senility, 2

Bước chân ra khỏi cửa Hàn,
Nước mây man mác muôn ngàn dặm khơi.
Gánh tình nặng lắm ai ơi…

Nhìn lại chiếc Serenity này toàn thấy những chỗ thi công chưa đạt, tuy về thiết kế vẫn là chiếc cảm thấy hài lòng nhất cho đến hiện tại. Thợ kiểu gì mà vẫn “sai đâu sửa đó, sửa đâu sai đó…” Đang suy nghĩ chiếc kế tiếp sẽ đặt tên gì, là Senility hay là Salinity?!


đương gia chủ mẫu

当家主母

Trung Quốc, từ hàng chục năm qua, đã tạo ra nhiều thế hệ văn hoá điện ảnh có bề dày đáng nể: phim thanh xuân vườn trường, phim xã hội mới, phim cổ trang lịch sử .v.v… Tuy loại lảm nhảm không ít, nhưng loại có giá trị nghệ thuật vẫn không thiếu! Cuối tuần tranh thủ coi vài tập phim, coi để thấy cái vốn văn hoá, tư tưởng, kinh tế, kiến thiết, doanh nghiệp… kinh hoàng của họ! Phim nói về nghề dệt cổ truyền Tô Châu, ít nhất cũng đã thành công trên 2 phương diện, một là: kể lại ngày xưa “ông cha” đã xây dựng doanh nghiệp thế nào, hai là: qua đó cũng truyền tải một vài thông điệp đạo đức, mà cái thông điệp ấy, điện ảnh TQ lặp đi lặp lại mãi không chán: có nợ trả nợ, có ơn báo ơn, sống có trước sau, sống vì con người!

Nên tuy cũng có lúc, có chỗ giả tạo, nhưng ít ra phim ảnh TQ đã tương đối thành công trong việc tạo ra một chuẩn mực đạo đức nhất định cho xã hội, chứ không như ở VN, đã lưu manh là bất chấp, không cần biết xuống thấp đến cỡ nào! Thấp đến độ tìm mọi phương cách đê tiện, cốt chỉ để hạ thấp, mưu hại người khác, đi đến tận cùng chính là tự mình làm hại chính mình, là tự cắt đường sống của chính mình! Sở dĩ nói sống “vì con người” là như thế, không phải chỉ có cái văn hoá “cố chấp cùng cực” và “bất chấp thủ đoạn”. Suy cho cùng, mưu hại người khác chỉ khiến cho bản thân “bất an”, tâm lý “bất ổn”, tâm hồn “bất thiện”, cái “nghiệp” ấy tuy chậm, nhưng chắc chắn, không thể che giấu, càng không thể tránh né!

Quay trở lại phim ảnh… thứ nhất: với điện ảnh TQ, lâu lâu lại xuất hiện tài năng, sáng tạo thật sự, đủ sức thay đổi thị hiếu, thị trường, đủ khả năng giáo hoá con người, chứ không phải chỉ toàn những thể loại bất tài, chỉ biết chạy theo thị hiếu rẻ tiền, hạ cấp. Thứ hai: thỉnh thoảng “Quan gia” lại ban lệnh từ trên xuống, cứ phải “chỉnh huấn”! Nên nói một chữ “thị trường” nhưng có nhiều cách hiểu, đành rằng phim ảnh thành công phần lớn theo tiêu chuẩn “kinh tế”, nhưng hàm lượng sáng tạo cũng có vai trò quyết định! Và đành rằng “Quan gia” có quyền lực to lớn, nhưng bản thân con người cũng phải “hướng thiện”, cũng phải tự biết cái gì là tốt xấu! Xã hội “hưng” hay là “phế” cũng chỉ do những lý do tự thân như thế!

all music

Nhiều năm trước, đã nghĩ về những chuyện này, nhưng bẵng đi một thời gian rồi quên mất, hôm nay note lại ở đây! Chuyện “đạo nhạc”, vô tình hay cố ý, không phải chỉ “nóng” những năm gần đây, những cuộc chiến pháp lý đã bắt đầu từ trước cả thời của Rolling Stones và Led Zeppelin! Nhiều vụ đã được khẳng định rõ là “đạo nhạc”, nhưng nhiều vụ không thể có kết luận rõ ràng được, tại sao như vậy? Trong link dưới đây, tác giả dùng máy tính để phát sinh tất cả những giai điệu 12-notes, có khoảng 68 tỷ giai điệu như vậy (nhạc Việt thường ngắn hơn rất nhiều, chỉ 5, 6 notes). Nhưng đó thuần tuý là con số toán học, số những giai điệu nghe “thuận tai” ít hơn con số 68 tỷ đó nhiều lần! Thực tế là hàng ngàn năm phát triển của con người, âm nhạc đã bắt đầu xài hết “kho giai điệu” đó, nên trùng lặp sẽ là chuyện ngày càng nhiều!

Tác giả đặt ra nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến bản quyền âm nhạc, nhiều cơ sở luật pháp hiện tại không được hợp lý cho lắm, sớm muộn gì cũng sẽ bị thay đổi, ! Ở đây không nói quá sâu về khía cạnh pháp lý, chỉ đặt ra câu hỏi là: nếu “kho giai điệu” cạn kiệt thì các nhạc sĩ sẽ phải làm sao!? Đương nhiên có nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau, nhưng con đường rộng nhất, nhiều đất sáng tạo nhất… là đi vào microtone! Phải bỏ qua các hình thức quen thuộc 5, 7 hay 12 notes (pentatonic, heptatonic, chromatic…) mà dùng các đơn vị nhỏ hơn, chia một quãng thành 16, 32… quãng con. Sử dụng những đơn vị “nhỏ li ti” như vậy là siêu khó, phải có… “bản năng” về văn hoá, về đặc trưng thẩm mĩ vùng miền và sắc tộc, đương nhiên đó là một dạng tài năng rất lớn, mà “tài năng” thì… chúng nó, đám “nhạt sĩ” tào lao (99% chúng nó) làm éo gì có!

thu rơi từng cánh

Mùa thu hoa cúc lại tàn,
Thuyền ai buộc mãi bên làn cây cong!
Người về để lạnh phòng không,
Thu rơi từng cánh cho lòng nhớ thương…

Đơn giản như Nguyễn Bính không phải là thứ đơn giản mà ai cũng học đòi được, ra vẻ bắt chước cũng chỉ đẻ ra được kiểu tào lao như “hoa sứ nhà nàng”, “nỗi buồn hoa phượng” mà thôi! Mở đầu 4 câu như thế, tiếp theo câu thứ 5, 6… là thay không gian, đổi thời gian ngay lập tức: Có người cung nữ họ Vương, Lên lầu trông dải sông Hương nhớ nhà! Tình hình dịch bệnh có vẻ tạm ổn, cái xưởng mộc đã đóng 1 lớp bụi dày, “tẩy trần” sạch sẽ để chuẩn bị lại xuống nước…

đếm chữ

Coi phim thanh-xuân Trung Quốc cũng thấy y như vậy, họ có truyền thống “đếm chữ”, và chữ nghĩa của họ thì siêu nhiều! Ví dụ như học sinh phổ thông phạm lỗi kỷ luật gì đó là phải về nhà viết bản kiểm điểm “1 ngàn chữ”, nếu lỗi nặng hơn nữa thì sẽ phải viết kiểm điểm “2 ngàn chữ”… Điều này đã từng thấy áp dụng cho cả quan chức chính trị cỡ bự, kỷ luật là cũng phải viết kiểm điểm “5 ngàn chữ”, “1 vạn chữ”, mà chữ TQ thì rất dễ đếm!

Phải công nhận giáo dục phổ thông TQ kỹ hơn VN nhiều, học sinh được học nhiều về văn học, lịch sử… tất cả tạo nên một “corpus”, tập từ vựng, hành văn, diễn đạt, tư tưởng cơ bản. Không như VN, chỉ vài ba năm “đọc viết thông thạo” coi như xong, cùng lắm chỉ đạt đến trình ngôn ngữ báo chí cấp thấp! Nên mới đẻ ra những loại không biết cái gì, loay hoay với những ngôn từ “ngáo ngáo, thiểu năng” mà vẫn tự cho mình giỏi!

bác sĩ Khoa

Vụ này có vẻ “chìm xuồng”, bởi nếu làm rõ ra, khả năng là dính tới nguyên một đám “báo chí bẩn”, chính đám báo chí ba-xu là người nuôi những loại như “Bác sĩ Khoa” chứ không ai khác! Cần phải nói rõ ra để bà con “nhận mặt” đám lưu manh bây giờ, thực tế chúng nó chính là những loại giang hồ mạng thời hiện đại, chuyên sống bằng cách tống tiền, khủng bố cá nhân & doanh nghiệp! Vì bản chất như thế, nên một cách tự nhiên, chúng nó sẽ tìm cách che đậy bằng các thể loại chuyện “cảm động, lấy nước mắt”, sẽ tìm cách tô vẽ bằng các thứ “đạo lý, lương tâm giả cầy”, thậm chí còn tìm cách đóng vai “lương thiện, chính nghĩa” nữa kia!

Đám báo-chí-bẩn kiêm giang-hồ-mạng này, nghiệp chướng chúng nó không xa đâu, người thế nào thì sẽ gặp được loại y chang như thế, từ đám này xuống tới đám đĩ điếm, ma-cô, tội phạm thật sự chả xa mấy… vì thực ra về bản chất, chúng nó cũng một kiểu người giống nhau mà thôi, éo có khác cái gì: ưa hơn người bằng cách đĩ miệng, kiểu học đòi, loay hoay với 3 cái thói vẽ chuyện hư ảo (và trình vẽ đạt đến mức siêu hạng), chỉ thích ăn cướp và phá hoại chứ không thích làm! Nên nói “nồi nào úp vung nấy”, “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” là như thế! Thời buổi đảo điên, thật giả lẫn lộn, mọi người phải nhìn thật kỹ để nhận diện rõ chúng nó!

Có người hỏi: nhà báo ăn tiền doanh nghiệp là chuyện “thường”, nhà báo cũng phải sống chứ! Em trả lời: “thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ”, em không cực đoan đến mức bắt bẻ mọi thứ! Nhưng riêng đám lưu manh này là rất không bình thường, có lẽ chúng nó đã làm quá nhiều chuyện xấu, đã quen vẽ chuyện để che dấu bộ mặt thật! Như trong Harry Potter, mỗi khi làm chuyện cực ác là tâm hồn con người bị “chẻ làm 2” ấy! Bản năng thôi thúc, không thể cưỡng lại, phải “vừa là lưu manh, vừa là chính nghĩa”, “vừa ăn cướp, vừa la làng”, “vừa là đĩ điếm, vừa là thánh nữ” mới chịu! Chúng nó có thể chạy thoát nhiều thứ, nhưng không thể chạy thoát “nghiệp”!

dù rằng

Dù rằng một chữ cũng thơ, Dù rằng một thoáng cũng thừa xót xa. Dù rằng một cánh cũng hoa, Dù rằng một nửa cũng là trái tim! Dù không nói, dù lặng im…

thiên kinh vạn quyển

Phật giáo tóm tắt qua những con số, khởi đầu trực tiếp từ số 2 (không tính từ 1, từ 1 lên 2 bỏ qua, không trả lời những thứ siêu hình, những phạm trù “bất khả tư nghì”, không thể hiểu được với người-trần mắt-thịt). Kinh Phật chứa đầy những danh sách và con số, chúng thường mang ý nghĩa tập hợp và biểu tượng, ví dụ như 8 vạn 4 ngàn (84.000) là biểu trưng cho một đại lượng rất lớn, vì đương thời chưa có khái niệm, ký hiệu “inf – vô tận”. Một vài con số cơ bản: 2. Nhân quả và duyên khởi, 3. Tam pháp ấn, 4. Tứ diệu đế, 5. Ngũ uẩn, 6. Lục căn, 7. Thất tình, 8. Bát chính đạo, etc…

Đi sâu vào là cả một hệ thống “ma trận” chằng chịt các khái niệm phức tạp về tâm lý và nhận thức! Người mới đọc Phật thường choáng vì không biết bắt đầu từ đâu, vì sách vở Phật giáo đúng nghĩa là “thiên kinh vạn quyển”, hiểu theo đúng nghĩa đen, số lượng kinh văn hiện còn lại qua những biến động lịch sử là trên 1 ngàn (!!!), ngắn thì vài chục dòng, kinh dài thì… vài chục ngàn dòng. Không một tôn giáo nào khác có khối lượng văn bản đồ sộ đến như vậy, chỉ nói loanh quanh về một chữ “tâm”. Nên nói Phật giáo không phải là tôn giáo, mà là “cognitive science – khoa học nhận thức” là như thế!

net-zero

Tin lớn nhất lâu nay, hành động hướng tới net-zero… bao gồm 2 hướng tiếp cận chính: #1. giảm khí thải, giảm tiêu thụ năng lượng hoá thạch xuống mức tối thiểu, #2. đã bắt đầu có công nghệ hấp thu khí CO2 trong khí quyển và chôn lại xuống đất, tương tự như cách những cánh rừng đang làm, nhưng nhanh hơn! Cho phép mơ mộng tí, nhưng mục tiêu này là hoàn toàn có thể trong cuộc đời chúng ta!

Mơ mộng thêm tí nữa, trong tương lai, doanh nghiệp sẽ được đánh giá bằng hai con số, một là tiền, hai là số ghi nợ trong ngân hàng CO2, cá nhân cũng được đánh giá bằng hai con số: một là tiền, hai là… điểm công dân, hay một cái gì đó tương tự để đo lường nhận thức, ý thức! Phải có tiêu chuẩn gồm nhiều tham số khác nhau, chứ hiện tại, “chỉ có tiền” thì con người chỉ có phá mà thôi! Mơ mộng, mơ mộng…

tathāgata

Tathāgata… trong các kinh Phật, thường thấy xuất hiện chữ Tathāgata – 如來 – Như Lai, chữ này là đại từ nhân xưng tự thân, do đức Phật tự gọi mình, chứ không phải do người khác gọi! Hiểu như thế đọc kinh văn sẽ thấy dễ hiểu hơn. Tatha: do đó, như thế, và gata: đã vượt qua. Có một chút nhập nhằng chỗ này, vì “Tathāgata” (tatha + gata) cũng có thể được chiết tự thành “tatha” và “agata”, mà “agata” là phản nghĩa của “gata”, tức là đến, chứ không phải là đi, Hoa văn hiểu như thế nên dịch thành “lai” (Như Lai). Có nhiều cách hiểu: đã đến hay đã đi, hay đã vượt qua, là vượt qua cái gì? Thật ra ngôn ngữ Phật giáo chỉ trở nên trừu tượng và đầy tính lý luận trong các kinh điển về sau!

Đương thời, Phật dùng từ một cách bình dân, có tính vừa gợi mở, vừa thực tế, tránh các câu hỏi siêu hình hay lý luận hình thức! Một tên hiệu thường gặp nữa của Phật là “Sugata”, ở đây ta bắt gặp cái động từ mà đức Phật rất “thích” dùng: “gate – tiếng Anh: to go”, đi, vượt qua, tiếng Hoa thường dịch “Sugata” thành “Thiện thệ – 善逝” hay “Hảo khứ – 好去”, dịch khá hay, nhưng “lai” hay “khứ” đều không thể hiện chính xác lắm, nên có một chút hàm ý chủ động trong đó! Tathāgata theo tôi, nên hiểu là: người đã vượt qua đến bờ bên kia (của bể khổ)! Về chữ “khổ” – Duḥkha, nó không mang nghĩa “khổ đau, bất hạnh” như chúng ta thường nghĩ, sẽ đề cập đến trong 1 post khác!