… hiện thực

iết tiếp post trước để nói rõ hơn về kỹ thuật và công nghệ! Công nghệ là quan trọng, nhưng nó cũng chỉ là tập hợp các giải pháp kỹ thuật từ nhỏ đến lớn trong đó! Không thể bỏ lơ công nghệ, nhưng muốn hiểu nó kỹ càng là phải đi từ đầu, tức là hiểu kỹ thuật, hiểu những nguyên tắc vận hành cơ bản bên dưới! Nên ai đó mà bảo rành công nghệ mà không rành kỹ thuật, điều đó tôi không tin, không hiểu chuyện nhỏ, làm sao hiểu chuyện lớn?! Chính những người không làm được chuyện nhỏ, nên cứ lấy chuyện lớn để khoả lấp, vung vít lên! Ngày xưa thì là các ngôn ngữ Visual, nào là XML, SOAP, etc… ngày nay thì AI, Blockchain, ChatGPT, etc… Cứ lặp đi lặp lại nhưng kiểu thiểu năng thấy phát chán, họ nghĩ rằng người ta không biết công phu của họ tới đâu hay sao!? Chán nhất là những thể loại AI thế này thế kia… nói mãi mà chẳng có gì cụ thể cả! Cụ thể ví dụ như: thuật toán nhận dạng khuôn mặt của tôi có độ chính xác 99.9%! Hay AI của tôi giúp giảm 10% thời gian hàng hoá lưu kho, tiết kiệm chừng này chi phí logistics. Hay AI của tôi giúp tối ưu lộ trình shipper giao hàng, tiết kiệm chừng này thời gian, chừng này xăng dầu!

ó phải đi vào từng bài toán cụ thể, chả ai lặp đi lặp lại mãi những từ AI – Trí tuệ nhân tạo mà éo nói được nội dung gì! Nói có thể mọi người không tin, nhưng em đã từng gặp rất nhiều coder VN, toán cộng trừ nhân chia đơn giản không làm được, chưa nói thuật toán gì cao siêu, làm cái vòng lặp tính tổng cũng chưa được: bảng cân đối trong ngày có 50 giao dịch con, mỗi giao dịch con lợi nhuận 1, 2%… tổng lợi nhuận trong ngày = 1 + 2 + … = 50% (!!!) tính kiểu này thì thành tỷ phú hết! Hoàn toàn không có một chút khái niệm toán cấp 1 nào trong đầu, viết đoạn code 5 ~ 10 dòng không được, nhưng công nghệ nào cũng biết cả đấy! 🙁 Cái giáo dục nào đã tạo ra những loại như thế, giờ báo chí bắt đầu rên rỉ, nào là VN không tự sản xuất được, không tạo ra được sản phẩm gì! Nói thì mọi người bảo là xỉa xói, cực đoan nhưng nhìn kỹ lại sẽ thấy: tất cả đều là nhân – quả hiển nhiên, khi bỏ lơ những điều nhỏ nhoi nhưng căn bản tất nhiên sẽ dẫn đến thảm trạng như vậy! Mà căn bản nhất của giáo dục chính là dạy cách làm người! Đương nhiên, thủ phạm không hoàn toàn là giáo dục, giáo dục thực ra cũng là nạn nhân của một xã hội suy đồi mà thôi!

mơ mộng …

ghĩ lại thời còn đi học ở ĐH KHTN, mặc dù tôi học hành dạng không quá xuất sắc, nhưng nghĩ lại cái thời đó vẫn xem là một điểm sáng! Cái suy nghĩ cho rằng cần phải học công nghệ, “đi tắt đón đầu”, học các ngành có thể ứng dụng thực tế ngay, đó là một kiểu suy nghĩ không hoàn toàn đúng, cũng có thể nói là có nhiều sai lầm! Trị trường cần cái gì thì dạy cái đó, nó chỉ là một nửa của vấn đề! Một nửa còn lại là học hành cũng chính là không gian rộng mở đề phát triển cá nhân, để mơ mộng, chính vì thế nên học Bách khoa ra thì gọi là Bachelor of Science, mà học Tự nhiên ra thì gọi là Bachelor of Art, vì Art là nó… trên tầm Science, ít nhất trên danh định là như thế! 🙂 Tôi thường nói là giáo dục là phải mơ mộng và tưởng tượng! Nhưng như thế nào là giáo dục kiểu “mơ mộng”?! Đương nhiên đây là kiểu từ ngữ không chính xác, nhưng ý muốn nói rằng: học không nhất thiết chỉ nhắm vào các ngành cần ứng dụng ngay, không nhất thiết phải quá nặng về công nghệ! Chỉ cần dạy thật kỹ về Toán Tin và về kỹ thuật lập trình, những lớp bài toán kinh điển, còn dùng ngôn ngữ công nghệ gì, thực chất không quá quan trọng.

inh viên mới ra trường thường choáng ngợp với số lượng tài liệu về công nghệ, cần phải có thời gian làm quen, cần phải có kỹ năng ngôn ngữ khá tốt! Nhưng khi đã hiểu rồi thì sẽ thấy nó lại quay về những điều rất cơ bản! Thực ra, “công nghệ” chính là một cách “nô dịch”, người ta làm ra công nghệ để cho những nơi có trình độ kém hơn xài, còn bản thân nơi kém hơn đó… không tự tạo ra được công nghệ! Mà muốn tự tạo ra được công nghệ thì phải có công phu, mà công phu đầu tiên là nắm cho thật kỹ kiến thức nền tảng và cách áp dụng nó! Nên cái thực trạng SV công nghệ VN hiện tại, cái gì cũng biết, công nghệ nào cũng rành, nhưng làm việc thực tế, giải quyết những bài toán thực tế thì… như gà mắc tóc! Điều nguy hiểm là họ sa đà vào một mớ ngôn từ “đao to búa lớn” mà không hiểu thực chất bên dưới, mà để hiểu thực chất bên dưới cần phải có quá trình, cần nhất là dẹp ngay những thứ ngôn từ vô nghĩa lảm nhảm trên bề mặt và đi vào tìm hiểu nguyên lý, bản chất, đi lại từ đầu những vấn đề đơn giản, cơ bản nhất! Giống như kiểu học võ: bài bản nào cũng biết, chiêu thức nào cũng hay, chỉ có điều… đứng tấn không vững! 😀

trịnh hoà

rịnh Hòa, nhà hàng hải Trung Quốc, người dưới thời Minh – Vĩnh Lạc, Hồng Vũ, Tuyên Đức, trong khoảng 30 năm, đã hoàn thành 7 hành trình đi đến tận châu Phi, Ả-rập, Ấn Độ, Nam Á, etc… với đội tàu hơn 300 chiếc và khoảng hơn 28 ngàn nhân sự tham gia! Những chuyến hải hành này thường được mô tả chung chung như những sứ mệnh ngoại giao, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của TQ! Nhưng không ai có thể giải thích cho rõ ràng: tại sao lại dùng một lực lượng lớn như thế, bỏ ra kinh phí rất lớn với những mục tiêu mơ hồ như thế?! Có thể thấy mục đích những chuyến thám hiểm của Trịnh Hoà một cách dễ dàng nếu nhìn vào bức tranh lịch sử toàn cảnh! Thời nhà Nguyên trước đó đã chứng kiến tuyến đường thương mại mở ra với quy mô lớn giữa TQ và bán đảo Ả-rập! Lúc này, thế kỷ 12 ~ 14, hàng hải châu Âu vẫn còn chưa phát triển như thời gian sau này! Những người có kinh nghiệm chạy con đường tơ lụa trên biển không ai khác chính là người Ả-rập! Tuyến đường này đã có rất lâu từ trước, có thể ngay từ thời Hán, nhưng chỉ trở nên thịnh vượng dưới thời đế chế Mongol.

hà Nguyên ở TQ và Y-Nhi hãn quốc ở Iraq, Iran, Thổ… là 2 đồng minh thân cận có nhiều quan hệ qua lại, 2 quốc gia khởi nguồn từ Kublai Khan và Hulagu Khan – 2 anh em ruột, cháu của Genghis Khan! TQ chứng kiến sự thay đổi lớn do giao thương hàng hải mang lại: hàng hoá, văn hoá, khoa học, kỹ thuật! Người Mông Cổ không thạo hàng hải, họ chỉ đơn giản là… ra lệnh cho người khác làm điều đó! Đến khi nhà Minh lật đổ nhà Nguyên thì tuyến thương mại quan trọng này tạm thời bị gián đoạn, và Vĩnh Lạc đế – Chu Đệ phái Trịnh Hoà đi chính là để tìm cách nối lại (không thành công) con đường! Vài ghi chép ít ỏi còn sót lại: lượng cobalt oxide (thời đó xem như “đất hiếm”) đem về từ Iran đủ dùng làm men xanh cho đồ sứ Cảnh Đức đến mấy chục năm! Đây chính là phiên bản cổ xưa của “Nhất đái nhất lộ – Một vành đai một con đường”! Ngày nay người ta không thống nhất được tại sao TQ lại ngừng đội tàu, đóng cửa sau 7 chuyến hải hành!? Cách giải thích khả dĩ nhất là giới quan lại Nho giáo sợ hãi trước những cơ hội thương mại, sợ tầng lớp thương gia quá giàu có làm bất ổn xã hội!

bạt miêu trợ trưởng

ô hình thi cử như của TQ và VN đều có những mặt tốt và xấu, lợi và hại nhất định! Nhớ lúc đi thi ĐH, tôi được 9.5/10 môn Vật lý, Toán chỉ đạt 8/10 (còn cái môn dốt nhất là Hoá thì “kỳ lạ thay” lại đạt 10 điểm tròn)! Điểm số như vậy không phải vì không làm được mà mất điểm, mà là vì không có đủ thời gian! Do không đi học thêm, và hầu như không giải các “bộ đề” những năm trước, nên tôi không biết công thức nào được dùng (không cần chứng minh), định lý nào có thể được áp dụng thẳng. Vì không biết nên tôi… đi chứng minh tất cả mọi thứ lại từ đầu, từ những điều a, b, c đơn giản nhất! Ví dụ như công thức tính gia tốc trọng trường tại độ cao ‘h’ thường được phép dùng không cần chứng minh, nhưng vì không biết điều đó nên tôi đi chứng minh lại cho nó chắc ăn! Cứ như thế xin rất nhiều giấy, viết rất dài, và… không đủ thời gian để làm hết đề! Nhưng đó chính là sự lựa chọn của tôi ở cái tuổi đó: học ít thôi, nắm những cái căn bản là đủ rồi, giữ cho đầu óc cho nó được thảnh thơi, thoải mái!

ó chính là cách tôi đã dùng để đối phó với kiểu giáo dục nhồi nhét, biết hết, biết tuốt, tụng một mớ lảm nhảm không biết để làm gì, sẽ có ứng dụng gì. Học theo kiểu “biết tuốt” rất hại, vì kiến thức, thông tin của nhân loại thì càng ngày càng nhiều, mà khả năng ghi nhớ của con người thì có hạn, cái tuổi 15 ~ 18 cơ thể, tâm hồn còn chưa lớn hết mà đã phải dành quá nhiều thời gian, công sức chỉ để ghi nhớ thêm một chút, hòng đạt được điểm thi cao hơn một chút! Có thể thấy là TQ đã và đang cố gắng chuyển dần từ “biết tuốt” sang “biết kỹ”: bớt khối lượng kiến thức lại, tập trung trình bày ra dưới nhiều dạng hình phong phú để học sinh thấy hết chiều sâu vấn đề! Cái “biết kỹ” này tuy vẫn hao tổn tinh lực, vẫn có chút “nhồi nhét”, nhưng đó là những đổi thay rất đáng giá! Ví dụ đề Cao khảo dưới đây: tính số tổ-hợp hợp-âm trưởng và thứ trên cái bàn có 12 phím piano như trong hình. Câu này thực ra rất đơn giản, đọc xong chưa tới một phút là tôi đã làm đúng kết quả, đây là một câu rất hay!

Ít ra học sinh hiểu được rằng có thể dùng Toán để hiểu Nhạc lý (thực ra Nhạc lý đơn giản chính là Toán), biết như thế nào là “Trưởng” và “Thứ”, tính ứng dụng thực tế được mở rộng, biết đâu sẽ có lợi ích về sau! Nhưng để ra được những dạng đề như vậy, bắt buộc thầy cô phải… giỏi thật sự, có hiểu biết thực tế, đa ngành, chứ không tụng một mớ kiến thức chết! Không chỉ với những môn tự nhiên, nơi có tính đúng / sai rõ ràng, với các môn xã hội cũng vẫn cần phải “biết kỹ”, câu cú phải lật ngược lật xuôi cho cùng lý, không phải chỉ tụng một mớ chữ mà không hiểu được ý tứ trong đó! Học mà không cảm nhận được cái đẹp của thơ ca, không hiểu hết chiều sâu của ngôn từ thì rốt cuộc chỉ sinh ra một đám “đĩ miệng” suốt ngày lảm nhảm những cái hình thức nông cạn trên bề mặt! Thực trạng XH Việt như ngày nay một phần lớn lỗi là do học không kỹ, cái gì cũng “biết”, nhưng “biết” kiểu tào lao, từ tài liệu kỹ thuật cho đến văn bản luật pháp đều như thế, tình trạng câu chữ nhập nhằng, mơ hồ, không chính xác!

Từ “biết tuốt” lên “biết kỹ” là một tiến bộ vượt bậc, đòi hỏi sự thay đổi từ các giáo viên, điều này thực ra không hề dễ, không biết bao giờ mới làm được! Còn từ “biết kỹ” lên “biết sáng tạo” thì chuyện còn khó nữa, e là với thực trạng giáo dục như ở VN thì… chưa nên nói tới thì hơn! Chính TQ cũng đang loay hoay, nhưng họ biết rõ một điều, trước khi có khả năng “sáng tạo” thì hãy cứ học cho kỹ cái đã! Mà nói về kỹ tính, công phu thì TQ thuộc loại có hạng của thế giới, đương nhiên quốc gia rộng lớn như vậy luôn có người này người kia, xem phim của họ thì nên nhìn ra những khía cạnh công phu đó, đừng có chăm chăm vào trai xinh gái đẹp, ngôn tình, khoe nhà khoe xe… mà đám trẻ bây giờ chúng nó chỉ thấy điều chúng nó muốn thấy mà thôi! Giáo dục VN hiện tại, chính là diễn tả bằng một thành ngữ: Bạt miêu trợ trưởng – 拔苗助长 – muốn lúa nhanh lớn liền nhớm kéo gốc lên, kết quả hiển nhiên là… lúa chết! Hình bên dưới, đặt bên cạnh đứa bé sơ sinh: Cố lên, còn 6570 ngày nữa là đến Cao Khảo! 🙂

thành ý, chính tâm

hi những chuyện đơn giản mà nói hoài không hiểu, những việc rất nhỏ mà mất hàng chục năm không làm được, đó chính thực là vấn đề… rất lớn! Thật ngạc nhiên khi chẳng ai dám nói ra nguyên nhân, bản chất thực bên dưới, chỉ lảm nhảm những cái hình thức trên bề mặt! Trộm vặt khắp nơi, từ sân bay cho tới bến xe, đinh rải đầy đường, ma tuý và thuốc lắc nhan nhản! Mạng xã hội thì hết hơn 8, 9 phần nội dung là đĩ điếm, lưu manh, xàm xí, xã hội thì tràn ngập không thiếu thứ tệ nạn nào! Báo chí cũng dần xem sự lưu manh vặt trong xã hội là bình thường, thậm chí còn hùa theo! Khi bạn nhìn vào đó đủ kỹ, sẽ thấy chúng như 2 mặt của một đồng xu, tuy 2 mà 1, tuy 1 mà 2! Đầu óc trống rỗng và hoa ngôn xảo ngữ đi đôi với nhau, chúng chính là mặt này, mặt kia, vì nhau mà có, lặp lại như cái máy một số câu chữ tào lao, nhưng hiểu một từ cho kỹ, viết một câu cho đúng cũng không làm được!

ai vấn đề tương sinh – tương diệt nữa: bản thân không tự định hình được niềm tin, giá trị gì, nhưng ai nói gì cũng tin, nói năng hùng hồn như đúng rồi luôn, nhưng bên trong không xác tín, không cố định được điều gì! Luôn ghen ghét vặt vãnh, tự ti và mặc cảm, nhưng lúc nào cũng “tôi biết, tôi đúng”, ai khác “tôi” là không được, đó cũng lại là 2 mặt tương sinh – tương diệt nữa! Không lớn về mặt tư cách, những “cái tôi” nhỏ nhoi suốt ngày đấu đá, tính kế nhau, không xây dựng được giá trị, ý thức cộng đồng, đó cũng là 2 mặt của cùng một vấn đề nữa. Thực chất, mọi chuyện đều là những biểu hiện, phản ánh từ cái “tâm” mà ra! Và cứ phải nói thẳng ra như thế, thực trạng XH Việt như ngày nay, chính là kết quả của những cái tâm bất thiện! Mọi lý do đều là lý trấu khi chưa nói đến đó: người Việt không thiếu sự “thông minh, chịu khó”, “cái gì cũng có, chả thiếu thứ gì”, chỉ thiếu mỗi sự đàng hoàng, tử tế!

Không có sự tự tế nhỏ nhoi này thì không làm được việc gì cho ra hồn cả, làm gì cũng hỏng, càng làm càng đẻ thêm ra vấn đề mà thôi! Chưa nói đến những đại sự “trị quốc, bình thiên hạ”, thậm chí còn chưa nói đến “tu thân, tề gia” nhé, vì trước “tu thân” vẫn còn mấy chữ: “cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm”, mà sao không thấy ai nói! Em biết nói ra như thế là sẽ ăn vô số gạch đá: mày là ai, mày đã làm được gì mà dám nói như thế… nhưng em cứ nói, chuyện rất đơn giản mà sao tổ chức hết hội nghị này đến nghiên cứu kia, tốn hết bao nhiêu giấy mực và nước bọt mà mấy chục năm rồi mà sao không ai nhìn ra!? Đừng đổ lỗi cho giáo dục, phe phái, ý thức hệ, tôn giáo, vùng miền, đừng tìm cách lấp liếm và nguỵ biện! Cứ nói thẳng ra như thế, mọi vấn đề của xã hội Việt, đều có cùng một lý do: “tâm địa bất chính”! Nói “tâm địa bất chính” đôi khi vẫn là “mỹ từ”, nói thẳng ra là đủ trò lưu manh vặt hạ cấp!

Biết là nói ra sẽ có người nhảy vào tìm cách xảo ngôn ngay, nên… em dự đoán trước một số tình huống mà một số người có thể sẽ nói: “cách vật” – tức là phải cách xa sự vật (chữ cách này là – suy xét, không phải – xa cách nhé), “tu thân” – “tu” theo Phật giáo phải là như thế này thế kia, khái niệm “tu thân” của Khổng tử chả liên quan gì tới Phật (phải hơn 500 năm sau nữa thì Phật giáo mới bắt đầu truyền đến TQ) mặc dù cũng dùng chung chữ “tu”: tu sửa, tu bổ, tu chính. Cứ như thế, người Việt sẽ dùng những mẹo chơi chữ “thiểu năng” để lấp liếm, tìm cách lươn lẹo chứ không bao giờ chịu hiểu vào bản chất, cái “tôi” nó cứ đổi màu liên tục như con salamander vậy! TQ thì xem như đã bước vào giai đoạn “bình thiên hạ”, còn chúng ta vẫn còn mãi mắc ở khâu “chính tâm”! Nên tuy chỉ là một phàm phu tục tử, chả phải thánh nhân gì, đôi lúc cũng đành gượng gạo rằng: Hà lậu chi hữu – 何陋之有?! 😭

les feuilles mortes

Lìa cành lá úa,
Tả tơi nhảy múa.
Rụng ngập đầy sân,
Gợi sầu thi nhân…

hương trình âm nhạc cuối tuần… Thời tiết chớm vào thu, đã lâu không có được tâm trạng ấy, không đạt được đến tầng cảm xúc như vậy, phần lớn là vì ngập trong những nỗi bận tâm, lo âu thường nhật! Đôi khi là nhớ lại trong lời Việt qua giọng ca Thái Thanh.

Cũng đôi khi tự hát bằng tiếng Pháp trong nguyên bản Les Feuilles Mortes – Những chiếc lá úa: …Et la mer efface sur le sable, les pas des amants désunis… Muốn tìm lại một chút gì đó giống như La Bohème (Charles Aznavour) nhưng biết chắc là không thể nữa rồi!

xe máy điện

ũng có cảm giác gần giống như người trong bài này, đi xe máy nhiều khi có cảm giác “lơ mơ, buồn ngủ”, thiếu điều khiển, mặc dù có lẽ là không bị nặng như tác giả! Chỉ có đi xe đạp mới cảm thấy cơ thể vận động, cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái, gia tăng nhận thức về thực tại! Về vấn đề cấm xe máy, nếu khó quá thì ta làm từng bước! Trước mắt cấm xe máy nổ, chỉ cho phép xe điện, như thế cũng đã cải thiện giao thông, môi trường ít nhiều rồi!

Thay đổi tập quán sinh hoạt của người VN sẽ là quá trình rất dài! Sẽ không dễ dàng gì… những vấn đề của người Việt nó không chỉ nằm ở tầng “phần mềm”, mà chạm đến cả “phần cứng”: không đủ sức lực, nghị lực để kiên trì làm điều gì cho thấu đáo, lúc nào cũng “hóng hớt”, chỉ muốn thoả mãn nhất thời, lúc nào cũng “ta đây biết rồi”, vớ lấy cái “bọt” gần nhất! Nói như thế để hiểu vấn đề nó… “thâm căn cố đế – 深根固柢 – sâu rễ bền gốc.”

hoại tử

âu lâu mới đọc được bài nói lên đúng vấn đề, mặc dù cũng chỉ mới loay hoay ở vài hiện tượng đơn giản, phần nổi của xã hội, chưa đi sâu vào trong thực tế sinh động, muôn màu muôn vẻ cuộc sống! Phải viết cho thật sâu cay, chua chát như Nguyễn Huy Thiệp, viết để gây sốc, thì mới có thể tác động, đánh thức con người!

Phải quan sát, suy nghĩ thấu đáo nhiều chi tiết, góc cạnh, lật ngượt lật xuôi vấn đề… chứ vẫn còn ở trên tầng ngôn từ trừu tượng chung chung thì không xi-nhê! “Hoại tử”, hay nói cách khác là “thối rữa”, những vết thương thối hoắc của XH Việt, những “cái tôi” bầy nhầy, méo mó, đĩ điếm và lưu manh vặt vặt, éo ra hình thù gì …

urban legends

ấy cái này, tiếng Anh thường gọi là “urban legend”, thỉnh thoảng vẫn thấy lặp đi lặp lại mãi trên báo chí, từ cả mấy chục năm nay chứ không phải chỉ gần đây! Dịch sang tiếng Việt là “truyền thuyết đô thị” có phần hơi khiên cưỡng, nhưng nó có ý phân biệt với những loại “truyền thuyết” từ thời xa xưa, thời còn chưa có đô thị! Nhưng dù có, hay không có “đô thị” thì tâm thức chung của xã hội loài người vẫn “hỗn mang” như thủa “hồng hoang”, vì đã là “truyền thuyết” thì theo tinh thần khoa học, hiểu cho ngay tức là… không có thật!

Những câu chuyện về con tàu Mary Celeste, những “người Hà Lan bay”, rồi “tam giác quỷ Bermuda”, etc… vẫn thấy đám báo chí “trì độn” Việt Nam trích dịch mãi, hết từ năm này sang năm khác, bắt đầu từ cả mấy chục năm trước kia! Riêng về “tam giác quỷ Bermuda”, vùng này “nổi tiếng” là có mật độ tàu bè lớn, và có “khá nhiều” tai nạn hàng hải, hàng không, nhiều vụ đến nay vẫn “chưa thể lý giải” rõ ràng! Nhưng nhiều người đã thống kê tỷ lệ tai nạn trên số tàu bè qua lại, thì vùng Bermuda này cũng không cao hơn những vùng biển khác! 😀

máy học

âm sự của một người đang làm việc có liên quan nhiều đến “machine learning”… Có một thời, Facebook toàn “suggest – gợi ý” các nội dung, quảng cáo bẩn, nó thể hiện những thứ được xem trong cùng một địa chỉ IP, của những người ở xung quanh bạn! Sau đó, có vẻ như thuật toán phân loại của Face đã được cải tiến, bớt thể hiện các chuyện nhảm nhí tào lao. Đến một ngày, bỗng dưng nó thể hiện khuôn mặt “có vẻ tri thức” thấy rõ, hiện ra nào là: khảo cổ, hội hoạ, nghệ thuật, bảo tàng, hàng hải, thuyền buồm, etc… và các chủ đề tương tự! Như bức hình dưới đây, từ khoá của nó sẽ là “tall ship”, “clipper”, nếu bạn cứ đi theo những “luồng nội dung” đó, bỗng dưng phát hiện tàu càng ngày càng có nhiều buồm! Đến một lúc chỉ thấy toàn buồm và buồm thôi, chả thấy tàu đâu! Đó chính là vì đám “content creator – những kẻ “tối tạo” nội dung” trên internet nghĩ rằng bạn sẽ thích những kiểu như thế! Đó là cái mà tôi gọi là “kiểu trí năng trì độn của những cỗ máy”, mà không ít cư dân mạng xã hội kỳ lạ thay, cũng hành xử y như vậy! 😀

Chúng nó đâu có hiểu rằng người thích tàu buồm thì họ đã đi học thắt nút, bện dây (riêng chuyện này là học nhiều năm), học cách làm ròng rọc, học cách cạo hà và sơn đáy thuyền, học cách làm wind-vane, học cách chế tạo máy lọc nước biển thành nước ngọt, học cách đi dây điện chống nước, học cách thay lọc dầu và bảo dưỡng động cơ, học cách nối mạng các thiết bị để tạo ra hệ thống auto-pilot – lái tự động, cáp mạng trên tàu là những loại nào, xài những protocol gì, làm sao để lập trình được nó, hệ thống cờ tín hiệu gồm những loại nào, có ý nghĩa gì, làm sao để leo cột buồm cho hiệu quả và an toàn, làm sao để lắp tấm pin năng lượng mặt trời, làm sao để neo tàu khi thuỷ triều lên và xuống… và 1001 chuyện bên lề khác, nhiều khi chẳng có liên quan trực tiếp gì đến “tàu buồm”, còn nếu xác định đi vào “đóng tàu”… thì lại thêm 1001 chuyện khác nữa, chứ họ đâu có ngồi đó mà “ngắm nghía” mấy cái hình “ba láp”! Nên nói chuyện máy hiểu người hoàn toàn là chuyện tào lao, đến người đó quen biết nhau suốt mấy chục năm còn chưa hiểu gì nữa là! 😀