tứ diệu đế

ó nhiều người cứ mãi huyên thuyên về giáo lý nhà Phật, những câu chuyện “trít học” rẻ tiền không ko biết nhặt được ở đâu hay tự ngồi bịa ra, thậm chí đã trót bịa ra rồi cũng không ráng bịa luôn cái “dẫn nguồn từ…” (sách nào, kinh nào!?) cho nó có vẻ đúng đắn! 😀 Khi được hỏi “Tứ diệu đế” là gì, “Bát chính đạo” là gì thì không trả lời được!

Ấy mới là vỡ lòng của giáo lý Phật môn! Cái “chính” đầu tiên trong “Bát chính đạo” (8 con đường đúng đắn) ấy chính là “Chính kiến”, tức là: biết đúng, hiểu đúng. Ko biết, hiểu đúng thì mọi thứ khác… vất đi! Hình như Đức Phật cũng đã tiên đoán đúng về thời kỳ Mạt Pháp! Ấy chính là cái thời kỳ nơi nơi xây chùa đắp tượng, nhà nhà mặc cà sa tụng kinh!

algorithms

ột phần quan trọng của 4 năm ĐH nằm trong cuốn này. Sách ngoại văn bìa cứng, bản in đẹp giấy tốt, đồng giá 50K/cuốn. Những năm 199x, FAHASA nhập sách ngoại về, bán chẳng ai mua, canh me đi qua lúc nó sale off, xúc luôn một lúc cả chục cuốn, từ Algorithms, Data structure, Database, Computer graphics… cho đến Algebra, Statistics, Mathematical Analysis, etc… Cũng là lý do tại sao thuật ngữ Toán, Tin… ko hề biết tiếng Việt. Cũng chưa thấy cuốn sách Tin học nào hay và bổ ích như cuốn này. Nói cho đúng là cái cách hành văn khoa học tiếng Anh của nó ám ảnh mình, ít khi thấy được một cách hành văn hay, súc tích, dể hiểu đến như thế, cộng thêm minh hoạ cực kỳ xinh đẹp.

Nếu nói mức độ hiểu vấn đề nó thể hiện qua cái khả năng diễn đạt, trình bày lại để cho người khác cũng hiểu vấn đề đó thì tác giả cuốn này đúng là siêu đẳng! Về sau phát hiện ra, cả thư viện Đại học KHTN cũng chỉ có đúng một cuốn này, mình có riêng một cuốn! Không có thói quen đọc nhiều sách, theo mình, cả ĐH chỉ cần đọc chừng 3, 4 cuốn, và cả cuộc đời chắc không cần đến 20 cuốn. Đọc nhiều phí hoài tuổi xanh đi! Dự định sau này mình sẽ đóng cái kệ sách cao đến sát trần nhà, bỏ bớt những cuốn không đọc lên trên cao để không phải đụng đến chúng! 😅 Sách thực sự hay thì ít như sao buổi sớm, mà sách lôm côm lại nhiều như… lá rụng mùa thu! Sau bác nào đó thấy sách ngon, mượn ko trả, tiếc đứt ruột! 😥

khỉ & chuối

gười ta làm thí nghiệm như thế này: nhốt 4 chú khỉ vào chuồng, và có trái chuối làm mồi nhử. Hể con nào động vào quả chuối thì nó kích hoạt vòi nước phun nước. Không lâu sau đó hình thành phản xạ có điều kiện, cứ con khỉ nào động vào quả chuối là bị 3 con kia xúm lại đánh, vì đứa nào cũng thích chuối, nhưng đứa nào cũng sợ bị ướt. Sau đó người ta lấy bớt một chú khỉ ra, thay bằng một chú khỉ khác. Nhưng lần này, người ta đổi cơ chế, động vào quả chuối thì nước không phun ra nữa. Chú khỉ mới chưa biết luật, động vào quả chuối, thế là bị oánh. Dù nước không phun ra nữa nhưng kinh nghiệm bị ướt của 3 con khỉ kia đủ mạnh để oánh bất cứ kẻ nào động vào quả chuối.

Lặp lại như thế, lôi một chú khỉ ra, thay vào bằng một con mới, lần lượt từng con, cho đến khi toàn bộ khỉ trong chuồng đều mới! Nhưng cái phản xạ kia được duy trì. Cứ ai động vào quả chuối là bị oánh, dù cả 4 con khỉ, không con nào từng trãi qua cái kinh nghiệm bị nước phun ướt, vì cả 4 con đều được thay vào lần lượt như đã nói ở trên. Cứ như thế cái bài học bị nước phun kia nó đi vào tiềm thức, lan truyền trong cộng đồng, đây gọi là “ký ức xã hội”, dù nguy cơ bị nước phun ướt từ lâu không còn hiện hữu. Nghĩ đi nghĩ lại, thấy xã hội VN cũng thế, nhiều vấn đề lịch sử, chính trị… đã vĩnh viễn qua đi, không còn thường trực đe doạ, nhưng cứ ai… động vào quả chuối là bị oánh! 😀

vong quốc chi ca

亡國之歌

Đạo đức, thịnh, suy, khôn, dại, hay dở đều hiện ra nơi âm nhạc, không giấu được ai. Bởi vậy cứ lấy âm nhạc mà nghiệm được một nước ra thế nào. (Tuân Tử – Nhạc ký)

ề Bolero VN, nói chung âm nhạc là một quá trình giáo dục và cảm nhận, nó gồm nhiều năm trãi nghiệm nên thường ai nghe gì đó là việc của họ, tôi không có ý kiến. Và biết rằng nói ra sẽ mất lòng một số người… Nhưng nhận xét về Bolero Việt Nam nói chung, tôi nghĩ thứ nhạc đó xứng đáng được gọi bằng cái tên: Vong quốc chi ca亡國之歌, loại âm nhạc mất nước! Những dân tộc ưa chuộng vận động và tiến bộ phải có thể loại nhạc sáng tạo và sinh động, không phải như Bolero VN ngồi nhai đi nhai lại mãi một mớ nhảm nhí, chẳng đại diện cho ai cả, ngoài cái tâm trạng xấu xí của họ. Chính xác theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, Bolero VN là loại vong quốc chi ca, một loại âm nhạc mất nước! Vì quyết không sai, đây chính là âm nhạc của một quốc gia đã mất, và mất vì cứ mãi lải nhải từ năm này sang tháng khác một thứ nhạc kém đến như thế! Kém không phải vì loại nhạc đó sầu não uỷ mị, mà vì nó không có sự sáng tạo, cứ sử dụng mãi những giai điệu na ná từa tựa nhau, nghe 100 bài như 1, đến tác giả còn lười biếng, không chịu tìm tòi cái mới, làm theo kiểu mỳ ăn liền…

Nghe câu đầu là đã đoán được câu sau, làm gì có tí giá trị âm nhạc mới mẻ nào!? Và những người cứ mãi lải nhải loại nhạc ấy cũng không có hy vọng gì có thể mở mang đầu óc mà tiếp thu cái mới! Như Tuân Tử có nói, đến một đất nước nào, chỉ cần nghe qua âm nhạc của nước đó cũng sẽ biết ngay là “Hưng” hay là “Phế”! Rất nhiều người không phân biệt được đâu là dân ca, và đâu là Bolero. Thực ra, từ ngay chính cái tên Bolero cũng đã chẳng có nội hàm, ý nghĩa gì, và cũng như cái tên tự nó gọi đó, Bolero chẳng có dính dáng gì đến dân ca cả, mặc dù cũng đã cố gắng vay mượn, đánh tráo khái niệm, đổi trắng thay đen. Đó cũng là tiểu xảo và mục đích của cộng đồng Bolero, đánh đồng tất cả tốt xấu, hay dở, đánh lên một vũng nước đục, gạt bỏ tất cả những thành tựu khác để tự xem mình là một cái gì đó. Bolero VN thực ra chỉ là một quái thai của thời đại nó: âm nhạc thì copy dân ca một cách thô thiển, ca từ thì chả đâu vào đâu, chủ đề thì nhảm nhí… tất cả nói thẳng ra là một công cụ “phá hôi” để phục vụ cho các mục đích xã hội và chính trị, khởi đầu chẳng có gì rồi kết thúc cũng chẳng có gì!

杜牧 – 泊秦淮

煙籠寒水月籠沙
夜泊秦淮近酒家
商女不知亡國恨
隔江猶唱後庭花

Olympic

uy chương vàng Olympic đầu tiên (tức là duy nhất) trong lịch sử thể thao VN, chẳng lẻ chúng ta kém đến thế!? Không phải, chẳng qua VN không giỏi những môn người khác hay chơi, còn những môn VN rất giỏi thì thiên hạ ít chơi, ví dụ như: Cưỡi ngựa xem hoa, qua cầu rút ván, ngậm máu phun người, ném đá giấu tay, ăn cháo đá bát, thọc gậy bánh xe…

Mượn gió bẻ măng, tát nước theo mưa, theo đóm ăn tàn, bắt cá hai tay, đá cá lăn dưa, đâm heo thuốc chó, bới lông tìm vết, múa gậy vườn hoang, ba que xỏ lá, lừa thầy phản bạn, vắt chanh bỏ vỏ, ếch ngồi đáy giếng, cãi chày cãi cối, rung cây nhát khỉ, tham ván bán thuyền, etc… còn nhiều lắm… Đấy, IOC mà tổ chức hết những môn đó chắc chắn VN sẽ đứng đầu bảng tổng sắp… 😥

Lê Quý Đôn sailboat, HQ – 286

Thái Bình Dương gió thổi,
Thuyền em trôi nổi tựa cánh bèo.
Sao không ra giúp chống đỡ chèo!?
Anh hùng sao lại nằm queo trong thuyền!?

eah, she is officially put into Vietnamese Navy service today in her home port Nha Trang. This is to follow my previous 3 posts on the training vessel: post 1, post 2, post 3. Contrary to the initial announcements (which I’d doubt to be wrong intentionally, as common to all military news), the boat didn’t take the Cape of Good Hope and Indian ocean route, but passed the Atlantic to West Indies, then the Panama canal, then crossed the Pacific to reach Vietnam, apparently going the Trade wind route.

The boat had 33,800 km passed under her keel in the 120 – days delivering trip from Poland to Vietnam. It is a shame that, it’s also the longest voyage ever made by any Vietnamese Navy ship!

The training vessel Lê Quý Đôn, in addition to it’s modern life boats and life rafts, carries 4 small canoes, each is equipped with oars, and has two masts for sailing training. Actually, I’m feeling envy with those who are trained on such a wonderful platform! 😀 Watch a video of the ship in action below.

uối cùng thì con tàu buồm Lê Quý Đôn cũng đã chính thức đi vào biên chế Hải quân Việt Nam hôm nay tại Nha Trang. Không giống như đã đưa tin trong 3 bài trước: bài 1, bài 2, bài 3 (mà tôi đã ngờ là: thường thì tất cả các tin quân sự đều thất thiệt một cách cố ý), con tàu không vòng qua mũi Hảo Vọng và Ấn Độ Dương, mà qua Đại Tây Dương, vùng biển Caribê, qua kênh đào Panama, rồi băng qua Thái Bình Dương về Việt Nam, hiển nhiên là tận dụng con đường có gió Mậu Dịch.

Hải hành từ Ba Lan về Việt Nam mất 120 ngày, trãi qua 33.800 cây số. Đáng xấu hổ thay, đó là hành trình dài nhất từng được hoàn tất bởi Hải quân Việt Nam, chưa một con tàu nào khác đi xa hơn thế!

Bên cạnh xuồng, bè cứu sinh hiện đại, tàu Lê Quý Đôn còn có 4 chiếc ca nô nhỏ, mỗi chiếc được trang bị mái chèo, và 2 cột buồm để huấn luyện cách dùng buồm. Thực sự, tôi đang cảm thấy ghen tị với những ai được huấn luyện trên một con tàu như thế! 😀 Xem thêm video về con tàu dưới đây!

armchair sailor

“So beware, dear reader… like a moth to the flame, the sea has an attraction that defies explanation and those of us who fall under her spell are forever changed!”

“Cẩn thận nhé bạn đọc… giống như con thiêu thân lao vào đám lửa, biển có một sức cuốn hút không thể lý giải, và những ai mắc vào lời nguyền của nó sẽ vĩnh viễn đổi thay, một lần và mãi mãi!”

hat’s enough of an armchair sailor I am, at least for the time being. As I’m writing these lines, the clock is approaching zero hour on the first day of the 2016 new year. On the Sài Gòn river (I’m living quite near by), all those big ships is blowing their horns, repeatedly and continuously, to celebrate the new year Eve turning point, really fascinating sounds to hear coming from afar.

A series of 20 posts, specially written toward Vietnamese audience, to introduce briefly about the very big and diverse world of seafarers. Go to sea are noble gentlemen, or just another average Joe – sixpack, on a $200 boat or a $200,000 yacht, running from a mid – life crisis or seeking for new adventures, all share the same passions, obsessions for the ultimately – free immense water space out there.

I met great difficulties in making these bilingual writings, as for the English nautical terms, and in a broader sense, the spirits of seafarers, are totally absent from the Vietnamese mind and language. We’re having a huge void in our souls in this particular area, which can only be filled by open our eyes, read and see how they did it. Well, all adventure starts from these aspiring books, just make sure to keep them dry on all the way of your journeys! 😀

hực ra tôi chỉ đang cố làm một thuỷ thủ “trên giấy”, ít nhất là trong thời gian hiện tại. Khi viết những dòng này, đồng hồ đang gõ nhịp những giây cuối cùng của năm cũ. Trên sông Sài Gòn (rất gần nơi tôi đang ở), những con tàu lớn bắt đầu kéo còi liên tục và lặp đi lặp lại, để chào mừng thời khắc giao thừa 2016, những âm thanh trầm ấm nghe thật hào hứng vọng đến từ xa.

Một loạt 20 bài viết chủ yếu hướng đến độc giả Việt, nhằm giới thiệu một phần nhỏ bé của cái thế giới mênh mông đa dạng những người đi biển. Họ có thể là những quý ông quý tộc, hay một người bình dân vô danh, ra khơi trên những con tàu trị giá $200 hoặc $200 000, chạy trốn một cuộc khủng hoảng tuổi trung niên, hay đang tìm kiếm những phiêu lưu mới. Tất cả đều chia sẻ chung một niềm đam mê đến ám ảnh với cái không gian tự do rộng lớn ngoài kia.

Tôi gặp nhiều khó khăn khi viết song ngữ thế này, những thuật ngữ hằng hải, hay rộng hơn là tinh thần của những người đi biển, hoàn toàn xa lạ và trống vắng trong ngôn ngữ, trong tâm trí người Việt. Giống như chúng ta đang có một khoảng trống cực lớn trong tâm hồn chỉ có thể bù đắp bằng cách mở rộng tầm mắt ra, đọc xem họ đã làm những điều ấy như thế nào! Tất cả những cuộc phiêu lưu đều bắt đầu từ những cuốn sách đầy cảm hứng này, hãy bảo đảm là chúng luôn khô ráo trong suốt các chuyến hải hành của mình! 😀

Một số tựa sách sailing lý thú:

seafarers – 20, Alain Gerbault

lain Gerbault served in the France’s Air Force during the WWI, become the French tennis champion later, before going to sea. In 1921, he purchased the Firecrest, an 39 – foot racing gaff sloop, learn sailing for a while, then 2 year later, single – handedly crossed the Atlantic. For this feat, he was awarded the Légion d’honneur. Continue onward, he finally made his way home, 1929, completed a circumnavigation, became the first French to do so! He then built a new boat, a 34 feet named Alain Gerbault with which he wandered the South Pacific, hopping from island to island for the rest of his life. He wrote several books about life on the islands, and criticising the modern western way of life.

lain Gerbault là phi công không quân Pháp trong thế chiến thứ nhất, sau đó là nhà vô địch quần vợt Pháp, trước khi hướng ra biển. Năm 1921, Gerbault mua chiếc thuyền đua 39′ Firecrest để học cách vận hành, rồi 2 năm sau một mình vượt Đại Tây Dương với nó. Với thành tích này, ông được thưởng Bắc đẩu bội tinh. Tiếp tục cuộc hành trình, ông cuối cùng cũng quay về nhà năm 1929, hoàn tất 1 vòng quanh quả đất, và là người Pháp đầu tiên thực hiện được điều đó! Ông đóng một chiếc thuyền mới, dài 34 feet, đặt tên là Alain Gerbault, rồi với nó, ông lang thang khắp các đảo Nam Thái Bình Dương trong suốt phần đời còn lại! Ông viết một số tựa sách về cuộc sống trên các đảo, và chỉ trích lối sống của xã hội phương Tây hiện đại!

seafarers – 19, Evgeny Gvozdev

vgeny Gvozdev is the only Russian to complete two circumnavigations. The first on his 5.5 m Lena, from 1992 to 1996 and the second from 1999 to 2003, on a much smaller boat, the Said, 3.6 m, built on his apartment’s balcony. He did it the Russian way: no motor, no autopilot, no GPS, no water distiller, no radio set, no satellite phone, no solar battery, nothing… just a compass and a sextant. That left modern seamen open – mouthed with astonishment! He died of a head injury on his 3rd attempt to go around, aged 74.

vgeny Gvozdev là người Nga duy nhất hoàn tất 2 lần vòng quanh thế giới. Lần đầu trên con tàu 5.5 m tên Lena (1992 – 1996), lần thứ hai (1999 – 2003) trên con tàu Said, 3.6m mà ông tự đóng trên ban công căn hộ của mình. Ông làm điều đó theo cách của người Nga: không động cơ, không hệ thống lái tự động, không GPS, không máy lọc nước biển, không radio, không điện thoại vệ tinh, không năng lượng mặt trời… không có gì ngoài 1 la bàn và 1 kính lục phân! Những thuỷ thủ hiện đại chỉ biết há hốc mồm vì kinh ngạc! Ông chết vì một chấn thương đầu trong lần thứ 3 đi vòng quanh thế giới, hưởng thọ 74 tuổi!

seafarers – 18, Harry Pidgeon

arry Pidgeon were the second person to circumnavigate the globe, 27 years after Joshua Slocum. But unlike Slocum, who is a professional captain who spent his whole life at sea, Pidgeon has no sailing experiences of any kind prior to his voyage. In 1917, aged 45, he spent one and a half year building Islander, a 34′ yawl from plan he found in the book How To Build a Cruising Yawl, then set out for a 4 years circumnavigation. In 1932, he go around the world another time which took 5 years. He married the first time in 1944, when he’s already 72 years old, and in 1947, the couple set out for a third circumnavigation, but the boat were wrecked in a typhoon a year later. He then tried building another boat, but before he could sail again, death took him at the age of 81.

arry Pidgeon là người thứ hai đi vòng quanh thế giới, 27 năm sau Joshua Slocum. Nhưng Slocum là một thuyền trưởng chuyên nghiệp, sống cả đời trên biển, còn Pidgeon thì không có bất kỳ kinh nghiệm hàng hải nào. Năm 1917, lúc đã 45 tuổi, ông tự đóng con tàu Islander, dài 34 feet trong một năm rưỡi, theo một bản vẽ tìm thấy trong cuốn sách How To Build a Cruising Yawl, sau đó mới bắt đầu chuyến hành trình 4 năm của mình. Năm 1932, ông lại đi vòng quanh trái đất lần nữa, lần này mất 5 năm. Ở tuổi 72, ông cưới vợ lần đầu tiên trong đời, năm 1944, và 3 năm sau đó, cặp vợ chồng thử đi vòng quanh thế giới lần thứ 3 (1947). Nhưng con tàu bị đắm trong một cơn bão một năm sau đó. Ông lại đóng tiếp con tàu thứ hai, nhưng trước khi kịp hoàn tất, ông qua đời ở tuổi 81.