bát đoạn cẩm

àm thế nào mà một ông thầy Tàu chế lại bài Khẩu quyết để hạn chế không cho học trò hiểu thấu đáo hết chi tiết!? 🙂 Chỉ nói ba xàm cho vui thôi, thực tế không hẳn đúng như vậy, nhưng điều này hoàn toàn khả dĩ và dể hiểu, lấy ví dụ khẩu quyết bài vỡ lòng là “Bát đoạn cẩm” nhé, mỗi câu bỏ 3 chữ cuối đi thì toàn bài vẫn có nghĩa nhưng không đầy đủ!

Song thủ thác thiên lý tam tiêu – 雙手托天理三焦
Tả hữu khai cung tự xạ điêu – 左右開弓似射鵰
Điều lý tì vị tu đan cử – 調理脾胃須單舉
Ngũ lao thất thương hướng hậu tiều – 五勞七傷向後瞧

tâm bệnh

guyên Vũ giáo chủ, muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ! 😃 Chưa bao giờ xã hội Việt lại giống như cái Hội-ma-tuý ở bên trong cái Trại-tâm-thần đến như thế! Nhưng thử hỏi, không hoang tưởng, không tự lừa dối được chính mình, thì làm sao có thể lừa người khác!? Ai cũng có vỏ bọc tốt đẹp, ai cũng ngôn từ đao to búa lớn, với người có chút hiểu biết, sẽ hiểu ngay là để che dấu “cái tôi” bất ổn bên trong! 😢

Ở đây là “lấy điểm chỉ diện”, đơn cử 1 trường hợp mà thôi, chả phải ghét bỏ gì Trung Nguyên, vì hầu như toàn xã hội, ít nhiều đều như thế! Nói cho vui, nhưng mà lại rất không vui, cả một cái XH như thế, từ anh doanh nhân thành đạt đến con điếm ghẻ hạ cấp, thảy đều một dạng tâm lý dễ nhận biết: vừa lưu manh, lại vừa tâm thần, hoà thành một thể! Đó là “bệnh” không có thuốc chữa, gặp ở rất rất nhiều người trong XH hiện tại! 😢

natrium

hực ra không phải là kiểu lò gì mới, Liên Xô đã có lò hạt nhân dùng natri-nóng-chảy từ 1973, và hiện tại, duy nhất trên thế giới, chỉ có Nga là vẫn có hai lò đang hoạt động! Sau sự cố sóng thần Fukushima năm 2011, Nhật Bản đã đàm phán với Nga và ra cái giá 1 tỷ đô để mua một số tài liệu kỹ thuật liên quan đến loại lò phản ứng này! Như Elon Musk tiên đoán: 30 năm nữa, từ đây cho đến năm 2050, tất cả các phương tiện vận tải: xe máy, xe hơi, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay, etc…

Tất cả đều sẽ xài điện, êm ru và sạch sẽ! Thứ duy nhất chưa thể xài điện dĩ nhiên vẫn là rocket – tên lửa! 🙂 Vấn đề là điện năng rẻ tiền và an toàn lấy ở đâu ra!? Nghĩ hơi buồn cho anh Nga, về khoa học kỹ thuật, thế giới có cái gì là Nga có cái đó, thế giới phát triển tới đâu là ảnh cũng tới đó, thậm chí còn đi trước rất nhiều mặt, nhiều thành tựu phương Tây chỉ biết thèm muốn mà thôi! Nhưng ảnh không có đam mê phát triển kinh tế, suốt ngày toàn nghiên cứu chế tạo “hàng nóng” thôi! 😃

pseudo-science

ình đã nhiều lần khẳng định, đây là một kiểu pseudo-science – giả khoa học, cầm đuôi con voi rồi bảo đó là cái chổi xề! Tất cả đều dựa trên một giả định rằng, số liệu ca lây nhiễm có phân bố chuẩn – normal distribution, và đường cong có dạng hình chuông, bell – curve. Đúng là nhiều đại lượng thực tế tuân theo phân bố này, nhưng dùng số liệu cục bộ, không đầy đủ để dự đoán đường cong thì đúng là cầm đuôi voi vậy! 🙂

Dự báo kiểu như này đúng là kiểu… “bán thuốc an thần”! Nhưng người đưa ra chính sách, quyết định, chuẩn bị cho một kịch bản “dạ trường mộng đa – đêm dài lắm mộng” phía trước mà nghe theo thì chính là… “bán thóc giống”! Cũng như khai báo y tế vậy, cũng là một kiểu hứa hẹn, cam kết, chả có lợi ích gì, chúng ta cần một cái app như Trung Quốc đã làm, chìa điện thoại ra, màu đỏ thì đi về, màu xanh thì đi tiếp, đơn giản và tất định như thế!

李子柒

Thị tại môn tiền náo,
Nguyệt lai môn hạ nhàn…
Cầm kỳ thi tửu với giang san,
Dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế…

ói theo ngôn ngữ nhà Phật, tất cả ham muốn của con người thực ra cũng chỉ là một ý niệm, một hình ảnh về thứ mà ta muốn đạt được, muốn trở thành! Dù tốt hay xấu, đó không phải là thật, đó thảy đều là giả!

Nói thì vậy, nhưng mấy ai đạt đến được cảnh giới “tứ đại giai không”, “dễ mấy kẻ xuất trần, xuất thế”? Có ý niệm tốt dẫn hướng con người vẫn hơn nhiều so với một tâm hồn trống rỗng, u mê, hoặc tệ hơn, toàn tà niệm bất chính!

records

ã vượt qua bạc (50km-12h) nhiều năm nay, nhưng từ đây đến vàng (100km-24h) vẫn còn đôi chút khoảng cách! Sea-kayak hơi giống Ultra-Trail, nhưng tốc độ trung bình chỉ khoảng 4, 5kmph, ngang với đi bộ! Càng ngày, người ta càng thích chạy trail hơn là marathon trong môi trường đô thị, vì nó đi qua nhiều địa hình, phong cảnh ngoạn mục!

Thứ anh bỏ lại đằng sau trong lúc đang cắm cổ chạy về phía trước, hoá ra lại có một tác động tâm lý ngấm ngầm không hề nhỏ! Riêng với chèo thuyền, vì trên mặt nước nên hiệu quả vật lý, tâm lý đối với chủ thể lại càng có nhiều khác biệt, đương nhiên mọi so sánh đều tương đối! Nếu chèo nhiều ngày liền, thực ra cũng chỉ sẽ đạt cỡ 40 ~ 50 km / ngày là tối đa!

năng lượng hao phí

ó người bảo mặt nhăn nhúm, nhưng như vậy đã đỡ lắm rồi, sau 12 tiếng chèo, nó nhìn giống trái mướp khô kia! Một cách không chính xác, nhưng cỡ 1/3 năng lượng trong nhưng chuyến đi xa là hao phí cho các khoản trù trừ, lo lắng, sợ hãi, vì có rất nhiều yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến hành trình! Dần dà, có thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng và trang bị tốt, khả năng đọc và kiểm soát tình huống tốt hơn, thì sự lo lắng, sợ hãi cũng bớt đi!

Giả sử như (đương nhiên cũng không chính xác) có thể bớt 1/10 hao phí, thì đã tiết kiệm được hơn 20%, và sẽ chèo xa hơn được 20% quãng đường! Nói mọi người không hiểu, nhưng sự khác biệt giữa sức người, sức máy và sức buồm là rất lớn. Trước khi chất hàng lên xuồng, tôi cân từng thứ, từng thứ một, tìm cách bớt từng 50 gram một, cái gì giảm được là giảm hết, áo ấm cũng không mang theo, chỉ mang hai cái áo mưa tiện lợi vì nó gọn, nhẹ!

rốn bể, đáy sông

E thay những dạ phi thường,
Dễ dò rốn bể, khôn lường đáy sông!

ự khác nhau giữa sea-kayak, whitewater kayak và surfski, nhiều người vô tình (hay cố ý) nhầm lẫn giữa các thể loại như whitewater-kayak chuyên vượt thác hay surfski, chuyên lướt những con sóng cao kinh hoàng. Bạn có để ý thấy là hai loại đó vốn rất nhẹ, khi chơi không chở theo thứ gì ngoài người chèo không? Và cũng chỉ chơi 1, 2 tiếng rồi nghỉ, chứ không chèo ngày này sang ngày khác không? Bạn có bao giờ đi leo núi không mang theo gì và leo núi mà cõng cái balo 50 kg, nếu có sẽ hiểu sự khác biệt!

Em đúng sợ mấy ông suốt ngày coi youtube, mà không chịu động tay chân nên đến những nguyên tắc vật lý cơ bản không hiểu, lúc nào cũng: ah ta biết rồi, nó là như thế này, thế kia! Thể thao người ta đã phát triển đến mức chi li, ví dụ như riêng xe đạp cũng đã có cả tá thể loại khác nhau, chiếc mountain-bike 20kg làm sao so được với chiếc race 7kg? Từng thể loại chia ra làm cả chục thể loại, thể thức con. Thích và hợp cái nào thì đã có quy định trong DNA của bạn rồi, nên đừng so sánh, đừng so bì, cứ làm đi để hiểu!

buratino

hiết kế thuyền kiểu Buratino / Pinocchio 😅, ở VN thỉnh thoảng bắt gặp những mẫu thuyền rất quái lạ, cái mũi to và dài thế kia, không biết công năng để làm gì! Bọn Tây gọi đó là “dead-wood”, gỗ chết, nếu đã không có công năng rõ ràng thì nên bỏ đi, để vậy làm sao thấy đường mà lái tàu!?

vàm láng, 2021

ại là một chuyến đi “đầu voi đuôi chuột”, như người ta hay nói, không có kết quả gì thì cũng có được kinh nghiệm! Kinh nghiệm thì có 2 chuyện đáng nhớ, một là chuyện đối đầu trực diện với dòng chảy ở ngã ba Vàm Cỏ đã nói trong một post trước, hai là kinh nghiệm chèo sóng lớn. Thú thật là vì tôi ở sâu trong đất liền nên kinh nghiệm chèo biển, chèo sóng to không có được nhiều. Khu vực “dữ” nhất là ngã 3 Bình Khánh, trong cơn giông gió đôi khi cũng có sóng lên đến 1m, nhưng cũng chỉ tới thế! Lần này, vừa chèo qua ngã ba Vàm Cỏ xong là cơn giông kéo đến, kéo dài suốt 2 tiếng!

Thời tiết điển hình của mùa mưa, từ khuya cho tới gần trưa, gió lặng, biển êm, rất thuận lợi! Gần trưa, giông gió bắt đầu nổi lên, hoành hành vài tiếng đồng hồ, đến cuối giờ chiều, lại sóng yên biển lặng trở lại! Mẫu thời tiết cứ lặp đi lặp lại như thế, hầu như ngày nào cũng giống nhau! Nên quãng thời gian đầu giờ sáng là thời gian thuận lợi nhất để chèo được xa. Đã dự kiến là những hành trình như thế này phải dậy thật sớm, ăn uống chuẩn bị mọi thứ để 4h sáng là xuất phát! Thậm chí nếu cần thiết thì chèo đêm, dự kiến chung là như thế, nhưng cụ thể thế nào còn tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể!

Trong cơn giông, lúc đầu thấy cũng hơi “khớp”, sóng gió càng lúc càng dữ, nhưng sau nghĩ, mình đã có “trang bị” mạnh, đã có “kỹ năng” mạnh, có gì phải sợ! Thế nên hăng hái chèo tới, sóng cao hơn 1.5m, đầu bạc trắng xoá, liên tục tràn qua! Cảm giác “khớp” lúc đầu nhanh chóng bị thay thế bằng cảm giác “hưng phấn”, rõ ràng nó không làm gì được mình, “tao ở đây nè, lại đây mà giết tao đi!” 😅 Sóng cuồn cuộn hết lớp này đến lớp khác, cảm giác như đang bị “luộc” trong nồi nước sôi, gió, sóng đổi hướng 2, 3 lần khác nhau, bủa vây tứ phía! Nhưng chiếc Serenity điềm tĩnh vượt qua tất cả!

Đúng là một cảm giác “say sưa” đáng nhớ, 2 lần liên tiếp trãi qua khó khăn, rất hao tổn sức lực, đôi lúc cảm giác như 2 cánh tay sắp chuột rút đến nơi, phải giảm cường độ chèo, nhưng đến cuối ngày vẫn cảm thấy tràn đầy năng lượng. Bị một cái tai nạn ở trạm biên phòng, té từ trên bậc tam cấp trơn tuột đầy rêu xuống, mấy con hàu cào rách hết tay chân, rất nhiều vết thương, may là đầu và mặt không bị sao. Tối lên cơn sốt nhẹ, lại thêm mấy anh biên phòng “tuyên truyền, giáo dục” về Covid-19, nên sáng hôm sau quyết định dừng cuộc chơi, chở xe tải chiếc xuồng phút chốc về lại Nhà Bè!