woodgas

ơn 30 năm về trước, những chuyến xe đò miền Trung, thường thấy có cái lò đốt than gắn sau xe, vừa chạy vừa bốc khói, văng lửa tung toé. Hồi đó ngây thơ cho rằng đó là một loại động cơ hơi nước, giờ thì biết đó nó chạy bằng… củi, gỗ. Nguyên tắc hoạt động đơn giản: củi, gỗ được đun trong cái lò yếm khí (thường đun bằng than) phát sinh hỗn hợp khí gas (đa phần là H2 – hydro và CO – carbon monoxide), loại gas này cháy được, sau khi qua hệ thống lọc sạch, dùng làm nhiên liệu cho động cơ. Trước WW1, châu Âu xài phổ biến hệ thống ống phân phối khí than (coal gas) qua đường ống, phục vụ nhu cầu thắp sáng, sưởi ấm ở đô thị. Khí than cũng là một dạng syngas, khí tổng hợp nhân tạo như woodgas, hầm than trong môi trường kín để sinh ra khí đốt, hệ thống này được dùng mãi cho đến khi các hệ thống xài LPG hiện đại hơn ra đời. Những năm WW2, ở châu Âu, cả triệu xe hơi được hoán cải để xài woodgas do thiếu hụt thiếu xăng dầu nghiêm trọng, thậm chí xe tăng cũng có lúc phải chạy… bằng củi!

Đến tận bây giờ, nhiều vùng tương đối lạc hậu (như ở Triều Tiên, Miến Điện, etc…) vẫn còn xài loại “lò hơi” này, xe chỉ cần thay đổi chút xíu ở carburateur – bộ chế hoà khí, lúc có xăng thì chạy xăng, lúc không có xăng thì… xách rìu vào rừng đốn củi! 😀 Khí gas có được từ quá trình “nung, hầm gỗ” chỉ có khoảng 60 ~ 70% mật độ năng lượng so với xăng, nên xe cũng chỉ có thể chạy tới mức đó, 60, 70 kmh cũng đã là rất tốt, và dĩ nhiên là hao củi, gỗ, ước lượng khoảng 100 kg cho 100 km với một chiếc xe tải 2 tấn! Tuy chưa bao giờ được xem là giải pháp thay thế xăng dầu, nhưng woodgas cũng có một số ưu điểm có thể cân nhắc: quá trình đốt thải ra carbon dioxide – CO2, nhưng hầu như không thải ra carbon monoxide – CO như động cơ chạy xăng, nên được xem là sạch, ít gây ô nhiễm hơn. Tro than còn lại sau quá trình đốt có thể dùng làm phân bón, nên đứng từ góc độ kinh tế, hệ thống có hiệu suất toàn phần tốt hơn, phù hợp hơn với các môi trường nông nghiệp! Xem thêm các thông tin ưu / nhược trên wiki!