ethernet

ương lai của hệ thống kết nối mạng trên các thuyền nhỏ, thuyền buồm có lẽ là đến từ một cái rất cũ, đó chính là cáp mạng Ethernet truyền thống (nôm na là cổng kết nối RJ-45)… Họ đã thử nghiệm rất nhiều thứ những nói tới nói lui, vẫn không có gì tốt hơn mạng Ethernet 10 / 100 / 1000. Nên nhớ rằng các chuẩn Ethernet được thiết kế để vừa truyền dữ liệu, vừa có thể cấp nguồn (công suất nhỏ) cho thiết bị được!

Có 2 chuẩn cấp nguồn khác nhau, chuẩn đầu cỡ 15 Watt, và chuẩn sau cỡ 30 Watt, như thế là đủ để chạy các loại IP – camera, máy đo gió, máy đo sâu, các thiết bị định vị, AIS, radar loại nhỏ và các loại laptop, máy tính trung tâm dạng mini, micro, vô số thiết bị IoT, etc… Chỉ một điểm nhỏ là đầu nối RJ-45 được thiết kế lại để chống thấm nước và để bền bỉ hơn, chịu đựng được môi trường khắc nghiệt của biển cả!

từ của năm

hững ngày cuối năm tương đối nhàn nhã, suy nghĩ lung tung… Báo chí phương Tây thường có chuyện bầu chọn “từ” điển hình của năm. Ngôn ngữ mà, luôn thay đổi, luôn nghĩ ra từ mới để phản ánh thực tế biến động! Nếu có bầu chọn từ điển hình trong năm của VN, tôi nghĩ nó sẽ là từ “tượng”, với định nghĩa: 1 tượng = 1 ngàn tỷ! Đây theo tôi là một từ rất hay, rất đắt, vô cùng… Vietic! Như chữ Hán cổ thì sẽ là: 萬,億,兆,京,垓,秭,穰,溝,澗,正,載,極 – vạn ức triệu kinh cai tỷ nhương câu giản chính tái cực. Nhưng tiếng Việt hiện đại không có từ nên đành phải đặt ra từ mới thôi!

Chứ suốt 4 ngàn năm lịch sử dân tộc, chưa bao giờ, chưa từng có khi nào có nhu cầu phải dùng con số lớn đến như vậy! Và dùng số lớn quá, trăm ngàn tỷ này nọ sẽ gây ra nhiều bất tiện khi ghi chép, lại rất khó hình dung về độ lớn! Nói vụ Vạn Thịnh Phát gây thiệt hại chỉ có hơn 300 tượng à, nghe có phải là nhỏ nhắn và nhẹ nhàng hơn nhiều không?! Tương tự, các con số đầu tư, đề án này nọ cũng như thế, những dự án 350 tượng, 500 tượng, nghe nó nhẹ hẫng như thinh không vậy! Năm cũ sắp qua đi, năm mới sắp đến, cùng với những sự hoang đường ngày càng khổng lồ hơn! 🙁

bolero

ác ku Bolero xứ Vịt bắt đầu tung hô, tôi cũng là “bolero” nhé! Mịa, éo tự luận ra được ngu chỗ nào mà lúc nào cũng bám lấy cái danh hão, nhạc thì như đống cxx, nội dung rỗng tuếch, toàn những loại “ốc mượn hồn”, ăn cắp, vay mượn lung tung, nhận càng nhận vơ, chẳng có cái nội dung gì cho nên thân, toàn thứ lảm nhảm, xàm xí, thiểu năng!

Thế rồi lên wiki cả tiếng Anh, tiếng Việt, bịa ra một thứ như “đúng rồi”! Chắc là chưa nghe “bolero” của người khác bao giờ, hoặc cũng có nghe nhưng không có khả năng nhìn ra được sự khác biệt! Chả trách cố sống cố chết bám víu vào mớ ngôn từ nhảm nhí, chả trách ai đưa cái cxx gì cũng nghe, cũng tin, dân trí nó đang ở tầm như thế!

… hiện thực

iết tiếp post trước để nói rõ hơn về kỹ thuật và công nghệ! Công nghệ là quan trọng, nhưng nó cũng chỉ là tập hợp các giải pháp kỹ thuật từ nhỏ đến lớn trong đó! Không thể bỏ lơ công nghệ, nhưng muốn hiểu nó kỹ càng là phải đi từ đầu, tức là hiểu kỹ thuật, hiểu những nguyên tắc vận hành cơ bản bên dưới! Nên ai đó mà bảo rành công nghệ mà không rành kỹ thuật, điều đó tôi không tin, không hiểu chuyện nhỏ, làm sao hiểu chuyện lớn?! Chính những người không làm được chuyện nhỏ, nên cứ lấy chuyện lớn để khoả lấp, vung vít lên! Ngày xưa thì là các ngôn ngữ Visual, nào là XML, SOAP, etc… ngày nay thì AI, Blockchain, ChatGPT, etc… Cứ lặp đi lặp lại nhưng kiểu thiểu năng thấy phát chán, họ nghĩ rằng người ta không biết công phu của họ tới đâu hay sao!? Chán nhất là những thể loại AI thế này thế kia… nói mãi mà chẳng có gì cụ thể cả! Cụ thể ví dụ như: thuật toán nhận dạng khuôn mặt của tôi có độ chính xác 99.9%! Hay AI của tôi giúp giảm 10% thời gian hàng hoá lưu kho, tiết kiệm chừng này chi phí logistics. Hay AI của tôi giúp tối ưu lộ trình shipper giao hàng, tiết kiệm chừng này thời gian, chừng này xăng dầu!

ó phải đi vào từng bài toán cụ thể, chả ai lặp đi lặp lại mãi những từ AI – Trí tuệ nhân tạo mà éo nói được nội dung gì! Nói có thể mọi người không tin, nhưng em đã từng gặp rất nhiều coder VN, toán cộng trừ nhân chia đơn giản không làm được, chưa nói thuật toán gì cao siêu, làm cái vòng lặp tính tổng cũng chưa được: bảng cân đối trong ngày có 50 giao dịch con, mỗi giao dịch con lợi nhuận 1, 2%… tổng lợi nhuận trong ngày = 1 + 2 + … = 50% (!!!) tính kiểu này thì thành tỷ phú hết! Hoàn toàn không có một chút khái niệm toán cấp 1 nào trong đầu, viết đoạn code 5 ~ 10 dòng không được, nhưng công nghệ nào cũng biết cả đấy! 🙁 Cái giáo dục nào đã tạo ra những loại như thế, giờ báo chí bắt đầu rên rỉ, nào là VN không tự sản xuất được, không tạo ra được sản phẩm gì! Nói thì mọi người bảo là xỉa xói, cực đoan nhưng nhìn kỹ lại sẽ thấy: tất cả đều là nhân – quả hiển nhiên, khi bỏ lơ những điều nhỏ nhoi nhưng căn bản tất nhiên sẽ dẫn đến thảm trạng như vậy! Mà căn bản nhất của giáo dục chính là dạy cách làm người! Đương nhiên, thủ phạm không hoàn toàn là giáo dục, giáo dục thực ra cũng là nạn nhân của một xã hội suy đồi mà thôi!

mơ mộng …

ghĩ lại thời còn đi học ở ĐH KHTN, mặc dù tôi học hành dạng không quá xuất sắc, nhưng nghĩ lại cái thời đó vẫn xem là một điểm sáng! Cái suy nghĩ cho rằng cần phải học công nghệ, “đi tắt đón đầu”, học các ngành có thể ứng dụng thực tế ngay, đó là một kiểu suy nghĩ không hoàn toàn đúng, cũng có thể nói là có nhiều sai lầm! Trị trường cần cái gì thì dạy cái đó, nó chỉ là một nửa của vấn đề! Một nửa còn lại là học hành cũng chính là không gian rộng mở đề phát triển cá nhân, để mơ mộng, chính vì thế nên học Bách khoa ra thì gọi là Bachelor of Science, mà học Tự nhiên ra thì gọi là Bachelor of Art, vì Art là nó… trên tầm Science, ít nhất trên danh định là như thế! 🙂 Tôi thường nói là giáo dục là phải mơ mộng và tưởng tượng! Nhưng như thế nào là giáo dục kiểu “mơ mộng”?! Đương nhiên đây là kiểu từ ngữ không chính xác, nhưng ý muốn nói rằng: học không nhất thiết chỉ nhắm vào các ngành cần ứng dụng ngay, không nhất thiết phải quá nặng về công nghệ! Chỉ cần dạy thật kỹ về Toán Tin và về kỹ thuật lập trình, những lớp bài toán kinh điển, còn dùng ngôn ngữ công nghệ gì, thực chất không quá quan trọng.

inh viên mới ra trường thường choáng ngợp với số lượng tài liệu về công nghệ, cần phải có thời gian làm quen, cần phải có kỹ năng ngôn ngữ khá tốt! Nhưng khi đã hiểu rồi thì sẽ thấy nó lại quay về những điều rất cơ bản! Thực ra, “công nghệ” chính là một cách “nô dịch”, người ta làm ra công nghệ để cho những nơi có trình độ kém hơn xài, còn bản thân nơi kém hơn đó… không tự tạo ra được công nghệ! Mà muốn tự tạo ra được công nghệ thì phải có công phu, mà công phu đầu tiên là nắm cho thật kỹ kiến thức nền tảng và cách áp dụng nó! Nên cái thực trạng SV công nghệ VN hiện tại, cái gì cũng biết, công nghệ nào cũng rành, nhưng làm việc thực tế, giải quyết những bài toán thực tế thì… như gà mắc tóc! Điều nguy hiểm là họ sa đà vào một mớ ngôn từ “đao to búa lớn” mà không hiểu thực chất bên dưới, mà để hiểu thực chất bên dưới cần phải có quá trình, cần nhất là dẹp ngay những thứ ngôn từ vô nghĩa lảm nhảm trên bề mặt và đi vào tìm hiểu nguyên lý, bản chất, đi lại từ đầu những vấn đề đơn giản, cơ bản nhất! Giống như kiểu học võ: bài bản nào cũng biết, chiêu thức nào cũng hay, chỉ có điều… đứng tấn không vững! 😀

ốc mượn hồn

m mà nhìn vào thấy chính tả viết sai chi chít, “Founder” viết thành “Fouder”, “bộ môn” viết thành “bổ môn” là em đập ngay vào mặt chứ không có lèn èn gì! Giờ những thể loại “ốc mượn hồn” như thế này rất nhiều, ăn cắp nguyên CV, đóng giả thành một vai khác! Bấy lâu va chạm với toàn “người trong ngành” mà không bị phát hiện sớm, kể cũng lạ! Chuyện này em nghĩ các giáo viên chân chính chỉ cần hỏi mấy câu là phát hiện ra ngay, nhưng có dám tố giác từ sớm hay không mà thôi! VN thì vẫn bị cái bị bệnh cả nể, ngại va chạm, không biết ku này có ai chống lưng, kiểu như thế! Đến khi hiểu ra rồi thì sẽ biết nó chỉ là một ku lưu manh đứng giữa mọi người, dùng người này đánh người kia, anh A đã nói thế này, đồng chí B nói thế kia…

Chúng nó sống được bằng sự nhiễu nhương, vô minh của xã hội, của nền tảng dân trí quá thấp! Nói thực ra, học rồi lặp lại một vài “bài” phổ thông, xạo xạo với mọi người, thậm chí “đứng lớp” giảng dạy không quá khó! Nhưng chỉ cần hỏi vài câu, bài bản thì như thế nhưng áp dụng, biến hoá như thế nào là sẽ lòi ngay cái dốt thôi, vì chữ nó chưa kịp dính vào người! Còn thẩm tra trình độ trí tuệ lên đến mức sáng tạo, nghĩ ra được cái mới hay không thì bố nó cũng không giả được! Thời đại mà cái dốt, cái ác lộng hành, không ai dám làm gì… Các nhà giáo, nhà nghiên cứu chân chính cũng nên dần bước khỏi “tháp ngà” của mình, làm những việc thực tế, hữu ích, mà đầu tiên… là góp sức phân định rõ ràng “chân – nguỵ”, “ngay – gian”, “thật – giả”…

giao thông

em các clip camera ghi lại được các tai nạn giao thông, các thanh thiếu niên vì bốc đồng mà gây tai hoạ, tài xế xe tải thì 7, 8 phần nghiện ma tuý, bà con đi ra đường như đi vào chỗ… không người, thực trạng đúng là đau lòng! Nhưng suy nghĩ kỹ sẽ thấy: tăng động, manh động thực chất chính là… một mặt khác của sự ít vận động! Người vận động hiểu được các nguyên tắc vật lý, các tình huống nguy hiểm, từ đó nhận thức về an toàn, mặt khác cải thiện khả năng điều khiển cơ thể, từng bước khống chế, kiểm soát những xung động cảm tính! Đám trẻ chính vì ít vận động, thể trạng ù lỳ, tâm hồn nghèo nàn, nên đột nhiên, một lúc nào đó lại bộc phát trở thành manh động nhất thời, đây chính là 2 mặt của một đồng xu mà thậm chí có người còn nhầm, nhầm lẫn giữa tăng động với… khỏe mạnh, đâu có tự hiểu, tự ngộ ra được! Đến cả những tai nạn do nhầm chân ga, thắng xe hơi cũng y như vậy!

Là con người thì không ai có thể loại trừ 100% khả năng mắc sai lầm, nhưng bỏ chút thời gian, công phu tập luyện động tác cho nhuần nhuyễn sẽ giúp giảm tối thiểu khả năng gây tai nạn! Nhưng mà không, làm có được đâu, từ nhỏ đã lười vận động rồi, đến khi lớn, già có tiền mua xe, thì tập bao nhiêu cho đủ!? Đó là chưa kể suốt ngày lên mạng, xem những thứ tào lao, nghe các chuyện xàm xí, tranh hơn thua những chuyện vớ vẩn, cái tâm vọng động liên tục, không thể tập trung làm chuyện gì cho tử tế, ra hồn! Nói một câu có vẻ ngang: tất cả vấn đề nan giải của người Việt là do cái ý bất thành, cái tâm bất chính mà ra! Giáo dục luật lệ, mũ nón bảo hiểm, chỉ nói đằng mồm không thể giúp ích được gì đâu, trừ khi trị được cái “tâm”! Mà trị “tâm” thì vô cùng khó, phi thường khó, đầu tiên là phải trị được “nơi chứa” cái “tâm”, tức là cái “thân”, nói vòng vo nhưng quay lại, cụ thể tức là… thể dục và vận động!

phong sát

ứ y như rằng khi có một nhân vật “nghệ sĩ” nào đó bị “phong sát”, “cấm sóng” ở Trung Quốc là đám báo chí rẻ tiền Việt Nam lại lên tiếng “than vãn, cạnh khoé, phẫn nộ, bất bình thay”… em đẹp như thế, em có nhiều tiền như thế, em là nghệ sĩ thành công như thế, sao lại bị đối xử bất công như thế, vâng vâng và vâng vâng!

Họ không hiểu quan điểm của nhà cầm quyền, thể hiện qua mấy câu: Quân tử ố kỳ văn chi trứ君子恶其文之着 – Người quân tử ghét cái vẻ loè loẹt bề ngoài (nhưng rỗng tuếch bên trong), và: Thánh nhân bất đắc dĩ dụng quyền圣人不得已用权 – Thánh nhân bất đắc dĩ mới phải dùng đến quyền lực (để uốn nắn, trấn áp)!

thuốc súng

ừ góc độ kinh tế, bất kỳ điều gì cũng có thể mang lại lợi ích, kể cả, nói xin lỗi, là… cứt! Do có muốn làm hay không mà thôi, hay chỉ hóng hớt cái lợi trước mắt mà bỏ lâu dài! Tình trạng ô nhiễm do chăn nuôi quy mô lớn là đáng báo động, hầu như tỉnh nào cũng gặp vấn đề này, gây ra vô số phiền nhiễu, nhưng chẳng thấy ai xử lý! Ngược dòng lịch sử, nói chuyện xa xôi… châu Âu đã xử lý chất thải chăn nuôi gia súc như thế nào?! Người TQ phát minh ra thuốc súng, thành phần chính bao gồm diêm tiêu (kali nitrat – KNO3) và than (Carbon)! Than thì dễ rồi, nhưng diêm tiêu lấy ở đâu ra!? Người TQ lấy trong các hang động, nơi những loài dơi cư ngụ thành những quần thể lớn, phân dơi sau thời gian phong hoá, rửa trôi hàng trăm năm chứa rất nhiều KNO3, với khối lượng rất lớn lên đến cả chục ngàn tấn! Nhưng châu Âu mới là người hoàn thiện quy trình sản xuất thuốc súng trên quy mô công nghiệp!

Người Đức từ thế kỷ 16 đã có những trang trại lớn, sử dụng chất thải của gia súc để sản xuất kali nitrat. Tro than từ gỗ (chứa nhiều kali carbonate – K2CO3) được trộn với phân, được ủ cho hoai trong thời gian một năm, sau đó đun để chiết tách ra KNO3! Về hoá học, đây là phản ứng khá phức tạp, có sự tham gia của các loại vi khuẩn! Dù tại thời điểm đó chưa hiểu rõ bản chất, nhưng người Đức mày mò làm được bằng kinh nghiệm! Như thế họ sản xuất ra lượng lớn KNO3, thời chiến thì dùng làm thuốc súng, thời bình thì dùng làm phân bón! Năm 1561, nước Anh có chiến tranh với TBN nhưng bị cạn nguồn cung thuốc súng, họ đành phải bấm bụng chi 150 kg vàng để đi mua “bí mật công nghệ” này từ một sĩ quan Đức! Nên học hoá theo kiểu công thức ở nhà trường là một chuyện, hiểu nó có ý nghĩa thực tế, cụ thể như thế nào lại hoàn toàn khác! Chuyện từ một cái mà người ta rất kinh thường, thậm chí cho là tào lao như… phân Bắc, nhưng lại mang ý nghĩa hệ trọng như thế!

bản quyền

ại Nhật, mở nhạc kiểu này sẽ bị chồng 2 loại án phạt: #1: Phạt vì gây ô nhiễm tiếng ồn, và #2: Phạt vì vi phạm bản quyền âm nhạc! Tất cả vụ việc mở âm nhạc ở nơi công cộng ở Nhật đều được xem là vi phạm tác quyền (trừ những nơi đã được cấp phép, đã trả phí…) và do đó, nếu nhạc bạn đã mua, đã có quyền sở hữu thì chỉ được tự mở, tự nghe một mình mà thôi, không được làm phiền người khác! Đến lúc phải làm rõ ra như thế, muốn thưởng thức “văn hoá á”, thì cứ phải trả tiền đã!

Còn không muốn trả tiền (như tôi) thì đành phải nghe các loại đã hết hạn bản quyền như nhạc cổ điển, những loại nhạc xưa lắc xưa lơ mà thôi! Nói như NS Phạm Duy: thiên hạ khen chê đủ điều, nhưng chẳng ai trả tiền cho âm nhạc! Có kiểu “bốc thơm, tán tụng” nào mà cứ “đĩ mồm, rẻ tiền” như thế, một vài xu keng cũng không muốn xì ra!? Cứ phải rõ ràng như thế, chứ không con đen nó lại “lý luận”. Những chuyện nhỏ mà làm hoài, làm hoài nhiều năm không xong thì đích thị là… chuyện rất lớn!