bạt miêu trợ trưởng

ô hình thi cử như của TQ và VN đều có những mặt tốt và xấu, lợi và hại nhất định! Nhớ lúc đi thi ĐH, tôi được 9.5/10 môn Vật lý, Toán chỉ đạt 8/10 (còn cái môn dốt nhất là Hoá thì “kỳ lạ thay” lại đạt 10 điểm tròn)! Điểm số như vậy không phải vì không làm được mà mất điểm, mà là vì không có đủ thời gian! Do không đi học thêm, và hầu như không giải các “bộ đề” những năm trước, nên tôi không biết công thức nào được dùng (không cần chứng minh), định lý nào có thể được áp dụng thẳng. Vì không biết nên tôi… đi chứng minh tất cả mọi thứ lại từ đầu, từ những điều a, b, c đơn giản nhất! Ví dụ như công thức tính gia tốc trọng trường tại độ cao ‘h’ thường được phép dùng không cần chứng minh, nhưng vì không biết điều đó nên tôi đi chứng minh lại cho nó chắc ăn! Cứ như thế xin rất nhiều giấy, viết rất dài, và… không đủ thời gian để làm hết đề! Nhưng đó chính là sự lựa chọn của tôi ở cái tuổi đó: học ít thôi, nắm những cái căn bản là đủ rồi, giữ cho đầu óc cho nó được thảnh thơi, thoải mái!

ó chính là cách tôi đã dùng để đối phó với kiểu giáo dục nhồi nhét, biết hết, biết tuốt, tụng một mớ lảm nhảm không biết để làm gì, sẽ có ứng dụng gì. Học theo kiểu “biết tuốt” rất hại, vì kiến thức, thông tin của nhân loại thì càng ngày càng nhiều, mà khả năng ghi nhớ của con người thì có hạn, cái tuổi 15 ~ 18 cơ thể, tâm hồn còn chưa lớn hết mà đã phải dành quá nhiều thời gian, công sức chỉ để ghi nhớ thêm một chút, hòng đạt được điểm thi cao hơn một chút! Có thể thấy là TQ đã và đang cố gắng chuyển dần từ “biết tuốt” sang “biết kỹ”: bớt khối lượng kiến thức lại, tập trung trình bày ra dưới nhiều dạng hình phong phú để học sinh thấy hết chiều sâu vấn đề! Cái “biết kỹ” này tuy vẫn hao tổn tinh lực, vẫn có chút “nhồi nhét”, nhưng đó là những đổi thay rất đáng giá! Ví dụ đề Cao khảo dưới đây: tính số tổ-hợp hợp-âm trưởng và thứ trên cái bàn có 12 phím piano như trong hình. Câu này thực ra rất đơn giản, đọc xong chưa tới một phút là tôi đã làm đúng kết quả, đây là một câu rất hay!

Ít ra học sinh hiểu được rằng có thể dùng Toán để hiểu Nhạc lý (thực ra Nhạc lý đơn giản chính là Toán), biết như thế nào là “Trưởng” và “Thứ”, tính ứng dụng thực tế được mở rộng, biết đâu sẽ có lợi ích về sau! Nhưng để ra được những dạng đề như vậy, bắt buộc thầy cô phải… giỏi thật sự, có hiểu biết thực tế, đa ngành, chứ không tụng một mớ kiến thức chết! Không chỉ với những môn tự nhiên, nơi có tính đúng / sai rõ ràng, với các môn xã hội cũng vẫn cần phải “biết kỹ”, câu cú phải lật ngược lật xuôi cho cùng lý, không phải chỉ tụng một mớ chữ mà không hiểu được ý tứ trong đó! Học mà không cảm nhận được cái đẹp của thơ ca, không hiểu hết chiều sâu của ngôn từ thì rốt cuộc chỉ sinh ra một đám “đĩ miệng” suốt ngày lảm nhảm những cái hình thức nông cạn trên bề mặt! Thực trạng XH Việt như ngày nay một phần lớn lỗi là do học không kỹ, cái gì cũng “biết”, nhưng “biết” kiểu tào lao, từ tài liệu kỹ thuật cho đến văn bản luật pháp đều như thế, tình trạng câu chữ nhập nhằng, mơ hồ, không chính xác!

Từ “biết tuốt” lên “biết kỹ” là một tiến bộ vượt bậc, đòi hỏi sự thay đổi từ các giáo viên, điều này thực ra không hề dễ, không biết bao giờ mới làm được! Còn từ “biết kỹ” lên “biết sáng tạo” thì chuyện còn khó nữa, e là với thực trạng giáo dục như ở VN thì… chưa nên nói tới thì hơn! Chính TQ cũng đang loay hoay, nhưng họ biết rõ một điều, trước khi có khả năng “sáng tạo” thì hãy cứ học cho kỹ cái đã! Mà nói về kỹ tính, công phu thì TQ thuộc loại có hạng của thế giới, đương nhiên quốc gia rộng lớn như vậy luôn có người này người kia, xem phim của họ thì nên nhìn ra những khía cạnh công phu đó, đừng có chăm chăm vào trai xinh gái đẹp, ngôn tình, khoe nhà khoe xe… mà đám trẻ bây giờ chúng nó chỉ thấy điều chúng nó muốn thấy mà thôi! Giáo dục VN hiện tại, chính là diễn tả bằng một thành ngữ: Bạt miêu trợ trưởng – 拔苗助长 – muốn lúa nhanh lớn liền nhớm kéo gốc lên, kết quả hiển nhiên là… lúa chết! Hình bên dưới, đặt bên cạnh đứa bé sơ sinh: Cố lên, còn 6570 ngày nữa là đến Cao Khảo! 🙂