tiếng trống paranưng

ài hơi khó, lơ lơ lửng lửng, muốn hát thành âm giai Bắc bộ cũng được, thành âm hưởng ca Huế cũng được, mà thành dân ca Champa như ý tác giả rất khó, 10 người hát chưa có được một thành công. Một tác phẩm để đời, vì lâu lắm rồi, mấy chục năm mới có một sáng tác đi gần dân ca đến vậy, dù theo tôi là vẫn chưa được “gần” lắm!

Tiếng trống Paranưng - Đức Thuyết 

… Như nắng buông trên dòng Tiền giang, Như gió reo trên dòng Hậu giang, Như lời thương nhớ ai, mà giọng hát xa vời. Para para nưng, ôi tiếng trống ru lòng tôi, Ru êm ru êm con thuyền, mênh mông bờ sông vắng…

người về cuối phố

hương trình âm nhạc cuối tuần, lâu lâu post “nhạc xưa”, kaka, dù đúng ra, “xưa” với tui ít nhất phải lùi về hơn 60 năm nữa kia! Nhân tiện phân bua chút, tại hay chì chiết bolero, làm ra cái ấn tượng phân biệt vùng miền, chính trị này nọ. Thực ra không hề, nhạc nói lên con người nghe nó, chỉ có “thẩm âm”, nhạc hay, nhạc sĩ có tài hay không mà thôi. Như Nguyễn Nhất Huy này, người Cà Mau ấy, viết câu nhạc khá dài, “hành âm” có nhiều ý tưởng lạ. Hoà âm cũng tốt, đầy tiếng, có nhiều màu sắc, phù hợp tâm trạng!

Người về cuối phố - Cẩm Ly 

“Câu dài”… đó là “ám ảnh lớn lao” của nhạc Việt, vì xưa giờ đa số viết câu cú cụt lủn, vô duyên, vội vã khởi đầu, loanh quanh chưa kịp làm gì đã chóng vánh quay về “chủ âm”, làm người nghe có cái cảm giác “chưa ra đến chợ đã hết sạch tiền”! 😃 Số nhạc sĩ VN đủ tầm viết trường ca chỉ đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay (cái bàn tay của một thằng Yakuza). GS Trần Văn Khê tự đặt cho mình cái hiệu “Trần Trường Ca” là có mơ ước đổi thay đó! Âu cũng là do cái dân-tộc-tính nó “đoản” (ngắn) như thế!

George Ivanovich Gurdjieff

urdjieff không phải là nhạc sĩ, ông chỉ tìm cách miêu tả lại những gì đã nghe được tại Caucasian, ở quê hương ông, Armenia, lúc đó là một phần của đế chế Nga, với sự giúp đỡ của một học trò là nhạc sĩ, Thomas De Hartmann. Mấy chục tác phẩm nhỏ, dưới dạng những “chants” – tụng ca, những đoạn ca nhỏ mang tính chất cầu nguyện, ca vũ tôn giáo, những tiểu khúc cho piano rất kỳ lạ, huyền bí và đầy cảm hứng!

Cô gái Sài Gòn đi tải đạn

hần bè đệm hay tuyệt, chỉ có 1 sáo, 1 sanh tiền, 1 đàn nguyệt, và 1 nhạc cụ bass có lẽ là cello, toàn acoustic. Nói tới nói lui thì dĩ nhiên khó tránh liên quan đến chính trị, lịch sử, etc… nhưng ai đọc kỹ sẽ biết, tôi luôn chỉ nói nghiêm chỉnh về văn hoá, chả mấy liên quan đến lịch sử, chính trị!

Cô gái Sài Gòn đi tải đạn 

Sáng tác: Lư Nhất Vũ
Trình bày: Vũ Dậu, Thanh Huyền & Đoàn ca múa nhạc dân tộc TW

Âm nhạc nó phải có sự sáng tạo, mà muốn sáng tạo phải có cảm xúc chân thành. Còn những kiểu như Jack, KCIM, etc… bây giờ là công nghệ lăng-xê, hàng công nghiệp làm gì có cảm xúc, và về nhạc chính là 1 dạng bolero mới, toàn mấy câu vọng cổ siêu đơn giản, ngang phè mà cứ làm mãi! 😢

ai đi ngoài sương gió

i đi ngoài sương gió – Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết. Tham gia kháng chiến 9 năm, đi dọc Trường Sơn từ Thừa Thiên ra tận Việt Bắc, năm 1953 cặp song ca này “về thành”. Dựa theo các cứ liệu lịch sử, có thể đoán rằng đây là việc được sắp xếp, chả phải “dinh tê”, “chiêu hồi”…

Nguyễn Hữu Thiết - Ai đi ngoài sương gió 

phạm duy & thái thanh

ỗi tất cả là ở nhạc sĩ Phạm Duy và ca sĩ Thái Thanh!!! Từ 7 tuổi cho tới 77 tuổi của một đời người, lúc nào, âm nhạc của họ cũng xen vào được! ❤️💕 Người thì đã ra đi, nhưng di sản âm nhạc của họ sẽ còn sống mãi!

Ngày xưa Hoàng thị - Thái Thanh 

môi tím – 1

Tình mình là tình đẹp nhất đó anh. Tình tuổi học trò mực tím áo xanh…

ìm ra giai điệu gốc của bài Môi tím, một bài… chẳng liên quan gì về nội dung ca từ. Nguyên tác: Lôi An Na – Tố cá mộc đầu nhân – Thà làm một thằng đầu gỗ! Cái thể loại Cantopop này xưa lắm lắm rồi, giờ chẳng có mấy người nghe nữa, đám trẻ giờ toàn nghe… Quan thoại thôi!

Môi tím – Ngọc Lan 

đặng hữu phúc, 1

àng nhạc Việt vẫn có rất nhiều nhạc sĩ chỉ mãi mê trong cái không gian sáng tạo của riêng họ, chẳng bao giờ chú ý đến việc “lăng – xê” các tác phẩm của mình hay quan tâm đến các thể loại âm nhạc “thị trường” khác. Xa xưa thì có Nguyễn Hữu Ba, Nguyễn Xuân Khoát, kế tiếp thì có Nguyễn Tài Tuệ, Nguyễn Văn Thương, etc… trong dòng chảy đó có nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc. Với họ, ca khúc, thanh nhạc chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, và đa số tập trung nhiều cho khí nhạc, cho âm nhạc thính phòng!

Cơn mưa sang đò - Ái Vân 
Hai phía dòng sông - Ái Vân 
Hoài niệm mùa thu - Ái Vân 
Phác thảo mùa thu - Ái Vân 
Ru con mùa đông - Ái Vân 
Trăng chiều - Ái Vân 

Những ca khúc bên đây trích trong Tuyển chọn 60 bài Romances và Ca khúc cho giọng hát với Piano của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc, với nhiều ca khúc ông viết riêng cho ca sĩ Ái Vân. Những bài báo, bài bình luận mà nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc viết về thực trạng âm nhạc thị trường, âm nhạc bình dân Việt Nam hiện tại rất đáng đọc! Hãy tìm đọc để thấy rằng, những kiểu “ca sĩ” thị trường, “nhạc sĩ” tự phong ở Việt Nam hiện tại rất đáng báo động, phải nói thẳng ra là: dốt đến độ không thể tự biết mình dốt ở chỗ nào!!!

Xã hội bao giờ cũng vậy, vẫn luôn luôn có những dòng chảy không phải là “mainstream”, âm thầm nhưng đầy chất lượng. Thời xa xưa, khi phương tiện giải trí gần như độc nhất là sóng radio, TV và máy nghe nhạc chưa phổ biến, nghèo nàn như vậy nhưng giáo dục âm nhạc được cái là có chọn lọc, không bát nháo, “hàng chợ” như kiểu âm nhạc thị trường bây giờ. Tuy chẳng có mấy kiến thức âm nhạc bài bản, tôi vẫn luôn tự hào mình có một trực giác, cảm quan tốt, dể dàng phân biệt thật và giả, hay và dở…

TT –  văn cao

iếp tục post để thành một series, Thái Thanh hát nhạc của Lâm Tuyền, Đặng Thế Phong, Hoàng Trọng, Trịnh Công Sơn, và tiếp theo là Văn Cao. Nhạc của Văn Cao không nhiều, nếu không muốn nói là ít, nhưng chỉ thế thôi cũng đủ để nhạc sĩ Phạm Duy “nhận thua”. Ở một số bài, một số chủ đề, NS Phạm Duy từng nhận rằng ông không thể sánh bằng! NS Phạm Duy có thể có rất nhiều điểm khiến người ta không thích, nhưng ông có một điểm rất hay là đánh giá, nhận xét về những nhạc sĩ khác rất công tâm!

Bến xuân - Thái Thanh 
Buồn tàn thu - Thái Thanh 
Cung đàn xưa - Thái Thanh 
Trương Chi - Thái Thanh 
Suối mơ - Thái Thanh 
Thiên Thai - Thái Thanh 

3 tập hồi ký của ông là một nguồn đồ sộ với vô số những thông tin chi tiết về nền Tân nhạc Việt Nam, suốt từ những năm 30 cho đến 75 và sau này. Một chàng thanh niên bỏ nhà đi theo gánh hát Đức Huy, lang thang trên khắp các nẻo đường đất Việt, làm bạn với rất rất nhiều người, những người sau này là những tên tuổi lớn trong làng âm nhạc, nghệ thuật Việt. Qua 3 tập hồi ký đó, ta biết thêm được rất nhiều điều về lịch sử âm nhạc nói riêng và lịch sử VN nói chung, trong một giai đoạn đầy thăng trầm và biến động!

TT – Trịnh Công Sơn

hái Thanh hát nhạc Trịnh Công Sơn không nhiều, đếm đi đếm lại chỉ có mấy bài! Có lẽ chất giọng bà không hợp để hát nhạc Trịnh, hay ít nhất là không hát được theo cách mà nhiều người mong muốn! Thẩm âm của đa số thính giả Việt Nam chỉ dừng ở mức “âm thanh” (thậm chí chưa đạt), chứ chưa lên tới mức “âm nhạc”, họ không hiểu rằng còn có rất nhiều dòng nhạc nhiều sức sống và phong phú hơn là nhạc Trịnh, và âm nhạc trước tiên là “nhạc” chứ không phải loay hoay trong mớ ngôn từ chết!

Ca dao me - Thái Thanh 
Diễm xưa - Thái Thanh 
Em đã cho tôi bầu trời - Thái Thanh 
Nghe những tàn phai - Thái Thanh 
Tôi ru em ngủ - Thái Thanh 
Tuổi đá buồn - Thái Thanh 

Chữ “nhạc” trong “âm nhạc”, , cũng đọc là “lạc”, còn có nghĩa là vui vẻ, như “an lạc”, “lạc quan”, “âm nhạc” đơn giản là… âm thanh vui. Trong thời gian TCS còn đang loay hoay với ngôn từ, thuốc lá và rượu, thì Phạm Duy đã có thêm vài mối tình “thơ – nhạc”, hoặc là có thêm vài đứa con rơi ở đâu đó! 😀 Cái sự loay hoay với ngôn từ của TCS thực sự đã “quyến rũ” một lượng lớn thính giả, cơ mà chẳng hề lôi cuốn được tôi, người hiểu rằng “ngôn từ” chỉ là cái vỏ ngoài, cái áo của cảm xúc âm nhạc chân thật mà thôi!