hâm mộ nhạc của Vũ Thành An lắm, thành thực mà nói, dù đôi khi vẫn nghêu ngao: Một làn khói trắng, ru đời vào quên lãng… Biết nói làm sao nhỉ, có nhiều nhạc sĩ thật sự tài năng, trình độ sáng tác điêu luyện, hiểu biết nhạc thuật sâu sắc .v.v… nhưng nhạc của họ đa phần vẫn không… thật hay, như Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn, etc… biết nói sao, thôi cứ cho như là khẩu vị cá nhân của tôi vậy! Kiểu như Thái Thanh hát Nghe những tàn phai của TCS ấy, chiều nay em ra phố về, thấy đời là những chuyến xe…, hát “nhạc buồn” mà nghe đời vẫn cứ vui phơi phới! 😁

Bài không tên số 7 - Khánh Ly 
Nghe những tàn phai - Thái Thanh 

tiếng còi trong sương đêm

iờ mới biết tác giả của ca khúc này chính là nhạc sĩ Hoàng Việt, người trước khi đi kháng chiến, đã từng có một thời gian hoạt động âm nhạc tại Sài Gòn với bút danh Lê Trực (rút gọn từ tên thật của ông là Lê Chí Trực). Thêm một chút thông tin về ca khúc nổi tiếng nhất của ông, bài Tình ca (nghe ở đây qua giọng ca Quốc Hương), chính là lấy cảm hứng từ và đặt theo tên của tác phẩm Tình ca – Phạm Duy.

Bến nước gió rét đò thưa khách sang, lau xanh ven sông mờ run bóng trăng. Đêm nay không gian chìm trong giá băng, con đò sang ngang… Tiếng còi trong sương đêm theo gió đưa ôi buồn, nghe vi vu oán than, thôi toán quân đi rồi, thôi toán quân đi rồi…

prepositive vs. postpositive

Đến bây giờ anh đã là cánh trắng chim bay xa chân trời
Đến bây giờ em đã là bóng dáng cô liêu trong ngậm ngùi…

ne miscellaneous linguistic notice, except for things borrowed from Chinese, which is largely unpopular to most people in daily, pragmatic uses, the Vietnamese language, in essence, is strictly postpositive, that is an adjective must be placed after a noun / pronoun that it modifies. So the following examples which are prepositive, are extremely rare, to the point of… bizzare, but they’re also very interesting, note the underlined, bold phrases. Add more examples to the list if you would find one! 😀

Chuyện tình yêu - Ngọc Lan (nguyên tác: Histoire d'un amour) 

Đến bây giờ anh đã là cánh trắng chim bay xa chân trời. Đến bây giờ em đã là bóng dáng cô liêu trong ngậm ngùi

Khúc ca muôn thủa - Thái Thanh (nguyên tác: Granada) 

Rằng từ sau khóe mắt xanh bồ câu xâm chiếm tim anh, quên lãng sao đành

Rừng xưa đã khép - Khánh Ly 

Ta thấy em trong tiền kiếp, với cọng buồn cỏ khô.

đơn giản như… nhạc trịnh

Anh nằm xuống, sau một lần đã tới đây,
đã vui chơi trong cuộc đời này,
đã bay cao trong vòm trời đầy…

Khánh Ly và Trịnh Công Sơn biểu diễn tại quán Văn

hững kỷ niệm của thủa ban đầu, khi con người mình còn giản đơn, thi thoảng nghe lại vẫn thấy hay. Qua hết những năm cấp 2 là đã có nhu cầu về loại âm nhạc phức tạp, nhiều sức sống hơn rồi. Đã có một thời chúng ta là như thế: những giai điệu thất cung dể thuộc dể hát, những ca từ đầy tính “metaphysics” đến mức “khó hiểu”, những tiếng guitar đơn độc lỏng bỏng đáng yêu 😀.

Nói thì nói vậy, có những người hôm trước còn tâng nhạc sĩ họ Trịnh tận mây xanh, hôm sau khi gió có cơ đổi chiều thì lại nói những lời như: khi Phạm Duy đã là một cây đa cây đề thì Trịnh Công Sơn, Khánh Ly hãy còn đi chân đất, biểu diễn nhạc cho sinh viên ở quán cà phê Văn với độc một cây guitar. Thật đáng buồn có nhiều người gió chiều nào xoay chiều đó, lưỡi không xương trăm đường lắt léo.

Sơn ca 7
Cho một người nằm xuống - Khánh Ly 
Nối vòng tay lớn - Khánh Ly 
Ru em từng ngón xuân nồng - Khánh Ly 
Gọi tên bốn mùa - Khánh Ly 

Âm nhạc ngoài giá trị nhạc thuật, còn có giá trị xã hội, thời sự. Những trình bày “lỏng bỏng” độc một tiếng guitar này một thời là tiếng lòng của bao lớp sinh viên tranh đấu tại miền Nam Việt Nam. Lấy ví dụ gần đây, như bài Heal the world (Michael Jackson), có gọi là có giá trị không khi hàng triệu người thích nó, còn những nhạc sĩ thì nói với nhau: bài này cũng đơn giản quá nhỉ! Nên không có gì ngạc nhiên khi nói nhạc Trịnh là nhạc của số đông, còn nhạc của Phạm Duy kén chọn khán giả hơn, mỗi loại đều có không gian, thời gian và thính giả của riêng nó. Đứng từ phía này mà dè bỉu chê bai phía kia thảy đều là vì cái tâm địa cá nhân hẹp hòi, chỉ tội cho đa số quần chúng thính giả ít hiểu biết cứ phải nghe những câu phán xanh rờn, đẩy đưa dư luận hết từ thái cực này đến thái cực khác!

⓵⏎ Những bản thu âm này trích từ trong băng nhạc Sơn ca 7: tiếng hát Khánh Ly và nhạc Trịnh Công Sơn, thu âm năm 1974.

hẹn hò

Dù tình không nguôi đôi ta xin cho hứa vui về sau…
Hẹn hò gặp nhau thiên thu cho phong phú đời người sau…

ôi đã đọc nhiều trên các diễn đàn âm nhạc bàn về ngũ cung và ngũ cung Việt Nam những ý đại loại như: đầu thế kỷ XX, nhạc sĩ Debussy đã đi tiên phong trong việc dùng âm giai ngũ cung, ở VN, có thể bắt gặp ngũ cung được dùng trong các giai điệu của Phạm Duy, Văn Cao… Chao ôi, sao người ta có thể thờ ơ nói về cái bản chất con người mình một cách quá Euro-centric như vậy! Đến bao giờ thì người ta mới nhìn rõ con người mình, quay trở về với cái nhạc cảm tự nhiên cha sinh mẹ đẻ!

Hẹn hò - Thái Thanh 
Hẹn hò - Tuấn Ngọc 
Hẹn hò - Khánh Ly 

Ấy là chưa kể rất nhiều người Việt nhìn dáng nhạc “bản xứ” của chúng ta với ánh mắt của kẻ “ngoại lai”, “vong bản”, với không ít mặc cảm tự ti và khinh thị lẫn lộn… Nếu tìm hiểu lịch sử âm nhạc, mọi người sẽ biết rằng con đường đến với ngũ cung của Claude Debussy bắt đầu và chịu ảnh hưởng lớn từ Hội chợ đấu xảo Paris, 1890, nơi ông được nghe dàn nhạc cung đình Huế và một số ban nhạc Javanese khác trình tấu.

Âm giai ngũ cung lơ lớ của hò mái nhì khác hẳn với âm giai điều hoà (gamme tempérée) của Âu Tây và âm giai ngũ cung đúng của dân nhạc miền Bắc. Các cung bực của hò Huế có những cao độ (intervalles) non hơn hay già hơn các cung bực trong âm giai Âu Tây hay âm giai miền Bắc… Các điệu hát miền Trung, đặc biệt là điệu hò Huế, với những nét nhạc mơ hồ như nét nhạc Chàm hay nét nhạc Ấn Độ, đã hấp dẫn người nghe hơn là những điệu ca bình dị của miền Bắc… Tiếng hát thể hiện được sự thần bí của cõi lòng, vì vậy nên dễ dàng đi sâu vào tâm hồn người nghe hơn là nhạc ngũ cung đúng của miền Bắc. (Hồi ký Phạm Duy – tập 1 – chương 21)

Tôi đã biết nhiều người rất yêu, nếu không muốn nói là chết mê chết mệt vì bài Hẹn hò này của nhạc sĩ Phạm Duy, bài hát kể chuyện tình cách ngăn và trắc trở của Ngưu Lang và Chức Nữ: cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau cách một biển sâu, hẹn hò tàn thu sang xuân bên nhau biết thuở ban đầu, mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần, đúng vào thời điểm này trong năm – mùa mưa ngâu, rằm tháng bảy. Nhưng đơn thuần là thích thôi chứ không biết rõ tại sao, muốn biết tại sao, xin đọc phần trích trên đây từ hồi ký Phạm Duy!

phạm mạnh cương

Phạm Mạnh Cương và vợ, Như Hảo

inh hoạt âm nhạc miền Nam trước 1975 có 3 ông họ Phạm nổi tiếng, ngoài Phạm Duy và Phạm Đình Chương ra còn có thêm Phạm Mạnh Cương (tuy vậy không bà con gì với hai ông Phạm trước). Sinh ra và lớn lên tại Huế, học Cao đẳng Sư phạm tại Hà Nội, và làm giáo viên môn Triết tại miền Nam (trường Petrus Ký, Sài gòn).

Con người suốt đời theo đuổi nghiệp giáo viên mô phạm này có những hoạt động trái nghề hết sức thành công: là một nhạc sĩ, một nhà sản xuất băng đĩa hát (nhiều băng nhạc trước 1975 là của hãng đĩa Tú Quỳnh, hãng do ông thành lập), và là người tổ chức những chương trình ca nhạc trên vô tuyến truyền hình đầu tiên tại miền Nam (chương trình mang tên Phạm Mạnh Cương, kéo dài từ 1966 đến 1975).

Thu ca - Thu Phương 
Thương hoài ngàn năm - Khánh Ly 

Ông có thể được xem như một người tiên phong trong việc thương mại hoá hoạt động âm nhạc. Xin trích giới thiệu hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Phạm Mạnh Cương: Thu ca, bản tango thoáng một chút âm giai Nhật Bản, và Thương hoài ngàn năm, bản này chắc nhiều người biết vì mấy năm gần đây liên tục bị Mr. Đàm đem ra phá hôi! 😬

Một vài bìa nhạc Phạm Mạnh Cương:

rồi đây anh sẽ đưa em về nhà

ài này tác giả sáng tác lúc ở hải ngoại, tại thị trấn Giữa Đàng (Midway town), không phải là nhạc pre 1975. Tuy không còn trong giai đoạn phong độ đỉnh cao, nhưng bài nhạc vẫn phảng phất bóng dáng của thiên tài. Số là để ý thấy gần đây trên blogsphere VN xuất hiện một số blog khá đặc sắc nói về âm nhạc của NS Phạm Duy, đơn cử như Phạm Duy Fan, VO_DANH… Dạo quanh một vòng các bài viết giúp đưa mình trở lại chủ đề Phạm Duy một chút.

Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà 

Các blog này đều là những nhân vật có hiểu biết sâu về những chủ đề mình nói đến, và có thái độ khá gay gắt trong việc đánh giá phân loại. Tôi thường không tham gia vào những tranh luận này, vì theo tôi, người đã hiểu thì nên hạn chế nói. Một số vấn đề tôi xin mượn lời người khác nói giùm mình. Xin mạn phép tác giả VO_DANH trích dẫn bên dưới đây một vài đoạn trong bài viết: Có nên so sánh Phạm Duy.

Có một lần, ông phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ ngồi chơi xơi nước cùng bạn bè ở một quán cóc trên đường Cống Quỳnh. Có người hỏi ông “Việt Nam có nhạc sĩ lớn nào?” Ông trả lời “Có Trịnh Công Sơn, Văn Cao, Phạm Duy là hàng đầu Việt Nam”. Tôi cùng anh bạn phương xa trở về nghe xong, phì cười, tính tôi vốn không ưa can thiệp, còn anh bạn tôi thì quay sang nói thẳng:”Anh là một phó tổng biên tập một tờ báo lớn mà kiến thức nông cạn vậy sao?” Chuyện đó gần 3 năm nay, hôm qua, bất ngờ bạn cũ ghé chơi, nhắc về chuyện cũ mỉm cười nhìn và nói “Việt Nam có nhạc sĩ lớn nào?” Tôi trả lời thẳng ” Chỉ có một Phạm Duy”…..

Nói cho nhiều, nhưng chưa đủ, tóm lại, xét về 2 khía cạnh lịch sử và nghệ thuật, không ai có thê đánh vỡ hay đứng ngang hàng Phạm Duy. Và cho phép một kẻ dư hơi rỗi việc là phân chia lại thứ tự âm nhạc mà nhiều người còn mập mờ.

  • Minh chủ Võ lâm: nhạc sỹ Phạm Duy.

  • Nhạc hàn lâm tính nghệ thuật cao: Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Doãn Mẫn, Đặng Thế Phong, Thẩm Oánh, Lê Thương, Lưu Hữu Phước, Đoàn Chuẩn, Văn Phụng…

  • Nhạc đậm chất dân nhạc: Lê Thương, Thẩm Oánh, Xuân Tiên, Phạm Đình Chương, Văn Phụng…

  • Nhạc bình dân có học: Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Nguyễn Ánh 9, Trầm Tử Thiêng…
  • Nhạc bình dân ca từ tàm tạm: Trần Thiện Thanh, Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng, Y Vân…

  • Nhạc được nhiều người nghe nhất tại VN : Trần Thiện Thanh, Trịnh Công Sơn, Minh Kỳ…

  • Nhạc ít người nghe và biết đến : Lê Trọng Nguyễn, Lê Mộng Bảo…

  • Nhạc 3 xu rẻ tiền, đếm không hết, đơn cử 1 thằng mà theo tui chưa tốt nghiệp cấp 2 là Duy Mạnh…

Cũng xin mượn lời của tác giả VO_DANH trong một post khác để nhận định về các giọng ca trình diễn nhạc Phạm Duy hiện tại, không có gì khác hơn là đồng ý cả hai tay!

  • Mỹ Linh: người không thể lật đổ tượng đài cũ. Lối hát nhạc viện làm bào mòn cách hát tình cảm, cái chính của nhạc Phạm Duy. Quan trọng nhất vẫn là Mỹ Linh không hiểu được nhạc Phạm Duy, mà không hiểu thì lấy gì mà hát.

  • Thanh Lam: người không thể hát được nhạc Phạm Duy. Thanh Lam cho rằng cái tôi của mình lấn áp cả cái tôi nhạc sĩ, theo tôi là thiếu sự tôn trọng người nghe.

  • Lê Hiếu: sự trải nghiệm thiếu thông minh. Giọng hát chỉ phù hợp với những bài không vượt quãng nhiều, nhịp nhạc bình bình, không phù hợp hát nhạc Phạm.

  • Hà Anh Tuấn: người thông minh, thiếu lập trường. Sở hữu một giọng hát nam khá lạ, lối hát chân phương… nhưng HAT luôn lên kế hoạch xa vời với vốn liếng âm nhạc mà mình có.

  • Ánh Tuyết: kẻ thiếu sáng tạo thừa tự tin. Quá thiếu thận trọng khi hát nhạc Phạm Duy mà không chịu cho bản thân thời gian trải nghiệm nó, người dễ tính thì cười cho qua, người khó tính thì nói thẳng “sự bắt chước không biết ngượng”.

  • Đức Tuấn: khuyến khích không đồng nghĩa là hay. Phạm Duy thích giới trẻ hát nhạc của ông, ông tạo điều kiện gần như tối đa để lăng xê tiếng hát Đức Tuấn. Có lẻ vì thế, Đức Tuấn nghĩ rằng mình hát nhạc Phạm Duy hay.

  • Nguyên Thảo: sự trải nghiệm tốt, thiếu tinh tế. Nguyên Thảo rất hợp hát nhạc PD, tiếc rằng cô không có đam mê ấy.

  • Thanh Thúy: sự bắt đầu khá trọn vẹn. Mong sao Thanh Thúy sẽ thông minh hơn khi chọn người hòa âm.

hoàng trọng

Lòng càng thổn thức, quên hết bao mối hận mà đi.
Yêu đương say đắm mà chi, xa xôi đem thú biệt ly.
Sầu nhớ đau thương làm chi!

(Khúc nhạc ly hương)

ừ nhỏ tôi đã nghe nhiều nhạc của Hoàng Trọng mà chưa hề biết tác giả là ai. Những ca khúc Khúc nhạc ly hương, Ngàn thu áo tím, Nhạc sầu tương tư, Gió mùa xuân tới, Tiến bước sang ngang, Đẹp giấc mơ hoa… đã gieo vào hồn tôi những dáng nhạc độc đáo, riêng biệt. Sau này, càng tìm hiểu, tôi càng được biết nhiều hơn về con người lao động nghệ thuật cần mẫn, nghiêm nhặt này.

Nghìn thu áo tím - Thái Thanh 
Dừng bước giang hồ - Khánh Ly 

Học nhạc, sáng tác và làm ban nhạc từ rất sớm, Hoàng Trọng là người có khả năng tổ chức, ông đã làm phòng trà Thiên Thai ở Nam Định từ rất sớm (1945). Trong chiến tranh, ông là trưởng ban quân nhạc Bảo Chính Đoàn (quân đội Pháp), đến năm 1954 thì di cư vào Nam. Ở Sài gòn, ông thành lập nhiều ban nhạc chơi cho các Đài phát thanh Sài gòn, Đài phát thanh Quân đội, Đài Truyền hình… nổi tiếng nhất là ban hợp xướng Tiếng tơ đồng (1967).

Ông sáng tác khoảng chừng 200 tác phẩm, phần nhiều là theo điệu tango, và nhiều nhạc cho phim ảnh. Hoàng Trọng còn nổi tiếng với tư cách là người chỉ huy dàn nhạc và người soạn nhiều phần hòa âm giá trị. Tuy đã rao là Hoàng Trọng – vua nhạc tango Việt Nam nhưng ở đây, mời các bạn nhớ lại người cố nhạc sĩ tài hoa này qua hai tác phẩm của ông, một theo điệu valse: Nghìn thu áo tím và một theo điệu pasodoble: Dừng bước giang hồ.

Một vài bìa nhạc Hoàng Trọng:

phạm duy – 5

Thật ra cuộc sống ít thực bằng nghệ thuật…
Nghệ thuật phục thù cho cuộc sống!

(L.Pirandello)

uối những năm 60, mối tình đằng đẳng 10 năm của nghệ sĩ PD dần dần nhẹ nhàng rút khỏi đời ông, để lại một khoảng trống mà ông chỉ biết bù đắp bằng những bản tình ca đẹp nhất. Nghìn trùng xa cách, Tóc mai sợi vắn sợi dài, Nha Trang ngày về, Giết người trong mộng, Phượng yêu… Đó là những bản tình buồn da diết, có lúc mơ màng hoài niệm quá khứ: tôi xây lại mộng mơ năm nào, bờ biển sâu, hai đứa tôi gần nhau, có lúc giận dữ, oán hờn vì một mất mát quá lớn lao: giết người đi, giết người trong mộng đã bội thề

Một chuỗi những khúc nhạc tình đẹp nhất, đỉnh điểm nhất trong những tình khúc của nhạc sĩ PD, đối với nhãn quan giới trẻ chúng ta bây giờ đôi khi “quá ủy mị, quá tuyệt vọng”. Nhưng đấy là họ chỉ nhìn thấy phần ca từ của các bài hát, còn tôi, tôi lại thấy đó là những dáng nhạc đẹp nhất trong sự nghiệp sáng tác của PD.

Giết người trong mộng - Thái Thanh 
Nha Trang ngày về - Lệ Thu 

Một chuỗi những trăn trở tình yêu nối tiếp nhau, đã có quá nhiều suy tư, dằn vặt để rồi kết thúc bằng Mùa thu chết, bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Pháp Apollinaire ấy tìm được một chốn an trú vĩnh hằng trong một mộ phần không kém phần đẹp đẽ:

Ta ngắt đi, một cụm hoa thạch thảo. Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi, mùa thu đã chết, em nhớ cho… đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa, trên cõi đời này, trên cõi đời này…

Mùa thu chết - Khánh Ly 
Thu ca điệu ru đơn - Thái Thanh 

Nhưng những tưởng kỷ niệm đã chết, đã ngủ yên, kỷ niệm vẫn còn trở về thổn thức, giày vò trong Thu ca điệu ru đơn: Mùa thu nức nở, tiếng thở dài, tiếng vĩ cầm, buồn ru điệu ru đơn… Lòng ta khốn khổ, đến mỏi mòn, buồn ru điệu ru đơn… Ta đi và ta đi, theo ngọn gió cuốn ta đi, trôi dạt đây đó, như chiếc lá mùa thu, lá chết vàng khô…

Lại là một bài thơ Pháp nữa của Paul Verlain. Tôi đặc biệt thích ca khúc sau này, vì lẽ những ca khúc trước đã nghe nhiều lúc nhỏ, Thu ca điệu ru đơn là một tiếng thở dài mới mẻ. Hình như chỉ những điều đang tới và những điều đã qua là duy nhất đẹp khi đối diện cái thực tại đằng đẳng tàn nhẫn này.

(Còn tiếp…)