rabota

iờ thời đại thông tin mở, nên mọi người còn biết đôi chút về chúng, những thành phố Nga bí mật, các trung tâm luyện kim, sản xuất thép, xe tăng, các thành phố chuyên nghiên cứu, chế tạo vũ khí, tên lửa, năng lượng hạt nhân. Đến tận 2017, họ mới bắt đầu có internet và mới được đi nghỉ hè ở nơi khác, còn trước đó là những địa chỉ không tồn tại trên bản đồ, tất cả chỉ là một con số, số hộp thư bưu điện! Dĩ nhiên đổi lại sự biệt lập đó là khá nhiều ưu đãi về lương, thưởng! Cần internet làm gì, khi mà với chừng đó chất xám, họ tự tạo ra được sự khác biệt?!

Khi con người ta đã tạo được những giá trị tự thân thì họ đâu có bị tiêm nhiễm bởi ba cái tào lao xịp bợp trên net!? Từng có hơn 100 thành phố bí mật, an ninh ra vào kiểm soát nghiêm nhặt, ngày nay, nước Nga vẫn duy trì khoảng hơn 40 thành phố như thế, nhưng đương nhiên, tương đối cởi mở hơn trước! Có một thời, và đến tận bây giờ vẫn vậy, người Nga cứ mở miệng ra là: Работа – Rabota – làm việc, làm việc, làm việc! 🙂 Một dân tộc lớn, cái lớn đầu tiên là ý thức, phẩm chất của mỗi con người, tự mình tạo dựng nên giá trị, thay đổi cuộc sống, thay đổi lịch sử!

raketa

hường lên net xem clip sửa, tháo, ráp đồng hồ, là chuyện cái đồng hồ, mà lại không phải đồng hồ. Xưa mấy chục năm trước mê con này, hàng Liên Xô hiệu Raketa (rocket, tên lửa), mặt 24h, một ngày kim giờ chỉ quay đúng một vòng, không phải 2 vòng vì mặt nó hiện đủ 24 số, mê mà tìm không có hàng, giờ thì tràn đìa, và rẻ nữa! Nhắc đến đồng hồ, đa số nghĩ ngay đến sự sang trọng, thời trang và khoe của, mà em thì làm gì có tiền để mà “đú trend”, nhưng đồng hồ nó còn nhiều chuyện khác không phải chỉ tiền! Nhắc lại lịch sử, từ chiếc đồng hồ do John Harrison dành hơn 50 năm cuộc đời để chế tạo, tất cả chỉ để giải “bài toán kinh độ”, xác định chính xác vị trí của tàu bè! Người mê cơ khí sẽ quan tâm cơ chế escapement của đồng hồ thế nào, làm sao để bù sai lệch do rung lắc, do nhiệt độ thay đổi.

Cách làm jewel-bearing, dùng những mảnh hồng ngọc, sapphire nhỏ xíu đề làm “bạc đạn” cho bánh răng xoay như thế nào, etc… Xem clip sửa đồng hồ, không nghe tiếng, chỉ xem hình cũng biết đâu là thợ TQ, đâu là thợ VN. Thợ TQ động tác trầm ổn, khoan thai, không thừa, không thiếu. Thợ VN, tuy cũng sửa được, nhưng động tác bộp chộp, nóng vội, thiếu trước thiếu sau, cốt cho xong việc chứ không thể hiện sự kỹ càng, chỉnh chu! Đến thời hiện đại, tuy rằng kiến thức đồng hồ không còn là cái gì cao siêu, nhưng các cường quốc Nga, Nhật, TQ, Ấn… tất cả đều duy trì ít nhất một hiệu đồng hồ cơ khí cho riêng mình, như TQ thì có Thiên Tân Hải Dương, Ấn thì có Titan, đơn giản vì đồng hồ tức là “cơ khí chính xác”, kiến thức và kỹ năng của nó được dùng trong vô số ngành khác, mà đầu tiên là… vũ khí!

dịch – 3

ứ lướt qua báo chí là thấy lỗi dịch, lúc nào, chỗ nào cũng thấy! Dịch thô từ tiếng Anh sang, chất lượng ngang ngửa cỡ Google translate, đọc câu tiếng Việt trúc trắc, thô vụng, tối nghĩa vậy mà cũng chịu được, tiếng mẹ đẻ còn như thế, bảo sao… Một vài ví dụ, ảnh 1: “stakes” phải dịch là phần thưởng, chứ không phải cổ phần! Ảnh 2: “từng tài trợ cho cuộc chiến của Napoleon”, ngân hàng Anh sao lại tài trợ cho Napoleon(!?) đọc là biết không hiểu về lịch sử, “Napoleonic war” tức là cuộc chiến chống Napoleon, cũng như “Vietnam war” tức là “Kháng chiến chống Mỹ” vậy! 😀

“Naval architect”, nếu dịch từng chữ một thì đúng là kiến trúc hải quân, nhưng không một ai hiểu như thế, phải hiểu đúng là: kiến trúc hàng hải, kiến trúc tàu bè! Tại sao lại vậy: em tra từ điển rồi mà, naval – navy đích thị là hải quân mà?! Bởi ngôn ngữ nó phức tạp là như thế, phải dùng nhiều, dùng lâu mới hiểu được, naval tiếng Anh đúng là hải quân, nhưng tiếng Pháp thì lại có nghĩa là tàu bè, mà từ này là phải hiểu nghĩa gốc từ tiếng Pháp, bởi mối giao thoa Anh – Pháp trong lịch sử hàng hải nói riêng và lịch sử ngôn ngữ vùng miền nói chung cũng có rất nhiều khúc mắc, dây mơ rễ má! 😀

games

Thực ra viết con game để chơi là phụ, chính yếu vẫn là muốn thử nghiệm các kỹ thuật khác nhau với “lambda function – anonymous function – hàm không tên”!

ự viết con game Solitaire này mấy năm trước, nhưng lười, không bỏ lên AppStore. Game mà tôi tự viết để tự chơi thì cũng khá nhiều, viết vì kiếm không được game tương tự đúng ý, cái thì quảng cáo quá nhiều, cái thì đồ hoạ quá xấu, cái thì nặng nề, tốc độ quá chậm, chạy không mượt, mà tôi chơi Solitaire, mấy ngón tay bấm liên hồi như đánh piano vậy! Trò Solitaire chuẩn chơi trên máy Windows tối đa chỉ 24K điểm, nhưng cầm cái iPad mà chơi thì trên 30K điểm là chuyện thường! 🙂 Game này viết chỉ một source code, chạy trên tất cả các nền Apple (Mac, iPhone, iPad…), làm cái engine sẵn, đọc game rules từ file lên, hiện tại hỗ trợ đến 99 biến thể (variant) Solitaire khác nhau!

Nhớ lại đợt Sài Gòn giãn cách XH vì Covid-19, suốt ngày chỉ có chơi game giải trí, hoặc làm mộc, cưa bào, đục đẽo để vận động tay chân! Nói về chơi game, căn bản đó không phải là chuyện gì xấu, nhưng tôi thường chỉ chơi game logic đơn giản, mỗi ngày chơi 15 ~ 30 phút tối đa, không chơi các game có kịch bản hay những game mất quá nhiều thời gian! Tác hại của game đối với giới trẻ không cần phải nói, nhưng lỗi không nằm ở game, lỗi ở xã hội và giáo dục, tạo ra cho chúng nó một môi trường nghèo nàn, một tâm hồn trống rỗng, như cái lỗ đen sâu hoắm, nên ngoài những thứ vớ vẩn, nhảm nhí ra, chúng nó không còn biết điều gì khác, riết rồi thành thần kinh, bệnh hoạn và tệ nạn! 😢

proximity fuse

gòi nổ cận đích là thiết bị kích nổ đạn ở khoảng cách định trước (có thể lập trình được), ví dụ như để phá lô-cốt thì tốt nhất là chạm nổ, nếu để chống bộ binh thì nổ trên không 5 ~ 10m để mảnh đạn chụp xuống, tăng bán kính sát thương! Nếu ngược lại thời điểm 1944 ~ 45 thì proximity fuse đúng là phát minh thay đổi lịch sử, nhưng từ đó đến nay đã gần 80 năm rồi, mà đám fan U-cà vẫn kiểu “chết đuối vớ phải bọt”: Mỹ đã viện trợ ngòi nổ cận đích, phen này Nga thua chắc, tư duy thời WW2.

Một ví dụ về ngòi nổ cận đích là ở ngay trên cái điện thoại mọi người đang xài, loại xoàng xoàng thôi, chả cần phải high-end lắm: cứ có cuộc gọi đưa lên tai nghe là màn hình tự động tắt, chạm vào không phản ứng, mà hạ điện thoại xuống là màn hình lại sáng và tương tác được! Đó là do có cảm ứng proximity ở gần loa nghe, đo khoảng cách đến vật cản và tự động ngắt màn hình + touch nếu khoảng cách gần! Có nhiều cách để làm chuyện này nhưng chung quy cũng quay về hiệu ứng Doppler như trên máy bắn tốc độ!

a yesli povezet

hương trình âm nhạc cuối tuần… post nhân ngày truyền thống Hải quân Nga, 31/7, năm nay tổ chức nhỏ hơn mọi năm! Bài hát: А Если Повезет – Nếu bạn may mắn… một cái tựa đề theo tôi là có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, và không nên đặt một cái tựa như vậy! Hải quân Nga nổi tiếng với nhiều khí tài độc lạ, khác biệt, nhưng cũng nổi tiếng vì tạo ra kha khá “widow-maker”. Họ vẫn còn thiếu chút gì đó mà hy vọng tương lai, với sự kỹ càng của thế hệ kế tục sẽ khắc phục được! Clip hoạt hình bên dưới cũng phần nào nói lên nội dung này!

team building

oạt động team-building mang tên: Thép đã tôi như thế đấy! được tổ chức thường niên ở “hành tinh Nga ngố”! Hoạt động đúng nghĩa thật chất, team áo đen thi đấu với team áo vàng, thể thao giải trí lành mạnh, hoàn toàn không gây phản cảm!😀 Haiza, nghĩ lại cái xứ Vịt! 🙁

mất nhiệt

huyện 2 cái thúng của ngư dân gặp nạn trên biển, mới có mấy ngày mà thiệt hại nhân mạng lớn như vậy! Đến giờ đi đâu chơi vẫn mang theo cái áo này, bên trong độn lông ngỗng, siêu ấm, xếp lại chỉ lớn hơn cái áo mưa tiện lợi một tí! Bạn có bao giờ nghĩ về khả năng “chết rét” ở nhiệt độ 25C!? Chính xác thì không phải là chết vì lạnh, mà là: “chết vì mất nhiệt”!

Khi nhiệt độ môi trường vẫn 20 ~ 30C, nhưng ẩm ướt và gió mạnh thổi liên tục, làm cơ thể mất nhiệt, 2 hàm răng đánh vào nhau lập cập, cảm giác “run” mà trời không lạnh, thế mới quái lạ! Cứ mất năng lượng liên tục, không có gì bảo vệ, không đồ ăn, không nước uống, cơ thể yếu ớt, thiếu luyện tập, thiếu kinh nghiệm chống chọi, có khi chưa tới 1, 2 ngày là “lên đường”! 😢

lỡ chuyến tàu

hi những con tàu buôn của công ty Đông Ấn đem trà về Anh, trà nhanh chóng trở thành thức uống ưa thích của tầng lớp thượng lưu, trung lưu, những buổi tiệc trà là giờ những gia đình khá giả ở Anh ngồi lại với nhau, uống trà chiều, thảo luận công việc, cuộc sống! Nhưng đa số người lao động bình dân không thích “trà chiều”, tốt hơn là một cốc bia, uống nhanh còn đi làm việc! Sau đó những con tàu đem về Anh những bộ đồ sứ quý của Trung Quốc, chúng ta biết đồ sứ TQ đẹp thế nào, châu Âu lúc đó chưa có điều gì giống như thế! Ngay khi châu Âu học được cách làm đồ sứ rồi nhưng độ tinh xảo vẫn không bằng hàng TQ được!

Đồ sứ nhanh chóng xuất hiện trên bàn ăn của các gia đình thượng lưu, trung lưu, như thế mới sang trọng, đẳng cấp! Các hộ nghèo hơn thì dùng đồ bằng thiếc, thậm chí là gỗ! Nhưng tác động lớn nhất với nước Anh không phải trà, không phải gốm sứ, mà chính là tơ lụa và gấm vóc, cũng lại từ TQ. Châu Âu lúc đó, nói thật về ăn mặc vẫn còn “quê” lắm, ngay người hiện đại không phải ai cũng biết một bộ đồ lụa tơ tằm óng mượt, bóng bẩy là thế nào! Tơ sợi, vải vóc, và may mặc được xem là yếu tố trực tiếp hình thành Cách mạng Công nghiệp Anh, đơn giản vì xã hội đã bắt đầu có nhu cầu tiêu dùng, trước hết phải ăn mặc lịch sự, đẹp đẽ, sang trọng!

Và cứ thế, bạc chảy sang phương Đông để đem về trà, gốm sứ, tơ lụa… nhiều đến nổi TQ trở thành “bạch ngân đế quốc”! Nhưng chảy máu mãi thế không được, phải tìm cách thu hồi, thế là thực dân Anh bán thuốc phiện cho người TQ, vừa hại chết một dân tộc, vừa thu hồi lượng vàng bạc đã chi ra! Đó là chuyện mấy trăm năm trước, chuyện của thời hiện đại, tiêu dùng xăng, dầu, gas, nguyên liệu thô nhiều như thế, góp tiền xây dựng nên những xứ sở Ngàn lẻ một đêm “dát vàng” như thế, cứ độ chục năm, Mỹ và phương Tây lại gây ra một cuộc chiến để gây bất ổn, đập chết thằng “chủ nợ” để xù nợ, để thu hồi vốn, khi thì Iraq, khi thì Lybia, khi thì Syria, etc…

Thế nên các nước Trung Đông, bất kể phe phái, tôn giáo, giờ đã khôn ra rồi, phải duy trì cân bằng đa cực, phải kiếm “đại ca bảo kê”, như cách Nga đang bảo vệ Syria, chứ không, biết đâu lúc nào đấy, chưa đến 10 năm nữa đâu, NATO nó lại tung con xúc xắc để chọn ra một nước “kém dân chủ” để oánh! Căn nguyên vấn đề nó nằm ở chủ nghĩa tiêu thụ, tiêu dùng vô tội vạ, chứ nó éo phải chuyện khác biệt tư tưởng hay là chuyện “ý thức hệ” gì cả! “Chuyến tàu” đã bắt đầu khởi hành từ nhiều trăm năm trước rồi, đến giờ không thể dừng lại được nữa… giờ mà nói chuyện “lỡ chuyến tàu” hay “đổi hướng đi khác” là sẽ bị ăn rất nhiều gạch đá chứ phải… 😃

theo mùa

acebook nhắc ngày này năm trước, nhân tiện lảm nhảm về “lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa”, phải hiểu điều này như thế nào!? Về mặt kỹ thuật mà nói, châu Âu, Anh, Mỹ từ nhiều trăm năm trước, và cả Trung Quốc ngày nay đều đánh bắt theo mùa! Vào mùa, vừa dỡ bỏ lệnh cấm là hàng ngàn chiếc tàu lao ra biển đánh bắt, hết mùa, ban hành lệnh cấm là tất cả quay về treo lưới, nghỉ! Việc đánh bắt theo mùa này, tuy rằng cũng “tận thu” từ thiên nhiên, nhưng không “tận diệt”, xét góc độ kinh tế hay môi trường cũng đều có nhiều tác dụng tốt!

Vì nó dành quãng thời gian nhất định cho đàn cá phục hồi, cá phải đủ lớn tới một mức nào đó, chứ không như VN, đánh bắt chả theo quy luật nào, thích lúc nào đi lúc đó, và đánh bắt theo kiểu tận diệt! Nên “lệnh cấm đánh bắt cá”, ngoài các yếu tố địa chính trị áp đặt lên nước khác, thực chất là một quyết sách thuần tuý mang tính chất “chuyên môn”. Chỉ có VN là một mình một kiểu, không chịu học tập phương pháp, thay đổi phương thức sản xuất đã đành, mà còn hy vọng cách thức “không giống ai” đó giúp bảo vệ được chủ quyền! 😢