Còn nhớ suốt 12 năm phổ thông, tôi chưa bao giờ đi học thêm bất kỳ môn gì, nói cho đúng thì vẫn có đi học thêm một vài tuần nhưng đó là kiểu ham vui đua đòi với bạn bè mà thôi! Vì thầy cô thương nên không đì, hay vì mình thuộc dạng cũng hơi thông minh, lại rất cứng đầu, nên có muốn đì cũng hơi khó! Và thế là cả một cái thời tuổi thơ được cái tự do, thích học bao nhiêu thì học không cưỡng ép. Và vì hầu như không bao giờ bị bắt trả bài nên dần thành thói quen, về nhà là vất hết, không ôn bài, không làm bài tập! Chuẩn bị cho ĐH: không giải bộ đề, không luyện thi, tới đâu thì tới. Và cũng trong 20 năm đầu đời đó, vì nhà tôi đa số làm nghề Y, con cháu dâu rể trong nhà hơn 30 người làm Bác sĩ đủ các chuyên ngành nên chuyện đau ốm cũng hiếm khi phải lo nghĩ tới. Từ đó nói tới “chính danh”, chỉ một từ đơn giản như vậy nhưng có nhiều cấp độ hiểu nông cạn khác nhau, không phải chỉ có “đúng tên trên giấy tờ”.
Như khi TQ dẹp nạn dạy thêm, báo chí VN bắt đầu rền rỉ, than thân trách phận: “Ôi sao lại thế, không làm như thế được đâu!” Chúng ta sống trong sự “loạn lạc” đã lâu đến mức không còn dám nghĩ đến những điều đúng đắn nữa! Trở lại với “chính danh”, nó có nhiều tầng ngữ nghĩa sâu xa hơn, TQ họ dám đặt mọi sự vật, sự việc về đúng chỗ của nó: nếu còn phải đi học thêm tức là nhà trường chưa làm tròn bổn phận, nếu phải đi phòng mạch riêng của BS tức là bệnh viện chưa làm tròn chức năng, cái “danh” của trường là dạy học, cái “danh” của bệnh viện là chữa trị! Phải dẹp cái nạn “chân trong, chân ngoài”, chỉ một người nhưng có 2, 3 vai diễn khác nhau! Và không phải chỉ có Y tế & Giáo dục đâu, mà toàn xã hội đều như thế, ai cũng có 2, 3 khuôn mặt, chạy sô khắp nơi, ai cũng giả trá, giả cách, luôn tìm cách “léo lận” ngôn từ, ai cũng “hồn Trương Ba, da hàng thịt”! Nên những chuyện khác cũng là nhân quả hiển nhiên thôi!