vô môn quan

無門關

gôn ngữ, đó là cái vỏ của tư duy, ngày trước nghe nói như thế, nhưng vẫn chưa hiểu lắm! Thật ra, người ta dùng từ rất chính xác, “cái vỏ”, giống như cái vỏ của các loài giáp xác (tôm, cua…) vậy, vừa là hệ thống bảo vệ cơ thể khỏi tác động của môi trường xung quanh, vừa là cái khung cấu trúc để cho cơ thể bên trong được phát triển! Người có suy nghĩ chính chắn, vững vàng không dễ gì bị tác động của môi trường xung quanh, kẻ không có tư duy gì đáng kể thì… ai nói gì cũng nghe, ai xúi gì cũng làm! Tuy tác dụng là vậy, nhưng phát triển đến một mức độ nào đó, cái vỏ này lại trở thành vật cản trở, vì cơ thể có nhu cầu phải trở nên lớn hơn, mà cái vỏ không lớn hơn được, do đó phải trãi qua… rất nhiều chu kỳ lột xác!

Nhiều người học đâu đó vài ngôn từ lảm nhảm, cũng tự tạo nên cái vỏ như thế, họ hài lòng với cái vỏ be bé ấy, rồi đóng khung cứng luôn trong đó! Họ không hiểu “cái vỏ ngôn từ” có hai mặt, phải thay đổi, nếu không sẽ trở thành tù nhân của cái vỏ do chính mình tạo ra! Dĩ nhiên, thay đổi có tính cấu trúc và kế thừa, còn những loại “ốc mượn hồn” thì không cần kể đến! Cứ như thế phát triển từng bước, đến cảnh giới dùng “Vô Ngôn Thông” (thông hiểu không cần… ngôn từ) để bước qua “Vô Môn Quan” (cửa không có… cổng) thì chắc lúc đó về với chư Phật rồi! Hoà thượng Thuỵ Nham Sư Ngạn mỗi ngày tự gọi: “Ông chủ!”, rồi tự trả lời: “Dạ”, lại tiếp: “Tỉnh táo nhé!” – “Dạ” – “Mai kia mốt nọ chớ để người gạt nhé!” – “Dạ, dạ!” 😃

ngậm ngãi tìm trầm

rước, ở làng lưu truyền “câu chuyện dân gian” “ngậm ngãi tìm trầm”. Những người đi tìm trầm, đi suốt nhiều tháng, rừng thiêng nước độc, thú dữ nhiều, họ ngậm trong miệng một loại bùa ngãi. Loại ngãi này, nếu dùng thời gian ngắn, có tác dụng xua đuổi cọp beo, nhưng nếu ngậm dài nhiều năm, thì chính bản thân người dùng sẽ… biến thành cọp! Dĩ nhiên, đây chỉ là câu chuyện ngụ ngôn, dân gian mà thôi, không nên cho là thật!

Mà làng tôi là cái làng kháng chiến, vô số người ở “trên xanh”, trong các chiến khu, có người hàng chục năm! Tìm trầm hương, đi kháng chiến, dĩ nhiên là lý tưởng cao đẹp, nhưng mà cái thời gian nó lâu dài như thế, ngậm một mối hận thù lớn như thế, từ năm này sang năm khác, dân làng tôi sợ… họ sẽ biến thành cọp! Cái trí tuệ dân gian nó chỉ kể câu chuyện như vậy thôi, còn những tầng ngữ nghĩa khác thì để cho người nghe tự suy ngẫm! 😅

introspection & retrospection

iãn cách mà, có rất nhiều thời gian để dành cho… introspection & retrospection… Nhớ hồi mới tập chèo và đóng xuồng, đám lưu manh, vớ vẩn suốt ngày giới thiệu ảnh sang chảnh: cảnh quan núi và biển, trai xinh gái đẹp chụp hình sexy trên bãi biển, các resort, khu nghỉ dưỡng với thức ăn và dịch vụ sang trọng… chúng nó cứ làm nhiễu loạn thông tin lên như thế, không biết để làm gì?! Bởi mới nói, cùng nhìn vào một bức tranh, nhưng mỗi người chỉ nhìn thấy cái anh ta muốn thấy mà thôi! Khi nhìn vào kayaking, người ta thấy điều gì? Đơn giản đầu tiên, chính là… chèo! 😃 Vâng, chỉ đơn giản là chèo thôi, chèo từ giờ này sang giờ khác, và khi có thể, từ ngày này sang ngày khác! We are what we do consistently! Đã từng tìm hiểu nhiều về full-keel, twin-keel, lifting-keel, rồi junk-rig, gaff-rig, fore-n-aft-rig, etc… nhưng có lẽ sẽ vẫn mãi chỉ là tìm hiểu mà thôi, vì không thể bứt ra khỏi cái “chèo” được! So sánh kayaking với sailing cũng như so chạy marathon với cỡi ngựa vậy, mặc dù bên ngoài đều gắn với nước, nhưng bên trong, chúng khác nhau hoàn toàn, khác cái cách vật lý nó tác động lên thể chất và tâm lý người chơi!

Sắp tới sau giãn cách, sẽ tập trung vào các kỹ thuật roll… Thú thật, dù tôi bơi lặn có thể nói là khá giỏi, nhưng phải mất nhiều năm mới vượt qua được nỗi sợ hãi… lật thuyền, đó là một kiểu chướng ngại tâm lý rất lớn! Nên brace và roll là những kỹ thuật cực kỳ quan trọng, nó làm cho mình cảm thấy tự nhiên thoải mái trong bất kỳ tình huống nào, dù có bị sóng đánh cho lên bờ xuống ruộng, đánh lật xoay mòng mòng 3, 4 vòng! Cần phải tập 5, 7 kỹ thuật roll khác nhau, đến mức có thể roll không cần mái chèo, tức là xuồng lật úp thì lật nó lại chỉ với 2 cánh tay! Một số ít “sư phụ” kayaking còn kinh khủng đến mức có thể xoay ngược lại chiếc xuồng với hai tay bị trói, tức thậm chí không cần dùng đến cả tay, họ có khả năng điều khiển cơ thể dẻo đến mức dùng phần thân trên như một cái mái chèo! Nhưng đó là một cảnh giới hoàn toàn khác, là world-class rồi, còn lâu mình mới tới đó, và thực ra không nhất thiết phải đặt mục tiêu tới đó ngay lúc này! Chỉ trong một thế giới bé xíu như xuồng kayak thôi, là đã có không biết bao nhiêu thứ để học, để làm, chỉ trong một công việc tưởng chừng đơn giản là chèo chiếc xuồng!

sư, sĩ, công

ên chia ra làm 3 hạng: sư / sĩ / công rõ ràng, trong mỗi hạng lại phân chia thành nhiều hạng con! Đa số “người hát” hiện tại, như kiểu Mr. Đàm… nên gọi là “ca công – thợ hát”! Số có thể gọi là “ca sĩ” ở VN hiện tại có độ 4, 5 người gì đó! Số đáng gọi là “ca sư” thì suốt lịch sử xưa nay e là chỉ có vài người! Còn số “đờn ca nhạc nhậu” thì không kể, vẫn còn chưa được tính là “công”, vì “công – thợ” cũng phải học hành, rèn luyện vài năm, từ thợ bậc 1 lên thợ bậc 5 cũng mất cả chục năm có dư!

Rõ ràng như thế thì xã hội nó mới không loạn! Như thời chiến ngày xưa, “văn công” không hề tầm thường chút nào nhé, có khi còn hơn hẳn cái gọi là “ca sĩ” bây giờ! Ở mặt khác, chúng ta có: nhạc sư, nhạc sĩ, nhạc công, cũng là 3 hạng hoàn toàn khác biệt! Kiểu như ngồi trong toilet mà đẻ ra hàng trăm bài na ná như nhau, không có sáng tạo khác biệt, thì chưa thể gọi là “sĩ” được, cùng lắm chỉ có thể gọi là “công” mà thôi! Còn “sư” thì khắp lịch sử xưa nay, e là cũng chỉ có đôi ba người xứng đáng! 😅

Bernoulli’s principle – 2

rên không gian mạng, thấy có nhiều vị Tiến sư, Giáo sĩ, bằng cấp học hành ghê gớm, mà không thể hiểu được những công thức, nội dung toán/lý đơn giản! Em đang nói về nguyên lý Bernoulli, nguyên lý chi phối cánh buồm, cánh máy bay! Nói tới nói lui, 2, 3 năm thời gian suy nghĩ thì rút cuộc vẫn chưa thông, mà em e là trí năng như thế, chưa thể thông sớm được!

Con “tàu lượn dưới nước” Trung Quốc “海翼 – Hải Dực – cánh biển – SeaWing” này có thể đi xa hơn 10000 (mười ngàn) km, chỉ lượn lờ chậm rãi, không nhanh nhưng đi rất xa, rất thích hợp làm công cụ do thám! Mà kích thước chỉ bé như thế thôi, làm sao dự trữ lượng lớn năng lượng để làm những hành trình dài như thế!? Bác nào giải thích được thì mới gọi là hiểu nguyên lý Bernoulli!

Học toán vì điều gì?

oán cũng như âm nhạc, là một loại “ngôn ngữ”, là cách chúng ta tìm hiểu, phản ánh, biểu diễn thế giới xung quanh. Một đứa trẻ lớn lên luôn có sự tò mò về những thứ quanh nó, nó tìm hiểu, đo đạc, ước lượng, tìm cách kết nối các sự việc rời rạc thành quy luật, nó không ngừng khám phá ngoại giới, xây dựng bản vẽ, mô hình. Khởi đầu từ những tập từ vựng và ngữ pháp đơn giản, dần dà xây nên hệ thống ngôn ngữ phức tạp! Ai đã học kỹ số học cấp 2, cấp 3, sẽ hiểu một điều là: những trò “numerology”, cái gì mà “Thần số học”, nhẹ thì có thể bảo là chơi đùa, nặng thì có thể nói là lừa bịp! Cũng như thế, nếu xem âm nhạc là một ngôn ngữ, thì bolero là ngôn ngữ của học sinh tiểu học! Nên với cái “não trạng” như thế, không ngạc nhiên gì khi đám “bolero”, “numerology” tự xem mình là “đỉnh”, tự khoác lên cái vẻ “cao sang” giả tạo!

Đọc xong bài, thấy một điều, dù là tác giả nổi tiếng, đưa ra nhiều ví dụ, luận điểm hay ho, nhưng ông chưa trả lời câu hỏi học toán vì điều gì!? Ông ấy vẫn xem Toán là môn hàn lâm chết cứng, ông ấy đã quên cái thời ông ấy còn là một đứa trẻ, tìm cách đo đạc, ước lượng, tìm cách xây dựng mô hình về thế giới xung quanh! Học Toán là vì cái lý do nội tại, tự thân ấy mà thôi, những chuyện khác như ứng dụng thực tế, đóng góp xã hội, đều là hệ quả! Có rất nhiều người hiểu và chia xẻ các giá trị toán học trong cuộc sống! Nhưng số người bước vào ngành toán thì rất ít! Số có khả năng đi con đường Toán lý thuyết, chỉ đếm trên đầu ngón tay! Không nên có cái tham vọng truyền “đam mê toán” đến với đa số quần chúng, chuyện đó đơn giản là không thể, số đông không thể hiểu cái mà họ bên-trong-không-có, nhất là thời buổi nhiễu loạn như hiện tại!

e-ink display

iện tại, giá còn hơi chát, nhưng tương lai 1, 2 năm nữa, có một viễn cảnh như thế này: máy tính của coder nên có hai màn hình, một LCD truyền thống, và một e-ink, trong ảnh là màn hình e-ink Dasung, cty trụ sở tại Bắc Kinh, TQ (đã có màn hình kích cỡ 25.3 inch). Tất nhiên, nhiều thao tác máy tính vẫn cần đến màn hình đầy đủ mầu sắc.

Nhưng với một coder – lập trình viên mà nói, một ngày có khi hơn 12 tiếng, phần nhiều chỉ edit text, thì màn hình e-ink hoàn toàn không phát sáng, đúng nghĩa là “giấy trắng mực đen”, có thể bảo vệ mắt tốt hơn rất nhiều, càng tốt hơn nữa nếu có thể hiển thị 256 mức xám! Xứ sở phát minh ra giấy, đương nhiên sẽ làm giấy điện tử thật tốt! 😀

vàm láng, 2021

ại là một chuyến đi “đầu voi đuôi chuột”, như người ta hay nói, không có kết quả gì thì cũng có được kinh nghiệm! Kinh nghiệm thì có 2 chuyện đáng nhớ, một là chuyện đối đầu trực diện với dòng chảy ở ngã ba Vàm Cỏ đã nói trong một post trước, hai là kinh nghiệm chèo sóng lớn. Thú thật là vì tôi ở sâu trong đất liền nên kinh nghiệm chèo biển, chèo sóng to không có được nhiều. Khu vực “dữ” nhất là ngã 3 Bình Khánh, trong cơn giông gió đôi khi cũng có sóng lên đến 1m, nhưng cũng chỉ tới thế! Lần này, vừa chèo qua ngã ba Vàm Cỏ xong là cơn giông kéo đến, kéo dài suốt 2 tiếng!

Thời tiết điển hình của mùa mưa, từ khuya cho tới gần trưa, gió lặng, biển êm, rất thuận lợi! Gần trưa, giông gió bắt đầu nổi lên, hoành hành vài tiếng đồng hồ, đến cuối giờ chiều, lại sóng yên biển lặng trở lại! Mẫu thời tiết cứ lặp đi lặp lại như thế, hầu như ngày nào cũng giống nhau! Nên quãng thời gian đầu giờ sáng là thời gian thuận lợi nhất để chèo được xa. Đã dự kiến là những hành trình như thế này phải dậy thật sớm, ăn uống chuẩn bị mọi thứ để 4h sáng là xuất phát! Thậm chí nếu cần thiết thì chèo đêm, dự kiến chung là như thế, nhưng cụ thể thế nào còn tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể!

Trong cơn giông, lúc đầu thấy cũng hơi “khớp”, sóng gió càng lúc càng dữ, nhưng sau nghĩ, mình đã có “trang bị” mạnh, đã có “kỹ năng” mạnh, có gì phải sợ! Thế nên hăng hái chèo tới, sóng cao hơn 1.5m, đầu bạc trắng xoá, liên tục tràn qua! Cảm giác “khớp” lúc đầu nhanh chóng bị thay thế bằng cảm giác “hưng phấn”, rõ ràng nó không làm gì được mình, “tao ở đây nè, lại đây mà giết tao đi!” 😅 Sóng cuồn cuộn hết lớp này đến lớp khác, cảm giác như đang bị “luộc” trong nồi nước sôi, gió, sóng đổi hướng 2, 3 lần khác nhau, bủa vây tứ phía! Nhưng chiếc Serenity điềm tĩnh vượt qua tất cả!

Đúng là một cảm giác “say sưa” đáng nhớ, 2 lần liên tiếp trãi qua khó khăn, rất hao tổn sức lực, đôi lúc cảm giác như 2 cánh tay sắp chuột rút đến nơi, phải giảm cường độ chèo, nhưng đến cuối ngày vẫn cảm thấy tràn đầy năng lượng. Bị một cái tai nạn ở trạm biên phòng, té từ trên bậc tam cấp trơn tuột đầy rêu xuống, mấy con hàu cào rách hết tay chân, rất nhiều vết thương, may là đầu và mặt không bị sao. Tối lên cơn sốt nhẹ, lại thêm mấy anh biên phòng “tuyên truyền, giáo dục” về Covid-19, nên sáng hôm sau quyết định dừng cuộc chơi, chở xe tải chiếc xuồng phút chốc về lại Nhà Bè!

từ nguyên: tự do

ừ nguyên: Tự do – 自由 – Freedom, Liberty. Giải thích theo Hán ngữ thì tức là: “vì nguyên do tự thân”, “tự dàn xếp ổn thoả với các lý do nội tại”, “tự mình điều phối được suy nghĩ, hành động của bản thân”, hay nôm na nghĩa là “tự do mình mà ra”. Từ mang hàm nghĩa con người có được “tự do” khi có thể sống ổn thoả với chính bản thân mình, ngữ nghĩa hướng nội kiểu rất “duy tâm” nhé! 🙂

Giải nghĩa như thế hình như chẳng có liên hệ gì với “freedom – liberty” của phương Tây, những khái niệm mang hàm ý: con người thoát ra khỏi những ràng buộc của môi trường, của xã hội xung quanh. Một đằng chỉ liên hệ ngoại giới, ngoại thân, một đằng chỉ nội tình nội tại bên trong, nhưng bị cưỡng ép về cùng một nghĩa. Vậy lâu nay, các anh dùng từ “tự do” nhưng có thật sự hiểu nghĩa nó không?

kayak techniques: brace, 1

ắp thành “chính quả” rồi! ❤️ “Chính quả” ở đây hiểu theo nghĩa đen thôi, tức là… kết quả chính yếu! 😃 Sau khi đóng chiếc Serenity xong, loay hoay nhiều tháng trời mới thành công với kỹ thuật “brace” này, là cách dựng thẳng đứng lại chiếc xuồng khi đã bị đánh lật ngang. Xem “bọn Tây” làm sao mà thấy dễ dàng, nhẹ nhàng thế!

Làm được rồi thì thấy cũng tương đối bình thường, không khó lắm, nhưng quả thực, suốt cả một quá trình, “vô cùng” khó, “phi thường” khó, vì phải tổng hoà nhiều yếu tố: sức mạnh, chiều dài cánh tay đòn, phối hợp tay, vai, lưng, hông, chân, phân bố khối lượng và độ nổi của chiếc xuồng… Góc quay hơi mờ, sẽ post một vài clip khác tốt hơn! 🙂