proximity fuse

gòi nổ cận đích là thiết bị kích nổ đạn ở khoảng cách định trước (có thể lập trình được), ví dụ như để phá lô-cốt thì tốt nhất là chạm nổ, nếu để chống bộ binh thì nổ trên không 5 ~ 10m để mảnh đạn chụp xuống, tăng bán kính sát thương! Nếu ngược lại thời điểm 1944 ~ 45 thì proximity fuse đúng là phát minh thay đổi lịch sử, nhưng từ đó đến nay đã gần 80 năm rồi, mà đám fan U-cà vẫn kiểu “chết đuối vớ phải bọt”: Mỹ đã viện trợ ngòi nổ cận đích, phen này Nga thua chắc, tư duy thời WW2.

Một ví dụ về ngòi nổ cận đích là ở ngay trên cái điện thoại mọi người đang xài, loại xoàng xoàng thôi, chả cần phải high-end lắm: cứ có cuộc gọi đưa lên tai nghe là màn hình tự động tắt, chạm vào không phản ứng, mà hạ điện thoại xuống là màn hình lại sáng và tương tác được! Đó là do có cảm ứng proximity ở gần loa nghe, đo khoảng cách đến vật cản và tự động ngắt màn hình + touch nếu khoảng cách gần! Có nhiều cách để làm chuyện này nhưng chung quy cũng quay về hiệu ứng Doppler như trên máy bắn tốc độ!

a yesli povezet

hương trình âm nhạc cuối tuần… post nhân ngày truyền thống Hải quân Nga, 31/7, năm nay tổ chức nhỏ hơn mọi năm! Bài hát: А Если Повезет – Nếu bạn may mắn… một cái tựa đề theo tôi là có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, và không nên đặt một cái tựa như vậy! Hải quân Nga nổi tiếng với nhiều khí tài độc lạ, khác biệt, nhưng cũng nổi tiếng vì tạo ra kha khá “widow-maker”. Họ vẫn còn thiếu chút gì đó mà hy vọng tương lai, với sự kỹ càng của thế hệ kế tục sẽ khắc phục được! Clip hoạt hình bên dưới cũng phần nào nói lên nội dung này!

team building

oạt động team-building mang tên: Thép đã tôi như thế đấy! được tổ chức thường niên ở “hành tinh Nga ngố”! Hoạt động đúng nghĩa thật chất, team áo đen thi đấu với team áo vàng, thể thao giải trí lành mạnh, hoàn toàn không gây phản cảm!😀 Haiza, nghĩ lại cái xứ Vịt! 🙁

mất nhiệt

huyện 2 cái thúng của ngư dân gặp nạn trên biển, mới có mấy ngày mà thiệt hại nhân mạng lớn như vậy! Đến giờ đi đâu chơi vẫn mang theo cái áo này, bên trong độn lông ngỗng, siêu ấm, xếp lại chỉ lớn hơn cái áo mưa tiện lợi một tí! Bạn có bao giờ nghĩ về khả năng “chết rét” ở nhiệt độ 25C!? Chính xác thì không phải là chết vì lạnh, mà là: “chết vì mất nhiệt”!

Khi nhiệt độ môi trường vẫn 20 ~ 30C, nhưng ẩm ướt và gió mạnh thổi liên tục, làm cơ thể mất nhiệt, 2 hàm răng đánh vào nhau lập cập, cảm giác “run” mà trời không lạnh, thế mới quái lạ! Cứ mất năng lượng liên tục, không có gì bảo vệ, không đồ ăn, không nước uống, cơ thể yếu ớt, thiếu luyện tập, thiếu kinh nghiệm chống chọi, có khi chưa tới 1, 2 ngày là “lên đường”! 😢

lỡ chuyến tàu

hi những con tàu buôn của công ty Đông Ấn đem trà về Anh, trà nhanh chóng trở thành thức uống ưa thích của tầng lớp thượng lưu, trung lưu, những buổi tiệc trà là giờ những gia đình khá giả ở Anh ngồi lại với nhau, uống trà chiều, thảo luận công việc, cuộc sống! Nhưng đa số người lao động bình dân không thích “trà chiều”, tốt hơn là một cốc bia, uống nhanh còn đi làm việc! Sau đó những con tàu đem về Anh những bộ đồ sứ quý của Trung Quốc, chúng ta biết đồ sứ TQ đẹp thế nào, châu Âu lúc đó chưa có điều gì giống như thế! Ngay khi châu Âu học được cách làm đồ sứ rồi nhưng độ tinh xảo vẫn không bằng hàng TQ được!

Đồ sứ nhanh chóng xuất hiện trên bàn ăn của các gia đình thượng lưu, trung lưu, như thế mới sang trọng, đẳng cấp! Các hộ nghèo hơn thì dùng đồ bằng thiếc, thậm chí là gỗ! Nhưng tác động lớn nhất với nước Anh không phải trà, không phải gốm sứ, mà chính là tơ lụa và gấm vóc, cũng lại từ TQ. Châu Âu lúc đó, nói thật về ăn mặc vẫn còn “quê” lắm, ngay người hiện đại không phải ai cũng biết một bộ đồ lụa tơ tằm óng mượt, bóng bẩy là thế nào! Tơ sợi, vải vóc, và may mặc được xem là yếu tố trực tiếp hình thành Cách mạng Công nghiệp Anh, đơn giản vì xã hội đã bắt đầu có nhu cầu tiêu dùng, trước hết phải ăn mặc lịch sự, đẹp đẽ, sang trọng!

Và cứ thế, bạc chảy sang phương Đông để đem về trà, gốm sứ, tơ lụa… nhiều đến nổi TQ trở thành “bạch ngân đế quốc”! Nhưng chảy máu mãi thế không được, phải tìm cách thu hồi, thế là thực dân Anh bán thuốc phiện cho người TQ, vừa hại chết một dân tộc, vừa thu hồi lượng vàng bạc đã chi ra! Đó là chuyện mấy trăm năm trước, chuyện của thời hiện đại, tiêu dùng xăng, dầu, gas, nguyên liệu thô nhiều như thế, góp tiền xây dựng nên những xứ sở Ngàn lẻ một đêm “dát vàng” như thế, cứ độ chục năm, Mỹ và phương Tây lại gây ra một cuộc chiến để gây bất ổn, đập chết thằng “chủ nợ” để xù nợ, để thu hồi vốn, khi thì Iraq, khi thì Lybia, khi thì Syria, etc…

Thế nên các nước Trung Đông, bất kể phe phái, tôn giáo, giờ đã khôn ra rồi, phải duy trì cân bằng đa cực, phải kiếm “đại ca bảo kê”, như cách Nga đang bảo vệ Syria, chứ không, biết đâu lúc nào đấy, chưa đến 10 năm nữa đâu, NATO nó lại tung con xúc xắc để chọn ra một nước “kém dân chủ” để oánh! Căn nguyên vấn đề nó nằm ở chủ nghĩa tiêu thụ, tiêu dùng vô tội vạ, chứ nó éo phải chuyện khác biệt tư tưởng hay là chuyện “ý thức hệ” gì cả! “Chuyến tàu” đã bắt đầu khởi hành từ nhiều trăm năm trước rồi, đến giờ không thể dừng lại được nữa… giờ mà nói chuyện “lỡ chuyến tàu” hay “đổi hướng đi khác” là sẽ bị ăn rất nhiều gạch đá chứ phải… 😃

theo mùa

acebook nhắc ngày này năm trước, nhân tiện lảm nhảm về “lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa”, phải hiểu điều này như thế nào!? Về mặt kỹ thuật mà nói, châu Âu, Anh, Mỹ từ nhiều trăm năm trước, và cả Trung Quốc ngày nay đều đánh bắt theo mùa! Vào mùa, vừa dỡ bỏ lệnh cấm là hàng ngàn chiếc tàu lao ra biển đánh bắt, hết mùa, ban hành lệnh cấm là tất cả quay về treo lưới, nghỉ! Việc đánh bắt theo mùa này, tuy rằng cũng “tận thu” từ thiên nhiên, nhưng không “tận diệt”, xét góc độ kinh tế hay môi trường cũng đều có nhiều tác dụng tốt!

Vì nó dành quãng thời gian nhất định cho đàn cá phục hồi, cá phải đủ lớn tới một mức nào đó, chứ không như VN, đánh bắt chả theo quy luật nào, thích lúc nào đi lúc đó, và đánh bắt theo kiểu tận diệt! Nên “lệnh cấm đánh bắt cá”, ngoài các yếu tố địa chính trị áp đặt lên nước khác, thực chất là một quyết sách thuần tuý mang tính chất “chuyên môn”. Chỉ có VN là một mình một kiểu, không chịu học tập phương pháp, thay đổi phương thức sản xuất đã đành, mà còn hy vọng cách thức “không giống ai” đó giúp bảo vệ được chủ quyền! 😢

dịch – 2

ảnh rỗi lại lảm nhảm chuyện U-cà… quả đạn pháo mới tinh của Ukr bị xịt không nổ, còn chưa kịp sơn, chắc là vừa từ nhà máy sản xuất ra, sơn làm gì khi không có nhu cầu lưu trữ dài hạn, vì sẽ được dùng ngay sau đó!? Tình huống tương tự như ở trận Stalingrad, WW2, Liên Xô cũng đã dùng những chiếc xe tăng… không sơn vừa lấy từ nhà máy ra, sơn làm gì khi mà chưa chắc chiếc tăng sống sót qua được hết ngày hôm đó!? 🙂

Báo chí VN đa phần vẫn thế, trình tiếng Anh vẫn kiểu… “bồi”, dịch sang tiếng Việt y như nấu cơm sống, không thể nuốt nổi! Một vài ví dụ: “đường liên lạc – contact line” cái này phải hiểu là đường tiếp xúc, ranh giới tạm thời giữa 2 bên, chả có liên lạc nào ở đây! “Có thời gian đào chiến hào” – tiếng Anh là “dig-in”, nghĩa thô nguyên thuỷ đúng là đào chiến hào, nhưng chẳng ai hiểu như thế, phải hiểu là củng cố, tăng cường tuyến phòng thủ!

the law of club and fang

ho đến hiện tại ngay cả phương Tây cũng phải thừa nhận những gì Nga làm đúng luật và thông lệ Quốc tế hơn hẳn, dù chúng ta thừa biết cuối cùng cũng chỉ có luật của kẻ mạnh, nói theo ngôn ngữ thấm nhuần trong văn học Mỹ sơ kỳ, đó chính là “the law of club and fang” – luật của dùi cui và răng nanh (Chương 2 – Tiếng gọi nơi hoang dã – Jack London). Những chiến binh nước ngoài chiến đấu cho phía Nga đều phải nhập quốc tịch Nga!

Như vậy về mặt kỹ thuật, Nga không có “lính đánh thuê” tại Donbass, những học trò của thầy Anatoly Sobchak tại trường luật St. Petersburg như Putin, Medvedev hiểu rất rõ những bước loằng ngoằng lách luật! Nhưng dĩ nhiên luật cũng có giá trị của nó, không phải “chiến binh quốc tế” nào cũng có “lý tưởng” tốt đẹp, một số đơn thuần chỉ là những kẻ giết người bệnh hoạn, nếu không có “tư cách công dân” thì làm sao truy cứu về sau!?

lidar

ừ 2 năm trước đã quan tâm đến LIDAR trên iPhone, phản ứng đầu tiên là nghĩ đến… thuyền & biển! LIDAR là một dạng RADAR, công cụ đo khoảng cách đến vật thể bằng laser, tương tự như các ống nhòm đo xa quân sự nhưng đơn giản hơn, có thể được dùng để thiết lập mô hình 3D của không gian, vật thể xung quanh.

Vậy LIDAR có liên quan gì đến… thuyền và biển!? Như chúng ta biết dân “seafarer” thường bốc phét với nhau kiểu: tôi đã đi qua những con sóng cao 6m, 8m, 10m… nói một lúc thì thành “con rắn vuông” luôn! 😀 Nếu có cái mô hình 3D đơn giản, chụp bằng iPhone 12 chẳng hạn, là tính ra chính xác chiều cao, kích cỡ của con sóng!

cossacks – 3

hìn thấy trong diễu hành 9/5 trên quảng trường Đỏ năm nay là 2 nhóm cossack khác nhau, một nhóm xanh (Terek cossack) và một nhóm đỏ (Don cossack), nhưng thực ra chỉ là những nhóm đại diện, vì nước Nga có rất nhiều cộng đồng Cossack khác nhau, như Don cossack đang tham gia khá nhiều vào cuộc chiến ở Ukraine, còn các nhóm Cossack khác chỉ gởi… tượng trưng 1, 2 trăm người! Các nhóm Cossack này, ngoài điểm chung là chia sẻ một phần văn hoá Nga và tiếng Nga ra, còn lại có nhiều điểm khác biệt, họ đôi khi nói những ngôn ngữ phụ khác nhau, hoặc bao gồm cả những sắc tộc không phải người Nga.

Nên Cossack chính xác là gì thì khó mà định nghĩa cho rõ được, chỉ có thể nói chung chung đó là một văn hoá, cách sống! Don Cossack và đám “đầu bò đầu bứu” Chechen là những gì phương Tây đang nhìn thấy, nhưng đúng như Putin nói, Nga thậm chí còn chưa đánh một cách nghiêm chỉnh! Khi nào mà người Nga gởi những đơn vị Siberian Cossack đến thì họ mới thực sự là “nghiêm chỉnh”… 🙂 Sinh tồn trong một không gian siêu khắc nghiệt, những đơn vị Siberian Cossack nổi tiếng, thành danh từ trong WW2 vì sự lì lợm đáng sợ của họ, như được mô tả trong bộ phim “The 321st Siberian”, sư đoàn Siberia số 321!