Một bài viết rất hay! Lại cái thói trí trá lặt vặt, muôn đời của người Việt, cứ hay lấy những giá trị cực đoan, cực hạn ra để thách đố người khác! Giáo dục là hướng con người đến những hành động đúng đắn, trong những tình huống bình thường hàng ngày, hướng đến một sự tiến bộ từ từ và thiết thực. Chứ không phải vẽ ra những mẫu hình đạo đức cao siêu không tưởng, thường chỉ xảy ra ở những tình huống cực đoan trong cuộc sống! Riết như thế một lúc sẽ trở thành những trò đạo đức giả!
Học sinh học cách khóc “nước mắt cá sấu” khi cần phải “diễn”, học cách vẽ ra những hình tượng đạo đức gương mẫu, nhưng thực tế thì ngược lại, sẵn sàng làm những trò lưu manh không nháy mắt trong các tình huống thực của cuộc sống! Thêm một bằng chứng về thói “đĩ miệng” và “lưu manh vặt” của người Việt, hai cái đó thường đi đôi với nhau! XH Việt vẫn luôn như thế, đa số vẫn bị lôi cuốn bởi những chuyện đạo đức giả đầy nước mắt cá sấu mà quên đi cách nhìn vào cốt lõi của vấn đề.
Ngay từ lúc còn rất nhỏ, cái bản chất bướng bỉnh của tôi vẫn luôn nhìn ra những chuyện như thế. Nói nghe có vẻ bất hiếu hay vô lễ, nhưng thực ra, chúng ta đang sống trong một xã hội mà cha mẹ không thực sự yêu con cái, họ chỉ yêu cái “vai” làm cha mẹ, thầy cô cũng không yêu học trò, họ chỉ yêu cái “vai” làm thầy, cô mà họ phải diễn. Tác hại của những điều ấy tưởng vô hình, khó thấy, nhưng thực rất khủng khiếp, nó đẻ ra những thế hệ mất niềm tin, nhưng lại rất giỏi diễn kịch!
Rút cuộc trở thành một cuộc thi ai “kể chuyện” hay hơn, ai lấy được nhiều nước mắt hơn, còn hơn cả… một lũ bán hàng đa cấp! Nguy hại là những điều ấy xâm nhập trường cấp 1, 2, tiêm nhiễm những đầu óc còn non nớt! Sự đổ vỡ tâm hồn là hậu quả hiển nhiên tất yếu, khi con người ta bị dồn nén mãi bởi những điều “có vẻ tốt đẹp nhưng lại không có thực”, nó phải tự giải thoát theo chiều hướng ngược lại: lưu manh, xảo trá, càng nguy hiểm hơn dưới những vỏ bọc “tốt đẹp” nguỵ tạo như đã nói trên!