hiệu điện thế

ại sao đi người không dưới đường dây cao thế thì không có vấn đề gì? Tại sao cầm bóng đèn neon đi dưới đường dây cao thế thì đèn có thể phát sáng? Tại sao tiếp xúc với vật dẫn diện dài (dây, ống) gần đường dây cao thế có thể bị điện giật chết, vật càng dài càng dễ chết? Gợi ý: giả sử có một con rắn dài 20 mét bò qua dưới đường dây cao thế thì con rắn có thể bị điện giật chết, còn con người cao 2 mét thì không!

Haizza, mấy cái vấn đề vật lý cấp 2 này, thằng học sinh thông minh nào cũng sẽ hiểu! Và phải hiểu kỹ càng từng từ, từng khái niệm một, thế nào là: “điện trường”, “điện thế” và “hiệu điện thế”. Quan trọng ở đây là chữ “hiệu”… nên dây càng dài càng dễ chết! Chỉ tại thằng kỹ sư không hiểu dẫn đến 4 mạng chết oan! 😞 Túm lại đơn giản là không kéo dây, vác ống, không chạm vào các vật dẫn dài gần đường cao thế nếu chưa cắt điện…

nước mắt cá sấu

ột bài viết rất hay! Lại cái thói trí trá lặt vặt, muôn đời của người Việt, cứ hay lấy những giá trị cực đoan ra để thách đố người khác! Giáo dục là hướng con người đến những hành động đúng đắn, vừa phải, trong những tình huống bình thường hàng ngày, hướng đến một sự tiến bộ từ từ và thiết thực. Chứ không phải vẽ ra những mẫu hình đạo đức cao siêu không tưởng, thường chỉ xảy ra ở những tình huống cực đoan trong cuộc sống! Riết như thế một lúc sẽ trở thành những trò đạo đức giả! Học sinh học cách khóc “nước mắt cá sấu” khi cần phải “diễn”, học cách vẽ ra những hình tượng đạo đức gương mẫu, nhưng thực tế thì ngược lại, sẵn sàng làm những trò lưu manh không nháy mắt trong các tình huống thực của cuộc sống! Thêm một bằng chứng về thói “đĩ miệng” và “lưu manh vặt” của người Việt, hai cái đó thường đi đôi với nhau! XH Việt vẫn luôn như thế, đa số vẫn bị lôi cuốn bởi những chuyện đạo đức giả đầy nước mắt cá sấu mà quên đi cách nhìn thẳng vào cốt lõi của vấn đề.

Ngay từ lúc còn rất nhỏ, cái bản chất bướng bỉnh của tôi vẫn luôn nhìn ra những chuyện như thế. Nói nghe có vẻ bất hiếu hay vô lễ, nhưng thực ra, chúng ta đang sống trong một xã hội mà cha mẹ không thực sự yêu con cái, họ chỉ yêu cái “vai” làm cha mẹ mà họ phải diễn, thầy cô cũng không yêu học trò, họ chỉ yêu cái “vai” làm thầy, cô mà họ phải diễn. Tác hại của những điều ấy tưởng vô hình, khó thấy, nhưng thực rất khủng khiếp, nó đẻ ra những thế hệ mất niềm tin, nhưng lại rất giỏi diễn kịch! Rút cuộc trở thành một cuộc thi ai “kể chuyện” hay hơn, ai lấy được nhiều nước mắt hơn, còn hơn cả… một lũ bán hàng đa cấp! Nguy hại là những điều ấy xâm nhập trường cấp 1, 2, tiêm nhiễm những đầu óc còn non nớt! Sự đổ vỡ tâm hồn là hậu quả hiển nhiên tất yếu, khi con người ta bị dồn nén mãi bởi những điều “có vẻ quá sức tốt đẹp nhưng lại không có thực”, nó phải tự giải thoát theo chiều hướng ngược lại: lưu manh, xảo trá, đê tiện, càng nguy hiểm hơn dưới những vỏ bọc “tốt đẹp” nguỵ tạo như đã nói trên!

cỏ hồng

ước em lên đồi, cỏ hoang ngập lối, rước em lên đồi, hẹn với bình minh. Đôi chân xinh xinh như tình thôi khép nép, hãy vứt chiếc dép, bước đi ôm cỏ mềm. Đồi êm êm, cỏ im im, ngủ yên yên, mộng rất hiền. Giọt sương đêm còn trinh nguyên, nằm mê man chờ nắng sớm lên…

Cỏ hồng - Thái Thanh 
Cỏ hồng - Quỳnh Giao 

dantri.com.vn – Đồi cỏ hồng đẹp như tranh ở Đà Lạt hút khách ngày đầu đông.

binary chemical weapon

aizzza, đây chẳng phải chính là loại độc dược 2 thành phần (binary chemical weapon) mà năm đó, tại Lục Liễu sơn trang, Triệu Mẫn quận chúa đã dùng để ám toán (không thành công) Trương giáo chủ Vô Kỵ ca ca và các huynh đệ Minh giáo đó sao!? Thủ pháp thật là vi diệu, 2 thành phần để riêng lẻ thì không có độc tính, không thể dò tìm ra được, lúc phối hợp lại với nhau mới phát tác. Muốn biết sự tình sao lại có thể xảo diệu đến như thế, xin hãy đọc Ỷ Thiên Đồ Long ký, chương 41 & 42 sẽ rõ !!! 🙂

phí & giá

ĩ nhiên không nên đổi “học phí” thành “học giá”. Về mặt từ nguyên mà nói: giá (): giá cả, hầu như là quy thành tiền, phí (): khoản hao tổn, không nhất thiết có thể quy thành tiền. Ngày xưa, đi học chữ với thầy, ít khi phải trả bằng tiền, thầy thời xưa thường được đền đáp bằng tiền, gạo và nhiều dạng lễ vật khác, vì nhiều lý do khác nhau. Một mặt, người ta không muốn biến nó thành một giao dịch thương mại thẳng thừng.

Mặt khác, muốn biến nó thành một món nợ ân tình, mà tình nghĩa thì có cách hoàn trả khác biệt. Ngày nay, đi học chữ với thầy, không nhất thiết chỉ cần tiền. Còn phải nói ngon nói ngọt, dẫn thầy đi nhậu, vận động từ hành lang cho tới tận đâu, hao phí rất nhiều công sức! Cho nên nói “phí” nó nặng hơn “giá”, không thể quy thành tiền được. Dù là hiểu theo nghĩa nào, xưa hay nay, thì “phí” nó vẫn khác với “giá”, đâu cần phải đổi!? 😅

đoạn trường tân thanh

aizzaa… ngày xưa, cụ Nguyễn Du chỉ vì say mê cuốn tiểu thuyết “ngôn tình” Đoạn trường tân thanh, loại “dâm thư” có tiếng của Tàu, mà viết nên Truyện Kiều, hậu bối ngày nay xem là áng văn chương tuyệt tác. Khá khen cho biết bao nhiêu thế hệ tài tử, văn nhân, cũng vì trí lực, ngôn năng có hạn mà đành phải vin vào loại thi ca nhàm chán đó. Chữ nghĩa tuy có đôi phần tài hoa, bay bướm, nhưng ý tưởng, thần thái, tựu chung than thân trách phận, yếm thế não tình, quả thật bỏ thì thương, vương thì tội! 😀

bão

ách chằng buộc nhà chống gió bão của các cụ ngày xưa, hình chụp tại… xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 😀 Kỳ vừa rồi đúng là nơm nớp lo sợ, bão cấp 12 mà đánh vào SG là cái xưởng mộc của mình, cũng như nhiều nhà tạm khác, sẽ bay sạch. tuoitre.vn – Dân chúng miền Tây chế ra nhiều kiểu chằng buộc kỳ quái, không hiệu quả tí nào…

nguyễn văn minh

huyện về thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn (PXA) thì nhiều người đã biết và biết khá nhiều rồi. Nhưng có 1 câu chuyện khác, 1 nhân vật khác cũng ly kỳ không kém, theo một đường hướng hoàn toàn khác.

PXA là 1 điệp viên hạng nhất, điều đó không có gì phải bàn cãi. Sinh ra trong 1 gia đình công chức thuộc địa cao cấp, 1 địa chủ giàu có, được ăn học đàng hoàng. Tham gia CM năm 45, kết nạp Đảng năm 53 bởi chính Lê Đức Thọ, ông trùm nội chính VN, được hướng dẫn bởi bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, 1 nhân sĩ được ông Hồ hết sức yêu mến và tin tưởng, được hỗ trợ và chỉ đạo từ Mười Hương, Tư Cang… những nhân vật tình báo chuyên nghiệp (chuyên nghiệp hiểu trong ngữ cảnh VN, chứ chưa thể so với CIA hay KGB được). PXA là 1 điệp viên hạng nhất trên mọi phương diện, định hướng hoạt động tình báo chiến lược từ sớm, được tổ chức gởi đi Mỹ học, làm việc cho những thông tấn xã hàng đầu thế giới như Time và Reuter, có quan hệ với tất cả những nhân vật tinh hoa, chóp bu của giới quân sự và chính quyền miền Nam, các nhân vật tình báo hàng đầu của tất cả các bên như William Colby, Edward Lansdale, Lucien Conein, Bs. Trần Kim Tuyến…

Còn Nguyễn Văn Minh (Ba Minh – NVM) sinh ra trong một gia đình nghèo khó đông con, chỉ mới học hết lớp 5, gia cảnh khó khăn và sức khoẻ kém, đã từng muốn vào chiến khu tham gia CM nhưng không thực hiện được (cũng vì lý do sức khoẻ). Cho đến năm 54, cái gọi là “hoạt động CM” của ông chỉ dừng lại ở mức “cảm tình viên” ở cấp quận, huyện, chủ yếu là cung cấp những tin tức thuộc loại làng nhàng. Hoạt động tố Cộng, diệt Cộng của Ngô Đình Diệm những năm 55, 56 làm nhiều tổ chức, đường dây bị vỡ, NVM mất liên lạc suốt gần 10 năm. Một số lần đường dây được nối lại, nhưng rồi lại đứt. Những hoạt động của ông giai đoạn đầu chưa thể xem là tình báo, chỉ mới ở mức độ thông tin cấp thấp. Năm 55, ông học đánh máy chữ, chủ động bán nhà lấy tiền hối lộ để được vào làm nhân viên đánh máy ở Bộ tổng tham mưu chế độ cũ, hàm “thượng sĩ nhất”. Đây là bước đi đầu tiên chứng tỏ ông có một kế hoạch, một bài bản để làm tình báo chuyên nghiệp.

Trong suốt 18 năm, từ 1955 đến 1973, NVM tìm cách nối lại đường dây liên lạc với tổ chức, nhiều lần không thành công. Một số lần thành công thì cái vị trí, cấp bậc quá thấp của những người trong đường dây làm cho những tin tức của ông không được đánh giá đúng, mặc dù theo như lời NVM, ông đang “ngồi trên một núi vàng”, vì rõ ràng cái vị trí dù chỉ là nhân viên đánh máy trong Bộ tổng Tham mưu cho phép NVM tiếp cận với những thông tin thuộc loại tối mật. Không mất kiên nhẫn, trong suốt 18 năm đằng đẵng, NVM tìm cách liên hệ và chờ đợi cái ngày mà người ta đánh giá đúng những thông tin mà ông có thể cung cấp! Không biết chắc là vì những lý do gì, nhưng mãi cho đến cuối năm 1973, mạng lưới điệp báo A.3 mới chính thức được thành lập, và 1 dòng chảy thông tin trực tiếp từ Bộ tổng Tham mưu được hình thành. Người ta bắt đầu đánh giá đúng về giá trị của tình báo viên NVM, dù chỉ trong khoảng 1 năm rưỡi cuối cùng của cuộc chiến.

Nhà nghèo với 10 đứa con, lương của một “thượng sĩ nhất” không đủ nuôi chừng đó miệng ăn. Nhưng ngày nào ông cũng làm việc 15, 16 tiếng chép tay lại toàn bộ thông tin để đưa ra ngoài. NVM học thêm tiếng Anh chừng 1 năm để có thể copy được tài liệu tiếng Anh, và như ông có nói: tôi ít học, không đủ trình độ để phân tích, đánh giá thông tin, tôi chỉ làm 1 việc nhỏ nhoi, nhưng làm rất tốt! Có lần, tổ chức đưa 200 000 để ông mua chiếc xe máy để tiện cho việc đi lại, liên lạc. NVM mua chiếc xe Honda 67 hết hơn 100 000, trả phần còn lại! Sau này được hỏi về hành động đó, sao không giữ lại tiền mà nuôi 10 đứa con, ông trả lời: “tôi không bán tin, tôi cũng làm CM như các anh thôi!” Cách trả lời cho thấy ông ấy hoàn toàn ý thức về vai trò cũng như giá trị của một điệp viên hạng nhất! Chất lượng của những thông tin ông ấy cung cấp không phải bàn cãi, khi sau 75, người ta thăng anh “thượng sĩ” lên đại tá, và trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Tóm tắt về nhân vật, để thấy rằng NVM không có những gì PXA có: không sinh ra trong 1 gia đình truyền thống giàu có, không được học hành đầy đủ, thậm chí không có được sức khoẻ tốt! Không được “giác ngộ cách mạng” với những nhân vật lão thành hàng đầu như Lê Đức Thọ, Phạm Ngọc Thạch, không được hỗ trợ bởi 1 đội ngũ điệp báo hạng nhất như Mười Hương, Tư Cang, không được định hướng và đào tạo về hoạt động tình báo bài bản từ sớm như PXA. NVM khởi đầu chỉ là một “cảm tình viên” cấp quận, huyện, và hầu như không có một tiếp xúc, định hướng, huấn luyện nào về nghiệp vụ tình báo! Đôi lúc có cảm tưởng rằng, mọi đường đi nước bước là tự ông ấy tính toán lấy, từ việc vào làm ở Bộ Tổng tham mưu, cho đến việc móc nối, chờ đợi 18 năm để người ta có thể hiểu đúng giá trị của mình! Và thậm chí có cảm giác rằng, trong nhiều năm, người ta không tin tưởng NVM, có thể vì ông ấy không nằm trong diện được đào tạo, được “quy hoạch”.

Sự thực là suốt 20 năm hoạt động tình báo, NVM chưa bao giờ là Đảng viên, ông chỉ gia nhập đảng CS sau 1975, 1 bước “thủ tục” cần thiết để có thể thăng ông ấy lên đại tá và trao tặng danh hiệu Anh hùng. Nhiều sự việc nằm ngoài hiểu biết của tôi, hay có điều gì “một nửa sự thật” mà ngành tình báo đến giờ vẫn không thể nói ra!? Trong suy nghĩ của tôi, điều đó gần như là không thể, khi con 1 nhà lao động nghèo ít học, không có được bất kỳ tiếp xúc gì với các thành phần “lý tưởng”, “tinh hoa CM”, gần như không được hướng dẫn, hỗ trợ bởi một tổ chức! Gần như là đơn phương, đơn tuyến, tự mình vạch ra đường đi nước bước, tự mình liên hệ và chờ đợi để người ta hiểu đúng về giá trị của những thông tin mà mình cung cấp! Lòng yêu nước “thuần thành” hay còn điều gì khác!? PXA đã là 1 câu chuyện ly kỳ, NVM là 1 điều kỳ diệu! Dân tộc VN tồn tại được qua nhiều biến động của lịch sử vì có những điều kỳ diệu chưa thể được lý giải đầy đủ như thế!

CMT10

ài trăm năm trước, Marx đã vẽ ra một cơn “ác mộng” về cuộc sống dưới chế độ TBCN, nơi mọi thứ sản xuất ra là để mua bán, đổi chác. Năng lực sáng tạo của con người bị biến thành một thứ hàng hoá. Sản phẩm và người làm ra sản phẩm rút cuộc cũng đều là một thứ hàng hoá, và cuộc sống hàng ngày bị biến thành một vòng xoáy bất tận.

Vòng xoáy của những zombie – xác sống, vật chất trở nên nửa – sống, còn con người trở nên nửa – chết! Thị trường chứng khoán vận hành như một thế lực độc lập, tự nó quyết định nhà máy nào sẽ mở/đóng cửa, người nào sẽ đi làm/nghỉ ngơi. Tiền thì sống, người thì chết, sắt thép mềm như da, còn da mặt cứng hơn sắt thép! Một vài suy nghĩ của ông ấy vẫn còn tính thời sự!