mỹ lợi

ơn 500 năm trước, có 2 nhóm người cùng xuất phát từ Sầm Sơn, Quảng Xương, Thanh Hoá, vâng lệnh nhà vua đi trấn giữ biên cương. Một nhóm đi lên phía bắc, lập ra làng Trà Cổ, Móng Cái, Quảng Ninh (đã đề cập đến cách đây vài năm), một nhóm đi về phương nam, chốt chặn dưới chân đèo Hải Vân, lập nên làng Mỹ Lợi, Phú Lộc, Thừa Thiên (quê tôi).

2 ngôi làng này giống nhau một cách kỳ lạ, sau 500 năm vẫn còn bảo lưu một giọng nói, một kiểu khẩu âm giống nhau, vẫn duy trì những tập quán, phong tục, tính cách rất điển hình. Là một trong những làng đầu tiên cả nước treo cờ đỏ búa liềm (1930), là pháo đài chống ngoại xâm trong 2 cuộc kháng chiến, vô số người đi tập kết, danh hiệu Anh hùng LLVT.

Lịch sử một miền quê là phiên bản thu nhỏ của lịch sử đất nước! Những năm 20, có “nhà sư” về dựng chùa trong làng, thực chất là Đảng viên đầu tiên tuyên truyền trong quần chúng. Chế độ Diệm đã sát hại “nhà sư” này và những “đệ tử” của ông, đồng thời ép buộc được vài chục người theo đạo. Diệm đổ, dân làng đốt nhà thờ, “giáo dân” thì… chôn sống!

Bao thăng trầm lịch sử, đọng lại trong tôi là văn hoá làng: dân chúng cực kỳ chịu khó và tháo vát, họ làm được mọi việc, mọi nghề: làm lúa, nương, vườn, xây dựng một hệ thống thuỷ lợi siêu phức tạp, làm mộc, nề, các nghề thủ công, đánh cá, đóng thuyền .v.v. Kèm theo đó là bản tính bảo thủ, cứng đầu mà một người gốc từ đó ra đi như tôi đôi khi cũng cảm thấy… hơi hãi! 🙂