seafarers – 6, Joshua Slocum

had already found that it was not good to be alone, and so made companionship with what there was around me, sometimes with the universe and sometimes with my own insignificant self; but my books were always my friends, let fail all else.

ôi đã nhận ra rằng cô độc một mình không có tốt lắm, thế nên tôi làm bạn với mọi thứ xung quanh tôi, với thiên nhiên, với vũ trụ, đôi lúc là với chính cái bản ngã bé nhỏ của tôi, sách vở thì vẫn luôn là bạn tốt rồi.. còn bỏ hết những thứ còn lại!

seafarers – 5, Tom McClean

n 1982 he sailed across the Atlantic in the smallest boat to accomplish that crossing. The self-built boat measured 9 feet and 9 inches. His record was broken three weeks later by a sailor manning 9 feet and 1 inch long boat. In response McClean, used a chainsaw to cut two feet off his own vessel – making it 7 feet and 9 inches long. During the return trip he lost his mast and the journey took even longer than his first attempt but he regained the record.

ăm 1982, Tom băng qua Đại Tây Dương, thiết lập kỷ lục về chiếc thuyền nhỏ nhất từng làm được điều đó! Chiếc tàu tự đóng dài 9 feet 9 inch chỉ giữ được kỷ lục trong thời gian ngắn, 3 tuần sau, một thuỷ thủ khác vượt Đại Tây Dương thành công trên 1 con tàu 9 feet 1 inch. Để đáp lại, McClean dùng cưa xén bớt 2 feet từ con tàu của mình, còn 7 feet 9 inch. Chuyến hành trình trở nên khó khăn và kéo dài hơn, nhưng ông đã thành công và dành lại được kỷ lục.

seafarers – 4, Tom McNally

ff the southern coast of Ireland, a large Russian trawler came to his rescue. The radioman had picked up a message he understood to read: Look out for six men in a boat, since the original message received: Look out for a man in a six foot boat was simply unreasonable.

ần bờ biển nam Ireland, một chiếc tàu đánh cá Nga đã tìm và cứu được Tom. Nhân viên điện tín trên tàu đã diễn dịch bức điện mà anh ta nhận được thành: Tìm và cứu 6 người trên một con tàu, vì bức điện gốc thực ra là: Tìm và cứu một người trên con tàu 6 feet, 6 feet=1.82 m, nghe quá vô lý!

seafarers – 3, Donald Ridler

yself in a dinghy at speed… It was skulled from the stern with a paddle. A ever useful garden hose was put around the gunwale to act as fender. I could take two passengers in calm weather if no one breathed. The two passengers were too scared to breath.

rong hình: tôi đang chèo chiếc xuồng nhỏ, với một mái chèo sau đuôi. Một đoạn ống nước nhựa nhỏ, loại dùng để tưới vườn, bọc quanh bảo vệ thuyền! Tôi có thể chở thêm 2 hành khách nữa, nếu trời êm, và nếu không ai thở! Hai hành khách của tôi quá sợ để thở!

seafarers – 2, Paul Erling Johnson

arry King: I’ve seen your boat, Paul. And I wouldn’t sail it across the Miami River!. Paul replied: And given what I know of your sailing skills, that’s very wise, Larry!

arry King: Tôi xem qua con tàu của anh rồi Paul. Tôi sẽ không dùng nó để đi qua con sông Miami bé nhỏ này đâu!. Paul đáp lại: Theo như tôi biết về kỹ năng đi biển của anh, thì như thế là rất khôn ngoan đấy Larry!

seafarers – 1, Maurice Griffiths

found my pulse beating with suppressed excitement as I threw the mooring buoy overboard. It seemed as if that simple action had severed my connection with the life on shore; that I had thereby cut adrift the ties of convention. The unrealities and illusions of cities and crowds; that I was free now, free to go where I chose, to do and to live and to conquer as I liked, to play the game wherein a man’s qualities count for more than his appearance.

ôi cảm thấy mạch mình đập một niềm vui hăm hở nhưng kìm nén, khi ném sợi dây buộc thuyền cuối cùng lên bờ. Dường như chỉ với một hành động nhỏ như thế, những ràng buộc cuối cùng với đất liền, với các quy ước thông thường đã bị cắt đứt. Tránh xa thành phố, đám đông với những hoang đường, hoang tưởng của nó, giờ đây tôi tự do đi và sống như tôi muốn, một cuộc sống trong đó, giá trị của con người phụ thuộc vào nhiều thứ hơn là chỉ vẻ ngoài của họ!

Lê Quý Đôn sailboat, updates

urther updates for two previous posts on the Lê Quý Đôn sailboat. The boat has started its delivery trip bounding for Cam Ranh, Viet Nam, manned by a mixed Polish – Vietnamese crew. The journey would round the Cape of Good Hope instead of transiting via the Suez canal. Some information on the boat, tonnage: 857 ton, length: 67 m, beam: 10 m, draft: 4 m, three masts with 1,400 m2 of sail area, crew: 30 plus 80 training cadets, armament: 4 x 0.5 cal Browning machine gun.

iếp tục cập nhật cho hai bài trước về con tàu buồm Lê Quý Đôn. Hành trình chuyển giao về Việt Nam đã bắt đầu, con tàu được điều khiển bởi một thuỷ thủ đoàn hỗn hợp Ba Lan – Việt Nam. Hành trình dự kiến sẽ vòng qua mũi Hảo Vọng thay vì đi qua kênh đào Suez. Một số số liệu về con tàu: tải trọng: 857 tấn, chiều dài: 67 m, chiều rộng: 10 m, mớn nước: 4 m, 3 cột buồm với 1,400 m2 diện tích buồm, thuỷ thủ đoàn: 30 người cộng với 80 học viên, vũ khí: 4 súng đại liên Browning 12 ly 7.

Lê Quý Đôn sailboat

n update to a previous post on Vietnam Navy training sailboat, construction and fitting are by now almost completed, delivery is estimated sometime next month in Cam Ranh port. The boat is named “Lê Quý Đôn”, after Vietnam 18th – century prolific scholar and polymath, can see it clearly at the boat’s bow, still not sure which number (HQ – xx) would be assigned to this Naval training vessel. To be honest, I’m feeling envy with those 30 Vietnamese sailors being trained onboard that watercraft!

One may wonder what’s the role of sailboat training in modern naval warfare, where ones sit in air – conditioned rooms, in front of LCD displays, with high – tech missiles at their fingers’ control? First, sailboat training help forging a sailor’s strength, moral and will, second, it equips the soldiers with skills: rowing, swimming, other survival skills… so that in the worst case that could happen to their ship, they know that they could still survive. That would bring more confidence for them to do the utmost into a naval battle.

hông tin thêm, tiếp theo 1 bài trước về con tàu buồm huấn luyện của Hải quân Việt Nam. Quá trình đóng và trang bị tàu đã gần như hoàn tất, sẽ chuyển giao cho phía Việt Nam vào khoảng tháng sau ở cảng Cam Ranh. Con tàu sẽ mang tên “Lê Quý Đôn”, đặt theo tên học giả uyên bác người Việt sống vào thế kỷ thứ 18th, tên đó đã được sơn rõ ràng ở mũi tàu, nhưng hiện chưa rõ là con tàu sẽ mang số hiệu (HQ – xx) nào. Thực lòng mà nói, tôi đang cảm thấy ghen tị với 30 thuỷ thủ người Việt đang được huấn luyện trên tàu!

Sẽ có người hỏi tại sao lại dùng tàu buồm, trong chiến tranh hiện đại, mọi người ngồi trong phòng máy lạnh, trước màn hình LCD, chỉ nhấn nút một cái là các tên lửa công nghệ cao được phóng đi. Để trả lời, đầu tiên huấn luyện thuyền buồm sẽ giúp rèn luyện thể lực, tinh thần, ý chí cho học viên. Thứ hai là trang bị cho họ các kỹ năng: bơi lội, chèo thuyền, và các kỹ năng sinh tồn khác… để nhỡ khi tình huống xấu nhất xảy ra với con tàu, thì các thuỷ thủ vẫn còn cơ hội sống sót. Chính những kỹ năng đó mang lại sự tự tin, giúp họ dám liều mình trong chiến trận.

vietnam naval training sailboat

ccording to this very fascinating news: part 1, part 2 and part 3, Vietnam navy’s first (ever) training sailboat is being built at Conrad shipyard, Poland. Well, eventually, what I was thinking back many many years ago is being materialized, can’t imagine that this could be true! A navy longing to be strong should have its personnel trained, first and foremost, in this very harsh and rudimentary way as in the Age of Sail, just for the true spirits of seaman and seamanship.

The boat is speculated to be similar, but larger than this Zygmunt Choreń designed, 380 metric ton, schooner barque rigged, ORP Iskra (Polish naval training vessel Iskra, showed in the image below). Some information on the boat under construction: LOA: 67m, LWL: 58.3m, beam: 10m, draft: 4m, 3 masts (about 40m in height each), 1400 m2 of sail area, with a crew of 30 plus 80 training cadets. The ship is planned to join Vietnam People’s Navy sometime in autumn this year.

heo như nguồn tin rất hấp dẫn này: phần 1, phần 2phần 3, con tàu huấn luyện đầu tiên của Hải quân Việt Nam đang được đóng ở xưởng Conrad, Ba Lan. Cuối cùng thì điều tôi suy nghĩ rất nhiều năm về trước đang được thực hiện, thật khó tin điều này có thể trở thành hiện thực. Bất kỳ hải quân nước nào muốn mạnh, trước hết phải được đào tạo theo cách cực kỳ thô sơ và khắc nghiệt như thời của các tàu buồm, để học lấy cái tinh thần chân chính của người đi biển!

Con tàu được cho là tương tự (nhưng lớn hơn) so với chiếc ORP Iskra (tàu huấn luyện của Hải quân Ba Lan) tải trọng 380 tấn, thiết kể bởi Zygmunt Choreń trong bức hình dưới đây. Một số thông số kỹ thuật, dài: 67 m, chiều dài mớn nước: 58.3 m, rộng: 10 m, sâu mớn nước: 4 m, 3 cột buồm cao khoảng 40 m, tổng diện tích buồm: 1400 m2, thuỷ thủ đoàn 30 người cùng với 80 học viên. Dự kiến, con tàu sẽ gia nhập Hải quân Việt Nam vào khoảng mùa thu năm nay.