đà lạt

ãnh rỗi, kể chút chuyện để bà con hiểu về những cái lề thói, tâm tính éo giống “con giáp” nào của người Việt… Hơn 10 năm trước, có lần đi Đà Lạt một mình vài ngày, lang thang khắp phố, chụp gần hết tất cả những kiến trúc biệt thự cổ Đà Lạt! Thời đó cứ ngầm định là ra bến xe Thành Bưởi, mua vé leo lên xe là đi thôi! Mua vé xong ngồi chờ xe, có một ku lạ hoắc đâu không biết cũng lại lân la làm quen, mà mình thì… éo bao giờ nói chuyện với người lạ! Đến giờ chạy, vác balo định nhảy lên xe thì có tiếng loa phóng thanh: “mời anh TKX trở lại phòng vé có việc”. Quay lại phòng vé, người bán vé nói cho biết: anh chàng kia nhất quyết đòi mua vé ngồi bên cạnh mình, nói là người quen các kiểu, nhà xe thì vẫn bán vé thôi, nhưng họ nghĩ đương nhiên là có chuyện không đúng, nên vào phút cuối, họ kêu ngược tôi trở lại, bố trí đi chiếc xe khác sau đó! Ku lưu manh nhảy lên xe rồi mà vẻ mặt vẫn còn tức tối, chưng hửng… éo biết đã chuẩn bị những mưu đồ gì!

Quay ngược lại vấn đề, cái thông tin tôi chuẩn bị đi Đà Lạt đó rò rỉ từ đâu ra, suy nghĩ một hồi thì biết là từ Facebook! Mà trên Facebook là chúng nó có nguyên hội rình mò, dò la, có cả đám “chuyên gia IT” làm game đố vui, các trò đố nhảm để đánh cắp thông tin. Mọi người nghĩ một lúc nữa là sẽ biết chúng nó là nguyên cả một đường dây, hoạt động có phân vai trò nhiệm vụ hẳn hoi, người đánh cắp thông tin, kẻ rình mò, người đóng vai cảnh sát (giả), người đóng vai nhà sư, linh mục (cũng giả), và vô số những thứ giả khác. Tâm địa Việt mà, luôn luôn “biết rồi”, luôn luôn muốn “chụp mũ”, luôn làm trò “lưu manh vặt”! Nhưng tiếc thay, như người ta thường nói, tâm địa như thế nào thì nhìn cuộc đời giống như thế, chúng nó chỉ nhìn thấy cái chúng nó muốn thấy mà thôi! Nhưng cũng phải nói, để mọi người thấy rõ thế nào là lưu manh có tổ chức! Kiểu ví dụ như (ví dụ thôi): có tạm giam cả nửa năm thì chúng nó cũng không khai ra người chủ mưu đằng sau đâu! 😀

nhân quả

ột trong vô số vấn đề của xã hội Việt… Đôi khi ta cứ phải đứng nhìn sự việc xảy ra như thế, vì nhiều lý do khác nhau: nói trước không ai tin, người ta còn cho rằng mình đạo đức giả. Và cũng phải xem xem, nhiều chuyện không phải nói là được, con người mà, không có “định lực”, không có “giá trị” bên trong nâng đỡ, rồi cũng như đám bầy nhầy ngoài kia! Chúng nó sẽ không từ một mánh khoé nào kéo bạn xuống bằng những trò lưu manh, cho ngang với chúng nó! Và cũng phải có thời gian để cho “nghiệp” nó tích tụ và hình thành…

Dù chỉ bằng suy nghĩ trong đầu thôi cũng đã trở thành “ý nghiệp” rồi! Có nhiều việc mà sự “thiện ý” đôi khi hoàn toàn bất lực, vì cái tâm vô minh của con người nó hoạt động theo một cách hoàn toàn khác biệt, không dễ thay đổi, và đôi khi cách duy nhất để là để mặc cho sự việc diễn tiến như thế! Yêu ai thì để cho họ sống theo cách mà họ muốn, mà ghét ai thì… cũng để cho họ sống theo cách mà họ muốn! Cứ để tự nhiên cho “nhân quả” hoàn thành vai trò của mình! Chỉ mượn một chuyện để nói, nhưng tất cả những chuyện khác cũng tương tự như thế!

công đức

ứ phải “chính danh” như thế, nên làm thành luật, phải gọi đúng tên sự vật và sự việc, phải gọi đúng là “khu du lịch”, chứ không được dùng chữ “chùa”, tương tự cho những thứ như Ba Vàng, Bái Đính, Tam Chúc và vô số những “khu du lịch” khác… Đó là dành cho những người vừa thích đi du lịch, vừa ăn nhậu, vừa “cúng dường”, vừa chụp ảnh khoe Facebook, cứ rõ ràng minh bạch như thế! Còn chùa thật sự, đôi khi chỉ là một thảo đường nhỏ nhoi không ai biết đến, nhưng có lịch sử lâu đời, có học vấn công phu, sản sinh ra nhiều thế hệ cao tăng…

Như chùa Từ Hiếu – Huế vốn là nhánh Liễu Quán, phái Lâm Tế, Thiền tông, Đại thừa, lịch sử truy về gốc hàng trăm năm! Chứ không phải sáng muốn, chiều bèn đổi ngay hệ phái, thay mặt nạ còn nhanh hơi show – biz lật mặt! Lịch sử chép lại rằng: Đạt Ma tổ sư từ Ấn Độ sang Trung Quốc, đến gặp Lương Vũ đế, người vốn rất hâm mộ đạo Phật và đã cho xây vô số chùa chiền, bảo tháp. Lương Vũ đế hỏi: Trẫm từ lúc lên ngôi đến nay, đã cho xây chùa, chép kinh… không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không? – Bồ đề Đạt ma đáp: Chẳng có công đức gì! 😃

phẩn bất uy quyền…

ảnh rỗi, đọc sơ một số mục wiki về lịch sử TQ (tiếng Việt), thấy là phần lớn là một đống c… đúng nghĩa! Người viết không hiểu gì, đa phần là dịch từ tiếng Anh sang, thậm chí dịch tự động! Chính vì số đông không biết gì, nên xuất hiện một đám “phá hôi”, chuyên ngồi thêu dệt những thông tin thất thiệt, hoang đường, chả hiểu lấy từ đâu ra, làm với mục đích gì? Ví như mục về Hạ Vũ, hoàn toàn là bịa đặt, trong suốt lịch sử Trung Quốc không có ai tên là Hạ Tử Thành!

Hoặc như mục về Ngô vương, bảo Phù Sai là cháu của Hạp Lư, ai đã đọc sử đều biết rằng là con, chứ không phải là cháu, bịa luôn cả tên cha (“thế tử… Ba”)! Không rảnh đến mức đi bắt bẻ từng lỗi sai trên wiki, nhưng phải nói cho mọi người thấy rõ: đây là chiêu trò của đám lưu manh lặt vặt, cố tình sửa cho sai để gây ra nhiễu loạn thông tin kiểu nhảm nhí, xàm xí! Chính là cái thời buổi: Phẩn bất uy quyền dị khủng nhân – Cục cứt chẳng có uy quyền gì nhưng vẫn khiến người ta phải sợ… 😢

dân tộc tính, 2

à thế là, cái “dân tộc tính” tính cố hữu đó, theo chân các đợt di cư của người Việt, lan toả khắp nơi và trở thành một “thương hiệu toàn cầu”. Vì lịch sự người ta không nói thẳng ra thôi, chứ ai cũng thấy, hiểu rõ, một sắc dân gì đâu mà vừa không hiểu chuyện, vừa chẳng làm được việc gì cho ra hồn, hay nhiễu sự những chuyện lảm nhảm, thường có những yêu cầu rất vô lý, và cứ hở ra là giở trò lưu manh vặt! Em biết nói như thế sẽ bị ăn gạch đá, nhưng em cứ phải nói, số đông nó như thế, dĩ nhiên phải loại trừ, vẫn có một số ít khác! Như ngành IT, phần mềm, cứ nói người Việt là người ta nghĩ ngay đến lừa đảo, trong top đầu của thế giới về các trò lừa gạt trên internet, đến độ nhiều khi không dám nhận mình là người Việt, và em nghĩ các ngành nghề khác cũng y vậy! Đến lúc phải nhìn cho rõ cái “dân tộc tính” ấy, về bản chất, là một sự sợ hãi lớn lao!

Cái nỗi sợ “không bằng được người” sâu thẳm bên trong ấy khiến con người bị “co cứng, xơ cứng” lại, không chịu nhìn ra bức tranh rộng, không chịu thấy sự phong phú của cuộc sống! Cái sợ ấy khiến họ không dám, không muốn chấp nhận bất kỳ điều gì khác biệt! Chính vì sợ nên mới xây dựng một vẻ ngoài hùng hổ, tự tin, nói năng như đúng rồi, luôn luôn có ngôn từ để ứng đối, nhưng kỳ lạ thay, vì chỉ giả vờ thế thôi chứ bên trong trống hoác nên ai nói gì cũng nghe, ai đưa gì cũng tin! Bất kỳ điều gì đánh vào cái “tôi”, cho họ một chút tự hào, tự mãn là vơ lấy, cố sống cố chết bám vào đó! Vì “sợ hãi” nên “co cứng”, vì “co cứng” nên thành ra “cố chấp”, từ “cố chấp” trở thành “cố cùng”… Nhiều người không dám nói ra điều đó, chứ em gặp quá quá nhiều rồi, nhiều đến mức nhàm chán! Nhìn thẳng vào cái tâm, đó chẳng qua là một sự sợ hãi to lớn và thảm hại! 😢😢

không chịu lớn, 2

ua câu chuyện, càng khẳng định về “cái tôi” mãi không chịu lớn, suốt đời làm con nít của người Việt! Cái anh chàng V kia, thấy ngay là một anh ranh vặt: nhìn ra ngay một cơ hội để “chứng tỏ, thể hiện một điều gì đó”, nhưng một chút “bận tâm” để tìm hiểu toàn bộ bối cảnh cũng không có! Mình chả ưa gì anh TT, cứ nói thẳng ra như thế, nhưng chuyện nào ra chuyện đó! Là mình thì thậm chí éo thèm giải thích gì cả, ở đời không phải chuyện nào cũng có thể giải thích trong 2, 3 câu mà xong được, và tôi cứ không nhường vé đấy, làm sao nào?! Chả quan tâm gì chuyện MXH, chỉ mượn câu chuyện để nói về cái “không lớn” của người Việt!

Không chịu quan sát bức tranh toàn cảnh, lúc nào cũng tìm cách thể hiện ta đây! Cái “nhanh nhảu đoản” về hành xử đó thực ra là che dấu một cái “tâm” bất an và sợ hãi: sợ bị bỏ lỡ, sợ không hiểu biết, sợ không thích ứng với hoàn cảnh! Nỗi sợ hãi vô cùng lớn, nhưng không biết cách xử lý một cách đúng đắn! Thay vì lùi lại một bước, tìm cách quan sát toàn cục, họ chọn cách lấp liếm nỗi sợ bằng cách phải ngay lập tức chứng tỏ “tôi đúng”, phải “vớ lấy cái bọt” gần nhất! Rồi từ “nhanh nhảu đoản” đến “lưu manh vặt” chỉ một bước không xa! Đương nhiên vì đám đông như thế, nên sẽ sinh ra một lũ lưu manh biết cách triệt để lợi dụng điều đó!

Nên nói lại điều đã nói nhiều từ trước: tâm thức người Việt như đứa trẻ chưa lớn! Nói cho đúng thì vẫn có lớn, nhưng lớn kiểu “thánh Gióng”, trong tình huống nguy ngập, khi chống ngoại xâm (ăn bảy nong cơm, ba nong cà, phổng phao lên trong một lúc nào đó”). Chứ không hề lớn ở phương diện luật pháp, ý thức cộng đồng, không hề lớn ở phương diện giá trị cá nhân, suốt ngày cứ “tôi thế này, người khác thế kia”, tìm cách nâng mình lên bằng cách đạp người khác xuống bằng những trò lưu manh vặt! Em là em cứ nói thẳng ruột ngựa ra như thế, vì những sự mông muội, điên loạn của mạng xã hội và của người Việt sẽ còn lặp lại mãi!

bolero và danh hài

m thường chả muốn nói mấy chuyện này cho bẩn miệng, nhưng xã hội đảo điên nhiều khi vẫn cứ phải nói! Trước, mấy chú “dân chủ cuội” bênh vực ông Vân dữ lắm mà, lấy cớ bị “đàn áp tôn giáo” các kiểu! Em chả cần biết đúng sai thế nào…

Cứ thấy “bolero” với “danh hài” thì em biết tỏng là loại dân trí lè tè ngọn cỏ! Đã ngu dốt mà còn lu loa, to mồm thì chỉ có thể là loại lưu manh, bịp bợm, lừa gạt, hoặc tệ hơn thế! Giờ thì ai cũng biết rõ là cả một đống c… bên trong rồi nhé!

crowd-sourced

ầu tiên là những nhóm lưu manh, tội phạm có tổ chức, có phân chia vai diễn, nhiệm vụ, có kịch bản trước sau đầy đủ, tiếp theo đó là những nhóm tội phạm liên kết hờ, hợp tác với nhau về lợi ích, kế đến là những hội, nhóm người bị lưu manh chi phối, gây sức ép, ảnh hưởng. Và cuối cùng là sự lưu manh được “xã hội hoá”, đã được “crowd – sourced” thành công! Dựng ra một vở kịch lớn như vậy kể cũng giỏi, nhưng điều đáng nói là hàng trăm người tham gia các vai diễn ngậm miệng không hó hé gì… nói ra mới thấy thực trạng xã hội Việt nó như thế nào!

Nhưng kể cũng lạ, cũng chỉ mấy chiêu thô thiển, đơn giản như vậy mà lừa được quá nhiều người, ba cái chiêu dùng số đông, kẻ tung người hứng theo một kịch bản sắp đặt trước chả có gì mới mẻ! Lưu manh thực tế có thể tinh vi và phức tạp hơn thế rất rất nhiều, vì đánh vào “cái tôi tham lam” thì vẫn còn thô thiển lắm, đánh vào “cái tôi đúng”, “cái tôi biết”, “cái tôi hơn người”, “cái tôi đạo đức”, “cái tôi trí thức” mới là siêu! Văn hoá, con người Việt mà, nội tâm trống hoác, phải thảy cho một “đống cứt”, phải có một “lý do” thì con người ta mới cảm thấy có “giá trị”! 😢

dân tộc tính, 1

ì vài đồng bạc lẻ mà bỏ độc vào trà, hại người là chuyện nhỏ, cầm đá tự ghè chân mình mới là chuyện lớn! Tâm địa lưu manh lặt vặt, là tự mình hại chính mình, đừng đổ lỗi cho ai khác! Thế nên mới bảo “mãi không chịu lớn”, ai nói gì cũng nghe, ai xúi gì cũng làm! “Giá trị cộng đồng” bao gồm rất nhiều thứ, nhưng căn bản, sau cùng vẫn quay về “đạo đức cá nhân”! Mà không phải chỉ “ít học” mới thế, các thành phần “học nhiều” cũng y như thế, bất kể trình độ văn hoá, học vấn, bất kể vùng miền, xu hướng tôn giáo, chính trị…

Cả những loại đã ở nước ngoài 30, 40 năm, thấy biết bao chuyện hay của thiên hạ rồi mà tâm địa không hề thấy biến chuyển, thay đổi gì! Từ “đạo đức cá nhân”, biết phân biệt đúng sai cơ bản, cho đến “đạo đức nghề nghiệp”, biết quý trọng điều mình làm ra, thảy đều là một khoảng không trống hoác! Lại thêm thói “hoa ngôn xảo ngữ” lâu ngày thành quen, nên cái gì cũng “biết”, mà rút cuộc không “biết” được cái gì cho ra hồn! Thế nên mới bảo: người ta không thể hiểu cái bên trong họ không có, vì nó đã trở thành một thứ dân tộc tính cố hữu! 😢

cướp, hiếp, giết

hải chấm dứt thời báo chí ‘cướp giết hiếp’… chấm dứt thế éo nào được, đám báo chí cặn bã vẫn tiếp tục giật tít, vẽ chuyện đánh vào thị hiếu rẻ tiền của đám đông đó thôi, có cầu tất có cung. Nói đâu xa, trong các mục “Tâm sự”, chúng nó vẫn tiếp tục ngồi “sáng tác” ra những chuyện hoang đường, vớ vẩn: mẹ chồng-nàng dâu, bố chồng-nàng dâu, tại anh tại ả, vẽ ra những chuyện mang đầy chất đĩ điếm, lưu manh, kích động, ghen ghét vặt vãnh, những chuyện mang hơi hướm “vẽ đường cho hưu chạy”…

Theo em, để xử lý loại này, cần quán triệt một nguyên tắc: chuyện không xác minh được, không được đưa lên “công báo”! Hiểu như thế thì… tất cả chuyên mục “tâm sự” phải bị loại bỏ, không thể cứ vin vào một vài cái tên “vô danh” nào đó để tiếp tục ngồi sáng tác, vẽ chuyện tưởng tượng được! Tin đưa ra phải xác minh được, nếu không sẽ bị phạt, phải có cơ chế chế tài, đơn giản như thế! Những kiểu “nguồn tin nội bộ”, “nguồn tin dấu tên” cũng phải “cấm chỉ” luôn, cái gì cũng phải có tính “chính danh” rõ ràng!

Trường hợp cần thay đổi tên “nạn nhân” vì các lý do nhân đạo, “bảo vệ nhân chứng”, etc… cần phải ký một bản ghi nhận thông tin với cơ quan có thẩm quyền, mục đích là bảo đảm tính xác thực, và để truy cứu những ai cố tình đưa tin sai lệch! Cam kết này cần được “số hoá” để thuận tiện cho việc thao tác! Nói không xa, phương Tây là nơi đầu tiên chủ trương “tự do ngôn luận”, nhưng sớm hay muộn, chính họ cũng sẽ thực hiện nhu cầu “chính danh”, bởi sự “cuồng vọng” của con người là không có giới hạn!

Nhiều người sẽ đặt câu hỏi, hà cớ gì phải như thế, đẩy đến chỗ “trong sự thật không có tin thức, trong tin tức không có sự thật” có chắc sẽ tốt hơn không? Nhưng thời buổi suy đồi đành phải như thế! Mất Đạo mới cần tới Đức, mất Đức mới cần tới Nhân, mất Nhân mới cần tới Nghĩa, mất Nghĩa mới cần tới Lễ, mất Lễ mới cần tới Trí, mất cả Trí thì chỉ còn có “Tín”, quay về sau cùng, “Tín” ở đây không phải là niềm tin chung chung mà “Tín” được thể hiện ra dưới dạng pháp độ, luật lệ, bản ghi, cam kết rõ ràng!

Nhớ lại câu chuyện hài ngày xưa thời báo giấy, thằng bé ôm xấp báo trong tay, đi khắp phố và rao: “Tin sốt dẻo đây, 49 người bị lừa trong một thương vụ đây!” Rồi nó tiếp tục rao: “Tin sốt dẻo đây, 50 người bị lừa trong một thương vụ đây!” sau khi bán được thêm một tờ báo cho người thứ 50! Thời đại báo điện tử cũng y như thế, chả khác gì, mục đích là bán tin, còn tin như thế nào không quan trọng, mục tiêu là câu view, tạo sóng dư luận, còn “lương tâm đạo đức” vất cho chó ăn cũng được, chả ai quan tâm!