TQ

ổng hợp một vài tin tức công nghệ… Trung Quốc chế tạo xe tải 300 tấn chạy bằng điện, hiện tại, nhiều người nghĩ điện chỉ thích hợp cho xe nhỏ, và nghi ngờ liệu công nghệ pin có thể dùng cho xe hạng nặng? Ấy thế mà cái xe siêu nặng này chạy điện! TQ khởi động lò phản ứng tổng hợp hạt nhân kiểu tokamak, do bản chất, kiểu lò này an toàn hơn lò phản hạt nhân phân rã. Cháy nổ, động đất, sóng thần xảy ra, lò sẽ tự tắt. Sẽ có nhà máy điện hạt nhân an toàn và thân thiện với môi trường! Điều quan trọng nhất là: hệ thống sản xuất và phân phối năng lượng, ở thì tương lai (một tương lai không xa, chắc chắn trong đời chúng ta), sẽ thay đổi hoàn toàn, năng lượng hoá thạch sẽ giảm đến mức tối thiểu!

Vâng, toàn là “yếu tố Trung Quốc” cả ấy! Tôi tin những điều đó sẽ đến, trong ít hơn 20 năm, những đổi thay kinh hoàng và triệt để! Đến bao giờ thì con người mới biết lắng nghe chính mình và môi trường xung quanh? Chẳng bao lâu nữa, du học Trung Quốc, học tập văn minh “Đại Đường trung thổ” mới là sang chảnh! Thực ra, từ cả ngàn năm trước, các nước Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, đều cử nhiều người đi Tràng An du học đó thôi! Đến lúc đó, Trung Quốc sẽ dạy thiền và công phu Thiếu Lâm, như thế mới là văn minh “thượng quốc”, quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân君子求諸己,小人求諸人, không như ở cái xứ man di, tối ngày mở loa kẹo kéo và hú hét man rợ như bầy khỉ, vượn!

chân thiện mỹ

acebook nhắc ngày này năm trước, thấy cũng nên post lại! Nói về các khía cạnh giáo dục của một con người, “văn” là thứ dễ nhất, đọc thông viết thạo, rồi một vài sách vở phức tạp hơn, rồi tiếp cận các ngôn từ khoa học, kỹ thuật. Ai giỏi hơn chút thì tìm về cổ ngữ, học thêm nhiều ngoại ngữ, Anh, Pháp, Nga, Đức, hay thứ chữ tượng hình riêng biệt như tiếng Hoa, rồi thì đi vào các lĩnh vực chuyên ngành: y tế, kinh tế, pháp luật, etc… cả một rừng sách vở. Nói về “văn” thôi thì 20, 30 năm chưa phải là nhiều! Ấy thế mà tôi lại cho là “văn” vẫn là thứ dễ nhất. Trong 3 chữ “chân”, “thiện”, “mỹ” thì “văn” tương ứng, là cách tiếp cận với chữ “chân”, vẫn là thứ dễ dàng nhất!

Giáo dục về mỹ học (aesthetics) khó hơn rất rất nhiều, nó đòi hỏi nền tảng gia đình và xã hội, một quá trình trãi nghiệm lâu dài, đòi hỏi nhiều hiểu biết về văn hoá và vốn sống, đôi khi là bản năng, chứ không đơn giản cầm cuốn sách lên đọc là có được. Tôi đã gặp nhiều “con chuột gặm chữ”, nhưng hiểu biết về “âm nhạc” và “hội hoạ”, nói xin lỗi là “ngửi không được”! Thế nên mới nói “văn” thực ra cũng chỉ là một thứ “tào lao”, nó không thể hiện hết được công phu hàm dưỡng, rèn luyện của một con người! Ấy thế mà cái gọi là “âm nhạc”, từ thứ nghêu ngao thọc tay vào mồm huýt sáo ấy lại nói lên được rất nhiều điều! Vừa dễ nhất và cũng vừa khó nhất là như thế!

Mỹ học, nó không đơn giản là kỹ năng ghi nhớ và logic như “văn”. Nó có sự tương tác với tâm hồn con người, thể hiện cả quá trình trãi nghiệm cuộc sống, nó không phải là điều rõ ràng có thể lý giải theo kiểu luận lý được. Nhiều người có khả năng ngôn từ, xào xáo câu chữ rất ghê, nhưng không có khả năng hiểu âm nhạc hay hội hoạ, đơn giản vì đó là một “chiều kích” khác trong tâm hồn, một không gian không phải cứ “tụng chữ” mà chạm đến được, và họ không thể, không dám tự đào luyện, tự khám phá bản thân để đi ra ngoài giới hạn của ngôn từ chữ nghĩa… Nên ai mà bàn luận về nhạc mà kiểu chỉ có “ca từ thế này thế kia” là chắc chắn không hiểu gì về nhạc!

Cái quá khứ nhiều năm học “văn” nó ám ghê gớm, tưởng càng giỏi “văn” đôi khi thực ra là càng tự trói mình vào chữ nghĩa, đến độ không có đủ dũng khí để bước qua rào cản và đi vào thế giới phi ngôn ngữ, tiếp cận những điều ngôn từ không diễn tả được! Tới được đó thì mới hiểu ra rằng, ngôn từ là phương tiện diễn đạt, nhưng đồng thời cũng là dẫn hướng lầm lạc, gọi nó là “cái vỏ của tư duy” rất đúng, chỉ là cái vỏ mà thôi, không có những hiểu biết, cảm quan ngoài ngôn ngữ dẫn đường thì bám víu vào ngôn từ cũng kiểu “chết đuối vớ phải bọt”! Haiza, nói sơ sơ về 2 chữ “chân” và “mỹ”, để thấy nó khó như thế, cái chữ thứ 3 kia còn khó kinh hồn hơn nữa! 😃

giáo dục thể chất – 2

ọc sinh xưa đi học hay nói: có môn học duy nhất, biết trước đề thi mà điểm vẫn cứ thấp, không như các môn khác như Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa, Văn, Sinh ngữ, .v.v. Vâng, đó chính là môn… Thể dục! 😅 Thể dục dù sao cũng là môn hết sức công bằng, cho biết trước đề thi luôn, không như các môn khác cứ chơi trò ỡm ờ: người biết thì không nói, kẻ nói thì lại không biết!

Việc đầu tiên là làm sao để các “nhà giáo dục” bớt “đĩ miệng” lại, mà dạy được cho con em những kỹ năng thực tế. Hết chỗ để “khoe chữ, loay hoay với ngôn từ chết” hay sao mà đè đám con nít chưa biết gì ra mà “hoa ngôn xảo ngữ”!? Việc này muốn thay đổi e quá khó, vì người dạy sống trên mây lâu ngày, đã thành loại bệnh mạn tính, chả biết có thay đổi được không!? 😢

giáo dục thể chất – 1

ây là hệ quả của cái lối: “chơi thể thao một cách triết học, và suy nghĩ triết học một cách thể thao”! 😃 😛 Ai cũng biết sức khoẻ, thể chất là nền tảng của mọi điều, ấy thế mà vẫn chỉ “thể dục, thể thao” trên giấy, vẫn cố viết “sách”! Riết rồi suốt ngày chỉ loanh quanh với ba cái ngôn từ vớ vẩn thôi, tìm cách “chơi chữ”, tìm cách “hơn người” bằng hoạt ngôn xảo ngữ, chứ động tay động chân thì không muốn và không làm được!

Không chỉ như thế, nó ảnh hưởng suốt về phần đời sau của đứa học sinh! Học cái gì cũng không có “hành”, chỉ lải nhải một mớ lý thuyết, ngôn từ chết! Học cái gì cũng lớt phớt bề mặt, không có chiều sâu, không có công phu! Nói đâu xa, ngay trong giới lập trình viên hiện tại, 10 người thì hết 9.5 người, hỏi cái gì cũng biết, công nghệ nào cũng biết, trên trời dưới đất, chỉ có điều là những kỹ năng lập trình phức tạp, thực tế thì không làm được!

let’s go

hương trình âm nhạc cuối tuần, thêm một bài hát siêu hay, siêu ấn tượng nữa của âm nhạc Xô-viết: В путь – V Put – Let’s go, 1954: Hãy để kẻ thù của chúng ta nhớ điều này, nói chả phải doạ, nhưng chúng tao sẽ đuổi theo tụi mày vòng quanh quả đất, và nếu cần sẽ làm thêm vòng nữa! Này em thương yêu, thư cho em đã gởi rồi, giờ phải lên đường đây!

Người Nga có một cái rất “dở”, họ toàn làm những chuyện kinh thiên động địa, chứ không làm những chuyện nhỏ được! Và với tên lửa động cơ hạt nhân + đầu đạn hạt nhân “9M730 Burevestnik” có dự trữ hành trình không giới hạn, có thể bay hoài bay mãi từ ngày này sang tháng khác thì cái chuyện đuổi theo ‘n’ vòng này sắp thành hiện thực! 😅

Three Tankists

hương trình âm nhạc cuối tuần, bài hát: “Ba anh em trên một chiếc xe tăng”! 😃 Bài hát nói về trận chiến Khalkhin Gol, năm 1939, giữa một bên là Liên Xô (và đồng minh là Mông Cổ), và bên kia là Nhật Bản (cùng với đồng minh là Mãn Châu quốc). Đây là một trận chiến ngắn ngủi nhưng quan trọng trong lịch sử. Lần đầu tiên, chiến tranh cơ giới hoá (xe tăng, máy bay, pháo tự hành) và học thuyết Xô-viết: tác chiến có chiều sâu (deep battle) được thử nghiệm.

Lần đầu tiên một chỉ huy trẻ, Georgy Zhukov, thượng tướng, quân đoàn trưởng chiến thắng một trận quan trọng, mở đầu cho chuỗi thành công của ông trong WW2. Trận chiến là một kinh nghiệm tồi tệ cho người Nhật, nên khi chiến tranh Xô – Đức xảy ra, Nhật quyết định sẽ không tham chiến cho đến khi có dấu hiệu rõ ràng là Liên Xô sẽ thua. Điều này cho phép Stalin điều gần 30 sư đoàn Viễn Đông về bảo vệ thủ đô, hoàn toàn hở sườn Đông mà người Nhật không dám làm gì.

bolero và triết học

hư thế nào là “beloro và triết học”… Nhớ lại nhân vật lịch sử hơi xa xưa là Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Quốc Dân đảng), làm gì cũng dở quẻ ra bói, xem hung cát thế nào rồi mới hành động, ai hỏi đến thì bảo Kinh Dịch là triết học của cổ nhân, rất sâu xa, các kiểu! Cũng trong lúc đó, ai kia đâu có bói, ai kia chỉ nói: ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm… 😃

Một số đám “dân chủ cuội” bây giờ cũng y như thế, cứ hễ mở miệng là “triết học”, khoác lên mình một vẻ tri thức, đạo mạo, huyền bí giả hiệu. Nhưng việc làm thì toàn nói nhảm, bịa đặt, chửi bới và khủng bố! Haiza, người ta chỉ cần nghe anh nói chưa đến 3 chữ, xem anh nghe nhạc gì, thưởng thức văn hoá gì, là đủ biết anh là người thế nào rồi, ấy thế mà vẫn cố… “trít học”! 😃

giáo dục

hân trái bước sang ngang rộng bằng vai, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa… Ôi, má ơi, thể dục mà học từ sách thế này, không có ai ép phải tập thành nề nếp, thì có khác nào học võ công trên giấy!? Nếu chỉ đọc kinh mà thành Phật được thì thiên hạ vào Niết Bàn hết từ lâu rồi! Thể chất, âm nhạc, rồi mỹ thuật mà dạy kiểu này… haiza, rồi lại đẻ ra toàn mấy con “gà công nghiệp”, suốt ngày “bolero” và “triết học” cho mà xem! 😢😢

Dạy đạo đức cho HS cấp 1 tức là uốn nắn cách hành xử, phép tắc hàng ngày, thiết thực! Đạo đức không phải là mớ ngôn từ Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín, đó không phải là “đạo đức”, đó là “ngôn từ về đạo đức”! Những người làm giáo dục hoàn toàn không có một khái niệm nào về kiến thức thực hành, chỉ huyên thuyên một mớ trừu tượng! Nên kết quả là học sinh không biết về “đạo đức”, mà chỉ xào xáo “ngôn từ đạo đức”, nôm na gọi là… “diễn”!

Trong một post trước, tôi có viết: nói nghe có vẻ bất hiếu hay vô lễ, nhưng thực ra, chúng ta đang sống trong một xã hội mà cha mẹ không thực sự yêu con cái, họ chỉ yêu cái “vai” làm cha mẹ mà họ phải diễn, thầy cô cũng không yêu học trò, họ chỉ yêu cái “vai” làm thầy, cô mà họ phải diễn! Tôi có nhiều bạn bè làm giáo dục, hay có liên quan, tôi biết họ không thích nghe điều đó, nhưng từ hồi cấp 2 đến giờ, tôi vẫn nhìn nhận thực tế như vậy!

Một số người đọc được ở đâu đó một số ngôn từ rồi tự cho mình hay! Tôi nói càng biết nhiều kiểu đó, càng xa rời sự thật, càng “ní nuận” càng lầm lạc trong ngôn từ. Nên căn bản với sự vận hành của XH toàn là các giá trị thực hành, chả ai cần “triết lý”, hay ít nhất là 99.99% con người ta sống tốt hơn khi không có “triết học”. Chính những kẻ huyênh hoang chữ nghĩa, xa rời thực tế đã đẻ ra nền giáo dục và xã hội như ngày hôm nay!

coastline paradox

enoit Mandelbrot xuất bản một bài báo trên tạp chí Science năm 1967, nhan đề: Đường bờ biển của nước Anh dài bao nhiêu? Giả sử ta dùng một cây thước dài 1 km để đo đường bờ biển, cộng lại với nhau thì được chiều dài ‘x’ km. Nhưng nếu dùng một cây thước khác, có chiều dài ví dụ như 100 m để đo thì lại được một chiều dài khác lớn hơn, ‘y’ km. Đơn giản vì cây thước 1 km là một xấp xỉ rất “thô”, ở giữa khoảng cách 1km đó, đường bờ biển không phải là một đoạn thẳng. Dễ dàng nhận thấy rằng, nếu dùng cây thước càng ngắn, thì chiều dài đo được càng tăng, và nếu chiều dài cây thước tiến dần về 0 thì chiều dài đường bờ biển tiến dần về vô hạn. Đó gọi là “nghịch lý đường bờ biển – coastline paradox”, và cũng từ đó (1967) chính thức xuất hiện một nhánh toán học mới, gọi là hình học fractal, nghiên cứu một loại đối tượng đặc biệt, ví như ở đây là bản đồ nước Anh, một đối tượng hình học có diện tích hữu hạn, nhưng chu vi… vô hạn! Đây là chủ đề yêu thích của tôi những năm cấp 3 và Đại học…

Vì nó liên quan trực tiếp tới đồ hoạ máy tính (computer graphics). Gọi là “Nghịch lý – paradox” vì nó đi ngược lại với “trực quan” của chúng ta, qua đó nói lên rằng, những gì chúng ta suy nghĩ bằng ngôn từ, đôi khi chỉ là sự lừa dối, một sự lừa dối khó nhận ra vì suốt bao nhiêu năm, cách suy nghĩ của chúng ta bị đóng trong một cái khuôn máy móc! Một câu hỏi tưởng chừng ngây ngô nhưng trả lời không hề đơn giản! Riêng về đường bờ biển VN, nếu đo bằng phương pháp VN thì nó dài khoảng 2400 km, nếu đo bằng cách của Mỹ thì nó dài khoảng 3400 km, còn nếu đo bằng “toán” thì nó… vô hạn! Có điều gì rất “Phật giáo” trong phép đo này, chiều dài của một đối tượng hình học không phải là hằng số, không phụ thuộc vào “các định luật vật lý hiển nhiên”, mà ngược lại, nó lại phụ thuộc vào cách chúng ta đo nó! Nói nôm na, phiên phiến là… “tâm” nó tới đâu thì “tầm” (chiều dài đối tượng) tới đó. Chiều dài của một đối tượng hình học Euclide đơn giản đôi khi nằm ngoài “nhận thức thông thường” của con người! 😀

Alouette

i còn nhớ bài này tức… chuẩn bị già rồi! Nhạc hiệu chương trình Thế giới Động vật, THVN những năm 8x, copy chương trình Liên Xô. Alouette, Paul Mauriat, bản nhạc đầy cảm hứng, soạn lại từ bản “Thánh ca”: La Peregrinación – Hành hương, Ariel Ramírez.

Ai đó nói rất chính xác: xem thế giới động vật còn hay hơn xem show – biz bây giờ! Xưa biết bài này rất hay, nhưng vẫn không chuộng lắm vì xài âm thanh điện tử nhiều! Căn bản bài nhạc rất đơn giản, xem như có đúng một câu, vừa xướng, vừa họa, vừa tự đặt ra câu hỏi, rồi cũng tự trả lời… 😀