xăm – 2019

ách mạng 4.0 chính là đây, thánh thần cũng sẽ được tự động hoá, điện khí hoá! Máy xin xăm tự động giống kiểu máy chơi game ở siêu thị, bỏ xu vào sẽ nhả quẻ ra! 😀 Sáng cafe đọc báo thấy bài này, nhớ ra năm nay chưa xin quẻ đầu năm, bèn về lật 100 xăm đã chuẩn bị năm ngoái, ngẫu nhiên được số 66, phán thế này, hãy chờ xem… 🙂

Valentine

ừa hay hôm nay là ngày lễ Tình Nhân, lại sắp tổ chức hội nghị Mỹ – Triều tại HN. Khâm phục cái nhà bác Cảnh này, lao tâm khổ trí hơn 30 năm, chở cả 7 tấn gạo qua Triều Tiên mới cưới được người trong mộng! Ai quan tâm, đọc bài gốc tiếng Anh trên reuters.com, xem các chi tiết phải lược bỏ khi dịch sang tiếng Việt.

Mới hay, con chó của Pavlov và con mèo của Schrodinger (Pavlov’s dog and Schrodinger’s cat), một con đại diện cho nhu cầu vật chất, cứ chuông reo là… đói, một con đại diện cho nhu cầu tinh thần, tâm hồn, suốt ngày cứ suy tư, có hay là không có, nên hay là không nên, thì mèo vẫn cứ gây đau khổ nhiều hơn là chó! 🙂

my armiya naroda

hế là 4 trong số 6 vũ khí chiến lược “sử dụng những nguyên tắc vật lý hoàn toàn mới” mà tt. Putin đã nói đến hồi đầu năm đã có bằng chứng thật, không phải nói khoác. Vấn đề với các tên lửa hypersonic là ở tốc độ kinh hoàng như thế, ma sát với khí quyển tạo nên đám mây plasma bao quanh tên lửa, hấp thụ toàn bộ các loại sóng điện từ. Điều này có 2 hệ quả:

Một là: tên lửa sẽ tàng hình với radar, sóng radar chiếu vào nó như bị rơi vào cái “hố đen”, không phản xạ lại. Hai là: điều đó cũng có nghĩa là sóng radio điều khiển tên lửa cũng sẽ không vượt qua được lớp plasma, tất cả các thiết bị khác như radar, cảm biến, máy đo cũng sẽ không hoạt động được. Làm thế nào để điều khiển được tên lửa là bí mật mà chỉ người Nga mới biết…

thế hệ từ khoá, thế hệ vô hồn

iếp tục series những post trước, một kỹ thuật nguỵ biện hàm hồ là bịa ra những khái niệm trống rỗng (kiểu như “bolero”, “phượt thủ”, etc…) để dẫn dắt dư luận, “chụp mũ”, đánh đồng tất cả tốt xấu, đây có thể xem là những hành động “bất lương” của một đám gọi là “nhà báo”! Người ta đi du lịch chẳng ai giống ai… anh hoạ sĩ đi tìm chất liệu sáng tác, anh nhiếp ảnh đi tìm khung hình đẹp, người đi tìm hình dáng kiến trúc, văn hoá dân gian, các bạn trẻ cũng đi để “check-in” một phát, khoe với bạn bè, thoải mái đầu óc, việc đó cũng chẳng có gì sai cả! Dĩ nhiên không loại trừ vài cá nhân có những hành động chưa được đẹp!

Thế nhưng cái đám “nhà báo – chuyên gia mạng” suốt ngày la liếm chuyện “trong nhà ngoài ngõ” trên mạng thì nhất quyết phải chụp mũ cho bằng được, bằng một khái niệm gọi là “phượt thủ”, kéo tất cả những ai đi du lịch vào đó, phải tạo ra một “cái tên”, một “danh từ”, một “từ khoá” có thể search Google được, bắt người khác tin vào đó, gieo rắc tâm lý phán xét bầy đàn. Cái tâm lý muốn được phán xét, được tỏ ra hiểu biết thực ra cực kỳ mạnh mẽ: à, ta đã biết rồi, anh A là như thế này (abc), thằng B là như thế kia (xyz), nhưng thực ra A, B là ai thì không ai biết, mà abc, xyz là như thế nào cũng chẳng ai hiểu! Cái sự vô minh, vô hồn của đám đông, dưới sự dẫn dắt của truyền thông, mạng xã hội, dần dần trở thành tội ác!

Nó đẻ ra những con người tách rời với thực tế, hoàn toàn không hiểu tự nhiên vận động như thế nào, tất cả chỉ quay cuồng trong những suy nghĩ hời hợt, nhảm nhí, ghen ăn tức ở lặt vặt. Công bằng mà nói, không phải chỉ thời buổi Internet mới đẻ ra những con người như vậy, mà thực sự đã có rất lâu từ trước, những ông già đọc sách “triết học cao siêu” khi đất nước đang chìm trong khói bom đạn! 😀 Một cá nhân lành mạnh chỉ quan tâm đến nội dung công việc anh ta làm, chẳng hơi đâu tranh luận những “khái niệm” rỗng tuếch! Tôi nói đó là những kiểu “nguỵ biện” mà đám “báo chí bất lương” hay sử dụng: nào là “bolero”, nào là “4.0”, nào là “phượt thủ”, nào là “thế giới phẳng” etc… Bao giờ thì em suy nghĩ mới có được tí nội dung, hả em!?

đặng hữu phúc, 1

àng nhạc Việt vẫn có rất nhiều nhạc sĩ chỉ mãi mê trong cái không gian sáng tạo của riêng họ, chẳng bao giờ chú ý đến việc “lăng – xê” các tác phẩm của mình hay quan tâm đến các thể loại âm nhạc “thị trường” khác. Xa xưa thì có Nguyễn Hữu Ba, Nguyễn Xuân Khoát, kế tiếp thì có Nguyễn Tài Tuệ, Nguyễn Văn Thương, etc… trong dòng chảy đó có nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc. Với họ, ca khúc, thanh nhạc chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, và đa số tập trung nhiều cho khí nhạc, cho âm nhạc thính phòng!

Cơn mưa sang đò - Ái Vân 
Hai phía dòng sông - Ái Vân 
Hoài niệm mùa thu - Ái Vân 
Phác thảo mùa thu - Ái Vân 
Ru con mùa đông - Ái Vân 
Trăng chiều - Ái Vân 

Những ca khúc bên đây trích trong Tuyển chọn 60 bài Romances và Ca khúc cho giọng hát với Piano của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc, với nhiều ca khúc ông viết riêng cho ca sĩ Ái Vân. Những bài báo, bài bình luận mà nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc viết về thực trạng âm nhạc thị trường, âm nhạc bình dân Việt Nam hiện tại rất đáng đọc! Hãy tìm đọc để thấy rằng, những kiểu “ca sĩ” thị trường, “nhạc sĩ” tự phong ở Việt Nam hiện tại rất đáng báo động, phải nói thẳng ra là: dốt đến độ không thể tự biết mình dốt ở chỗ nào!!!

Xã hội bao giờ cũng vậy, vẫn luôn luôn có những dòng chảy không phải là “mainstream”, âm thầm nhưng đầy chất lượng. Thời xa xưa, khi phương tiện giải trí gần như độc nhất là sóng radio, TV và máy nghe nhạc chưa phổ biến, nghèo nàn như vậy nhưng giáo dục âm nhạc được cái là có chọn lọc, không bát nháo, “hàng chợ” như kiểu âm nhạc thị trường bây giờ. Tuy chẳng có mấy kiến thức âm nhạc bài bản, tôi vẫn luôn tự hào mình có một trực giác, cảm quan tốt, dể dàng phân biệt thật và giả, hay và dở…

hiệu điện thế

ại sao đi người không dưới đường dây cao thế thì không có vấn đề gì? Tại sao cầm bóng đèn neon đi dưới đường dây cao thế thì đèn có thể phát sáng? Tại sao tiếp xúc với vật dẫn diện dài (dây, ống) gần đường dây cao thế có thể bị điện giật chết, vật càng dài càng dễ chết? Gợi ý: giả sử có một con rắn dài 20 mét bò qua dưới đường dây cao thế thì con rắn có thể bị điện giật chết, còn con người cao 2 mét thì không!

Haizza, mấy cái vấn đề vật lý cấp 2 này, thằng học sinh thông minh nào cũng sẽ hiểu! Và phải hiểu kỹ càng từng từ, từng khái niệm một, thế nào là: “điện trường”, “điện thế” và “hiệu điện thế”. Quan trọng ở đây là chữ “hiệu”… nên dây càng dài càng dễ chết! Chỉ tại thằng kỹ sư không hiểu dẫn đến 4 mạng chết oan! 😞 Túm lại đơn giản là không kéo dây, vác ống, không chạm vào các vật dẫn dài gần đường cao thế nếu chưa cắt điện…

TT –  văn cao

iếp tục post để thành một series, Thái Thanh hát nhạc của Lâm Tuyền, Đặng Thế Phong, Hoàng Trọng, Trịnh Công Sơn, và tiếp theo là Văn Cao. Nhạc của Văn Cao không nhiều, nếu không muốn nói là ít, nhưng chỉ thế thôi cũng đủ để nhạc sĩ Phạm Duy “nhận thua”. Ở một số bài, một số chủ đề, NS Phạm Duy từng nhận rằng ông không thể sánh bằng! NS Phạm Duy có thể có rất nhiều điểm khiến người ta không thích, nhưng ông có một điểm rất hay là đánh giá, nhận xét về những nhạc sĩ khác rất công tâm!

Bến xuân - Thái Thanh 
Buồn tàn thu - Thái Thanh 
Cung đàn xưa - Thái Thanh 
Trương Chi - Thái Thanh 
Suối mơ - Thái Thanh 
Thiên Thai - Thái Thanh 

3 tập hồi ký của ông là một nguồn đồ sộ với vô số những thông tin chi tiết về nền Tân nhạc Việt Nam, suốt từ những năm 30 cho đến 75 và sau này. Một chàng thanh niên bỏ nhà đi theo gánh hát Đức Huy, lang thang trên khắp các nẻo đường đất Việt, làm bạn với rất rất nhiều người, những người sau này là những tên tuổi lớn trong làng âm nhạc, nghệ thuật Việt. Qua 3 tập hồi ký đó, ta biết thêm được rất nhiều điều về lịch sử âm nhạc nói riêng và lịch sử VN nói chung, trong một giai đoạn đầy thăng trầm và biến động!

TT – Trịnh Công Sơn

hái Thanh hát nhạc Trịnh Công Sơn không nhiều, đếm đi đếm lại chỉ có mấy bài! Có lẽ chất giọng bà không hợp để hát nhạc Trịnh, hay ít nhất là không hát được theo cách mà nhiều người mong muốn! Thẩm âm của đa số thính giả Việt Nam chỉ dừng ở mức “âm thanh” (thậm chí chưa đạt), chứ chưa lên tới mức “âm nhạc”, họ không hiểu rằng còn có rất nhiều dòng nhạc nhiều sức sống và phong phú hơn là nhạc Trịnh, và âm nhạc trước tiên là “nhạc” chứ không phải loay hoay trong mớ ngôn từ chết!

Ca dao me - Thái Thanh 
Diễm xưa - Thái Thanh 
Em đã cho tôi bầu trời - Thái Thanh 
Nghe những tàn phai - Thái Thanh 
Tôi ru em ngủ - Thái Thanh 
Tuổi đá buồn - Thái Thanh 

Chữ “nhạc” trong “âm nhạc”, , cũng đọc là “lạc”, còn có nghĩa là vui vẻ, như “an lạc”, “lạc quan”, “âm nhạc” đơn giản là… âm thanh vui. Trong thời gian TCS còn đang loay hoay với ngôn từ, thuốc lá và rượu, thì Phạm Duy đã có thêm vài mối tình “thơ – nhạc”, hoặc là có thêm vài đứa con rơi ở đâu đó! 😀 Cái sự loay hoay với ngôn từ của TCS thực sự đã “quyến rũ” một lượng lớn thính giả, cơ mà chẳng hề lôi cuốn được tôi, người hiểu rằng “ngôn từ” chỉ là cái vỏ ngoài, cái áo của cảm xúc âm nhạc chân thật mà thôi!

the romanov

ost nhân ngày CMT10 vừa qua 😀, gia đình Sa hoàng Nga, Nicholas II trên những chiếc kayak, được biết như là người rất thích môn thể thao này, và truyền say mê đó đến cho các thành viên khác trong gia đình.

bolero

ại nói về bolero… từ nhiều năm nay, tôi khá là ngạc nhiên khi thấy những người làm chuyên môn âm nhạc cứ loay hoay như “gà mắc tóc” với cái gọi là bolero, mà không hề nhận ra, đó đơn giản chỉ là một kiểu “kỹ xảo ngôn từ”, một loại “nguỵ biện càn quấy”, “nói cho lấy có, nói cho lấy được”, chẳng hề có một tí nội dung nào. Dưới đây, tôi sẽ giải thích tại sao cái gọi là “bolero” chỉ là một hình thức nguỵ biện dạng thô thiển nhất!

Giáo dục âm nhạc là một quá trình dài, mỗi người có sở thích riêng của mình. Nên xin nói ngay từ đầu là tôi tôn trọng sở thích tự do của mỗi người, trong chừng mực nó đừng vi phạm sự tự do của người khác! Nhưng khi đã biến thành một trào lưu xã hội, một trào lưu kệch cỡm và lố bịch thì cần có những tiếng nói để cho những đầu óc mê muội tỉnh ngộ ra, nhận ra căn nguyên, lịch sử của căn bệnh để mà có giải pháp trị liệu!

Đầu tiên, bolero chỉ là tên một tiết điệu, cũng như: valse, rumba, slow, pasodoble, etc… Không phải âm nhạc nào cũng có thể phân loại thành tiết điệu, các loại âm nhạc càng “bác học”, càng phong phú, thì càng khó gom vào một nhóm cụ thể. Tiết điệu thường dùng cho các loại âm nhạc tương đối ngắn, đơn giản, để người ta dể khiêu vũ hơn, thế thôi! Chẳng ai đi hỏi câu ngu xuẩn: bản giao hưởng Định Mệnh của Beethoven là điệu nào?

Tiết điệu chỉ là một chỉ dấu kỹ thuật, ngoài ra không có nội hàm gì khác! Beethoven viết một số bản nhạc theo điệu valse, Dương Thiệu Tước cũng viết một số bản nhạc theo điệu valse. Người ta sẽ nhìn anh như kẻ khùng nếu bảo: DTT viết chung một thể loại nhạc với Beethoven, hay nói rằng: DTT là tiếp nối truyền thống từ Beethoven. Chẳng ai lại đi phân loại âm nhạc dựa trên một chỉ dấu kỷ thuật nhỏ nhoi, chẳng có ý nghĩa gì như vậy!

Bắt đầu từ một cái “định nghĩa” không thể “tào lao, ba xàm” hơn như thế, tiếp theo đó là các hình thức “chụp mũ”, “vu vạ”, “nhận vơ”, thôi thì không thiếu một điều gì. Như Hoàng Thi Thơ viết đa số các bản nhạc của ông theo điệu rhumba, cũng bị nhận vơ là “bolero”, rồi Hoàng Trọng viết phần lớn các tác phẩm theo điệu tango, cũng bị vơ vào “bolero”. Ngay cả những ca khúc được xem là “bolero” nhất, thực sự có bao nhiêu bài đúng là bolero!?

Các NS Cung Tiến, Vũ Thành An… hẳn rất buồn nếu cái thể loại nhạc vừa bước ra từ cửa Nhà thờ của các ông ấy bị xem là bolero. Lê Thương với trường ca Hòn Vọng Phu và rất nhiều bài mang âm hưởng dân ca khác hẳn cũng sẽ băn khoăn tự hỏi bolero là cái gì, và tại sao mình bị chụp mũ như vậy!? Riêng Trịnh Công Sơn chắc hẳn yên tâm hơn một chút, khi các giai điệu thuần tuý thất cung – Tây phương của ông hơi khó gán mác bolero!

Tiếp theo, khi không thể định nghĩa “bolero” bằng những yếu tố kỹ thuật, nhạc thuật, người ta bắt đầu lấp liếm rằng bolero không phải là một điệu nhạc, mà là một dòng nhạc, với những đặc trưng như: tốc độ chậm, giai điệu dân ca, ca từ bình dân, mang tính triết lý, vâng vâng… Xin nói luôn, cái gọi là “dân ca” chắc chắn không có được mấy phần ngàn đâu, có chăng là kỹ xảo âm thanh để tạo nên những tâm trạng “lê thê”, “thiểu não”.

Còn “tốc độ chậm”, nhiều thể loại nhạc có tốc độ chậm, bài Đôi bờ nhạc Nga cũng chậm, và bản đó cũng là điệu bolero! Còn về “triết lý”, hahaha, Phạm Duy viết Bà mẹ Gio Linh, Về miền Trung, Văn Cao viết Trương Chi, Thiên Thai, hay nhiều nhạc sĩ khác viết tình ca, chẳng cần phải có chút “triết lý” nào! Đừng cố nguỵ tạo sự sang trọng trong một thể loại vốn dĩ không hề sang trọng! Cái cố gắng “đặt tên cho em” này xem ra hoàn toàn không ổn thoả!

Ngay cả Bolero Nam Mỹ cũng không có một định nghĩa rõ ràng, thì nói gì đến bolero VN! Đi tìm đặc trưng của cái gọi là “Bolero VN” chẳng qua chỉ thấy mấy điểm sau: cấu trúc bài nhạc tối giản, thường chỉ có 4 câu, mỗi câu 4 nhịp, mỗi nhịp thường là 4/4, cấu trúc này giống vọng cổ, hoàn toàn không có các kỹ thuật hành âm phức tạp hay âm vực rộng, chủ yếu là để tạo ra các khúc nhạc “siêu đơn giản”, để cho giới bình dân dễ thuộc, dễ hát.

“Đơn giản” hay “chậm” không phải là cái tội, tội là… nhạc quá dở! Nhiều nhạc sĩ viết nhạc “đơn giản” và “chậm” nhưng vẫn hay! Từ những thuộc tính rất chung chung như thế, bắt đầu gán gép: tôi là bolero, anh cũng là bolero, tạo ra một cái “danh từ” trống rỗng để lừa nhau! Cũng là một kiểu nguỵ biện: con voi có cái đầu, con chuột cũng có cái đầu, con voi có cái đuôi, con chuột cũng có cái đuôi, thế nên… voi hay chuột thì cũng giống nhau! 😁

Từ trong tận cùng của sự ngây ngô, đơn giản như thủa hồng hoang ấy, đối diện một thế giới đã phát triển phức tạp và trình độ nhạc thuật đã đi đến tận những đâu đâu, không có khả năng hay không hề muốn mở mang đầu óc ra để chấp nhận, tiếp thu cái mới, không khó hình dung rằng những con người ấy dần dần đi đến chỗ tự huyễn hoặc, tự cho rằng mình đã là “một cái gì đó”, tự nhiên sinh ra đã là có rồi, không cần phải học hành gì nữa!

Theo tôi, đây có thể gọi là một chứng “vi cuồng”, như là sự đối lập của chứng vĩ cuồng (đọc kỹ bài của GS Cao Xuân Hạo để biết thêm về một căn bệnh xã hội)! Tuy rằng mức độ nặng nhẹ có khác nhau, nhưng nguyên nhân cũng chỉ có một! Đó là cái áp lực xã hội muốn khẳng định, muốn thể hiện mình, nhưng lại không muốn bỏ công phu học hành tử tế, hoặc hoàn toàn không có khả năng, hoặc giả cũng cố học, nhưng không thấm được!

Đến đây, các bạn hẳn đã nhận ra, “bolero” thực chất là một kỹ thuật nguỵ biện, bắt đầu từ một cái “định nghĩa” không thể tào lao hơn, làm cho người ta tin rằng đó là một “thực thể” có thật, tiếp đó là các kiểu nhận càng, nhận vơ. Những kiểu người và ăn nói như thế, họ muốn trở thành thế nào thì họ là như thế, tự biến thành ông hoàng, bà chúa (trong tưởng tượng), tuỳ tiện thêm bất kỳ nội dung gì vào một cái định nghĩa trống hoác cũng được.

Vậy phải gọi nó bằng cái tên gì? Đơn giản chỉ là một phần (chỉ là một phần) âm nhạc đô thị miền Nam những năm người Mỹ có mặt, một giai đoạn mà chính nhạc sĩ Phạm Duy (một người không CS) phải nói rằng: về mặt xã hội là cả một sự đổ vỡ về luân lý, sự mất niềm tin, tôi gọi thời kỳ này là thời kỳ sợ hãi, hoài nghi và khinh thị (le temps de la peur, du soupcon et du mépris). Thời kỳ nào thì có thứ âm nhạc đó, chỉ đơn giản vậy thôi!

Và nói “chỉ một phần” đúng là như thế, cùng trong giai đoạn đó, Phạm Duy viết Tâm ca và Tâm phẫn ca, Tôn Thất Lập và phong trào “hát cho đồng bào tôi nghe”, Thích Nhất Hạnh làm thơ, diễn thuyết và tổ chức biểu tình bất bạo động, còn nhiều lắm… ai cũng có một phần thái độ và hành động của mình, không riêng gì người CS. Chỉ có những kẻ “bolero” là tìm cách ru ngủ, lãng quên ngày tháng bằng cái thể loại âm nhạc vô vị, nhảm nhí!