giáo dục

Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa… Ôi, má ơi, thể dục mà học từ sách thế này, không có ai ép phải tập thành nề nếp, thì có khác nào học võ công trên giấy!? Nếu chỉ đọc kinh mà thành Phật được thì thiên hạ vào Niết Bàn hết từ lâu rồi! Thể chất, âm nhạc, rồi mỹ thuật mà dạy kiểu này… haiza, rồi lại đẻ ra toàn mấy con “gà công nghiệp”, suốt ngày “bolero” và “triết học” cho mà xem! 😢😢

Dạy đạo đức cho HS cấp 1 tức là uốn nắn cách hành xử, phép tắc hàng ngày, thiết thực! Đạo đức không phải là mớ ngôn từ Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín, đó không phải là “đạo đức”, đó là “ngôn từ về đạo đức”! Những người làm giáo dục hoàn toàn không có một khái niệm nào về kiến thức thực hành, chỉ huyên thuyên một mớ trừu tượng! Nên kết quả là học sinh không biết về “đạo đức”, mà chỉ xào xáo “ngôn từ đạo đức”, nôm na gọi là… “diễn”!

Trong một post trước, tôi có viết: nói nghe có vẻ bất hiếu hay vô lễ, nhưng thực ra, chúng ta đang sống trong một xã hội mà cha mẹ không thực sự yêu con cái, họ chỉ yêu cái “vai” làm cha mẹ mà họ phải diễn, thầy cô cũng không yêu học trò, họ chỉ yêu cái “vai” làm thầy, cô mà họ phải diễn! Tôi có nhiều bạn bè làm giáo dục, hay có liên quan, tôi biết họ không thích nghe điều đó, nhưng từ hồi cấp 2 đến giờ, tôi vẫn nhìn nhận thực tế như vậy!

Một số người đọc được ở đâu đó một số ngôn từ rồi tự cho mình hay! Tôi nói càng biết nhiều kiểu đó, càng xa rời sự thật, càng “ní nuận” càng lầm lạc trong ngôn từ. Nên căn bản với sự vận hành của XH toàn là các giá trị thực hành, chả ai cần “triết lý”, hay ít nhất là 99.99% con người ta sống tốt hơn khi không có “triết học”. Chính những kẻ huyênh hoang chữ nghĩa, xa rời thực tế đã đẻ ra nền giáo dục và xã hội như ngày hôm nay!

coastline paradox

Benoit Mandelbrot xuất bản một bài báo trên tạp chí Science năm 1967, đặt ra một câu hỏi mới nghe có vẻ rất ngây ngô: Đường bờ biển của nước Anh dài bao nhiêu? Giả sử ta dùng một cây thước dài 1 km để đo đường bờ biển, cộng lại với nhau thì được chiều dài ‘x’ km. Nhưng nếu dùng một cây thước khác, có chiều dài ví dụ như 100 m để đo thì lại được một chiều dài khác lớn hơn, ‘y’ km. Đơn giản vì cây thước 1 km là một xấp xỉ rất “thô”, ở giữa khoảng cách 1km đó, đường bờ biển không phải là một đoạn thẳng. Dễ dàng nhận thấy rằng, nếu dùng cây thước càng ngắn, thì chiều dài đo được càng tăng, và nếu chiều dài cây thước tiến dần về 0 thì chiều dài đường bờ biển tiến dần về vô hạn. Đó gọi là “nghịch lý đường bờ biển – coastline paradox”, và cũng từ đó (1967) chính thức xuất hiện một nhánh toán học mới, gọi là hình học fractal, nghiên cứu một loại đối tượng đặc biệt, ví như ở đây là bản đồ nước Anh, một đối tượng hình học có diện tích hữu hạn, nhưng chu vi… vô hạn! Đây là chủ đề yêu thích của tôi những năm cấp 3 và Đại học…

Vì nó liên quan trực tiếp tới đồ hoạ máy tính (computer graphics). Gọi là “nghịch lý – paradox” vì nó đi ngược lại với “trực quan” của chúng ta, qua đó nói lên rằng, những gì chúng ta suy nghĩ bằng ngôn từ, đôi khi chỉ là sự lừa dối, một sự lừa dối khó nhận ra vì suốt bao nhiêu năm, cách suy nghĩ của chúng ta bị đóng trong một cái khuôn máy móc! Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản, ngây ngô nhưng trả lời nó lại không hề đơn giản! Riêng về đường bờ biển VN, nếu đo bằng phương pháp VN thì nó dài khoảng 2400 km, nếu đo bằng cách của Mỹ thì nó dài khoảng 3400 km, còn nếu đo bằng “toán” thì nó… vô hạn! Có điều gì rất “Phật giáo” trong phép đo này, chiều dài của một đối tượng hình học không phải là hằng số, không phụ thuộc vào “các định luật vật lý hiển nhiên”, mà ngược lại, nó lại phụ thuộc vào cách chúng ta đo nó! Nói nôm na, phiên phiến là… “tâm” nó tới đâu thì “tầm” (chiều dài đối tượng) tới đó. Chiều dài của một đối tượng “hình học Euclide” đơn giản đôi khi nằm ngoài “nhận thức thông thường” của con người! 😀

Alouette

Ai còn nhớ bài này tức… chuẩn bị già rồi! Nhạc hiệu chương trình Thế giới Động vật, Truyền hình Việt Nam những năm 8x, copy chương trình của Liên Xô. Alouette, Paul Mauriat, bản nhạc đầy cảm hứng, soạn lại từ bản “Thánh ca”: La Peregrinación – Hành hương, Ariel Ramírez.

Ai đó nói rất chính xác: xem thế giới động vật còn hay hơn xem show – biz bây giờ! Xưa biết bài này rất hay, nhưng vẫn không chuộng lắm vì xài âm thanh điện tử nhiều! Căn bản bài nhạc rất đơn giản, xem như có đúng một câu, vừa xướng, vừa họa, vừa tự đặt ra câu hỏi, rồi cũng tự trả lời… 😀

the dawns here are quiet, 2015

Xưa, nghe nói cái gì về Chủ nghĩa Hiện thực trong văn học nghệ thuật XHCN, tôi ko hiểu lắm, cái gì lý luận, toàn những thứ mơ hồ. Với những sự cởi mở, cập nhật thông tin mấy chục năm gần đây, thế giới hiểu nhau hơn, chợt nhận ra rằng, nó chẳng có liên quan gì đến lý luận, ý thức hệ, đó đơn giản hiểu đúng nghĩa đen, là tính cách, tâm hồn Nga. Phim Nga thường thực đến mức trần trụi, khiến người xem bội thực vì mức độ chi tiết, sống động, từ ánh sáng, trang phục, lời thoại, làm người ta choáng ngợp và sợ hãi, một kiểu thực mà Hollywood – Hollyweed không bao giờ có được.

Như người Đức Phát – xít hay tuyên truyền rằng: giống Nga là một chủng loại “thấp kém”, thiếu sự “tự nhận thức, tự phản ánh cấp cao” của “con người”. Hiểu từ một khía cạnh nào nào đó thì… cũng có thể đúng là như vậy! Như bầy ong bị phá tổ, hết con này đến con khác, vì bản năng, sẽ tự hy sinh để bảo vệ tổ của mình. Bên trong họ có cái gì rất “animal”, rất “sinh vật”, “sống động”, rất “gần mặt đất”, có sự “trẻ trung”, “tràn đầy năng lượng”, rất “thú vật”, như kiểu Việt Nam hay nói là rất “trâu điên, chó dại”, điều mà những nền văn minh “già cỗi” như châu Âu không còn giữ được! 😃

toccata

Toccata, từ tiếng Ý “toccare” – “to touch”, là những khúc nhạc nhỏ, để cho người đánh đàn thể hiện “ngón” (kỹ thuật). Nhớ lại lần đầu gặp pianist ấy, mấy chục năm về trước, đã đề nghị cô ấy chơi Toccata (Gaston Rolland). Kỷ niệm đầu đời, một cái “touch – khẽ chạm” không bao giờ quên! ❤️

Cô ấy là tiểu thư con nhà gia giáo, được nuôi lớn bằng chuyện cổ tích, cơm gạo tám thơm và chả giò, bố cô ấy chỉ toàn nghe Bach và Beethoven, nhà treo đầy ảnh danh nhân. Còn tôi chỉ biết biểu diễn âm nhạc bằng cách thọc 2 ngón tay vào mồm… (a.k.a huýt sáo) 😀 Mais naïve ou bien profonde!?

woodgas

Hơn 30 năm về trước, những chuyến xe đò miền Trung, thường thấy có cái lò đốt than gắn sau xe, vừa chạy vừa bốc khói, văng lửa tung toé. Hồi đó ngây thơ cho rằng đó là một loại động cơ hơi nước, giờ thì biết đó nó chạy bằng… củi, gỗ. Nguyên tắc hoạt động đơn giản: củi, gỗ được đun trong cái lò yếm khí (thường đun bằng than) phát sinh hỗn hợp khí gas (đa phần là H2 – hydro và CO – carbon monoxide), loại gas này cháy được, sau khi qua hệ thống lọc sạch, dùng làm nhiên liệu cho động cơ. Trước WW1, châu Âu xài phổ biến hệ thống ống phân phối khí than (coal gas) qua đường ống, phục vụ nhu cầu thắp sáng, sưởi ấm ở đô thị. Khí than cũng là một dạng syngas, khí tổng hợp nhân tạo như woodgas, hầm than trong môi trường kín để sinh ra khí đốt, hệ thống này được dùng mãi cho đến khi các hệ thống xài LPG hiện đại hơn ra đời. Những năm WW2, ở châu Âu, cả triệu xe hơi được hoán cải để xài woodgas do thiếu hụt thiếu xăng dầu nghiêm trọng, thậm chí xe tăng cũng có lúc phải chạy… bằng củi!

Đến tận bây giờ, nhiều vùng tương đối lạc hậu (như Triều Tiên, Miến Điện…) vẫn còn xài loại “lò hơi” này, xe chỉ cần thay đổi chút xíu ở carburetor – bộ chế hoà khí, lúc có xăng thì chạy xăng, lúc không có xăng thì… xách rìu vào rừng đốn củi! 😀 Khí gas có được từ quá trình “nung, hầm gỗ” chỉ có khoảng 60 ~ 70% mật độ năng lượng so với xăng, nên xe cũng chỉ có thể chạy tới mức đó, 60, 70 kmh cũng đã là rất tốt, và dĩ nhiên là hao củi, gỗ, ước lượng khoảng 100 kg cho 100 km với một chiếc xe tải 2 tấn! Tuy chưa bao giờ được xem là giải pháp thay thế xăng dầu, nhưng woodgas cũng có một số ưu điểm có thể cân nhắc: quá trình đốt thải ra carbon dioxide – CO2, nhưng hầu như không thải ra carbon monoxide – CO như động cơ chạy xăng, nên được xem là sạch, ít gây ô nhiễm. Tro than còn lại sau quá trình đốt có thể dùng làm phân bón, nên đứng từ góc độ kinh tế, hệ thống có hiệu suất toàn phần tốt hơn, phù hợp hơn với các môi trường nông nghiệp! Xem thêm các thông tin ưu / nhược trên wiki!

cao khảo

Cao khảo – 高考, giống kỳ thi ĐH ở VN (âm Bắc Kinh hiện đại, hai từ cao & khảo đọc gần giống hệt nhau). Là một sự thách đố, làm khó các bạn trẻ giai đoạn đầu đời mà chẳng cần lý do vì sao. Một năm trước khi kỳ thi diễn ra, thầy cô chủ nhiệm họp phụ huynh và đề nghị: nếu muốn ly hôn, phá sản, cưới vợ lẻ, hay muốn qua đời vâng vâng… thì nên hoãn đến sau khi kỳ thi kết thúc, để con em tập trung ôn thi! 😀

Mình chưa bao giờ biết cảm giác đó là thế nào: không đi học thêm, không giải bộ đề, cũng vẫn tự ôn thi nhưng túc tắc một cách cầm chừng nhỏ giọt, kết quả không cao không thấp, 27.5/30 điểm. Vẫn luôn có những cách để các bạn trẻ thoát ra được những định kiến, lề thói, ràng buộc của xã hội để mà chọn hướng đi cho riêng mình, hay ít ra vẫn luôn có cách để giữ cho tâm hồn mình được tự do, thanh thản, mạnh khoẻ! 😀

pressurized stove

Pressurized stove, tạm dịch tiếng Việt là “lò áp suất” (không phải nồi áp suất), cái tên tiếng Anh này cũng không thật chính xác. Lớn lên trong một làng chài, dụng cụ này với tôi một thời rất quen thuộc, chính là phần bên dưới của cái đèn “măng – sông”! Thật kỳ lạ, những người ngư dân dùng nó rất nhiều nhưng không hiểu cách nó vận hành, họ chỉ biết xài mà thôi. Ngay cả những người thích dã ngoại, cắm trại, cũng rất ít thực sự hiểu “nguyên lý hoạt động” của “lò áp suất” và “đèn măng – sông”! 🙂 Giải thích ở đây luôn cho mọi người hiểu. “Lò áp suất” không đốt nhiên liệu ở dạng lỏng như lò có tim (bấc), nó đốt nhiên liệu dạng khí. Chính vì thế, công suất có thể điều chỉnh lớn, sinh ra nhiều nhiệt, và lò có tiếng hú rất đặc trưng! Muốn xăng trong bình (dạng lỏng) chuyển thành dạng khí, phải có giai đoạn mồi – primer – preheat. Đầu tiên dùng bơm nén khí vào bình, mở van, áp suất đẩy xăng tràn lên. Cho một lượng nhỏ tràn vào chén mồi – primer cup, rồi khoá van lại. Đốt phần xăng mồi này là khởi động cái lò.

Nhiệt lượng phát sinh ở giai đoạn mồi, khoảng 30 ~ 45 giây này làm xăng sôi lên bên trong chén, bốc hơi thành thể khí. Lúc này, ta từ từ mở van, hơi xăng thoát ra ngoài và bắt cháy. Nhiệt lượng phát sinh quay trở lại, tiếp tục làm bốc hơi dòng xăng liên tục được áp suất trong bình bơm lên. Chính vì đã chuyển hoá nhiên liệu từ thể lỏng sang thể khí rồi mới đốt, nên “lò áp suất” có “hiệu suất” sử dụng nhiên liệu cao hơn các loại lò khác (kinh tế hơn), đồng thời cũng thường “nóng” hơn và có “công suất” cao hơn. Về cấu tạo của cây đèn “măng – sông”: bên dưới chính là cái “lò áp suất”, bên trên dùng một loại “bấc” đặc biệt, tiếng Anh gọi là “gas mantle”. Loại “bấc” này thường làm bằng Thorium dioxide (ThO2), một loại khoáng chất có đặc tính phát ra ánh sáng khi bị nung nóng. “Mantle” thường là dạng “túi lưới” trùm lên trên ngọn lửa, chính loại “bấc” này giúp đèn “măng – sông” có độ sáng chói lọi, mượn nhiệt từ “lò áp suất” để nung nóng, chứ bản thân ngọn lửa xăng đơn thuần không thể phát ra nhiều ánh sáng đến như thế!

age of space

Chiến tranh thế giới lần 2 kết thúc, các chàng trai giã từ vũ khí và trở về nhà. Đa số về lại làm cao – bồi, đi chăn bò, tiếp tục cưỡi ngựa trên đồng cỏ. Số khác vào làm việc trong những nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ… Những tưởng cuộc sống sẽ quay trở lại nhịp điệu yên bình như trước. Nhưng không, vốn dĩ có “một vài gã Nga ngố”, rặt gốc “nông dân” từ nhiều ngàn năm nay, những người suốt ngày “gãi đầu, gãi tai”, “nhìn xa xăm và cười vô lý”. Những kẻ mộng mơ về những vì sao, mơ về khoảng không vũ trụ bao la, về cái “outer space” sâu thẳm rộng lớn ở ngoài kia. Từ cuối thế kỷ 19, đã có một “gã ngố” Konstantin Tsiolkovsky, người xuất bản hơn 500 công trình, xây dựng nền tảng lý thuyết của tên lửa nhiều tầng (multi – stage rocket). Ý tưởng căn bản là: vật thể phải dần bỏ lại đằng sau khối lượng của chính nó thì mới thắng được lực hút của quả đất!

Nhưng phải đến chờ đến gần 100 năm sau, có thêm một “gã siêu ngố” Sergei Korolev nữa, người cuối cùng biến ý tưởng thành hiện thực. Suốt những năm tháng chết chóc của WW2 và The-great-purge, ông ta vẫn ngước lên trời, cũng mơ về khoảng không gian vô tận ngoài kia. Người ta tìm thấy trong kho tài liệu của Wernher von Braun một cuốn sách do Konstantin Tsiolkovsky là tác giả. Bên lề các trang sách, Braun ghi chi chít những chú thích, suy nghĩ. Braun là người thiết kế đồng thời cả V2 (Đức quốc xã) và cả Saturn (NASA) giúp đưa con người lên Mặt trăng. Những con người “đầy năng lượng”, “không nghỉ ngơi” ấy làm cho thế giới trở nên “không yên ổn”. Chiến tranh lạnh, các siêu cường tranh nhau vị trí dẫn đầu về KHKT, gay cấn nhất là cuộc đua hướng về các vì sao! Ngày nay, cuộc đua vẫn tiếp diễn, dưới hình thức này hay hình thức khác…

the red army choir – 2

Distinctively characterized by fast tempos, lively rythms, beautiful melodies, and usually with very “major” moods, Russian folk songs are energetic, full – of – life, and thus very interesting. Taken the song “Farewell of Slavianka” for example, there’re various different verses made for one same tune: the Tsarist version, the Soviet versions, the “Putin era” versions… That speaks up one thing: while wordings could be changed across different periods of history, the tune stays the same, which helps forming up the “national identity” that’s passed down for many generations.

Nhạc Nga thường rất khác biệt: tốc độ nhanh, tiết tấu sôi động và giai điệu đẹp, thường đi kèm với cái mood – tâm trạng rất “trưởng”, do đó tạo nên một loại âm nhạc đầy năng lượng, đầy sức sống. Lấy bài “Từ biệt em gái Sla – vơ” làm ví dụ, có vô số lời hát khác nhau: phiên bản thời Sa – hoàng, các phiên bản thời Sô – viết, các phiên bản “thời Putin”… nhưng chỉ có một giai điệu. Nó nói lên một điều: dù từ ngữ có thể khác nhau qua những giai đoạn lịch sử khác nhau, nhưng âm nhạc thì vẫn thế, đó chính là cái “bản sắc dân tộc” truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Katyusha

Kalinka

Smuglianka

Those were the days

Moscow nights

The sacred war

Victory day

Russian anthem