serenity – 1, p24

ực kỳ lười quay video, nên chèo thì nhiều nhưng đến hôm nay mới làm tạm cái clip “1 minute of Serenity – 1 phút bình yên”, hy vọng là đủ siêng năng để làm clip “2 minutes of Serenity” tiếp theo! Đổi chất lượng hình ảnh sang HD, mang headphone vào và… enjoy! 😀 😀

Đã hết sức quen thuộc về cảm giác với chiếc xuồng, và nghĩ rằng đây là chiếc chịu đựng được sóng gió tốt nhất trong những chiếc đã đóng! Chưa thử nghiệm đầy tải (full-load test) nhưng nghĩ rằng xuồng sẽ ổn định nhiều hơn nữa nếu chất thêm đủ 25 ~ 30 kg hành lý!

Những ngày cuối năm, chuẩn bị bước sang năm mới này, thời tiết thật dể chịu, mát mẻ, thoải mái, rất phù hợp để làm những đường chèo dài! Nhưng cũng phải xem xét tình hình dịch bệnh Covid-19 như thế nào rồi mới có thể tính đến những hành trình xa hơn được! 😢

10 pesen pobedy

èn gì thủ môn Đặng Văn Lâm, trong một phỏng vấn (bằng tiếng Nga) với một tờ báo Nga, trả lời câu hỏi: ấn tượng đầu tiên của anh khi trở về Việt Nam là gì? Anh ấy trả lời, rất thẳng thắn: ấn tượng đầu tiên khi về Việt Nam là mở TV lên nghe như loại âm nhạc của mấy thằng gay, bóng!

Đương nhiên chỉ thẳng thắn trong tiếng Nga thôi, chứ về Việt Nam rồi chắc chắn sẽ nói khác! 😅 Bản gốc của bài hát ở đây, được sáng tác trong Thê chiến lần 2, nhưng mãi mấy chục năm sau mới được biết đến rộng rãi qua bộ phim nổi tiếng: В бой идут одни «старики» – Chỉ có mấy “ông già” ra trận – 1973…

dựng nêu

ựng nêu tức là chính thức ăn Tết, chuẩn bị đón năm mới! Ông nội kể… hồi đó, triều đình chẳng còn quyền lực gì, chỉ còn hư vị, thực quyền trong tay người Pháp, thế nên đi ra đi vào, rảnh rỗi thì làm gì? Thì cúng bái, tế lễ, quanh năm suốt tháng làm mãi thôi. Thế là lệnh xuống các làng, xã khắp nơi đều phải cử người về Kinh học nghi-lễ tế-bái: tấu sớ phải viết như thế nào, quỳ lạy phải ra làm sao… sinh ra đủ thứ phiền phức! 🙂

công án

iải thích chút, câu “phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ” – 逢佛殺佛,逢祖殺祖。 Chuyện kể lại trong Lâm Tế lục, Nghĩa Huyền thiền sư, một lần thấy môn đồ đang chăm chú tụng kinh, niệm Phật, thái độ nhất nhất thành kính, bèn hét lớn: Gặp Phật thì giết Phật, gặp Tổ thì giết Tổ”. Ngữ nghĩa thì dài dòng, nhưng về phương pháp, đây gọi là “Công án” – 公案, thường dùng trong Thiền tông, nhằm tạo ra một cú sốc mạnh, sốc tâm lý hay cả vật lý (thể chất), phá vỡ chướng ngại, đưa tâm trí người tu tập ra khỏi những khuôn khổ thông thường!

“…Đặc trưng của công án là sử dụng rất nhiều nghịch lý, những điều nằm ngoài phạm vi của lý luận. Công án không phải là câu đố thông thường nên vì thế, nó không thể được giải đáp bằng lý luận, muốn hiểu nó buộc phải nhảy qua một cấp độ khác của nhận thức. Vì lời giải của công án thường nằm ngoài lý luận, nên công án chính là được thiết kế đặc biệt để thiền sinh thấy rõ giới hạn của tư duy, của ngôn từ và để hiểu, đáp ứng được công án, buộc lòng phải chuyển hoá tâm thức bằng một bước nhảy của trực giác, nhảy qua khỏi sự mâu thuẫn của lý luận nhị nguyên…”

công xã nguyên thuỷ

uối tuần hơi rảnh rỗi xem vài tập phim “nhảm” của TQ… Đầu tiên nhận thấy thuyết minh kiểu Hồng Công bên hông Chợ Lớn đã có tiến bộ, giọng đọc đã giống với tiếng Việt hơn, tuy nhiên hiểu biết về văn hoá TQ vẫn rất kém, nhiều câu, chữ đọc như bùa chú, biết ngay người thuyết minh éo hiểu gì! Tuy là drama nhưng người ta làm kịch bản từng câu, từng chữ đều có ngữ nghĩa, không phải kiểu “bùa chú” như VN. Thứ đến nữa là phim vẫn có nhiều tầng cảm nhận khác nhau, dành cho nhiều loại khán giả khác nhau!

Tầng thấp nhất: trai xinh gái đẹp, ăn mặt thời trang, ngôn tình các kiểu! Tầng kế đến: có suy nghĩ về tín nghĩa trong làm ăn, các loại thật – giả giá trị, về khế ước xã hội. Tiếp đến vẫn có thêm đôi tầng ngữ nghĩa cao hơn cho người xem cảm nhận, dù chỉ là một bộ phim truyền hình không phải là xuất sắc lắm! Mới hay, xã hội TQ đã phát triển đến mức cao, tinh vi về giao tiếp, phức tạp về tổ chức, dần dần tiến đến tinh thần lập thân, lập pháp. Nhìn lại cái “công xã nguyên thuỷ” Việt Nam mà thấy đau lòng lắm lắm… 😢😢

pin

hững đột phá mang tính cách mạng trong công nghệ pin đã hình thành, giờ nó đẩy cả tàu hoả, không phải chỉ xe hơi, xe tải. Tương lai đẩy cả máy bay, tàu thuỷ không phải là chuyện viễn tưởng! Thôi, em “khăn gói quả mướp” sang “Đại Đường đông thổ” đi “thỉnh kinh” đây! Việt Nam vẫn còn mãi mê mơ mộng Trạng Tí với Thánh Gióng… 😞 Người Trung Quốc giỏi thì phải thừa nhận là họ giỏi, để còn coi học hỏi, bắt chước thế nào, chứ nhiều người chỉ thích nói phủi: ah có gì đâu, chẳng qua có nhiều tiền nên nó làm được thôi! Câu đó theo tôi thấy, so với câu: ai biểu đeo vàng chi cho nó cướp thì cũng giống hệt nhau. Về tư cách, cũng một loại người đó thôi, chẳng có khác gì!

Mà không trách được, từ xưa, CIA nó đã dạy bài như thế, in thành cẩm nang đào tạo người hẳn hỏi, ví dụ như: với Bắc Việt, cứ xoáy vào vấn đề Trung Quốc, nào là đất đai tổ tiên để lại, nói bừa lên lên thế để quên đi một cái thực tế rằng chỉ có độ chục ngàn chuyên gia Trung Quốc ở Bắc Việt, chứ không phải là nửa triệu quân Mỹ như ở miền Nam. Cái kiểu nói năng càn quấy ấy, chúng nó dạy lẫn nhau, dạy mãi đến mấy chục năm sau, giờ không còn nhớ ra ai đã dạy chúng nó, cứ như thế mà làm thôi. Miệng thì nói yêu nước, ghét Trung Quốc, nhưng thực chất là xỉa xói, kèn cựa vùng miền với nhau, toàn lưu manh vặt. Đấy, ngay từ đầu là chính tâm, thành ý vất đi rồi, khỏi cần nói chuyện khác!

boat automation

iếp tục nâng cấp, chỉnh lý, có vẻ như dần đi về phương pháp đúng, gắn thêm 2 cái mạch BMS – battery management system… Điện tử tàu thuyền có những tiến bộ khác xa trước kia: AIS, Radar solid state, Sonar, etc… tất cả kết nối mạng quy về 1 máy tính trung tâm xài Raspberries.

“Home Automation” là xưa rồi, giờ là “Boat automation”, vấn đề là “Home” nằm ở đâu thôi, nhưng ở đâu thì cũng không phải kiểu tào lao Đen Vâu! 🙂 Haiza, “đăng sơn viễn vọng”… sợ là không có thời gian để học biết hết… 🙁

Putin

ọi người đều biết là tôi thích văn hoá Nga, nhưng là nói chuyện văn hoá thôi, không nói chuyện khác nhé! Nhân ngày anh Ngô Bi Đen lên thay anh Đỗ Nam Trung! 😅 😅



VN, siêu cường về bệnh tâm thần

gược dòng lịch sử 40 năm trước, một chuyện mà người nước ngoài biết được chắc cười lăn lộn. Là người Việt cũng phải cảm thấy xấu hổ, không biết chui vào đâu! Chuyện bắt đầu từ một dòng chữ Hán viết trên cái bình gốm Chu Đậu trong một bảo tàng ở Thổ Nhĩ Kỳ: Thái Hòa bát niên Nam Sách châu tượng nhân Bùi thị hý bút. Câu này ai học chữ Hán vài năm đều biết chỉ có một cách hiểu duy nhất: năm Thái Hoà thứ 8, thợ người Nam Sách họ Bùi vẽ chơi. “Hý bút” là cách dùng thông dụng, mang tính chất như ký tên: vẽ chơi, viết chơi, phóng bút, rất nhiều đồ cổ, thư hoạ có cách dùng “hý bút” này. Còn “Bùi thị” tức họ Bùi, tương tự như: Phan thị, Thiệu thị huynh đệ… Thế nhưng một ông giám đốc bảo tàng cấp tỉnh lại muốn hiểu nó là: người thợ Nam Sách tên là Bùi Thị Hý viết.

Để “chứng minh” việc bà tổ làng nghề gốm Chu Đậu, “nữ nghệ nhân Bùi Thị Hý” là có thật, ông này đã dày công nguỵ tạo rất nhiều “chứng cứ” như bia đá, gia phả, etc… nhưng ngay lập tức bị giới chuyên môn bác bỏ vì nguỵ tạo vụng về, thô thiển. Sự việc trở nên hài hước khi người ta phát hiện ra một số món đồ cũng ký tên tương tự, như “Trang thị hý bút”. Cứ theo cách hiểu đó, sẽ có nhiều nghệ nhân: Trang thị Hý, Trần thị Hý, Lê thị Hý… 😃 một làng nghề gồm toàn nữ nghệ nhân mang cái tên “Hý”! Câu chuyện không dừng ở đó, và bắt đầu nhuốm màu tiền bạc, khi người ta muốn gây dựng thương hiệu Chu Đậu. Thế là bịa ra một bà tổ nghề tên là Bùi thị Hý, có lai lịch, chồng con, bia mộ, để lại rất nhiều đồ vật như bảo kiếm, la bàn đi biển.

Hoang đường đến mức vẽ ra hình ảnh một nữ CEO ngành gốm sứ, có sự nghiệp thành công xán lạn, sở hữu hạm đội thương thuyền lớn như Maersk SeaLand bây giờ, dong buồm qua tận Thổ Nhĩ Kỳ đi giao hàng. Từ một chữ vì dốt mà hiểu sai, đến việc nguỵ tạo chứng cứ để bao biện cái sai, đến việc hoang tưởng Bùi thị Hý là bạn với con gái Trịnh Hoà (Trịnh Hoà là hoạn quan từ lúc còn nhỏ, làm gì có con), rồi thuyền Việt đi qua tận đất Thổ. Ai hiểu lịch sử hằng hải đều rõ một điều là thương thuyền VN đi xa nhất chỉ đến Sing, Thái, mà điều đó hơn 300 năm sau mới làm được. Nói để mọi người hiểu dân trí Việt Nam ở mức nào, có những người sẵn sàng ăn không nói có, bịa đặt đủ thứ chuyện, sẵn sàng làm bất cứ điều gì chỉ để chứng minh “tôi đúng”, một cái tôi cùng cực ngu dốt, quái đản và bệnh hoạn!

Haiza, nói quả không sai: VN là siêu cường về bệnh tâm thần! Vốn dĩ việc hiểu sai một vài chữ không có gì là quan trọng, Hán tự không dành cho mọi người, không biết cũng không sao, để việc cho người có chuyên môn làm. Nhưng đằng này cái “chấp ngã”, “chấp mê” quá lớn, từ một việc nhỏ, phí phạm cả đời làm chuyện gian trá, lưu manh, những người như thế, ai đã hiểu rõ thì biết rằng, chỉ có thể cách ly, đừng lại gần là hơn. Một chút lịch sử: thời gian đó, nhà Minh thực hiện chính sách bế quan toả cảng, nguồn cung hàng gốm sứ tinh xảo bị gián đoạn. Thương nhân các nước bèn quay sang các nước láng giềng như VN tìm nguồn cung mới. Gốm Chu Đậu, dù có nhiều nét đặc sắc riêng, vẫn chưa đạt đến trình độ như TQ. Đến sau, nhà Minh mở cửa trở lại, gốm Chu Đậu không cạnh tranh nổi, thế là lụi tàn!

nguyễn bính

Rồi đây sóng gió ngang sông,
Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ.
Miếu thiêng vụng kén người thờ…

acebook nhắc ngày này năm trước… Người có ảnh hưởng lớn nhất tới giới sáng tác Bolero, ấy có lẽ là… Nguyễn Bính. Chính cái phong cách dân gian, gần gũi ấy nên gây được cảm tình, cảm hứng cho rất nhiều loại độc giả khác nhau, từ bình dân cho tới sang trọng. Ngôn từ thi ca của Nguyễn Bính được bắt gặp lặp lại trong vô số thể loại âm nhạc!

Điều có vẻ hiển nhiên mà ít người nhận ra: 2 người cùng nói 1 câu giống nhau, không có nghĩa là 2 người đó… giống nhau (chỉ là nói thôi mà, nói gì không được, mở miệng từ bi, hỷ xã đâu có nghĩa tôi là Đức Phật!) Ấy nên cái sự bình dân của Nguyễn Bính nó khác xa cái “bình dân” học lóm của bolero, có nhiều điều “vẹt” không thể hiểu được! 😃