prekrasnoe daleko

hương trình âm nhạc Xô-viết cuối tuần. Chuyện cổ tích của các nước phương Tây thường bắt đầu như thế này: Ngày xửa, ngày xưa, đã có một xxx…, còn chuyện cổ tích Liên Xô lại thường bắt đầu như thế này: Đến một ngày, trong tương lai, sẽ có một yyy… 😃

Nhạc phim thiếu nhi Tương lai xa xôi tuyệt vời, 1983, bài ca thật tuyệt, trong trẻo, thanh thoát, bay bổng, đã được dịch ra vô số ngôn ngữ khác nhau. Phim và nhạc cho trẻ con, nhưng người lớn nghe sẽ biết “Tương lai xa xôi tuyệt vời” chính là bài ca nói về quá khứ!

timur và đồng đội

imur và đồng đội, tác phẩm ưa thích lúc còn là một cậu bé… tiểu thuyết khởi thảo năm 1939 và phát hành năm 1940, thật trùng hợp là ngay trước thềm chiến tranh thế giới lần 2. Một “hội kín” của những cậu bé 13, 14 tuổi, chuyên làm những việc tốt trong vùng, giúp đỡ người già, người khốn khó, đấu tranh chống lại các phần tử lưu manh. Dần dà hình thành nên một “tổ chức”, tổng hành dinh (Stavka – nghĩa đen là “cái lều”, “hành” (di động) dinh”, sở chỉ huy trong các chiến dịch quân sự) đặt trên một cái gác xép, có hệ thống quan sát và đường dây điện thoại tự thiết kế riêng để huy động, điều phối lực lượng lúc cần!

Truyện phát hành dưới dạng kịch nói qua sóng radio, tinh thần của nó đã góp phần huy động hàng triệu thiếu niên nhỏ tuổi tham gia các công việc có ích trong vùng, để người lớn nhập ngũ chống Phát – xít. Có thể một số người cho rằng văn học Xô – viết có phần giáo điều, những tôi lại thấy khác. Qua cuốn sách này để hiểu thêm về văn hoá và tâm hồn Nga, hiểu tại sao một đất nước chỉ có 85 đàn ông trên 100 phụ nữ, vì đàn ông họ làm quá nhiều việc khó khăn, điên rồ, liều lĩnh! Không như ở cái xứ Vịt kia, dư dôi ra đến gần 115 đàn ông trên 100 phụ nữ, suốt ngày chỉ có ăn nhậu, bolero và làm mấy cái trò lưu manh lặt vặt! 😢

sup

rong tình huống này, ván chèo đứng SUP vô cùng nguy hiểm, nhưng nếu người chèo có kinh nghiệm thì có thể trở thành: nguy hiểm được kiểm soát! Chèo SUP có rất nhiều điều vui, cơ bản là tư thế đứng thoải mái, và từ vị trí cao thì các bức ảnh chụp cũng đẹp hơn! Nhưng chèo kayak có vô số lợi thế hơn hẳn SUP. Ổn định theo phương ngang, ổn định hướng đi, mái chèo đôi có thể gia lực nhanh và đều, vị trí ngồi thấp bớt cản gió, nếu xuồng lật có thể nhanh chóng lật ngược lại được! Nói cho cùng vẫn phụ thuộc kinh nghiệm, khả năng đọc hiểu tình huống và đưa ra giải pháp hợp lý, cộng với ý chí “lì lợm” chiến đấu với điều kiện bất lợi!

Những môn “chạy bằng cơm”, dùng sức người thì không có cái hiểu biết nào lớn hơn là sự tự hiểu về bản thân, hiểu về sóng gió, dòng chảy, chứ nước 4 ~ 6 knots, gió 25 ~ 30 knots thì không cách nào sức người mà thắng được! Hiểu khi nào có thể “make progress”, khi nào phải “stay safety”, khi nào cần tiết kiệm sức lực, khi nào cần phải bung sức hợp lý! Với ván SUP, nếu tư thế đứng chèo mà cảm thấy không an toàn thì có thể quỳ chèo để ván ổn định hơn! Nếu sóng gió còn to hơn nữa thì nằm sát ván, chèo bằng 2 tay như lướt sóng! Còn nếu chèo bằng 2 tay cũng không ăn thua, thì chỉ còn cách ôm ván chịu trận và kêu cứu (qua bộ đàm hàng hải) mà thôi!

Thường văn hoá phương Tây hiện đại, đối với những chuyện như thế này, sẽ tránh phê phán trực tiếp cá nhân, nhưng vẫn phải rút ra bài học gì đó, chơi phải có hiểu biết chứ không chỉ có liều mạng được, phải có quá trình rèn luyện, học hỏi từ từ, chứ đừng chết chỉ vì mấy shot ảnh lảm nhảm post lên Facebook! Ở hướng ngược lại, không phải vì thiếu an toàn, vì sự nguy hiểm mà cấm, rồi nằm nhà ngủ hết cả lũ, mãi không buồn vận động gì, thế rồi lại ngồi “tán láo, đĩ miệng” với nhau: “chúng ta là quốc gia biển đảo, là dân tộc bên bờ sóng”! Tổ sư Đạt Ma còn vượt qua sông Dương Tử chỉ bằng một cọng lau được mà, nên cứ phải khuyến khích đi ra sông, biển! 😀

new bike

ến lúc phải nâng cấp lên một chiếc xe tốt hơn trước một chút, tiền thì ít, mà cứ đòi hít hàng thơm… Cái hiệu VinBike này là một hiệu xe VN nội địa mới, chắc chả liên quan gì đến VinGroup. Chọn đi chọn lại mãi mới được con xe vừa ý, khung sườn nhôm, thắng đĩa dầu, truyền động trước sau Shimano Altus!

Đường kính bánh xe 700mm, tạm tạm phù hợp vừa với nhu cầu đạp touring khoảng cách trung bình 100 ~ 200 km! Đem cả cái thước dây đi đo khoảng cách giữa các trục để chọn “form” xe tương đối phù hợp với dáng / khổ người! Chuẩn bị khởi động lại chương trình rèn luyện xe đạp sau 2 cái năm Covid – 19 trời đánh!

crowd-sourced

ầu tiên là những nhóm lưu manh, tội phạm có tổ chức, có phân chia vai diễn, nhiệm vụ, có kịch bản trước sau đầy đủ, tiếp theo đó là những nhóm tội phạm liên kết hờ, hợp tác với nhau về lợi ích, kế đến là những hội, nhóm người bị lưu manh chi phối, gây sức ép, ảnh hưởng. Và cuối cùng là sự lưu manh được “xã hội hoá”, đã được “crowd – sourced” thành công! Dựng ra một vở kịch lớn như vậy kể cũng giỏi, nhưng điều đáng nói là hàng trăm người tham gia các vai diễn ngậm miệng không hó hé gì… nói ra mới thấy thực trạng xã hội Việt nó như thế nào!

Nhưng kể cũng lạ, cũng chỉ mấy chiêu thô thiển, đơn giản như vậy mà lừa được quá nhiều người, ba cái chiêu dùng số đông, kẻ tung người hứng theo một kịch bản sắp đặt trước chả có gì mới mẻ! Lưu manh thực tế có thể tinh vi và phức tạp hơn thế rất rất nhiều, vì đánh vào “cái tôi tham lam” thì vẫn còn thô thiển lắm, đánh vào “cái tôi đúng”, “cái tôi biết”, “cái tôi hơn người”, “cái tôi đạo đức”, “cái tôi trí thức” mới là siêu! Văn hoá, con người Việt mà, nội tâm trống hoác, phải thảy cho một “đống cứt”, phải có một “lý do” thì con người ta mới cảm thấy có “giá trị”! 😢

foam

oam – nôm na hay gọi là xốp, thực ra có muôn ngàn chủng loại khác nhau, từ những loại fire – proof (chống cháy hoàn toàn, dùng đèn khò cũng không cháy) cho đến fire – retardant (bén cháy, nhưng không cháy lan và tự tắt), như trong thử nghiệm dưới đây… những loại này đã có từ lâu! Chẳng qua là không bắt buộc thành quy chuẩn mà thôi! 🙁

Mấy lần đi chợ Kim Biên mua “foam” đúng nghĩa là khổ sở trần ai, dùng tiếng Anh không hiểu, dùng công thức hoá học cũng không hiểu, mà tiếng Việt thì không có từ, mà mã chủng loại hàng thì cũng không có nốt! Có nhiều thứ không thể chỉ đưa cái hình mà chọn đúng được, nhìn hình thì đều giống hệt nhau, chỉ qua lửa rồi mới biết khác thế nào!

new cart

hững ngày bị giãn cách XH vì Covid-19 (hình như là hơn 2 tháng), ở nhà làm rất nhiều phụ kiện thuyền bè nhưng lười post lên Face, làm 2 cái mái chèo mới bằng tre, thanh tre chẻ ra, cán cho dẹt và ghép lại, bào thành mái chèo. Với khối lượng riêng dưới 0.7 (kg/liter) tre nhẹ tương đương những loại gỗ thông thường nhưng bền hơn nhiều!

Làm thêm một cái xe đẩy mới, 2 bánh cao su đặc, có thể tháo dễ dàng thành 3 mảnh nhỏ bỏ vào trong khoang. Bánh nhỏ này tuy hơi khó đẩy đi trên địa hình cát, nhưng trên đất cứng hay đường nhựa thì không vấn đề gì, cứ gá hờ hờ vào đuôi thuyền và đẩy đi, cũng không cần phải buộc dây lại! Và cả mấy cái bóng đèn LED, vừa gắn lên thuyền xong!

tail wagging the dog

lexander Dugin nói về “dân chủ phương Tây”, “chủ nghĩa tiêu dùng” và “truyền thông, mạng xã hội hiện đại” bằng thành ngữ rất hay: cái đuôi vẫy con chó, tail wagging the dog, chứ không phải là: con chó vẫy cái đuôi! 🙂 Tiêu dùng và truyền thông đã biến con người thành cỗ máy tiêu thụ, ăn cái gì, xem cái gì, đều do hệ thống máy tính điều khiển, và từ đó vẽ ra ảo ảnh về một thế giới “tự do”…

tiếng cười

hương trình âm nhạc cuối tuần, bài ca Liên Xô một thời quen thuộc với rất nhiều thính giả thiếu niên, thiếu nhi Việt Nam, Улыбка – Ulybka – Tiếng cười: Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười. Cầu vồng thêm lung linh bao ánh sáng lên ở khắp trời… Để làn mây không bay đi xa, Những giọt mưa bay bay quanh ta, Để dòng nước từ con suối xinh thành dòng sông sóng xô…

Tiếng cười sẽ luôn luôn bên ta, Tiếng cười là bạn thân mến yêu của tuổi niên thiếu ta… Cho trời sáng lên và áng mây tươi hồng. Đẩy lùi xa bao nhiêu u ám gió mưa và bão bùng. Rừng âm u đã thức dậy đón ngày mới. Trong làn nắng lộng gió ban mai vang bài ca yêu đời. Tiếng cười sẽ luôn luôn bên ta. Tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa. Tiếng cười là bạn đường tháng năm vẫn tràn ngập lòng ta!

dịch – 4

uá 00:30 sáng, mất ngủ, vẫn còn lang thang trên net đọc Wikipedia, mục “Thái tử Charles” bỗng dưng được hiện tiêu đề “King of England”, là đã thấy… không đúng, suy luận logic một chút, chỉ mất mấy giây là biết ngay chuyện gì đã xảy ra. Công nhận, truyền thông phương Tây, qua vô số dịp, đã cho thấy là hoạt động vô cùng hiệu quả!

Haiza, báo với chả chí, cho thấy một kiểu tiếng Việt có lẽ chỉ gặp ở loại thiểu năng hay trì độn! Khả năng tư duy ở mức viết ra một câu, một cụm từ còn chưa thông suốt, ấy thế mà bất kỳ thứ “hỗ lốn” nào trông có vẻ “chữ nghĩa” là cũng vơ về, ra dáng ta đây “tri thức” và “triết học” lắm! Bởi mới nói vì trống rỗng nên ai đưa cái gì cũng tin, ai nói gì cũng đúng!