introspection & retrospection

iãn cách mà, có rất nhiều thời gian để dành cho… introspection & retrospection… Nhớ hồi mới tập chèo và đóng xuồng, đám lưu manh, vớ vẩn suốt ngày giới thiệu ảnh sang chảnh: cảnh quan núi và biển, trai xinh gái đẹp chụp hình sexy trên bãi biển, các resort, khu nghỉ dưỡng với thức ăn và dịch vụ sang trọng… chúng nó cứ làm nhiễu loạn thông tin lên như thế, không biết để làm gì?! Bởi mới nói, cùng nhìn vào một bức tranh, nhưng mỗi người chỉ nhìn thấy cái anh ta muốn thấy mà thôi! Khi nhìn vào kayaking, người ta thấy điều gì? Đơn giản đầu tiên, chính là… chèo! 😃 Vâng, chỉ đơn giản là chèo thôi, chèo từ giờ này sang giờ khác, và khi có thể, từ ngày này sang ngày khác! We are what we do consistently! Đã từng tìm hiểu nhiều về full-keel, twin-keel, lifting-keel, rồi junk-rig, gaff-rig, fore-n-aft-rig, etc… nhưng có lẽ sẽ vẫn mãi chỉ là tìm hiểu mà thôi, vì không thể bứt ra khỏi cái “chèo” được! So sánh kayaking với sailing cũng như so chạy marathon với cỡi ngựa vậy, mặc dù bên ngoài đều gắn với nước, nhưng bên trong, chúng khác nhau hoàn toàn, khác cái cách vật lý nó tác động lên thể chất và tâm lý người chơi!

Sắp tới sau giãn cách, sẽ tập trung vào các kỹ thuật roll… Thú thật, dù tôi bơi lặn có thể nói là khá giỏi, nhưng phải mất nhiều năm mới vượt qua được nỗi sợ hãi… lật thuyền, đó là một kiểu chướng ngại tâm lý rất lớn! Nên brace và roll là những kỹ thuật cực kỳ quan trọng, nó làm cho mình cảm thấy tự nhiên thoải mái trong bất kỳ tình huống nào, dù có bị sóng đánh cho lên bờ xuống ruộng, đánh lật xoay mòng mòng 3, 4 vòng! Cần phải tập 5, 7 kỹ thuật roll khác nhau, đến mức có thể roll không cần mái chèo, tức là xuồng lật úp thì lật nó lại chỉ với 2 cánh tay! Một số ít “sư phụ” kayaking còn kinh khủng đến mức có thể xoay ngược lại chiếc xuồng với hai tay bị trói, tức thậm chí không cần dùng đến cả tay, họ có khả năng điều khiển cơ thể dẻo đến mức dùng phần thân trên như một cái mái chèo! Nhưng đó là một cảnh giới hoàn toàn khác, là world-class rồi, còn lâu mình mới tới đó, và thực ra không nhất thiết phải đặt mục tiêu tới đó ngay lúc này! Chỉ trong một thế giới bé xíu như xuồng kayak thôi, là đã có không biết bao nhiêu thứ để học, để làm, chỉ trong một công việc tưởng chừng đơn giản là chèo chiếc xuồng!

bell curve

hổ điểm thi có rất nhiều điểm thú vị, các vị vẫn khăng khăng bắt cứng vào cái chấp niệm: phổ điểm phải là phân bố Gaussian có đồ thị hình chuông (bell curve). Nên đồ thị điểm môn tiếng Anh có 2 đỉnh cao là điều rất bất thường! Các vị vẫn muốn nó có đúng một đỉnh, nằm lệch hẳn về bên phải kia! Ví dụ như điểm môn Giáo dục Công dân ấy, toàn 9, 10 thôi! Mọi người nhớ năm 2021 này nhé, 20 năm sau, chúng nó lớn lên thành ông nọ bà kia, điểm công dân cao như thế chứng tỏ “diễn” không hề tệ! 😃

Một đại lượng tương đối đơn giản là điểm thi mà còn không lý giải được, thì làm sao một đại lượng có hàng ngàn, vạn biến số đầu vào chi phối, như số ca CôVy có thể mô hình hoá thành công được!? Chỉ cần một anh bị vợ mắng tủi thân bỏ đi nhậu là mấy ngày sau số ca tăng vùn vụt ngay! Mà trong cái thành phố hơn 10tr dân này, xác suất để có vài nghìn anh bỏ đi nhậu như thế là hơi bị cao! Nói để thấy Vũ Hán người ta “giới nghiêm” như thế nào, SG vừa qua có “giới”, nhưng hình như chưa thực sự được “nghiêm”!

đặng hữu phúc, 2

ừ 20 năm trước, tôi đã bắt đầu nghe Đặng Hữu Phúc một cách nghiêm chỉnh, một dòng chảy âm thầm vẫn tiếp diễn, từ Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Tài Tuệ, etc… vẫn còn tiếp tục đến ngày hôm nay, họ làm “nhạc” theo đúng nghĩa cao quý, tốt đẹp nhất của nó! Đám vớ vẩn vẫn luôn tỏ ra hiểu biết: oh, em biết mà, Đặng Hữu Phúc tác giả bài Trăng chiều. Nói chuyện thêm 1 lúc thì biết hình như chỉ biết mỗi cái tựa “Trăng chiều”, ngoài ra không biết gì khác. Nói chuyện thêm 1 lúc nữa sẽ lòi ra chúng nó còn thích cả Chế Thanh, Vinh Sử! 😅

Bởi mới nói, chính là do “ngu dốt” nên người ta có được cái “can đảm” ghê gớm, không phân biệt được vàng và c…t nhưng vẫn làm như hiểu biết lắm, và tìm cách áp đặt nó lên người khác! Tất cả những vấn đề về thẩm mỹ, học thuật: sách, nhạc, thi ca, etc… đều là chuyện rất cá nhân, người ta âm thầm đọc, âm thầm nghe để đào luyện bản thân, không oang oang la lên cho người khác biết, không mua về chưng lên Face để chứng tỏ, đó là kiểu tác phong thị trường, hay còn gọi là “hàng chợ”! Tôi, bất đắc dĩ, phải nói thế, để họ biết dốt mà tự xem lại!

giãn cách, 5

aiza, ngày này năm trước, còn tự do tự tại trên sông, nay thì đóng cửa đọc Hàn nho phong vị phú, Nguyễn Công Trứ: 🙂 Ngày 3 bữa vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no, Đêm 5 canh an giấc ngáy pho pho, đời thái bình cửa vẫn thường để ngỏ…

cavitation

hoa học thường thức, hiện tượng ăn mòn chân vịt! Chân vịt tàu thuyền nếu thiết kế hay chế tạo không tốt thường rất chóng bị ăn mòn, nguyên nhân là hiện tượng cavitation, những bọt khí xuất hiện quanh chân vịt. Nhưng với những chân vịt hoàn toàn ngập dưới nước (như trong video là của chiếc tàu ngầm) thì bọt khí ở đâu ra, làm sao có bọt khí trong môi trường nước “cô đặc” như vậy!?

Video giải thích rất hay, nước như ta biết bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất, tại áp suất zero atm, nước “sôi” ở nhiệt độ cỡ 25°C! Khi chân vịt quay tạo nên những vùng áp thấp, làm bốc hơi nước, thành những bong bóng li ti quanh chân vịt, khiến nó nhanh bị ăn mòn hơn! Một giải pháp cho “căn bệnh” này là giảm tốc độ quay, nhưng như thế phải làm chân vịt lớn hơn và nhiều cánh hơn!

giãn cách, 4

ơn 30 năm trước, ở một làng nghèo ven biển miền Trung cũng y thế! Tờ mờ sáng, bà thím tôi đội cái thúng mang 50 trái ổi ra chợ, chia thành 5 rổ nhỏ, mỗi rổ 10 quả, cố tình phân bố những quả tốt và những quả xấu đều khắp cả 5 rổ. Người mua có quyền chọn một trong 5, mua nguyên chục, không được chọn từng quả riêng lẻ… như thế để bảo đảm rằng dù tốt hay xấu thì vẫn sẽ bán được! Rồi tuỳ từng thời điểm trong năm sẽ điều chỉnh, có khi một chục 8 quả, có khi một chục 12 quả.

Chợ quê có rất nhiều cái “lệ” mà người ngoài sẽ cảm thấy kỳ quặc và khó hiểu, phải sống ở đó một thời gian rồi mới thấy nó “hợp lý”! Ở đây, chúng ta thấy dấu vết của một kiểu văn hoá, một thời kỳ… “tiền công nghiệp”, cả khu chợ gần như không có cái cân nào, tất cả những đơn vị trao đổi đều rất cảm tính! Nhưng chính vì không có cái cân nào nên mới… “cân” được “lương tâm” của người mua kẻ bán! Ở hướng ngược lại, ở một thời đại khác, đâu đâu cũng có cân để… “hợp thức hoá” sự gian lận! 😅

giãn cách, 3

ần 3 tuần giãn cách đã gột sạch lớp da kayaker, chỉ còn lại lớp da coder, người thì trắng như Delilah, mà tóc tai thì hơn cả Samson, tiếc là đi ra đi vào đá cái cột nhà, chứ không có sức mạnh xô ngã 2 cái cột đền của anh ấy!

Gần 3 tuần giãn cách, em thề chỉ giặt đúng 3 cái quần đùi, cân nặng tăng 3kg, nhưng người cứ trắng nhẽ ra 😢 Không mấy liên quan nhưng minh hoạ “dân chài” bên dưới có gì đó sai sai, buồm thì lug-rig nhưng có batten như junk-rig!

giãn cách, 2

ấy ngày liên tục có người gõ cửa, nhưng mở cửa không thấy ai, cũng không biết là ai, nhưng lúc nào cũng để lại thứ gì đó, lúc thì mớ rau, khi thì mấy con cá, cảm giác hơi kỳ kỳ… Haiza, vô công bất thọ lộc!!! 😀 ❤️

giãn cách, 1

ồi sẽ có những cảnh dở khóc dở cười cho mà xem! Về mặt luật là rất sai, vì không thể chứng minh đi có “lý do chính đáng” hay không! Dù là người ta mặc đồ “thể dục” đó, nhưng ai cấm họ đi mua lương thực, lấy căn cứ đâu để phạt!? Không thể ra luật mà không bảo đảm được cách thi hành chính xác! Chẳng bằng quy định hẳn hoi: giãn cách xã hội 14 ngày, cho phép mỗi người ra đường luân phiên 2, 3, 4 ngày gì đó trên tổng số 14, cứ lấy ngày sinh trên CMND làm cơ sở tính toán (là phép toán modulo thôi mà)! Ra ngoài muốn làm gì cũng được, đi chợ, đi chơi, đi dạo… không cần phải suy diễn, luật không thể dựa trên những suy đoán cảm tính!

Giả sử cho phép bốn ngày ra đường một ngày, tôi sinh ngày 19, hôm nay là ngày 10, 19+10 = 29 chia 4 dư 1, nên phải ở nhà, phải đợi đến ngày 13, 19+13 = 32 chia hết cho 4, mới được đi ra ngoài, đi chợ, tranh thủ hít thở, vặn vẹo gì là quyền của tôi, cứ như thế 4 ngày một lần. Nhà nước kiểm soát con số 4 này, là 2, 3, 4, 5, 6… có thể thay đổi tần suất tuỳ theo mức độ căng thẳng của tình hình! Việc thiếu hệ thống thông tin, các phương tiện giám sát, và các hệ thống điện tử còn lâu mới hoàn thiện, thì vẫn có những cách điều phối đơn giản nhưng hiệu quả! Quan trọng là: “luật” không phải là “đạo đức”, chả phải chứng minh “chính đáng” với “không chính đáng”!

stable

oats aren’t unstable, people are! Mọi chiếc xuồng đều ổn định, thứ không “ổn” chính là “tâm” – ! 😅