biking, 5

Vận động nhẹ nhàng cuối tuần, thời tiết mát mẻ, mưa bụi bay bay, đạp xe thong thả không ép tốc độ. Tổng chặng đường 49 km, trung bình 19 kmph, tính cả quãng nghỉ làm ly cafe giữa chừng thì 15.4 kmph. Garmin ước tính đã đốt khoảng 500 calories. Nói về calories, các con số nói trong sách vở, trên báo chí đều ảo ảo thế nào á. Nói một người trung bình mỗi ngày tiêu thụ hết 2000 ~ 2500 cal là với nông dân, người lao động nặng á, chứ dân VN ở thành phố thì chỉ cỡ 1000 thôi, không hơn!

Trong đó hết hơn 70 ~ 80% là dành cho vận động trí óc, dành cho vận động cơ bắp không có bao nhiêu! Năng lượng dành cho não bộ, cho các hoạt động suy nghĩ, cân nhắc, lo lắng, etc… thực ra chiếm một tỷ lệ rất lớn (lớn hơn nữa là thời gian hóng hớt, ghen ghét và nói xấu trên mạng xã hội!) Nói theo một cách nào đó, đôi khi tôi có suy nghĩ rằng, chính cái thân xác này thực chất cũng chỉ là một cái công cụ, phương tiện, hiểu & xài nó như thế nào là hoàn toàn phụ thuộc ở bạn! 😀

sốc nhiệt

Chuyện này rất phổ biến với người vận động, lao động ngoài trời. Nhưng nhiều người không kịp nhận biết trước khi đã muộn! Tôi đã trãi qua một vài lần, quan trọng là phải tự quan sát, cảm nhận được tình trạng sức khỏe của bản thân! Những “triệu chứng” bác sĩ nói trong bài báo không sai, nhưng vô dụng với chủ thể người bị sốc nhiệt! Biểu hiện đầu tiên của sốc nhiệt là bị mất “ý thức”, mất “kiểm soát” cơ thể trong một hoặc vài đoạn thời gian ngắn, thường chỉ kéo dài vài giây!

Cơ thể bỗng dưng trở nên “lơ mơ”, không “phản hồi”! Quan trọng là phải tự nhận ra được tình trạng ấy (chẳng phải “kết nối với bản thân” là gì?!) để có biện pháp lập tức: tìm chỗ mát nghỉ ngơi, uống nước. Cũng như chuột rút vậy, trong những hành trình phải chèo liên tục 12~16 tiếng, tôi có thể nhận ra được lúc nào mình sắp bị chuột rút, và lập tức phải có biện pháp nghỉ, phục hồi hợp lý, chỉ cần 15, 30 phút thôi là đủ để không quá ngưỡng, để vẫn có thể chèo 16h+ nếu cần!

californication

Đạp xe được, đi bộ được, chạy nhẹ được, dùng đi bơi lặn tốt, dùng khi đi chèo xuồng cũng tốt, giày mềm ôm chân không cần tất, thoát nước tốt nên lội nước, đi mưa không thành vấn đề. Đây chính là đôi giày “tất cả trong một” của tui! Chỉ phải xem xem là bền tới đâu…

Space may be the final frontier but it’s made in a Hollywood basement. And (Kurt) Cobain can you hear the singing songs from station to station? Pay your surgeon very well to break the spell of aging… – Red Hot Chili Peppers

Rồi thấy mình cũng bị “lậm” vô cái “vết xe đổ” của nhiều người, mua sắm đủ thứ thiết bị, dụng cụ hỗ trợ, các thể loại thực phẩm chức năng, bỏ vô số công sức và tâm trí vô đó, cứ loay hoay mãi như thế, chỉ có một điều là… không chịu tập thể dục cho đàng hoàng mà thôi! 😀

gym corner – p9

Facebook nhắc ngày này năm trước, đang dọn lại cái xưởng, dự tính nâng cấp cái máy chèo thuyền lên version 2.0! 😃 Tất cả các máy tập thể dục đều có cơ chế điều chỉnh lực hãm, nặng/nhẹ tuỳ theo nhu cầu! Hãm đôi khi đơn giản chỉ là một cặp má phanh, nếu xiết chặt thì các động tác trở nên nặng hơn và ngược lại!

Dự định nâng cấp thành 2.0: dùng lực hãm nam châm! Nam châm đất hiếm giờ rất mạnh, có thể gia lực đáng kể lên cái bành đà sắt quay tròn! Dùng nam châm để hãm có rất nhiều ưu điểm: không tiếng động, không tiếp xúc mài mòn, hư hao! Nhưng thiết kế cụ thể thế nào thì vẫn đang thử nghiệm, sẽ tiếp tục cập nhật sau!

gym corner – p8

Face nhắc lại ngày này năm trước… đang có kế hoạch nâng cấp cái “GYM corner”, tự đóng thêm một cái… “máy đạp xe trong nhà”, thực ra cũng rất dễ làm, cộng với 2 cái máy chèo thuyền: rowing – machine và paddling – machine, 2 dàn tạ, và vài thiết bị khác đang xài! Chắc chắn là sẽ có người hỏi: mày tập làm gì lắm thế!? Tập nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều yếu tố: điều kiện, hoàn cảnh mỗi người, phụ thuộc vào thể trạng vật lý vốn có, điều kiện công tác, làm việc, mục đích hướng đến, etc… vô số yếu tố! Có thể có nhiều người không biết, nhưng với lập trình viên – như người ta thường nói: I’m a programmer, I have no life!

Lập trình viên á, chúng nó làm gì có cuộc sống… Em ngồi một chỗ code 16 tiếng liên tục là chuyện thường, vò đầu bứt tai, giựt tóc, tại sao… code không chạy!? Tố chất của 1 programmer là khả năng tập trung vào những chuyện nhỏ, nhưng hại não, kiểu như “vì sao cái nắp bị rò nước”, em mà đã bắt vào nghĩ về nó rồi là cả đêm không ngủ, ăn nghĩ về nó, ngủ cũng nghĩ về nó, cứ thế đến khi nào giải quyết đc thì thôi! Phát sinh vấn đề gì là phải ngay lập tức lục tìm trong “bộ nhớ”, 500 ngàn dòng mã, thuộc nằm lòng từng dòng, chỗ nào phát sinh lỗi, chỗ nào phải sửa. Nên biết làm thế nào được, không tập thì chết sớm! 😢

covid years

Lân la ngày bạc muộn rồi,
Gió thu hiu hắt bên trời thổi qua.
Úa tàn thôi hết mùa hoa…

Năm Covid-19 thứ nhất, mấy cái máy tập tạ trong nhà đã tự làm xong, nên tập và đạp xe hơi nhiều (chưa cách ly, vẫn đi lại được), cứ tập đều đặn như thế, một năm lên 10 kg. Năm Covid-19 thứ hai, mấy tháng giãn cách xã hội, tự nấu cơm ăn ở nhà, riết thành thói quen, trong một năm, lại tăng thêm 10kg nữa!

Trong 2 năm tăng đến gần… 20 kg!!! May mà sau đó đã giảm xuống lại, ổn định ở 77kg, không thì béo phì mất. Mà cái nặng nề trong thể trọng vẫn không đáng sợ, đáng sợ là sự trì trệ trong tinh thần những năm tháng này mang lại… Haiza: Trì trì bạch nhật vãn, Niễu niễu thu phong sinh – 遲遲白日晚,嫋嫋秋風生。。。 😢😢

gym corner – p7

Hoàn tất cái máy chèo thuyền, hoạt động hoàn hảo, trơn tru đúng như thiết kế (xem video bên dưới). Căn bản cũng hoàn thành cái góc tập gym, mặc dù vẫn còn nhiều thiết bị khác có thể chế tạo thêm, thực sự là có rất nhiều ý tưởng hay có thể tự làm được, nhưng sẽ từ từ làm thêm dần dần sau! Mới chừng này thứ là đã đủ để tập mệt nghỉ rồi! 😀

máy chèo thuyền

Máy chèo thuyền… mô tả chút về cái paddling machine, trước hết, nó không phải là “rowing machine”, mặc dù tiếng Việt đều gọi là “máy chèo thuyền”. Thứ hai nữa, tuy gọi là “ergometer” nhưng không như đồ chuyên dụng, có màn hình hiển thị số Watt, Calories, Kilometers, cái này không có. Dự định là sẽ gắn một cái đồng hồ đo tốc độ xe đạp (đồng hồ đo tốc xe đạp thực chất là chỉ cái máy đếm, sử dụng 1 công-tắc từ – reed switch và 1 cục nam châm để đếm số vòng quay bánh xe, bánh quay 1 vòng thì cục nam châm đi qua, đóng mạch công-tắc 1 lần). Dùng cái đồng hồ xe đạp này không đưa ra được 1 thông tin chính xác nào, ngoại trừ cung cấp 1 độ đo tương đối để bạn biết được đang chèo nhanh hay chậm.

Đưa một ví dụ, giả sự bạn hít đất được 25 cái, giờ muốn tăng lên thành 50 cái nhưng mà tập (hít đất) hoài nó vẫn không lên. Vấn đề ở chỗ cơ thể con người là một hệ thống liên hoàn, cái này phụ thuộc, níu kéo cái kia. Nên tập thêm 5, 7 động tác khác, một thời gian thử lại sẽ hít đất được nhiều hơn. Như tôi tập chèo mãi không lên, bèn phải “cross-training”, tập qua xe đạp để cải thiện hơi thở và tuần hoàn. Thứ đến nữa là sức mạnh và sức bền, giữa 2 hình thức “strength” và “cardio”, không thể bỏ qua cái nào được, một cái tăng sức mạnh của cơ, một cái tăng độ bền của cơ. Trừ khi bạn chuyên hẳn về body – building thì không kể, chứ mọi vận động bình thường của con người đều cần tập luyện kết hợp xen kẻ giữa hai hình thức trên.

Như đã nói, tôi muốn chèo tốt, nhưng chỉ tập chèo không thôi thì không cải thiện sức chèo được, nên phải kết hợp thêm nhiều hình thức vận động khác (cross training), từ tạ, gym, xe đạp, etc… Sau đó, rồi đi một đường vòng lớn, quay trở lại chỗ ban đầu, thuật ngữ gọi là “conditioning”, tức là muốn chèo tốt thì… ta lại tập chèo! 😃 Nhưng nhiều khi công việc bận rộn, hoặc thời tiết không thuận lợi, không phải lúc nào cũng xuống nước được, thế nên nghĩ ra cái “máy chèo khô” này! Máy giả lập khá tốt lực cản đặc trưng của động tác chèo thuyền, có thể chỉnh được sức nặng (resitsance), một số người còn làm 2 cái chân máy hình tròn để máy hơi lắc lắc giống cảm giác chèo trên nước (riêng tôi thì thấy không thật cần thiết nên bỏ qua)!

Về kỹ thuật làm máy này không có gì khó, hai con lăn hai bên được gắn bạc đạn một chiều, cái bánh đà ở giữa chỉ quay một chiều về phía trước, tay trái và tay phải lần lượt thay phiên nhau kéo hệ thống dây làm bánh đà quay. Hệ thống ròng rọc và lò xo giúp cảm giác chèo gần giống với thực tế hơn. Cái bánh đà sử dụng cơ chế ma sát để tăng giảm lực cản, thay đổi sức nặng của mái chèo! Tuy cấu tạo máy đơn giản, dể chế tạo, nhưng cần một số thời gian để cân chỉnh, gia giảm (tăng giảm khối lượng bánh đà, tăng giảm ma sát, tăng giảm độ căng của lò xo) làm sao cho cảm giác chèo được gần với thực tế nhất! Dự tính trong tương lai: thay hệ thống lực cản ma sát (nhanh hư, không được êm) bằng lực cản nam châm!

gym corner – p6

Hoàn tất cái máy chèo thuyền, dù một vài chi tiết nhỏ đây đó vẫn có thể còn được cải tiến thêm (sẽ từ từ thực hiện dần sau). Xem video bên dưới, cái laptop đang phát 1 đoạn video chèo kayak, cũng nên có chút cảm hứng! 😀 Dĩ nhiên là không thể được như “chèo ướt”, nhưng “chèo khô” cũng cần thiết khi bạn bận rộn, không có thời gian xuống nước!

gym corner – p5

Tiếp tục đóng cái “máy chèo thuyền” – paddling machine. Ở trung tâm là 1 cái bánh đà (flying wheel) tạo quán tính cho toàn hệ thống, đồng thời cũng có 1 cơ chế tạo lực cản (resistance) nhờ ma sát. Hai con lăn một chiều hai bên tương ứng với 2 mái chèo, thay phiên nhau tiếp động năng vào bánh đà. Còn rất nhiều việc tinh chỉnh nho nhỏ cần làm để hoàn tất máy!