triết học

ái câu “không có bản chất, chỉ có hiện tượng” ấy là nhằm nhắc nhở chúng ta rằng, cái chúng ta quan sát được suy cho đến cuối cùng chỉ là hiện tượng, chưa chắc đã phản ánh đúng bản chất bên trong, thậm chí cái bản chất tối hậu ấy có tồn tại hay không vẫn là câu hỏi! Không riêng gì người làm khoa học, tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống, trên thì luật pháp, dưới thì đối nhân xử thế hàng ngày đều phải thuộc câu này, cái anh nhìn thấy chỉ là hiện tượng, đừng vội kết luận bản chất! Toán – Tin đi sâu vào học thuật, chắc chắn sẽ đụng đến triết học, như sự khác biệt giữa ngôn ngữ lập trình C & Java chính là hai trường phái suy nghĩ: duy danh (nominalism) và duy thực (realism). Nhưng cái “triết” ấy nó hoàn toàn khác với ba cái “trít” rẻ tiền của đám bolero, đừng có nghe ngóng đâu được một chữ “triết” rồi cũng bày đặt “văn minh phương đông” các kiểu! Không chịu khó học hành, chỉ lặp lại như con vẹt một số từ ngữ, đó chính là biểu hiện của sự “thiểu năng trí tuệ”, triết ccc !!!

Hình bên dưới: chèo qua cửa Định An & cửa Trần Đề, một chặng vượt khó khăn và mệt mỏi… Nhớ lại thi học kỳ môn gì quên mất, bộ môn Trí tuệ nhân tạo, khoa CNTT, ĐH KHTN, quãng năm 2000, lần đầu tiên thấy đề thi của 1 trường học XHCN lại có câu đầy tính siêu hình học (metaphysics) như thế này: Triết gia Immanuel Kant có câu: “Không có bản chất, chỉ có hiện tượng”. Anh chị hãy bình luận, phân tích về câu trên và hướng áp dụng trong ngữ cảnh môn học ArtificiaI Intelligence (Trí tuệ nhân tạo)! Nhớ lại chính tôi, những năm 19, 20 tuổi, suốt ngày đọc Kant và Nietzsche, cực kỳ say mê: Phê bình lý tính thuần tuý (Critique of pure reason). Thậm chí đã muốn học tiếng Đức để đọc được Kant trong nguyên bản! Bây giờ đã gấp đôi tuổi đó, chỉ thích chèo thuyền vượt biển. Ôi đôi khi ta phải biết ơn tất cả những đổi thay, thăng trầm, dù là “thăng” hay “trầm” của cuộc sống!!! Cũng bởi vì… “Trí tuệ nhân tạo” chả thế éo nào mà thắng nổi “Ngu xuẩn tự nhiên” (Natural Stupidity) !!!

chính khí hướng thượng

ại là phim thanh xuân Trung Quốc, vừa bước vào cổng trường (vâng, chính là ngôi trường trung học Chấn Hoa – 振华中学 nổi tiếng qua ít nhất 3 bộ phim khác nhau), đập ngay vào mắt là câu khẩu hiệu: Hảo vấn lập hành, Chính khí hướng thượng! Haiza, dĩ nhiên cũng chỉ là khẩu hiệu mà thôi, nhưng nó cũng nói lên được nhiều vấn đề!

Lại đi trước Việt Nam, từ lâu đã bỏ những câu sáo rỗng, không có mấy giá trị thực tế, kiểu như Tiên học lễ, hậu học văn. Lễ không quá quan trọng, văn cũng chưa phải là quan trọng lắm đâu, quan trọng nhất là khí chất con người: chính trực, ngay thẳng, luôn tìm đường hướng đi lên, chứ không mãi lưu manh lặt vặt kéo cả lũ xuống dưới!

好问立行
正氣向上

danh chính ngôn thuận

huyện thấy được khi xem phim, vấn đề an ninh mạng Trung Quốc, dĩ nhiên có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng có điều rất căn bản: công khai danh tính! Các tài khoản mạng ở Trung Quốc hầu như phải xác minh nhân thân, như thế ai nấy đều phải suy nghĩ kỹ càng trước khi nói, chỉ cần có Báo cáo (Report) từ tài khoản “tíc xanh” là đã có thể bắt đầu chuỗi hành động pháp lý! Danh có chính thì ngôn mới thuận được, đây là chuyện hiển nhiên! Về vấn đề quyền riêng tư, hiện tại, các tài khoản mạng ở Trung Quốc vẫn cho phép một mức độ “ẩn danh” (không xác minh) nhất định! Nhưng chỉ có khiếu nại, kiện cáo từ tài khoản “tíc xanh” thì mới được xem xét!

Còn loại kia chỉ mang tính chất thông tin. Khi đa số người dân trong cộng đồng đều “tíc xanh”, thì phát ngôn từ tài khoản “không tíc xanh” được xem là không “chính danh”, không có trọng lượng, có độ ưu tiên rất thấp! Về vấn đề tự do ngôn luận, điều này chỉ khả dĩ trong một xã hội dân trí cao, con người có lòng tự trọng và ý thức đạo đức, pháp luật! Còn trong một xã hội phức tạp, đầy rẫy “lưu manh vặt” như Trung Quốc và Việt Nam thì chỉ có đẩy tinh thần “pháp trị” tới mức cao độ, thậm chí là hà khắc, ác liệt thì mới có thể giáo dục, sửa đổi con người, ép họ phải “cẩn ngôn, thận hành”! Chứ không thể ngồi đó mà trông chờ vào mấy câu “đạo đức” suông được!

tiếng Việt có 8 thanh

âu về trước, một đêm khó ngủ, chui vô cái hang thỏ Alice – in – wonderland trên Internet và xem cái này, một người nước ngoài học tiếng Việt với cảm quan nhạy bén đã nhận ra tiếng Việt có 8 thay vì 6 thanh. Điều này có vẻ không được “đúng” cho lắm, vì nhìn từ hệ thống chữ Latin thì tiếng Việt chỉ có 6 thanh. Nhưng phân tích ngữ âm học, “sắc” và “nặng” có thể được chia thành 2 thanh con. Hơi khó để nhận ra với người đã quen chữ Quốc ngữ, nhưng với người “chưa biết gì” do mới học tiếng Việt thì lại nhìn ra được! Nếu đọc các tác giả cũ…

… Như Dương Quảng Hàm, Trần Trọng Kim sẽ thấy họ dùng cách phân loại xưa có nguồn gốc Trung Quốc là “Tứ thanh – 四声“. Tứ thanh bao gồm: bình – , thượng – , khứ – , nhập – . Mỗi thanh này lại chia thành 2 thanh con là: phù – & trầm – , nên tổ hợp lại sẽ có 4×2=8 thanh. Điều này… rất đáng ngạc nhiên, đi rất gần với các phân tích ngữ âm học hiện đại! Theo cách giải thích này thì tiếng Việt có 8 hoặc 7 thanh, 7 thanh là do “hỏi” và “ngã” đã nhập lại làm một. “Tứ thanh” là nền tảng căn bản rất quan trọng của thơ ca Đường, Tống.

Từ “Tứ thanh” phát triển thành hàng trăm niêm luật của Đường thi, hàng ngàn luật của Tống từ. Sang đến thời Nguyên, xã hội có nhiều biến động, các bộ tộc phương Bắc tràn xuống, ngôn ngữ mất bớt thanh điệu và còn lại 4 thanh như tiếng Quan thoại ngày nay. Từ đó, người TQ bắt đầu làm thơ… “sai luật”, sai khi đọc theo âm Hán-Việt nhưng vẫn “đúng” khi đọc theo Quan thoại! Đó là lý do tại sao người Việt đọc Đường thi, Tống từ thấy hay nhưng sang Nguyên khúc thì bắt đầu thấy hơi “lạc vận”, đến Minh, Thanh thì rất dễ nhận ra nhiều khi “âm luật” “sai” rõ ràng!

Trở lại vấn đề tiếng Việt có 6 thanh hay là 8 thanh, thực ra 6 hay 8 thanh, với đa số người học tiếng Việt không quá quan trọng. Nhưng cần hiểu sâu về hệ thống “âm luật cổ” để có hướng phát triển cho hệ thống ký âm Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ, một hệ thống chữ viết nhân tạo và có phần “hơi vội vàng, tạm bợ, hơi duy ý chí và áp đặt” đã khiến chúng ta có cái ấn tượng sai lạc là tiếng Việt chỉ có 6 (hoặc 5) thanh! Đúng hơn, về mặt ngữ âm học, cần phải nói rõ là tiếng Việt có 8 (hoặc 7) thanh, nhưng hệ thống chữ ký âm Quốc ngữ hiện tại chỉ sử dụng có 5 ký hiệu để biểu diễn thanh điệu mà thôi!

10 pesen pobedy

èn gì thủ môn Đặng Văn Lâm, trong một phỏng vấn (bằng tiếng Nga) với một tờ báo Nga, trả lời câu hỏi: ấn tượng đầu tiên của anh khi trở về Việt Nam là gì? Anh ấy trả lời, rất thẳng thắn: ấn tượng đầu tiên khi về Việt Nam là mở TV lên nghe như loại âm nhạc của mấy thằng gay, bóng!

Đương nhiên chỉ thẳng thắn trong tiếng Nga thôi, chứ về Việt Nam rồi chắc chắn sẽ nói khác! 😅 Bản gốc của bài hát ở đây, được sáng tác trong Thê chiến lần 2, nhưng mãi mấy chục năm sau mới được biết đến rộng rãi qua bộ phim nổi tiếng: В бой идут одни «старики» – Chỉ có mấy “ông già” ra trận – 1973…

công án

iải thích chút, câu “phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ” – 逢佛殺佛,逢祖殺祖。 Chuyện kể lại trong Lâm Tế lục, Nghĩa Huyền thiền sư, một lần thấy môn đồ đang chăm chú tụng kinh, niệm Phật, thái độ nhất nhất thành kính, bèn hét lớn: Gặp Phật thì giết Phật, gặp Tổ thì giết Tổ”. Ngữ nghĩa thì dài dòng, nhưng về phương pháp, đây gọi là “Công án” – 公案, thường dùng trong Thiền tông, nhằm tạo ra một cú sốc mạnh, sốc tâm lý hay cả vật lý (thể chất), phá vỡ chướng ngại, đưa tâm trí người tu tập ra khỏi những khuôn khổ thông thường!

“…Đặc trưng của công án là sử dụng rất nhiều nghịch lý, những điều nằm ngoài phạm vi của lý luận. Công án không phải là câu đố thông thường nên vì thế, nó không thể được giải đáp bằng lý luận, muốn hiểu nó buộc phải nhảy qua một cấp độ khác của nhận thức. Vì lời giải của công án thường nằm ngoài lý luận, nên công án chính là được thiết kế đặc biệt để thiền sinh thấy rõ giới hạn của tư duy, của ngôn từ và để hiểu, đáp ứng được công án, buộc lòng phải chuyển hoá tâm thức bằng một bước nhảy của trực giác, nhảy qua khỏi sự mâu thuẫn của lý luận nhị nguyên…”

trần dụ châu

ở kịch xem ra rất hợp thời, nó nhắc lại chính xác một sự kiện lịch sử có thật, năm 1950, Đại tá Trần Dụ Châu, cục trưởng cục Quân nhu, vì tham ô nên Hồ chủ tịch đã “ban cho được chết”… tuoitre.vn – Chủ tịch Quốc hội xem kịch Bác Hồ xử án tham nhũng do Xuân Bắc đạo diễn

Nói như cái phim gì của Liên Xô (quên mất), xã hội cũng giống cái rạp xiếc, khi chiến tranh xảy ra, mấy anh lực sĩ cử tạ cho đi kéo pháo, mấy anh bịt mắt phóng dao cho đi trinh sát, đặc công, mấy anh ảo thuật “hô biến” đi làm quân nhu, hậu cần, còn mấy anh hề thì đi làm sĩ quan chính trị… 😅😅

lạc hà

ử (ghi chép) và huyền sử (giai thoại): từ Tam hoàng – Ngũ đế, Hạ, Thương, Chu… đến giờ, tất cả đã được chứng minh bằng các khai quật khảo cổ học, trong đó Thương & Chu được chứng minh có chữ viết, các “triều đại” trước chỉ có di chỉ, chưa tìm được chữ. Di chỉ đề cập đến trong bài viết có tên là Song hoè thụ (2 cây hoè) ở trấn Hà Lạc, tỉnh Hà Nam, được cho là kinh đô của vương quốc cổ tên là Hà Lạc cổ quốc.

Hà tức sông Hoàng (hà), Lạc tức sông Lạc, vùng đất nằm giữa 2 sông, Kinh dịch viết: Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi. Ấy thế mà cho đến mãi gần đây, vẫn có người Việt tìm cách “chứng minh” rằng Lạc thư – Hà đồ có nguồn gốc từ Việt Nam. Ấy bởi vì “sản xuất” ra “tin giả” từ “không khí” chỉ cần đến sự “hoang tưởng, hoang đường”, chỉ cần “mặt dày, tự tin” đến mức “đúng rồi, vô sĩ” mà thôi… 😢😢

đi lại

i lại là quyền căn bản, chỉ có thể khuyến cáo chứ không thể cấm được! Cũng tương tự, trên sông, biển hay trên bộ (thậm chí trên không) thì nguyên tắc phổ quát ấy đều áp dụng như nhau. Dĩ nhiên tham gia giao thông thì phương tiện phải đăng kiểm, đi lại phải tuân theo luật giao thông. Giả sử ta chèo chiếc kayak, hay đi chiếc thuyền buồm, chúng nó sẽ tìm cách quy về “hoạt động thể dục, thể thao” để ngăn cản, làm khó. Thế tôi chỉ “đi lại” bình thường thôi được không, đó không phải là thể dục, càng không phải thể thao!

Mà chẳng ai cấm được thể dục trong công viên, nơi công cộng! Nói cho đúng thì quy về “hoạt động thể dục, thể thao” chính là một kiểu “nâng tầm quan điểm”, hay đúng hơn là “nguỵ biện”. Ông già đi bộ hít thở trong công viên cũng là thể dục đấy, sao không cấm đi? Cái sai của lập luận “thể dục, thể thao” là ở chỗ, không thể phân biệt đi lại với thể dục về mặt luật, ví dụ như: ngồi thiền tại một chỗ cũng có thể là thể dục, mà cỡi jetski chạy 80kmph đôi khi chỉ là đi lại. Mà đã không thể, không có cách phân biệt, thì đừng đặt thành khái niệm luật pháp!

đức

áo chí VN chuyên lặp lại cái câu “để đức cho con”, mà nói cho ngay, vừa mở miệng ra là đã biết không hiểu “Đức” là gì! Dần dần, vì thiếu sự minh định, nên nhiều người cho rằng “đức” là một thứ tài sản vô hình, một loại may mắn, một kiểu kết quả có thể để lại cho con cháu. Hiểu như thế sai hoàn toàn, tra từ điển thấy ngay, chữ “đức” dịch sang tiếng Anh là: “merit” hay “virtue”, tiếng Việt hiểu là: phẩm chất, phẩm hạnh, tính tốt.

Ở thời của Khổng tử, chữ “đức” chỉ hiểu đơn giản là phẩm chất của con người: làm việc siêng năng là đức, nói năng thật thà là đức, đối đãi chân thành là đức, .v.v. “Đức trị” hiểu nôm na tức là “lead by example”, dùng bản thân làm gương để người khác noi theo! Thế thì quay về tự vấn bản thân đi chứ làm sao mà “để đức cho con” được!? Chính vì không hiểu “đức” là gì nên tìm cách lái nó sang khái niệm vật chất là… “công đức”! 🙂