khu vực biên giới biển

huyện khôi hài, nhưng về mặt luật là rất đáng để suy nghĩ! Không nói ai đúng ai sai, chỉ nói chuyện khái niệm “khu vực biên giới” đang được hiểu rất tuỳ tiện, như khu vực cảng Cầu Đá, Vũng Tàu và rất nhiều nơi khác vẫn đang được xem là “khu vực biên giới”! Hiểu như vậy sai hoàn toàn với các công ước biển mà VN tham gia, biên giới trên biển phải là 12 hải lý (khoảng 22.2 km) tính từ đường cơ sở kia! Theo như thông lệ quốc tế, khi một con tàu (tàu thuỷ, tàu bay) nước khác cập cảng VN, thì con tàu cộng với chút ít khu vực xung quanh tạm thời được xem là “lãnh thổ ngoại quốc”! Và biên giới tạm thời trong tình huống đó chính là vùng tiếp giáp (tính bằng vài mét, không nhớ rõ lắm) xung quanh con tàu nước ngoài đó! “Sea boundary area” phải hiểu đúng là “khu vực tiếp giáp biển”, không thể hiểu là “khu vực biên giới biển”, tiếng Anh dùng chữ “boundary” rất chính xác!

“Boundary” và “border” mặc dù có liên quan gần với nhau, nhưng “boundary” không phải là “border”, hiểu theo nghĩa biên giới cứng, nếu là “biên giới” thì họ đã dùng chữ “border”, đâu đó đã có sự “đánh tráo khái niệm” ở đây! Quản lý địa bàn đó như thế nào vẫn là việc cần phải làm rõ, nhưng rất vô lý khi xem toàn bộ vùng ven biển, nơi đã có quá trình dân cư sống đông đúc, lâu đời, có vô số hoạt động giao thông, kinh tế phức tạp khác nhau là “khu vực biên giới”! Chính là một kiểu “nâng tầm quan điểm”, gán cho nó cái ý nghĩa “nhạy cảm, nghiêm trọng” không đáng có. Người ta đã đi ra vùng biển quốc tế từ lâu rồi, mà mình vẫn còn “bó” vào trong, cố tình tạo ra thêm “biên giới” bên trong “biên giới”. Ngay cả “vành đai biên giới” trên bộ cũng chỉ cách không quá 1000m tính từ đường biên cứng! Hiểu như vậy rất dễ xảy ra lạm quyền, nếu muốn gọi là “khu vực biên giới”, phải đi xa thêm hơn 22.2 km nữa kia!

nhân quả

ột trong vô số vấn đề của xã hội Việt… Đôi khi ta cứ phải đứng nhìn sự việc xảy ra như thế, vì nhiều lý do khác nhau: nói trước không ai tin, người ta còn cho rằng mình đạo đức giả. Và cũng phải xem xem, nhiều chuyện không phải nói là được, con người mà, không có “định lực”, không có “giá trị” bên trong nâng đỡ, rồi cũng như đám bầy nhầy ngoài kia! Chúng nó sẽ không từ một mánh khoé nào kéo bạn xuống bằng những trò lưu manh, cho ngang với chúng nó! Và cũng phải có thời gian để cho “nghiệp” nó tích tụ và hình thành…

Dù chỉ bằng suy nghĩ trong đầu thôi cũng đã trở thành “ý nghiệp” rồi! Có nhiều việc mà sự “thiện ý” đôi khi hoàn toàn bất lực, vì cái tâm vô minh của con người nó hoạt động theo một cách hoàn toàn khác biệt, không dễ thay đổi, và đôi khi cách duy nhất để là để mặc cho sự việc diễn tiến như thế! Yêu ai thì để cho họ sống theo cách mà họ muốn, mà ghét ai thì… cũng để cho họ sống theo cách mà họ muốn! Cứ để tự nhiên cho “nhân quả” hoàn thành vai trò của mình! Chỉ mượn một chuyện để nói, nhưng tất cả những chuyện khác cũng tương tự như thế!

chinese input

ần 100 năm trước, các nỗ lực chế tạo chiếc máy đánh chữ TQ gần như không có thành công nào đáng kể! Sự việc trở nên giống trò khôi hài, khi người ta tưởng tượng ra cái bàn phím với hàng chục ngàn phím để nhập được chữ Hoa. Qua đến những năm 70, chính quyền TQ vẫn vật lộn với vấn đề nhập liệu, họ thử nhiều cách khác nhau: Thương Hiệt, Ngũ Bút, Bính Âm, etc… càng ngày càng cải tiến, cải tiến nhiều nhất là ở khâu đoán chữ (predictive). Đến nay, một người nhập liệu tiếng Anh có tốc độ trung bình khoảng 50~60 wpm (từ/phút), một người TQ trung bình có thể gõ hơn 100 wpm, gần như là nhanh gấp đôi!

Đó là nói người bình thường, với nhân viên đánh máy chuyên nghiệp cũng vậy, tốc độ gõ tiếng Hoa vẫn nhanh gần gấp đôi so với tiếng Anh, trên 200 wpm. Phương Tây không cách nào gõ nhanh hơn, trừ khi chuyển sang dùng bàn phím Dvorak. Đến cả máy tốc ký (stenotype machine, thường dùng ở toà án để ghi lại toàn bộ các phát ngôn), tiếng Anh đạt tối đa 370 wpm, tiếng Hoa đã đạt đến 500. Và người TQ, khởi đầu từ việc phải sử dụng bàn phím QWERTY vì không có nhiều lựa chọn, đã từ từ cải tiến từng chút một để đạt tốc độ như ngày nay! Làm những việc rất chi là bình thường, nhưng làm đến mức thật giỏi, đó chính là người TQ!

thành trì doanh luỹ

him ảnh cuối tuần, phải nói đây là bộ phim… chẳng có gì nổi bật, ngoại trừ việc nó rất chi là “ngôn tình”! 🙂 Xem phim cũng như đọc sách, cũng là hình thức soi gương, xem để thấy rằng mặt bằng chung “dân trí” Trung Quốc… hoàn toàn khác VN! Phim nói về các ngành nghề khác nhau, người là bác sĩ, người là phóng viên, cảnh sát… tất cả đan xen, vừa mâu thuẫn, vừa phối hợp với nhau để tạo nên giá trị xã hội! Phim có đoạn cảnh sát truy đuổi tội phạm, 1 cảnh sát + 1 tội phạm bị thương, cả 2 được đưa vào bệnh viện, bác sĩ quyết định cùng lúc cấp cứu cả 2! Đám cảnh sát nhao nhao phản đối: chúng tôi đổ máu phục vụ nhân dân không phải bị đối xử như thế! Bác sĩ thì có cái lý của họ: quyết định ai đúng, ai sai là việc quan toà, cứu người là việc của bác sĩ, không phải chỗ để nói lý!

Phải nói là phim ảnh TQ rất có tính giáo dục, không chỉ tái hiện những vấn đề, tình huống điển hình ngoài xã hội, họ còn đề ra những “kịch bản” khiến khán giả phải suy nghĩ, nghĩ về vai trò, giá trị của từng cá nhân trong cộng đồng! Nhìn lại phim ảnh và xã hội Việt mà chán nản, vừa “không chịu lớn” đã đành, vừa lao nhao với những trò giật gân, hạ cấp! Khi “giáo dục” bị “đánh” thì cả hội nhao nhao lên: giáo dục là như thế (chứ tôi không như thế), khi “y tế” bị đánh thì cả hội cũng nhao nhao lên: y tế là như thế (với hàm ý rằng: chứ tôi thì không như thế). Đến khi không còn ai để “đổ lỗi” nữa thì đám đông vẫn không thôi lao nhao về sự “cao cấp, thượng đẳng và đúng đắn” của “cái tôi”. Chỉ là “ngôn tình” thôi, nhưng ít ra họ vẽ lên được một không gian, một xã hội có tình người và đáng sống!

tíc xanh

hân trò chuyện với đứa bạn về “tíc xanh”, ngoài những điều đã đề cập, một lợi ích rất lớn nữa chính là thương mại! Vấn đề cơ bản của một “cái chợ” không phải là “mua và bán”, mà là việc giải quyết khiếu kiện, mâu thuẫn phát sinh, cơ chế xử lý những hành vi gian lận, lừa đảo! Xây dựng cơ chế để làm những chuyện đó không đơn giản, đầu tiên là phải ép buộc… chính danh!

Đến khi người ta nhận ra lợi ích rồi, họ sẽ tự nguyện chính danh, éo như bọn Tây, đem “tíc xanh” làm thành món hàng tính phí! Xét thực trạng như mạng xã hội VN hiện tại, không ngày nào là không phát sinh những kiểu tin giả “cướp, hiếp, giết”, tâm thức người dân quay cuồng, “quy đồng về mẫu số chung” như thế! Là vùng đất màu mỡ cho lưu manh đĩ điếm lộng hành, thì biết đến bao giờ… 🙁

phẩn bất uy quyền…

ảnh rỗi, đọc sơ một số mục wiki về lịch sử TQ (tiếng Việt), thấy là phần lớn là một đống c… đúng nghĩa! Người viết không hiểu gì, đa phần là dịch từ tiếng Anh sang, thậm chí dịch tự động! Chính vì số đông không biết gì, nên xuất hiện một đám “phá hôi”, chuyên ngồi thêu dệt những thông tin thất thiệt, hoang đường, chả hiểu lấy từ đâu ra, làm với mục đích gì? Ví như mục về Hạ Vũ, hoàn toàn là bịa đặt, trong suốt lịch sử Trung Quốc không có ai tên là Hạ Tử Thành!

Hoặc như mục về Ngô vương, bảo Phù Sai là cháu của Hạp Lư, ai đã đọc sử đều biết rằng là con, chứ không phải là cháu, bịa luôn cả tên cha (“thế tử… Ba”)! Không rảnh đến mức đi bắt bẻ từng lỗi sai trên wiki, nhưng phải nói cho mọi người thấy rõ: đây là chiêu trò của đám lưu manh lặt vặt, cố tình sửa cho sai để gây ra nhiễu loạn thông tin kiểu nhảm nhí, xàm xí! Chính là cái thời buổi: Phẩn bất uy quyền dị khủng nhân – Cục cứt chẳng có uy quyền gì nhưng vẫn khiến người ta phải sợ… 😢

đại vũ trị thuỷ

ử ký viết: đời vua Ngu (Nghiêu), sai Cổn trị thuỷ, làm việc suốt 9 năm mà vẫn không có kết quả, nước vẫn ngập, đất đai vẫn không canh tác được! Thuấn kế nghiệp Ngu, thấy Cổn bất tài, không làm được việc, bèn giết Cổn, và sai con của Cổn là Vũ tiếp tục sự nghiệp trị thuỷ! Vũ tận lực làm việc, ăn ngủ tại công trường suốt 13 năm, nhiều lần đi qua trước nhà mình mà không dám ghé vào!

Kết quả thành công do cách làm đúng: xẻ núi, đào kênh, khơi thông dòng chảy, phân tán và điều hoà lượng nước, tạo không gian chứa, giúp thoát nước ra biển. Còn như Cổn chỉ biết đắp đập, be bờ, xây đê chống lũ, kết quả là đê càng cao thì nước càng lớn, càng nguy hiểm hơn mà thôi! Hơn 4300 (bốn ngàn ba trăm) năm sau, ở xứ Đại Ngu kia, người ta vẫn tiếp tục be bờ, đắp đập, san nền, phân lô… 😢

bạch lạp truyền kỳ

gay từ thời Đường, Trung Quốc đã có “công nghệ” sản xuất nến với sản lượng thường niên đạt hàng chục ngàn, thậm chí có thể đã lên đến hàng trăm ngàn tấn, tạo nên một ngành kinh doanh lớn! Mọi người thường nghĩ nến làm từ sáp ong, nhưng bao nhiêu ong, bao nhiêu sáp cho đủ!? Cũng gần tương tự như trồng dâu nuôi tằm, thu hoạch kén tằm để ươm tơ dệt lụa vậy! Họ trồng một thứ cây, và nuôi một loại côn trùng giống như rận trên cây đó, côn trùng này sinh trưởng và tạo kén trên thân cây! Thu hoạch kén này sẽ có sáp trắng làm nến trắng! Và sau đó là xây dựng thành nông trại lớn, sản xuất ở quy mô công nghiệp!

Có cơm ăn, áo mặc rồi, lại có nến để ban đêm đọc sách, “thập niên đăng hoả – 十年燈火“, thời gian dài như thế thì dân trí nó mới lên được. Sản xuất được với số lượng lớn, giá thành rẻ thì mới tạo ra được hiệu ứng làm thay đổi xã hội: có thêm nhiều người thắp đèn đọc sách (hoặc có thêm nhiều người thức đêm đánh bạc 😀 ). Về loại cây, nguồn phương Tây ghi nhận: privet – nữ trinh – 女贞, nguồn Trung Quốc ghi nhận hai loại cây đều có thể dùng được: một là nữ trinh, hai là một loại tần bì (ash). Mà tần bì có tên tiếng Hoa là: Bạch lạp thụ – 白蜡树, riêng cái tên “Bạch lạp – sáp trắng” cũng đã nói lên việc cây trồng chủ yếu để làm gì!

dân tộc tính, 2

à thế là, cái “dân tộc tính” tính cố hữu đó, theo chân các đợt di cư của người Việt, lan toả khắp nơi và trở thành một “thương hiệu toàn cầu”. Vì lịch sự người ta không nói thẳng ra thôi, chứ ai cũng thấy, hiểu rõ, một sắc dân gì đâu mà vừa không hiểu chuyện, vừa chẳng làm được việc gì cho ra hồn, hay nhiễu sự những chuyện lảm nhảm, thường có những yêu cầu rất vô lý, và cứ hở ra là giở trò lưu manh vặt! Em biết nói như thế sẽ bị ăn gạch đá, nhưng em cứ phải nói, số đông nó như thế, dĩ nhiên phải loại trừ, vẫn có một số ít khác! Như ngành IT, phần mềm, cứ nói người Việt là người ta nghĩ ngay đến lừa đảo, trong top đầu của thế giới về các trò lừa gạt trên internet, đến độ nhiều khi không dám nhận mình là người Việt, và em nghĩ các ngành nghề khác cũng y vậy! Đến lúc phải nhìn cho rõ cái “dân tộc tính” ấy, về bản chất, là một sự sợ hãi lớn lao!

Cái nỗi sợ “không bằng được người” sâu thẳm bên trong ấy khiến con người bị “co cứng, xơ cứng” lại, không chịu nhìn ra bức tranh rộng, không chịu thấy sự phong phú của cuộc sống! Cái sợ ấy khiến họ không dám, không muốn chấp nhận bất kỳ điều gì khác biệt! Chính vì sợ nên mới xây dựng một vẻ ngoài hùng hổ, tự tin, nói năng như đúng rồi, luôn luôn có ngôn từ để ứng đối, nhưng kỳ lạ thay, vì chỉ giả vờ thế thôi chứ bên trong trống hoác nên ai nói gì cũng nghe, ai đưa gì cũng tin! Bất kỳ điều gì đánh vào cái “tôi”, cho họ một chút tự hào, tự mãn là vơ lấy, cố sống cố chết bám vào đó! Vì “sợ hãi” nên “co cứng”, vì “co cứng” nên thành ra “cố chấp”, từ “cố chấp” trở thành “cố cùng”… Nhiều người không dám nói ra điều đó, chứ em gặp quá quá nhiều rồi, nhiều đến mức nhàm chán! Nhìn thẳng vào cái tâm, đó chẳng qua là một sự sợ hãi to lớn và thảm hại! 😢😢

streltsy

ost trước đã nói về phái đoàn của Sa-hoàng Peter đi thăm các nước phương Tây, một hành trình mà khởi đầu đã làm chết vài chục người, và khi kết thúc, số người chết sẽ lên đến hàng ngàn! Trước khi để trống ngai vàng và xuất ngoại, điều chưa từng xảy ra ở nước Nga trung cổ, Peter đã sắp xếp cho Lev Naryshkin, cậu ruột của mình làm nhiếp chính, người cai quản nước Nga khi ông vắng mặt. Naryshkin là một dòng họ danh giá ở Nga, có lẽ có gốc gác Tatar xa xưa. Điều thường thấy trong lịch sử Nga là các dòng họ tranh đấu, các bà vợ của Sa-hoàng đấu đá, nhưng hầu như không xảy ra tình trạng “họ ngoại” chiếm quyền như trong lịch sử TQ, ít ra điều đó chưa bao giờ xảy ra suốt lịch sử nhà Romanov. Lev Naryshkin, như người ta hay nói: trung thành như một con chó, điều hành bộ máy cảnh sát mật vụ, là tay trấn áp sắt máu, chính là đóng vai ác, để cho Peter đóng vai… thiện! Nhưng nói Peter đóng vai thiện thì… cũng chẳng ai tin.

Sau khi đi qua nhiều nước châu Âu, Peter phải cắt ngắn chuyến đi, tin từ nhà cho biết, đám Streltsy lại nổi loạn. Streltsy là hình thức quân đội Nga cũ, lực lượng đóng vai trò lớn trong đời sống chính trị lúc bấy giờ! Peter rất ghét Streltsy, khi ông còn nhỏ, họ đã nổi loạn một lần và giết chết một người cậu của ông. Biến cố lúc nhỏ này khiến Peter bị bệnh động kinh, một chứng thỉnh thoảng vẫn tái phát! Bạo loạn bị dẹp từ sớm bởi Lev Naryshkin và các tướng lĩnh trước khi Peter về đến Nga! Nhưng Sa-hoàng vẫn không hài lòng, ông đem vụ án ra xử lại, tự tay mình cầm rìu chặt đầu các nạn nhân, hàng ngàn người bị treo cổ, và tiếp tục truy cứu đến 10 năm về sau! Ngoài nguyên nhân là nỗi sợ từ thời thơ ấu, có một lý do thực tế hơn mà Sa-hoàng nhắm đến trong hành động thanh trừng đẫm máu này: nhân dịp giải tán toàn bộ lực lượng Streltsy và tổ chức lại quân đội dưới hình thức tuyển mộ nông dân và huấn luyện, trang bị hiện đại theo kiểu Tây phương.