pavel belov

avel Belov, vị tướng Nga rất nổi tiếng trong WW2, nói theo ngôn ngữ ngày nay là liên tục lên bảng tin chiến sự nóng hàng ngày của Phát-xít Đức, tư lệnh một quân đoàn kỵ binh Nga… Vâng, chính là hành quân và đánh nhau bằng ngựa, giữa một thời đại đã cơ giới hoá cao độ, xe tăng, máy bay không thiếu thứ gì, mà vị tướng Nga người Đức ngưỡng mộ nhất lại là kỵ binh!

Belov có những chiến dịch kéo dài cả nửa năm đằng sau lưng quân Đức, ngựa có thể đi được những địa hình băng tuyết, núi non mà xe tăng không đi được! Lương thực thì dựa vào dân, vũ khí thì máy bay thả dù xuống, ông ta làm cho người Đức mất ăn mất ngủ! Cái hay của người Nga là họ rất thích vận động thực tế, chứ không có “mất internet tức là mất nhận thức về thực tại”! 😃

propaganda

ột thoáng tưởng nhớ đến Dmitri Hvorostovsky, nghệ sĩ nhân dân Liên bang Nga, một baritone cổ điển hàng đầu của nước Nga, một giọng ca mang đầy chất nam tính, với một bài hát cũng rất nam tính, nhạc nền bộ phim: Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân huyền thoại:Anh xin dù một lần thôi, Buồn ơi, từ giã tạm thời hồn anh. Để rồi như đám mây xanh, Sẽ bay về mái nhà lành của ta. Từ đây bay thẳng về nhà! Bờ ơi, xin hãy hiện ra, Dẫu là một thoáng đường xa mỏng mờ. Bờ ơi, hiền dịu đợi chờ, Giá mà bơi được bây giờ thì hay. Giá mà bơi được đến mày…

Đám CS “ngu ngốc”, “nhồi sọ” dân chúng bằng cái loa phường, phải thông minh như TB kìa, phải phát minh ra băng đĩa, internet, để con đen tự mua về, tự chìm trong một đống cxx, rồi tự cho rằng mình hiểu biết, như thế mới là tuyên truyền chuyên nghiệp! Nên mới nói, thông tin chưa phải là kiến thức, âm thanh chưa phải là âm nhạc, phương tiện càng hiện đại thì sự u mê của tâm hồn càng lớn, cứ nhìn MXH tràn ngập những thể loại “cẩu lương”, “cẩu tiếu” bây giờ là rõ! Chú thích, cẩu lương: lương thực cho chó, cẩu tiếu: kiểu khôi hài cũng dành cho chó! 😅

nhạc vs. nhẽo

hương trình âm nhạc cuối tuần, về nhạc Nga – Liên Xô, phần lớn người Việt chỉ biết một vài bài kiểu như: Đào vừa ra hoa, người ta mới kêu là hoa đào, mấy em làm đêm, người ta cũng kêu là đào 😀, mà không biết rằng, một dân tộc mạnh mẽ, sinh động là họ sẽ có những loại âm “nhạc” đích thực, éo phải những kiểu “nhẽo” như ở cái xứ Vịt: Anh rót cho khéo nhé, kẻo lầm vào nhà tôi, nhà tôi ở cuối chân đồi, có giàn thiên lý có người tôi yêu… Nghĩ đi nghĩ lại chẳng thế éo nào mà hiểu được, người ta tới đặt vào tay khẩu súng, bảo bắn vào nhà mày đi, ấy thế mà vẫn làm được!

Trong một thời cuộc biến động dữ dội, không phải ai cũng có đủ sức mạnh nội tại để có thể lựa chọn cho mình một lập trường, chuyện đó có thể hiểu được! Và sâu xa hơn, quan điểm mỗi người một khác, anh có quyền có suy nghĩ khác biệt, chuyện đó hoàn toàn cũng có thể hiểu được! Chuyện tự bắn vào nhà mình có thể rồi cũng sẽ tha thứ được, nhưng chuyện không tha thứ được chính là đẻ ra một thứ “nhẽo” dở thúi, bệnh hoạn, tào lao như thế, tự đùn ra một đống c… gọi là bolero rồi còn ngồi đó tự bốc thơm, tự huyễn hoặc, tự hoang tưởng mình là một cái gì đó! 😢

crimea

uốt mấy thế kỷ vừa qua, Nga và Anh có một vài khúc mắc dai dẳng, dẫn đến một sự đối đầu trường kỳ Nga – Anh và tiếp theo đó là Nga – Mỹ, những khúc mắc này đều là do lịch sử để lại! Nó không thường trực nhưng vẫn luôn ngấm ngầm tồn tại, như vụ đánh nhau của cổ động viên bóng đá – hooligan Nga – Anh tại Pháp, Euro 2016: vài trăm “tay đấm lực lưỡng” Nga được “tổ chức tốt” đã “tấn công” hàng ngàn cổ động viên Anh. Nước Anh có vị trí địa lý đặc biệt, vừa là đảo quốc, vừa có lực lượng hải quân hùng mạnh, không chịu cảnh “sông liền sông, núi liền núi” nên trong các vấn đề “lục địa”, quan điểm của họ luôn cứng rắn (vì có phải chịu đe doạ trực tiếp đâu mà không cứng?) Trở lại với thế kỷ 19, Đế chế Ottoman bước vào giai đoạn suy tàn, được gọi là “Bệnh nhân của châu Âu”.

Tương tự như cách người ta gọi “Đông Á bệnh phu” vậy, một sự suy tàn chậm, nhưng chắc chắn, khó lòng cứu vãn! Điều này cả châu Âu đều thấy rõ, và họ không muốn Nga nhân cơ hội đó mà bành trướng, làm mất cân bằng cân bằng ở châu Âu. Tại trận hải chiến Sinop, đô đốc Pavel Nakhimov đại phá hạm đội Ottoman! Điều đáng nói đây là trận hải chiến đầu tiên sử dụng đạn “trái phá”, loại đạn “nổ 2 lần” chứ không phải chỉ đơn giản là một quả cầu sắt như trước, gần như toàn bộ hạm đội Ottoman chìm sạch, và cũng từ đây, bắt đầu khép lại thời đại của tàu buồm vỏ gỗ! Nhưng đó cũng là trận thắng sau cùng của đô đốc Nakhimov, chỉ một năm sau đó, Liên minh Anh, Pháp và Thổ, bất chấp sự khác biệt về tôn giáo, về “ý thức hệ”, đã bắt tay với nhau chống lại Nga và đổ 180K quân vào Crimea!

Châu Âu hiểu rằng, dù họ ghét Thổ, họ buộc phải giúp Thổ, nếu không cái thế vạc 3 chân này sẽ đổ! Bài học Napoleon vẫn còn đó, Liên minh Anh-Pháp-Thổ không dại dột tiến sâu vào lãnh thổ Nga, họ chỉ đặt mục tiêu chiếm đóng Crimea! Liên quân 3 nước phải mất đến một năm vây hãm ròng rã mới chiếm được Sevastopol, mất tròn một năm mới đi được… 60km! Phòng thủ bởi đô đốc Nakhimov, người vừa là đô đốc, vừa là thị trưởng thành phố! Phía Nga dù ít người hơn nhiều, đã tổ chức phòng thủ kiên cường, đô đốc Nakhimov và các sĩ quan cấp cao đều tử trận. Cả 2 bên Nga và Liên minh đều kiệt quệ trong cuộc chiến này, chưa bao giờ lại có nhiều người chết như vậy! Chưa bao giờ máu đã đổ nhiều đến như vậy, với sự xuất hiện của các loại súng, đạn, khí tài chiến tranh mới!

Tính toàn cuộc chiến, phía Nga thiệt hại đến 450K binh sĩ, phía Liên minh không ít hơn 220K. Sau trận chiến này, nước Nga phải đóng cửa suy nghĩ, phải cải cách hành chính, phải đổi mới tư duy, thay đổi xã hội và công nghệ để có thể trở nên mạnh hơn! Một dịp khác của lịch sử khi người Anh lại can thiệp vào nội bộ của nước Nga, đó là sau CMT10, liên minh các nước đổ vũ khí và trang bị cho phe Bạch vệ để chống lại Hồng quân, một lần nữa cũng qua đường Crimea! Rồi đến Thế chiến 2, Crimea là lại trở thành vùng đất đẫm máu trong đối đầu Xô – Đức, với hàng trăm ngàn lính thiệt mạng! Nên vấn đề Crimea và Donbass, người Nga đã, đang và sẽ luôn cứng rắn! Và cái dấu vết lịch sử nhiều lần Tây Âu can thiệp vào chuyện “sân nhà” của nước Nga vẫn còn đó, không phải chỉ một mà nhiều lần!

không thiếu máu…

ưng Đạo đại vương đã nói rồi, đại ý là: nếu thấy quân nó kéo tới như lửa như gió, thì dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì mới đáng lo ngại, phải có toan tính, chuẩn bị lâu dài! Tình hình Ukraine gợi nhớ lại ai đó đã nói trước đây, cái gì mà: “không thiếu máu, chỉ thiếu tiền” (N.V.Thiệu), đúng khôi hài 😃! Cái sai của Ukraine không phải là chọn sai phe, hay định hướng sai, ở đây chả có gì liên quan đến “ý thức hệ”!

Cái sai của Ukraine là muốn dựa vào thế lực bên ngoài để chống lại một thế lực khác, sai chính là không tự nhìn rõ vị trí, bản chất, và nội lực của bản thân, vọng tưởng muốn đổi thay, muốn khác biệt nhưng dựa vào những toan tính thiếu thực tế! Mà điều này thực ra ai tỉnh táo nhìn vào thấy ngay: phát ngôn cuồng loạn, hành động bột phát, bạo tàn, lúc nào cũng hoang tưởng: tôi là một cái gì đó, nhưng lại không cho thấy bản thân có thể xác lập nên được giá trị gì!

77 years

hững hình ảnh của 77 năm trước vẫn còn lưu lại trong ký ức của nhiều thế hệ, có thể kéo đến phút thứ 11 để xem trực tiếp, Nguyên soái Zhukov (reviewer) cưỡi trên lưng một con ngựa trắng thuộc giống Tersk, và Nguyên soái Rokossovsky (reviewee) trên một con ngựa đen, đó mới đúng là hình ảnh của những con ngựa chiến xưa. Hơi nhỏ hơn một chút so với giống Thoroughbred thường thấy trong thể thao và phim ảnh ngày nay. Nói về tầm vóc, sức mạnh, tốc độ thì Thoroughbred đúng là vô địch, nhưng trong chiến tranh người ta vẫn chuộng các giống ngựa nhỏ hơn chút, không mạnh mẽ và nhanh nhẹn bằng, nhưng lỳ và liều hơn trong thực chiến.

Zhukov, ông ấy là một kiểu cứng đầu bản năng, chỉ lý trí chứ không chịu khuất phục bất kỳ quyền lực nào, kể cả trước Stalin! Chính nhờ Zhukov nên mặc dù quân đội Xô-viết mắc nhiều sai lầm, họ vẫn giữ được một cái đầu lạnh và những tính toán chiến lược đúng đắn để có thể đi đến thắng lợi sau cùng! Muốn hiểu rõ nhiều chuyện, tìm đọc kỹ hồi ký 3 tập: “Nhớ lại và suy nghĩ” của Zhukov, đương nhiên vì những lý do thời cuộc, đôi khi vẫn phải đọc “giữa các dòng chữ”! Lịch sử phức tạp nhiều chuyện, cần phải tìm hiểu rất nhiều, chứ không phải đọc một vài cuốn tào lao ba láp, ba xu rẻ tiền kiểu “Bên thắng cuộc”, “Đèn cù”, hay “Đêm giữa ban ngày”… mà cho rằng mình hiểu lịch sử!

Konarmeyskaya – Hồng kỵ

hương trình âm nhạc cuối tuần, Konarmeyskaya – Hồng kỵ! Bài ca đơn giản, nhưng hùng tráng của những người lính kỵ binh Hồng quân! Guồng máy tin giả phương Tây đã, đang và sẽ còn kêu gào về sự trỗi dậy của Cossacks!

Về sự loay hoay với khoảng trống ý-thức-hệ trong không gian hậu Xô-viết, về cái băn khoăn xác định danh tính: tôi là đâu, đây là ai!? 😅 Chả cần phải ý thức hệ, chính lịch sử, văn hoá, chính sự hiện diện của bản thân, tự nó đã là ý thức hệ!

Preobrazhensky

ừ những ngày Peter-the-great còn là cậu bé 10 tuổi, hàng chục gia nhân người hầu đã được tập hợp thành những đơn vị chơi đánh trận giả! Một số vị vương hầu, tướng lĩnh già nhìn ra ngay, cậu nhóc năng động không lúc nào ngồi yên này, thế nào sau này cũng sẽ là vị vua có chủ kiến và hành động! Thế nên họ gởi con em, những đứa nhóc trạc tuổi Peter, tới tham gia đội ngũ trận giả này! Bọn nhóc xây những pháo đài bằng gỗ, bắn nhau bằng đại bác gỗ nhồi đạn củ cải! Các cậu bé mỗi ngày một lớn lên, đến một lúc thì họ tập trận với súng đạn thật! Trong thành phần trung đoàn còn có một bộ phận hải quân, đó là do Peter-the-great ngay từ nhỏ đã có rất nhiều hoạt động với tàu thuyền, tự mình đóng những tàu buồm nhỏ! Preobrazhensky là đội ngũ danh giá, mỗi thành viên của nó cao hơn 2 cấp so với các đơn vị thông thường, ví dụ như một đại uý Preobrazhensky sẽ ngang cấp với một trung tá trong các đơn vị quân đội khác! Được tuyển chọn và huấn luyện khắc nghiệt, tiêu chuẩn đầu tiên là cao tối thiểu 1.83m, đến tận ngày nay, Preobrazhensky vẫn áp dụng tiêu chuẩn tuyển quân này, nên thường được gọi là… trung đoàn 6 feet!

Trung đoàn Preobrazhensky tham gia vô số những trận chiến suốt chiều dài lịch sử nước Nga, rất nhiều trận chiến thắng vẻ vang và cũng không thiếu những trận thua thảm hại! Tại trận Narva, người Nga thảm bại trước quân Thuỵ Điển, toàn quân rút chạy, riêng trung đoàn Preobrazhensky được giao nhiệm vụ đoạn hậu. Tại trận Austerlitz cũng y như vậy, bị Napoleon đánh cho liểng xiểng, Alexander-1 cũng phải để lại đội quân tinh nhuệ nhất này chặn hậu để đại quân rút lui được an toàn. Mà đội chặn hậu phải nhận thương vong, thiệt hại như thế nào thì không cần phải nói! Danh tiếng của trung đoàn này, trong rất nhiều lần Nga can thiệp vào nội tình châu Âu làm người đương thời “đồn” rằng: lính Nga ấy, phải bắn trúng nó đủ hai phát, rồi lại gần lấy tay đẩy thêm cái nữa thì nó mới ngã! 😀 Người ta cũng đồn rằng đồng phục áo khoác xanh, áo đỏ, quần đỏ, tất đỏ của trung đoàn là để cho người ngoài không thể nhìn thấy được máu chảy! Cho đến thời hiện đại, Preobrazhensky là đoàn tiêu binh, nghi lễ quốc gia, là đội luôn dẫn đầu các đoàn diễu binh, và thực hiện các nghi thức canh gác, đón tiếp ngoại giao trong điện Kremlin!

bessarabia

ế chế Ottoman, tại thời điểm cực thịnh của nó, bao gồm một phần hay toàn bộ lãnh thổ các nước Iraq, Iran, Ai Cập, Hy Lạp, Bulgaria, Romani, Croatia, Serbia, Moldova, Ukraine, etc… nhiều lần đe doạ Áo và miền Trung châu Âu! Châu Âu và đế chế Ottoman có một lịch sử mâu thuẫn ân oán lâu dài, xem như cuộc Thánh chiến, Thập tự chinh mở rộng. Muốn hiểu thêm về mấy trăm năm chiến tranh này, tìm đọc tiểu thuyết “Những ngôi sao Eger” – Gárdonyi Géza. Đương thời, châu Âu, Nga và Thổ tạo thành thế vạc 3 chân! Một mặt châu Âu không ưa gì Thổ, và trong một chừng mực ít hơn, cũng không ưa gì Nga, nên muốn dùng 2 thế lực đó kiềm chế lẫn nhau và không muốn bên nào thắng hẳn! Người Nga thì trên danh nghĩa muốn đứng đầu liên minh Thiên chúa giáo chống lại Hồi giáo, trên thực tế, họ tìm đường thông ra Địa Trung Hải. Người Nga tấn công Thổ từ 2 hướng, một từ Ukraine tiến sang Moldova, Romania, một hướng về Caucasus, qua ngã Georgia, Armenia.

Đỉnh điểm của mâu thuẫn là chiến tranh Nga – Thổ (1768 ~ 1774), hạm đội của đô đốc Alexei Orlov từ biển Baltic ra Đại Tây Dương vòng vào lại Địa Trung Hải, đánh bại hạm đội Thổ, nhưng bao vây Constantinople không thành công! Trên bộ, cánh quân của Alexander Suvorov đánh bại Thổ tại trận Kozludzha. Suvorov là vị Nguyên soái bất bại của Nga, ông ta chưa từng thua một trận nào trong toàn bộ sự nghiệp rất nhiều trận chiến của mình! Người Nga họ có cả một bảng “Phong thần” liệt kê các anh hùng lịch sử, ở hạng mục tướng quân, Suvorov đứng đầu bảng, kế đến là Fyodor Ushakov, sau nữa mới đến Georgy Zhukov. Kết quả cuộc chiến, Thổ phải nhượng cho Nga vùng đất Bessarabia nằm giữa Moldova và Ukraine, là tiền thân của Transnistria ngày nay (dù đã bị thu hẹp hơn trước nhiều, nhưng sau hơn 250 năm vẫn “ một lòng hướng về đất mẹ”). Giờ nếu như Nga tấn công Odessa, thông với Transnistria là biến Ukraine thành quốc gia lục địa đúng nghĩa.

Vasilisa Kozhina

ăm 1812, sau khi đã chinh phục hầu hết châu Âu, chỉ còn Anh, Bồ Đào Nha và một số vùng đất lẻ tẻ khác chưa “thần phục”, Napoleon đem gần 600 ngàn quân xâm chiếm nước Nga! Quân đội Sa-hoàng Alexander-1 chỉ có 200 ngàn người, hơn 1/3 quân số của Napoleon một chút, đó là về số lượng, còn về chất lượng, độ tinh nhuệ thiện chiến thì nói thật, cũng không bằng, quân đội Napoleon đương thời nổi tiếng bách chiến bách thắng! Thế nên từ Barclay de Tolly, Pyotr Bagration đến Mikhail Kutuzov… những tướng lĩnh Nga tính tới tính lui, không có đối sách nào khác hơn là lui quân, hạn chế đối đầu trực tiếp, bảo toàn lực lượng!

Thực hiện sách lược vườn không nhà trống, chủ động dẫn dụ quân Pháp vào sâu trong lãnh thổ! Càng vào sâu, con đường tiếp vận, hậu cần càng dài, càng cần nhiều nhân lực hơn để bảo vệ, đằng sau là các đội du kích quấy phá! Một số đội du kích là do chính quyền tổ chức, một số là do người dân tự phát, nổi tiếng trong số đó là Vasilisa Kozhina, một nữ nông nô, người tổ chức đội nữ du kích đầu tiên của nước Nga trong Chiến tranh vệ quốc 1812 (xem series phim truyền hình bên dưới). Người Nga chỉ đánh những trận nhỏ cầm chân quân Pháp, đánh vào quân các nước chư hầu, trận nào Napoleon trực tiếp cầm quân thì… né, hoặc đánh cầm chừng!

Sau trận Borodino thì phải bỏ cả Moscow, dân chúng được lệnh di tản, người ta phóng hoả đốt thành phố, không để lại gì cho quân Pháp! Borodino hiểu theo nghĩa nào đó là “chiến thắng” cho Napoleon, một “chiến thắng kiểu Pyrros”, thắng nhưng tổn thất nặng đến mức thua ngược toàn bộ cuộc chiến! Người Nga đã giữ lại được “hạt giống” qua mùa đông để tiếp tục “gieo trồng” vụ sau! Mùa đông nước Nga, con đường tiếp vận quá dài, quân đội Pháp không bảo đảm đủ lương ăn, áo mặc, số chết vì đói rét, bệnh tật ngang với số chết trong chiến trận, cộng thêm lượng lớn đào ngũ! Napoleon đành phải rút quân!

Hơn 500K người đi, chưa đến 50K người về! Trên đà truy kích, quân Nga và các nước đồng minh kéo vào Paris, Napoleon đầu hàng và đi đày! Cũng tương tự như vậy, hơn 130 năm sau, họ lại đè bẹp quân Đức Phát-xít và kéo vào Berlin! Nên liên tưởng một cách không hoàn toàn chính xác, nhưng người ta có quyền đặt câu hỏi, tại sao ở một xứ văn minh, nơi phát tích của cách mạng tư sản dân quyền như nước Pháp lại sinh ra một người như Napoleon, tại sao cái nôi của khoa học kỹ thuật, của tư tưởng và triết học như nước Đức lại đẻ ra một người như Hitler!? Và vai trò của nước Nga là gì trong lịch sử của toàn châu Âu!? 😀