a watery saigon – 2

ack to the normal, procedural routines of: work, paddle, eat, sleep… then repeat those steps… the loop will be going on like that for a while. I’m gonna have some miscellaneous updates for my Hello World – 3, but for now, just more ‘harness’ physical exercising to regain and improve my endurance after a long Tết (new year) holiday. It’s so good to return from mountains to waters, as my lovely kayak is awaiting for more mileage to pass under her keel in the upcoming time.

This season of the year, there’s plenty of wind around, especially around Bình Khánh ferry area, a crossroad that has lots of turbulence. Sometimes it creates enough waves to feel like a surf, riding a long series of running waves is a very interesting experiences, and HW – 3 surfs really well, though it’s a bit harder to control compared to the shorter 14′ HW – 2. When I saw sailors on those big freighters who were all shooting videos of the kayak, I know that SHE IS beautiful and attractive! 😀

Since I haven’t equipped HW – 3 with a spray skirt and an electric water pump (that would be in the next months), I simply carry a small plastic bucket to drain the water out when it rains, it’s starting the rainy season. Continue more and more paddling with HW – 3, to get to really know her, to understand precisely how she would behave in various different conditions: sunny, rainy, windy, wavy, strong current… There’s a long way of practicing since I’m feeling I’m not ready still for longer voyages.

bắc hành – 2015, phần 15

Về về đây miền Đồng Nai có Cửu Long,
Cuộn chảy dâng trời Nam mạch sống.

Tiếng sông Cửu Long, Trường ca Hội trùng dương - Phạm Đình Chương 

ường đi đã tới… nhưng vẫn còn nhiều điều đọng lại sau chuyến đi muốn nói thêm ở đây, không phải chỉ là về những con đường, những cảnh quan tuyệt đẹp đã qua. Đó là về người Mông ở Đồng Văn, Mèo Vạc, Hà Giang và các nơi khác, ở họ có nhiều điểm khác biệt với các sắc dân còn lại. Nếu đồng bằng là lãnh địa của người Việt, lưng chừng núi là khu vực sinh sống của những dân tộc: Mường, Tày, Thái, Dao… thì người Mông luôn chọn sống trên đỉnh những ngọn núi cao.

Bản chất du mục, du cư ăn sâu vào trong tâm thức người Mông, suốt nhiều ngàn năm phải trốn chạy sự lấn ép của người Hoa và nền văn minh Hán. Mặc cảm lưu vong trên “đất người”, thái độ kép “bên này bên kia”, khép kín với người ngoài và phát triển tính tự trị cộng đồng. Mặt khác, lại văn minh ở một số khía cạnh: tự do tình yêu và hôn nhân, khai phóng tính dục, tục kéo dâu, chợ tình, mộng mơ, yêu thích tự do, thiện chiến, nhiều bất mãn và nổi loạn hơn thảy những dân tộc khác.

Một số người có thể nhìn người Mông (và những sắc dân khác) như những dân tộc chậm tiến, riêng tôi cảm thấy thích thú và đồng cảm với lối sống tôn trọng giá trị cá nhân của họ. Vẫn biết cuộc sống hiện đại là một quá trình khó có thể đảo ngược, nhưng người Mông vẫn duy trì cá tính dân tộc của mình như cố thủ trên các đỉnh núi cao. Cá tính Mông như thể vùng họ sống: hùng vĩ, hiểm nguy, tự do và thơ mộng, như những đỉnh núi cao bất tận, vô danh, đời đời mù sương phủ!

bắc hành – 2015, phần 14

Đường chiều mịt mùng, cát bay tỏa bước ngựa phi đường trường.
Đường về nước chập chùng xa, nhiều đồi núi cheo leo.

Người chinh phu về - Trường ca Hòn vọng phu - Lê Thương 

Chặng 14: Buôn Ma Thuột ❯ Đăk Mil ❯ Đức An ❯ Gia Nghĩa ❯ Kiến Đức ❯ Bù Đăng ❯ Đồng Xoài ❯ Thủ Dầu Một ❯ Sài Gòn

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

hặng cuối của hành trình, phong cảnh, con người càng lúc trông càng quen thuộc. Càng vào nam, thời tiết càng thêm nóng bức, cộng với cái gió bụi mù trời của những đoạn đường đang xây, nên không còn hứng thú nhởn nhơ chụp ảnh nhiều nữa, chỉ tập trung hoàn tất cho xong phần cuối của chuyến hành trình xuyên Việt kéo dài đúng 1 tháng, 30 ngày rong ruổi trên lưng ngựa (sắt) này. Post thêm ở đây một số hình ảnh vùng của Tây Bắc, những chặng chính của chuyến đi.

Hoàn tất Bắc hành tạp lục này, công – tơ – mét chiếc xe nhảy thêm hơn 6000 km: khoảng 1700 km từ SG đi HN theo QL1, tầm 2300 km lang thang ở các tỉnh phía Bắc, và chừng 2000 km ngược trở lại theo đường HCM. Trái với suy nghĩ ban đầu, thực sự những chuyến đi dài thế này cũng không có gì là khó khăn hay mệt mỏi (nhưng cũng nên có sự chuẩn bị tốt hơn cho những tình huống dọc đường). Biết bao nhiêu chuyện Sở kiến hành trên những quãng đường đất Việt đã đi qua.

Nhìn lại những địa danh xe đã lăn bánh qua: Suối Giàng, Nghĩa Lộ, Khau Phạ, Mù Cang Chải, Than Uyên, Ô Quý Hồ, Sa Pa, Y Tý, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Mã Pí Lèng… và trên con đường HCM xuyên Việt: Vĩnh Lộc, Cẩm Thuỷ, Nghĩa Đàn, Tân Lập, Vũ Quang, Khe Gát, đèo Đá Đẽo, Phong Nha, Đăk Rông, đèo Pêke, A Roàng, đèo Lò Xo, Ngọc Linh… những chặng đường khó khăn, nhưng cũng là đẹp nhất Việt Nam!