taras bulba

aras Bulba, hầu như ai trong chúng ta cũng nhớ, nằm trong chương trình Ngữ văn cấp 3, hình như là lớp 11! Nikolay Gogol, tác gia người Nga gốc Ukraine, viết bằng tiếng Nga về người Cossack sống ở vùng đất mà ngày nay là Ukraine. Mà Cossack, giống dân vốn dĩ là du mục đó, là Nga hay là Ukraine, thật không thể nói cho rõ ràng được! Phiên bản tiểu thuyết sau cùng của Gogol cổ vũ cho một tinh thần “đại Nga” mà không nói một chữ Ukraine nào! Cho đến ngày nay, cả hai phía vẫn còn “giành giật” nhân vật tiểu thuyết tưởng tượng này!

Dĩ nhiên, lúc học văn ở ghế nhà trường thì cũng chỉ là những văn bản chữ nghĩa khô khan mà thôi, đâu có hiểu được rằng thực tế, lịch sử, dân tộc, văn hoá nó lại phức tạp đến như vậy! Nhưng ngày nay chúng ta biết được có một một Taras Bulba sống động, hoành tráng với âm thanh và hình ảnh! Và lại là bài ca “Poliushko Polie”, giọng ca Ivan Rebroff (một người Đức chẳng dính gì đến Nga ngoài chữ Ivan). Đương nhiên không hay và ấn tượng như trình bày của dàn nhạc Alexandrov, nhưng qua đó cũng cho thấy một phần gốc gác dân ca xa xưa của bản nhạc này!

chiếc khăn xanh

gười hiện đại, cáp mạng RJ45 và Wifi đã cắm vào đầu rồi, liên tục phải có kích thích, cập nhật, rút dây ra là chết não ngay (cắm dây vào thì lại thành xác sống). Số những người có khả năng cầm súng chiến đấu trong rừng, sống với lý tưởng và niềm tin đơn thuần, không cần các loại “thông tin – fastfood” chẳng có bao nhiêu!

Như người ta thường nói, đôi khi, đến khi không còn lại cái gì cả, thì khi đó mới biết đâu là “bản lĩnh văn hoá” thực sự! Nên đôi khi cũng phải xem xem, cái vỏ bọc xã hội hiện đại, bản lĩnh diễn trò của mấy “anh hề” nó mỏng tới cỡ nào! Cá tính Nga mà, giống y như lời bài hát “The cuckoo” vậy: nếu quanh đây có thuốc súng, hãy cho tôi cái bật lửa! 😅

the cuckoo

hạc Nga – Xô-viết thường là những tác giả được đào tạo rất kỹ về nhạc cổ điển, câu nhạc viết ra thường có nhiều màu sắc, nhiều lớp lang khác nhau! Nhưng đôi khi cũng nên nghe những loại âm nhạc hiện đại hơn, đơn giản hơn một chút để thay đổi không khí, ca khúc “The Cuckoo”, nhạc phim “Battle for Sevastopol”, 2015…

Phim nói về Lyudmila Pavlichenko, nữ xạ thủ bắn tỉa Liên – Xô, người trong một lần nói chuyện trước đám đông báo chí ở Chicago, nhằm vận động nước Mỹ mở mặt trận thứ 2 phía Tây chống Đức-quốc-xã, đã nói: tôi, Lyudmila Pavlichenko, năm nay 25 tuổi, đã hạ 309 tên Phát-xít, các quý ông, các ông còn định núp sau lưng tôi bao lâu nữa!?

stand up for faith, Russian land!

ính cách Nga mà, khó ai đoán được, kể cả người trong cuộc như Mỹ với đầy đủ tin tức tình báo: lúc đầu nhận định kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Nga thất bại, tiếp theo nhận định Nga gặp khó khăn hậu cần, triển khai lực lượng! Kế đến lại nhận định Nga muốn tiến chậm, đánh chắc… Thực ra Nga đang cố tình phô diễn lực lượng, và cho thấy ý định tiến hành một cuộc chiến kiềm chế, mong Ukraine thấy khó mà lui, ngồi vào bàn đàm phán! Nhưng anh U cá tính nhỏ nhặt lặt vặt muôn đời, không đánh mạnh thì chưa tỉnh ra đâu!

Nhân đây cũng nói rõ, sự ủng hộ “từ trong vô thức” của tôi dành cho dân tộc Nga, bất chấp suy nghĩ, bất chấp quan điểm chính trị, bất chấp tình hình thực tế, cái “ủng hộ” này, thực ra có gốc gác sâu xa từ tầng… văn hoá! Khi bạn hiểu một dân tộc đủ sâu, đủ rộng thì sự đồng cảm, thông hiểu tự dưng xuất hiện! Tính cách Nga, y hệt như trong lời bài hát này vậy: Stand up for faith Russian land! Do not show mercy, neither for enermies nor yourself! Hãy đứng lên vì đức tin, vì nước Nga! Không cần phải thương xót ai, dù cho là kẻ thù hay chính bản thân mình…

chấn hoa

oi nhiều đến phát nhàm, những kiểu mẫu phổ biến, con nhà người ta: cấp 3 là học trường Chấn Hoa (chữ ‘chấn’ trong chấn chỉnh, chấn hưng), lên Đại học là vào Thanh Hoa (chữ ‘thanh’ với 3 chấm thuỷ, nghĩa là trong sạch, thanh cao), ra trường là tham gia kiến thiết doanh nghiệp kiểu như Hoa Vi (Huawei, chữ ‘vi’ tức là: vì, bởi, do, cho…)

Trung Quốc mà, nhất là những vùng phía đông bắc, làm cái gì cũng có bài bản, có tư tưởng nhất quán ở đằng sau, nói theo kiểu ngày xưa tức là…. “tu, tề, trị, bình” !!! 🙂 Tuy có phần khuôn mẫu, nhàm chán, thậm chí giáo điều, nhưng phim thanh xuân Trung Quốc truyền đi những thông điệp, những ví dụ, những bài học làm người một cách rất rõ ràng và tươi đẹp!

Bát nhã tâm kinh

át-nhã tâm kinh – 般若心经 – Prajnaparamita hrdaya – Heart sutra… Xin nói rõ một điều là em hoàn toàn không hiểu gì về nội dung kinh này, chỉ nói về cái chất lượng âm nhạc như thôi miên của nó! Nhất là đoạn: Gate, gate, pāragate, pārasaṃgate – Qua rồi, qua rồi, đã qua bờ bên kia, đã hoàn toàn qua bờ bên kia rồi…

Cứ mỗi lần chèo vượt biển những đoạn dài 20, 25 km là vừa chèo đi, vừa “niệm chú” như thế: Gate, gate, pāragate, pārasaṃgate… em ngu nên chỉ hiểu theo nghĩa đen thế thôi! 🙂 Nói thêm chút về ngữ nghĩa, có hai cách hiểu câu này, một cách chủ động và một cách bị động, không diễn tả được trong tiếng Việt, hiểu thế nào là tuỳ vào chủ thể!

Aaryaavalokiteshvara – bodhisattvo gambhiiraayaam prajnaapaaramitaayaam caryaam caramaano vyavalokayati sma: panca skandhaah; taamshca svabhaava – shuunyaan pashyati sma.

Iha Shaariputra ruupam shuunyataa shuunyataiva ruupam, ruupaan na prithak shuunyataa, shuunyataayaa na prithag ruupam, yad ruupam saa shuunyataa, yaa shuunyataa tad ruupam. Evem eva vedanaa – samjnaa – samskaara – vijnaanaani. Iha Shaariputra sarva – dharmaah shuunyataa – lakshanaa, anutpannaa, aniruddhaa, amalaa, na vimalaa, nonaa, na paripuurnaah. Tasmaac Chaariputra shuunyaayaam na ruupam na vedanaa na samjnaa na samskaaraa na vijnaanaani. Na cakshuh – shrotra – ghraana – jihvaa – kaaya – manaamsi. Na ruupa – shabda – gandha – rasa – sprashtavya – dharmaah. Na cakshurdhaatur yaavan na mano – vijnaana – dhaatuh.

Na vidyaa, naavidyaa, na vidyaa – kshayo, naavidyaa – kshayo, yaavan na jaraa – maranam na jaraamarana – kshayo, na duhkha – samudaya – nirodha – maargaa, na jnaanam, na praaptir apraaptitvena. Bodhisattvasya prajnaapaaramitaam aashritya viharaty acittaavaranah. Cittaavarana – naastitvaad atrasto, viparyaasaatikraanto nishtha – nirvaanah. Tryadhva – vyavasthitaah sarvabuddhaah prajnaapaaramitaam aashrityaanuttaraam samyaksambodhim abhisambuddhaah. Tasmaaj jnaatavyo prajnaapaaramitaa – mahaamantro mahaavidyaa – mantro ‘nuttara – mantro ‘samasama – mantrah, sarvadukha – prashamanah, satyam amithyatvaat, prajnaapaaramitaayaam ukto mantrah. Tad yathaa gate gate paaragate paarasamgate bodhi svaaha!

 

Avalokiteshvara while practicing deeply with the Insight that Brings Us to the Other Shore, suddenly discovered that all of the five Skandhas are equally empty, and with this realisation he overcame all Ill-being.

“Listen Sariputra, this Body itself is Emptiness and Emptiness itself is this Body. This Body is not other than Emptiness and Emptiness is not other than this Body. The same is true of Feelings, Perceptions, Mental Formations, and Consciousness. “Listen Sariputra, all phenomena bear the mark of Emptiness; their true nature is the nature of no Birth no Death, no Being no Non-being, no Defilement no Purity, no Increasing no Decreasing. “That is why in Emptiness, Body, Feelings, Perceptions, Mental Formations and Consciousness are not separate self entities. The Eighteen Realms of Phenomena which are the six Sense Organs, the six Sense Objects, and the six Consciousnesses are also not separate self entities. The Twelve Links of Interdependent Arising and their Extinction are also not separate self entities. Ill-being, the Causes of Ill-being, the End of Ill-being, the Path, insight and attainment, are also not separate self entities. Whoever can see this no longer needs anything to attain.

Bodhisattvas who practice the Insight that Brings Us to the Other Shore see no more obstacles in their mind, and because there are no more obstacles in their mind, they can overcome all fear, destroy all wrong perceptions and realize Perfect Nirvana. “All Buddhas in the past, present and future by practicing the Insight that Brings Us to the Other Shore are all capable of attaining Authentic and Perfect Enlightenment. “Therefore Sariputra, it should be known that the Insight that Brings Us to the Other Shore is a Great Mantra, the most illuminating mantra, the highest mantra, a mantra beyond compare, the True Wisdom that has the power to put an end to all kinds of suffering. Therefore let us proclaim a mantra to praise the Insight that Brings Us to the Other Shore: Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha!

outcast

gười Việt xưa nay vẫn xem “dân vạn đò” là tầng lớp thấp kém, thậm chí là “outcast”, tầng lớp “ngụ cư”, ngoài lề xã hội! Thử nhìn lại dải đất dài, hẹp hình “con rắn độc” này sẽ thấy, người Việt vừa sợ biển, vừa sự núi, xuống biển thì không chịu được hiểm nguy, lên rừng thì không chịu được gian khổ, dần bị ép vào một cái thế dài ngoằng ra như thế! Đạo ông Trần, Long Sơn, Vũng Tàu, dù nội dung nó là gì đi nữa, vẫn cho thấy một mô hình cộng đồng xa xưa còn sót lại! Một tiến trình di dân ven biển, một hình thức “tôn giáo” đơn giản theo kiểu “đạo ông bà”, môi trường để lưu trữ kiến thức, học vấn, chữ nghĩa, môi trường để duy trì các nghề thủ công, các phong tục, tập quán tốt đẹp xưa cũ, tất cả cho đến khi…. người Mỹ đến, uproot – nhổ gốc dân cư ra khỏi các làng xã của họ.

Những người này bị lùa vào các khu tái định cư (ấp chiến lược) hay bị xua đuổi về thành thị! Nuôi sống bằng bơ sữa, đồ hộp, bằng nhạc rock và cần sa, khiến cho họ mơ mộng về một nền kinh tế phồn thịnh, tự nuôi sống nó được! Khi người Mỹ đi rồi, bộ phận lớn bị bỏ lại với cái hoang tưởng kinh tế, xã hội của họ, trở lại với cái thực tại năng lực sản xuất vốn có như cả ngàn năm trước! Nghiêm trọng hơn, những lề thói xưa cũ giúp làng xã, cộng đồng ổn định đã bị phá huỹ đi mất! Không còn ai nhớ đến chúng là như thế nào nữa, hình thành một tầng lớp thị dân không ra thị dân, nông dân cũng chẳng phải, không dung hợp được vào đâu cả! Kinh nghiệm cho thấy rằng, chính cái thành phần ngô không ra ngô, khoai không ra khoai này (kiểu đám bolero) là thành phần ngu dốt, manh động và phá hoại nhất!

giãn cách, 25

ho dù công nghệ phát triển tới cỡ nào đi nữa, thì các sân chơi mạng xã hội (MXH) như hiện tại, hiện nguyên hình như cõi hồng hoang, nguyên thuỷ, như thời còn là vượn người vậy! Trong các vấn đề nó đẻ ra, thì big-data, thao túng dữ liệu người dùng vẫn là chuyện nhỏ, những chuyện lớn hơn như tính chính danh, tin giả, bắt nạt xã hội, quảng cáo, lừa đảo mới là những vấn đề lớn! Ở tầm vĩ mô, có thể ví dụ vài cá nhân nào đó đưa tin giả, được hỗ trợ bởi một số cty ở VN, các cty này có cty mẹ ở Hồng Kông, đến lượt cty mẹ này do Hoa Nam tình báo giật dây! Một ví dụ khác, một tay ‘oligarch’ Nga, thông qua mạng lưới chân rết chằng chịt, chi tiền tạo quảng cáo và tin giả để tìm cách ảnh hưởng kết quả bầu cử Mỹ! Nói chuyện vĩ mô nó xa xôi quá, giờ quay lại chuyện vi mô ở ngay Việt Nam.

Hiện có khá nhiều nhóm lưu manh giang hồ (thường là cho vay nặng lãi, hay lô đề) cũng lập nhóm “Từ thiện” trên MXH, cũng đi phát vài tạ gạo, vài chục thùng mì (có bao nhiêu tiền đâu), tạo ra cái vỏ bọc lương thiện, tử tế như thế! Bà con chỉ biết ảo thôi, chứ có hiểu éo cuộc sống thực chúng nó toàn những thứ đầu trộm đuôi cướp thế nào đâu, có tới tận nơi xem tận mặt, hiểu rõ sự việc thế nào đâu?! Chính MXH đã dạy chúng nó những chiêu trò như thế. Kinh nhất hiện nay là các nhóm tự xưng “hiệp sĩ”, luôn rình mò, luôn “biết rồi”, luôn ra vẻ ta đây vì “việc nghĩa”, can thiệp chuyện “bao đồng”, trên Face vẽ bao nhiêu chuyện “tốt đẹp”, thực chất, chúng nó sống bằng cách tống tiền cá nhân & doanh nghiệp! MXH giúp cho tội phạm xây dựng thêm vài bộ mặt, trong số muôn ngàn khuôn mặt của chúng!

Làm nhớ đến một công án Thiền tông kinh điển: Nếu như cái xe bò không chạy, thì ông đánh cái xe, hay đánh con bò!? 😅

Nên xã hội càng phát triển, mà bản chất mông muội của con người chỉ càng trầm trọng thêm mà thôi! Ngày xưa thời của báo in, giấy viết, tin giả cũng có nhưng ít, và hạn chế, toà báo mà đưa tin sai, người ta còn biết chỗ mà đến ném cà chua, trứng thối để phản đối! Giờ một thằng ku lưu manh bá vơ, núp đâu trên núi, không ai biết nó là ai, mà vẫn có thể tác động đến con người và xã hội được! Nên chuyện này (sự vụ của Facebook), tôi đoán mới chỉ là khởi đầu mà thôi! Công bằng mà nói, Face chỉ là cái chợ để người ta buôn dưa lê, cái xấu của MXH là cái xấu chung của con người, chả của riêng gì Face! Rồi phương Tây cũng sẽ nhận ra, “tự do ngôn luận” vẫn có quá nhiều mặt trái, vấn đề căn bản đầu tiên là tính “chính danh” trên MXH, giải quyết được chuyện đó rồi thì mới tính tiếp những chuyện khác được!

Nói túm lại, MXH khiến cho đa số quần chúng trở thành “một con người khác”, riết rồi không ai quan tâm thực chất là như thế nào nữa, đó mới là cái nguy hại lớn nhất của MXH! Một cái ổ “nhảm nhí”, “dối trá”, “giả danh”, “ảo hoá”… mà chuyện đó chưa quan trọng, quan trọng là con người ta quên mất mình là ai, cái gì là thực, cái gì làm mình hạnh phúc, cái gì có lợi cho sức khoẻ và tâm hồn. Nhất là khi vô số cộng đồng, hội nhóm, tổ chức lưu manh nó ảnh hưởng, phụ thuộc, tác động lẫn nhau, tạo nên một cái “hệ sinh thái – eco-system”, tự nó nuôi sống bằng chính những cái “ảo giác” phản ánh qua lại giữa những “não trạng bệnh lý” giống nhau đó! Khi con người không còn biết mình là ai, không có mục đích xây dựng cá nhân gì, không còn khả năng “hướng thiện”, thì tất cả những điều khác xảy ra chỉ là hệ quả tất yếu!

treasure island

uốn tiểu thuyết mê ly thời còn nhỏ xíu, tôi đọc bản NXB Văn học, 1987, nhưng thực ra đây là tái bản của bản 1944 – Vũ Ngọc Phan – Tự lực văn đoàn, nên tiếp cận văn hoá phương Tây ở VN là khá sớm, có lẽ từ thời Đông kinh Nghĩa thục. Khi nhỏ đã đọc cả trăm truyện thế này, nhưng hay nhất là “Bí mật đảo Lincoln” của Jules Verne! Cuốn sách này chứa đầy ắp đủ loại kiến thức về thiên văn, địa lý, vật lý, khoa học tự nhiên! Rất nhiều thứ, từ cách xác định góc phương vị (azimuth) của mặt trời để đo kinh vĩ.

Chả cần phải học hoá cấp 2 cũng biết được thuỷ phân dầu tạo ra xà phòng và glycerine, chả cần học hoá cấp 3 cũng hiểu quy trình Bessemer để luyện gang thành thép… Spoiler: không khó để nhận ra trong bản dịch này nhiều lỗi chuyên môn về địa lý, hằng hải và nhiều kiến thức tổng quát! Vì thực ra các cụ thời đó cũng không có biết nhiều lắm đâu! Nhưng nói cho đúng, nó vẫn tốt hơn các bản dịch hiện tại, sách vở bây giờ hành văn căn bản còn chưa nên thân, câu cú lộn xộn cứ như “cơm sống”!

whaler

ột chút lịch sử hàng hải phương Tây, nghề đánh bắt cá voi, loại sinh vật khổng lồ nặng đến vài chục (thậm chí cả trăm) tấn, loài mà ngư dân VN kính ngưỡng và thờ phụng, gọi là “Ông”, còn bọn Tây thì xem đó như những thùng dầu khổng lồ di động. Trong ảnh là Charles W. Morgan, con tàu 350 tấn, giờ là một phần của bảo tàng Mystic Seaport. Ai từng đọc Moby-Dick – Herman Melville, một trong những cuốn tiểu thuyết mà tôi say mê lúc nhỏ, sẽ không lạ gì những chuyện thế này! Một chuyến săn cá voi có thể kéo dài vài tháng, hay vài năm, nhiều tàu đánh cá voi đi vòng quanh thế giới, đi theo mùa và theo những đàn cá.

Thuỷ thủ trực trên cột buồm để tìm “tia nước cá voi”, luồng khí & nước vọt lên trời khi cá thở. Phát hiện ra, vài chiếc xuồng con được hạ thuỷ từ tàu mẹ, bắt đầu truy đuổi! Các tay chèo đuổi theo con cá, người đứng mũi, nhân vật xuất sắc nhất, lãnh nhiệm vụ phóng lao! Cá trúng lao sẽ kéo vài chiếc xuồng chạy băng băng trên mặt biển cho đến khi kiệt sức! Cũng có khi cá lặn xuống vài trăm mét, phải liên tục xả dây, nếu không sẽ kéo chiếc xuồng xuống biển! Toàn bộ quá trình siêu nguy hiểm, chỉ cần cá quẫy đuôi trúng là xuồng tan tành! Cuộc chiến đấu với cá voi là một đề tài “lãng mạn” trong văn hoá Anh, Mỹ.

Đương nhiên, theo quan điểm hiện đại, điều đó không được “đúng đắn & nhân văn” cho lắm, nhưng chỉ khác với con rồng trong thần thoại là không thể phun lửa thôi, chứ cá voi là loại động vật to lớn nhất lịch sử tự nhiên, lớn hơn cả những loại khủng long to nhất, chúng có thể nặng đến 170 tấn! Cá đánh bắt về được xẻ thịt, lò than trên tàu sẽ biến mỡ cá voi thành những thùng dầu! Chiếc Charles W. Morgan trở về cảng năm 1845 sau 3 năm đi biển, đem về 2,400 thùng dầu! Dầu cá thường dùng làm dầu thắp đèn (lửa sáng mà không có mùi), làm nến! Dầu cá voi là loại bôi trơn cho máy móc của Kỷ nguyên Công nghiệp hoá.

Dầu cá được dùng làm margarine, loại thực phẩm thay thế bơ. Dầu cá là nguyên liệu vô cùng quan trọng trong Chiến tranh thế giới lần 1 & 2, nó được thuỷ phân thành xà phòng và glycerine, mà glycerine là nguyên liệu chính tạo nên các loại thuốc súng không khói & thuốc nổ! Đánh cá voi từng là một ngành công nghiệp lớn và một phần quan trọng của văn hoá phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Mãi cho đến những năm 198x, thoả thuận cấm đánh bắt cá voi mới có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu, vì dầu cá đã được thay thế bằng các sản phẩm dầu mỏ! Trước đó, con người giết cả vài chục ngàn con cá voi mỗi năm để lấy dầu!