timur và đồng đội

Timur và đồng đội, tác phẩm ưa thích lúc còn là một cậu bé… tiểu thuyết khởi thảo năm 1939 và phát hành năm 1940, thật trùng hợp là ngay trước thềm chiến tranh thế giới lần 2. Một “hội kín” của những cậu bé 13, 14 tuổi, chuyên làm những việc tốt trong vùng, giúp đỡ người già, người khốn khó, đấu tranh chống lại các phần tử lưu manh. Dần dà hình thành nên một “tổ chức”, tổng hành dinh (Stavka – nghĩa đen là “cái lều”, “hành” (di động) dinh”, sở chỉ huy trong các chiến dịch quân sự) đặt trên một cái gác xép, có hệ thống quan sát và đường dây điện thoại tự thiết kế riêng để huy động, điều phối lực lượng lúc cần!

Truyện phát hành dưới dạng kịch nói qua sóng radio, tinh thần của nó đã góp phần huy động hàng triệu thiếu niên nhỏ tuổi tham gia các công việc có ích trong vùng, để người lớn nhập ngũ chống Phát – xít. Có thể một số người cho rằng văn học Xô – viết có phần giáo điều, những tôi lại thấy khác. Qua cuốn sách này để hiểu thêm về văn hoá và tâm hồn Nga, hiểu tại sao một đất nước chỉ có 85 đàn ông trên 100 phụ nữ, vì đàn ông họ làm quá nhiều việc khó khăn, điên rồ, liều lĩnh! Không như ở cái xứ Vịt kia, dư dôi ra đến gần 115 đàn ông trên 100 phụ nữ, suốt ngày chỉ có ăn nhậu, bolero và làm mấy cái trò lưu manh lặt vặt! 😢

tiếng cười

Chương trình âm nhạc cuối tuần, bài ca Liên Xô một thời quen thuộc với rất nhiều thính giả thiếu niên, thiếu nhi Việt Nam, Улыбка – Ulybka – Tiếng cười: Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười. Cầu vồng thêm lung linh bao ánh sáng lên ở khắp trời. Nụ cười tươi, chúng ta cùng chung niềm vui, Trong cuộc sống đầm ấm yêu thương ta cùng cất tiếng cười. Để làn mây không bay đi xa, Những giọt mưa bay bay quanh ta, Để dòng nước từ con suối xinh thành dòng sông sóng xô.

Tiếng cười sẽ luôn luôn bên ta, tiếng cười là bạn thân mến yêu của tuổi niên thiếu ta… Cho trời sáng lên và áng mây tươi hồng. Đẩy lùi xa bao nhiêu u ám gió mưa và bão bùng. Rừng âm u đã thức dậy đón ngày mới. Trong làn nắng lộng gió ban mai vang bài ca yêu đời. Tiếng cười sẽ luôn luôn bên ta. Tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa. Tiếng cười là bạn đường tháng năm không thể nào xoá nhoà. Tiếng cười là bạn đường tháng năm vẫn tràn ngập lòng ta!

saakashvili

Những ngày tháng 8 này, 14 năm trước, Mikheil Saakashvili, tổng thống Georgia (Gruzia) phát động cuộc chiến với Nga, ông ta hô hào biến Gruzia trở thành tiền đồn chống Nga, pháo kích làm chết hàng ngàn dân thường, trong đó có khá nhiều người Nga! Tổng thống Nga lúc đó, Medvedev, lấy cớ bảo vệ người gốc Nga, đã nhanh chóng điều quân, chỉ trong 5 ngày đã dẹp tan chống đối, hành động nhanh đến mức NATO còn chưa quyết định thống nhất được phải bày tỏ thái độ như thế nào! Hình ảnh Saakashvili nhai cà vạt trong lúc điện đàm trực tiếp với tt. Medvedev đã trở thành trò cười cho thiên hạ! Đến tận bây giờ, người ta vẫn chưa hiểu được bằng một cách thần kỳ nào đó mà Mikheil Saakashvili, mới có 36 tuổi, lại có thể trở thành tổng thống Gruzia! Nhưng sự thần kỳ vẫn chưa dừng lại ở đó…

Sau thất bại tại quê nhà, gom góp được một mớ kha khá và bỏ xứ lưu vong, Saakashvili đến Ukraine và lại bằng một cách thần kỳ nào đó, không những trở thành công dân Ukraine mà còn trở thành toàn quyền Odessa! Đến lúc này, mọi người mới tỉnh ra, hoá ra Saakashvili chính là “toàn quyền lưu động” của… Mẽo! Và Mỹ hết lần này đến lần khác, tìm cách biến các nước xung quanh trở thành tiền đồn chống Nga, khác chăng lần này Nga ra tay trước, và cũng may cho Ukraine là tt. Putin là người tương đối mềm mỏng và hành động theo “luật”, nếu gặp phải các thành phần “diều hâu” Nga thì chiến sự đã giải quyết từ lâu! Post nhân ngày quốc khánh U-cà, ai lại đi đặt tên bài quốc ca kỳ cục như thế: “Vinh quang và tự do của Ukraine vẫn chưa mất hẳn” (Glory and freedom of Ukraine has not yet perished)! 😅

mách qué

Hồi đó cứ lang thang quanh quẩn ở mấy tiệm sách cũ quanh khu chợ Bà Chiểu và góc đường Trần Huy Liệu… bắt gặp cuốn thơ Cao Bá Quát bản in chữ viết tay siêu đẹp, chủ quán nhìn mặt kêu giá 500K, mà học sinh làm éo gì có tiền, đành tiếc mãi thôi! Đương nhiên quá trình lớn lên và học hỏi cũng có đọc ít nhiều Thơ mới, thơ VN, nhưng mà sâu từ trong nhận thức, chỉ có “chữ Hán”, chỉ có Đường thi mới là thơ. Còn “Nôm na là cha mách qué”, tiếng Việt vẫn là một ngôn ngữ “mách qué – không đứng đắn”! Một lũ từ ngữ trơn tuột, cưỡng từ đoạt lý, giảo hoạt, nói cho lấy có lấy được, cứ ưa hơn người bằng cách lấp liếm, hoa ngôn xảo ngữ, chứ không thực sự nhắm đến nội dung bên trong!

Học “cổ văn”, cái đầu tiên là phải kiên nhẫn suy nghĩ xem ý tứ nó ra làm sao, không phải nghe có nửa câu đã nhảy vào miệng người ta ngồi: “ah ta biết rồi, nó là như thế này, thế kia!” Bởi đa số người Việt vẫn chỉ biết: “Cầm đao chém nước chảy cuồng, Tiêu sầu nâng chén càng buồn thêm thôi!”, nhưng có ai chịu khó đọc tiếp mấy câu sau: “Trần gian chưa thoã ý người, Sớm mai xoã tóc rong chơi với thuyền”!? Tiếp sau luôn luôn có những cái “ý tại ngôn ngoại”, viện dẫn sự tích, điển cố, làm cho ngữ nghĩa nó thâm trầm, bao quát! Nói thẳng muôn đời vẫn là một kiểu dân tộc tính khó sửa, học một ông “thầy Tàu” nào đó nhưng vì bản chất nó “đoản” nên lúc nào cũng chỉ học được… một nửa câu! 😢

penpower

Hơn 25 năm trước, một lần đi hội chợ tin học mua được cái này, bút nhập chữ Hoa PenPower với đế cảm ứng 2×1.5 inch! Thế là tiếp tục học chữ với thiết bị này, yêu thích vô cùng, về sau xài nhiều, hỏng mất không dùng được nữa! Thời đó xem như hiện đại lắm, nếu so với cùng thời e là hơn xa iPad + Apple Pencil bây giờ! Thứ tự nét bút rất quan trọng, vì đây là 1 kiểu nhận dạng online (chữ “online” này hiểu trong ngữ cảnh bộ môn Nhận dạng & Xử lý ảnh), không phải đọc ảnh tĩnh, viết đúng thứ tự nét thì nhận rất chính xác! Lý do rất thích cái cảm ứng là vì không như các bạn gốc Hoa cùng lớp, chuyên nhập chữ Hán trên bàn phím máy tính tiêu chuẩn bằng phương pháp Thương Hiệt!

Mà cái Thương Hiệt thâu nhập pháp ấy khó quá, tôi học mãi vẫn không nắm được “yếu quyết” (cũng một phần vì phương pháp này không thật sự chính xác, siêu rắc rối và nhập nhằng), mà nhập liệu bằng bút viết nó trực quan hơn nhiều! Nên nhớ rằng thời đó cách đây hơn 25 năm, mà TQ đã tự làm ra những sản phẩm tin học như thế! Còn ở Việt Nam đương thời chỉ mỗi cái bảng mã Unicode tổ hợp hay dựng sẵn mà cãi nhau kịch liệt nhiều năm trời, không ai chịu ai, không quyết được. Đến tận giờ trên điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng, giới trẻ TQ vẫn thích gõ phím thông qua “Bính âm” cho nhanh lẹ, nhưng giới già thì vẫn thích múa ngón tay, vẽ chữ để trả lời tin nhắn SMS!

3-K

Một bức ảnh cũ, bên trái là Sergei Korolev, Kiến trúc sư trưởng chương trình Tên lửa vũ trụ, ở giữa (râu dê) là Igor Kurchatov, Kiến trúc sư trưởng chương trình Vũ khí hạt nhân Liên Xô, hai ông lớn nhất trong lĩnh vực vũ khí! Nhưng cả 2 đều đã không thể thành công nếu thiếu người bên phải: Lý thuyết gia trưởng – chief theorist, Mstislav Keldysh, người “bảo đảm toán học” cho các công trình nghiên cứu!

Bộ 3-K này (Korolev, Kurchatov, Keldysh) là tập hợp đỉnh cao trí tuệ Xô-viết, quan trọng nhất là Keldysh, một con người kỳ lạ, thiếu ông ta thì bom hạt nhân đã không nổ, và tên lửa đã không bay! Thực tế, cả 2 cơ quan cấp bộ: Tên lửa chiến lược và Vũ khí hạt nhân đều không chịu “nhả” Mstislav Keldysh, một tuần ông ta làm việc 3 ngày cho bộ này, và 3 ngày cho bộ kia, và 3 lần nhận danh hiệu Anh hùng lao động Xô-viết!

tuổi thơ dữ dội

Có chút thời gian để đọc lại cuốn này: Tuổi thơ dữ dội – Phùng Quán, lần trước đọc đã cách hơn 10 năm ở một quán cafe Sách khá đẹp! Tiếc là không được đọc cuốn này từ nhỏ. Đọc, nhưng sao cứ cảm thấy những chuyện trong đó cứ như là đã nghe ai đó đã kể rồi, đọc xong thì mới hiểu ra rằng, họ chính là lặp lại những gì đã đọc trong sách này!

Và chính những chuyện được mô tả trong sách là dựa trên những sự kiện lịch sử có thật đã xảy ra và vẫn được lưu truyền theo kiểu “văn hoá dân gian” đến tận ngày nay, những hoạt động của các cậu bé “Vệ út” 13, 14 tuổi trong thành phần Trung đoàn Trần Cao Vân (sau là trung đoàn 101, sư 325), mặt trận Trị Thiên những ngày đầu chống Pháp!

lỡ chuyến tàu

Khi những con tàu buôn của công ty Đông Ấn đem trà về Anh, trà nhanh chóng trở thành thức uống ưa thích của tầng lớp thượng lưu, trung lưu, những buổi tiệc trà là giờ những gia đình khá giả ở Anh ngồi lại với nhau, uống trà chiều, thảo luận công việc, cuộc sống! Nhưng đa số người lao động bình dân không thích “trà chiều”, tốt hơn là một cốc bia, uống nhanh còn đi làm việc! Sau đó những con tàu đem về Anh những bộ đồ sứ quý của Trung Quốc, chúng ta biết đồ sứ TQ đẹp thế nào, châu Âu lúc đó chưa có điều gì giống như thế! Ngay khi châu Âu học được cách làm đồ sứ rồi nhưng độ tinh xảo vẫn không bằng hàng TQ được!

Đồ sứ nhanh chóng xuất hiện trên bàn ăn của các gia đình thượng lưu, trung lưu, như thế mới sang trọng, đẳng cấp! Các hộ nghèo hơn thì dùng đồ bằng thiếc, thậm chí là gỗ! Nhưng tác động lớn nhất với nước Anh không phải trà, không phải gốm sứ, mà là tơ lụa và gấm vóc, cũng lại từ TQ! Châu Âu lúc đó, nói thật về ăn mặc vẫn còn “quê” lắm, ngay người hiện đại không phải ai cũng biết một bộ đồ lụa tơ tằm óng mượt, bóng bẩy là thế nào! Tơ sợi, vải vóc, may mặc được xem là yếu tố trực tiếp hình thành CM Công nghiệp Anh, đơn giản vì xã hội đã bắt đầu có nhu cầu tiêu dùng, trước hết phải ăn mặc lịch sự, đẹp đẽ, sang trọng!

Và cứ thế, bạc chảy sang phương Đông để đem về trà, gốm sứ, tơ lụa… nhiều đến nổi TQ trở thành “bạch ngân đế quốc”! Nhưng chảy máu mãi thế không được, phải tìm cách thu hồi, thế là thực dân Anh bán thuốc phiện cho người TQ, vừa hại chết một dân tộc, vừa thu hồi lượng vàng bạc đã chi ra! Đó là chuyện mấy trăm năm trước, chuyện của thời hiện đại, tiêu dùng xăng, dầu, gas, nguyên liệu thô nhiều như thế, góp tiền xây dựng nên những xứ sở Ngàn lẻ một đêm “dát vàng” như thế, cứ độ chục năm, Mỹ và phương Tây lại gây ra một cuộc chiến để gây bất ổn, đập chết thằng “chủ nợ” để xù nợ, để thu hồi vốn, khi thì Iraq, khi thì Lybia, khi thì Syria, etc…

Thế nên các nước Trung Đông, bất kể phe phái, tôn giáo, giờ đã khôn ra rồi, phải duy trì cân bằng đa cực, phải kiếm “đại ca bảo kê”, như cách ku Nga đang bảo vệ Syria, chứ không, biết đâu lúc nào đấy, chưa đến 10 năm nữa đâu, NATO nó lại tung con xúc xắc để chọn ra một nước “kém dân chủ” để oánh! Căn nguyên vấn đề nó nằm ở chủ nghĩa tiêu thụ, tiêu dùng vô tội vạ, chứ nó éo phải chuyện khác biệt tư tưởng hay là chuyện “ý thức hệ” gì cả! “Chuyến tàu” đã bắt đầu khởi hành từ nhiều trăm năm trước rồi, đã tăng tốc đến mức không thể dừng lại được nữa… giờ mà nói chuyện “lỡ chuyến tàu” hay “đổi hướng đi khác” là sẽ bị ăn rất nhiều gạch đá chứ phải… 😃

chiến tranh và hoà bình

Tiếp tục chương trình điện ảnh Xô-viết, 3 tập, tổng cộng 6h của bộ phim kinh điển: Chiến tranh và Hoà bình – Mosfilm! Đến tận giờ, vẫn có chút nuối tiếc vì ngày trẻ không đọc nhiều văn học Nga lắm. Lại ghét những gì suy nghĩ cao siêu, chỉ thích cái gì thực tế, cụ thể (kiểu như Pie đệ nhất)! Không như con em gái tôi, nó thì: Chiến tranh và Hoà bình, Tội ác và trừng phạt, Sông Đông êm đềm, Anna Karenina, Anh em nhà Karamazov, Eugene Onegin… cái gì cũng đọc!

Hàng chục ngàn trang, từ nhỏ nó đã nổi tiếng là con mọt sách trong nhà! Còn thằng anh nó vẫn luôn nhìn sách vở bằng thái độ nước đôi, hai mặt, vì đã thấy vô số thử bị “quỷ ám” do “đọc sách”! Thế nên không thấm Lev (Tolstoy) nổi mà chỉ thích Alexei (Tolstoy). Nói về tính cách, tâm hồn Nga, chỉ cần đọc 4 tựa sách bên trên là đủ biết họ quan tâm những điều gì rồi: Chiến tranh và Hoà bình, Tội ác và trừng phạt, Sông Đông êm đềm, Anna Karenina! 😅

Nikolai Morozov

Hóng xem đủ các tập phim Ded Morozov, phim dựa trên một nhân vật lịch sử có thật, Nikolai Alexandrovich Morozov, gốc gác từ một gia đình đại địa chủ, suốt đời hoạt động lật đổ chế độ Sa-hoàng! Tổng cộng ông ta ngồi tù 25 năm, nhưng cũng nhờ thời gian ở trong tù đó mà trở thành nhà bác học, tự học 11 ngôn ngữ, xuất bản nhiều công trình sách vở, và trở thành viên danh dự Hội hàn lâm Xô-viết, mặc dù chưa bao giờ gia nhập Đảng CS.

Năm 1942, ở tuổi 88, Nikolai Mozorov tình nguyện nhập ngũ tại Leningrad, đây có thể là người lính Xô-viết già nhất lịch sử. Người ta không cho ông già gân ra trận, nhưng ông cứ cương quyết, thậm chí doạ kiện lên Stalin! Cuối cùng thì người ta cũng cho ổng được ra trận thử… một tháng! Một tháng với vai trò lính bắn tỉa, tiêu diệt hơn một chục quân địch! Ông vẫn tiếp tục sống để chứng kiến Phát xít Đức sụp đổ, và chỉ qua đời sau đó, năm 1946 ở tuổi 92!