thành ý, chính tâm

Khi những chuyện đơn giản mà nói hoài không hiểu, những việc rất nhỏ mất hàng chục năm không làm được, đó chính thực là vấn đề… rất lớn! Thật ngạc nhiên khi chẳng ai dám nói ra nguyên nhân, bản chất thực bên dưới, chỉ lảm nhảm những cái hình thức trên bề mặt! Trộm vặt khắp nơi, từ sân bay cho tới bến xe, đinh rải đầy đường, ma tuý và thuốc lắc nhan nhản! Mạng xã hội thì hết hơn 8, 9 phần nội dung là đĩ điếm, lưu manh, xàm xí, xã hội thì tràn ngập không thiếu thứ tệ nạn nào! Báo chí cũng dần xem sự lưu manh trong xã hội là bình thường, thậm chí còn hùa theo! Khi bạn nhìn vào đó đủ kỹ, sẽ thấy chúng như 2 mặt của một đồng xu, tuy 2 mà 1, tuy 1 mà 2! Đầu óc trống rỗng và hoa ngôn xảo ngữ đi đôi với nhau, chính là mặt này, mặt kia vì nhau mà có, lặp lại như cái máy một số câu chữ tào lao, nhưng hiểu một từ cho kỹ, viết một câu cho đúng cũng không làm được!

Hai vấn đề tương sinh – tương diệt nữa: bản thân không tự định hình được niềm tin, giá trị gì, nhưng ai nói gì cũng tin, nói năng hùng hồn như đúng rồi luôn, nhưng bên trong không xác tín, không cố định được điều gì! Luôn ghen ghét vặt vãnh, tự ti và mặc cảm, nhưng lúc nào cũng “tôi biết, tôi đúng”, ai khác “tôi” là không được, đó cũng lại là 2 mặt tương sinh – tương diệt nữa! Không lớn về mặt tư cách, những “cái tôi” nhỏ nhoi suốt ngày đấu đá, tính kế nhau, không xây dựng được giá trị, ý thức cộng đồng, đó cũng là 2 mặt của cùng một vấn đề nữa. Thực chất, mọi chuyện đều là những biểu hiện, phản ánh từ cái “tâm” mà ra! Và cứ phải nói thẳng ra như thế, thực trạng XH Việt như ngày nay, chính là kết quả của những cái tâm bất thiện! Mọi lý do đều là lý trấu khi chưa nói đến đó: người Việt không thiếu sự “thông minh, chịu khó”, “chả thiếu thứ gì”, chỉ thiếu mỗi sự tử tế!

Không có sự tự tế nhỏ nhoi này thì không làm được việc gì cho ra hồn cả, làm gì cũng hỏng, càng làm càng đẻ thêm ra vấn đề! Chưa nói đến những đại sự “trị quốc, bình thiên hạ”, thậm chí còn chưa nói đến “tu thân, tề gia” nhé, vì trước “tu thân” vẫn còn mấy chữ: “cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm”, mà sao không thấy ai nói! Em biết nói ra như thế là sẽ ăn vô số gạch đá: mày là ai, mày đã làm được gì mà dám nói như thế… nhưng em cứ nói, chuyện rất đơn giản mà sao tổ chức hết hội nghị này đến nghiên cứu kia, tốn hết bao nhiêu giấy mực và nước bọt mà mấy chục năm rồi mà sao không ai nhìn ra!? Đừng đổ lỗi cho giáo dục, phe phái, ý thức hệ, tôn giáo, vùng miền, đừng tìm cách lấp liếm và nguỵ biện! Cứ nói thẳng ra như thế, mọi vấn đề của xã hội Việt, đều có cùng một lý do: “tâm địa bất chính”! Nói “tâm địa bất chính” đôi khi vẫn là “mỹ từ”, nói thẳng ra là đủ trò lưu manh vặt hạ cấp!

Biết là nói ra sẽ có người nhảy vào tìm cách xảo ngôn xảo ngữ ngay, nên… em dự đoán trước một số tình huống một số người có thể sẽ nói: “cách vật” – tức là phải cách xa sự vật (chữ cách này là – suy xét, không phải – xa cách nhé), “tu thân” – “tu” theo Phật giáo phải là như thế này thế kia, khái niệm “tu thân” của Khổng tử chả liên quan gì tới Phật (phải hơn 500 năm sau nữa thì Phật giáo mới bắt đầu truyền đến TQ) mặc dù dùng chung chữ “tu”: tu sửa, tu bổ, tu chính… Cứ như thế, người Việt sẽ dùng những mẹo chơi chữ “thiểu năng” để lươn lẹo chứ không bao giờ chịu hiểu vào bản chất, cái “tôi” đổi màu liên tục như con salamander vậy! TQ thì xem như đã bước vào giai đoạn “bình thiên hạ”, còn chúng ta vẫn còn mãi mắc ở khâu “chính tâm”! Nên tuy chỉ là một phàm phu tục tử, chẳng phải thánh nhân gì, đôi lúc cũng đành phải gượng gạo rằng: Hà lậu chi hữu – 何陋之有?!